Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề II: Gia đình - Chủ đề nhánh: Các thành viên trong gia đình

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển nhận thức.

 - Trẻ nhận biết và phân biệt được các loại hình học: Hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn, hình tam giác.

2. Phát triển thể chất.

 -Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo).

 - Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự dẻo dai, cuả cơ thể để có thể trèo nên xuống thang một cách rễ ràng.

3. Phát triển ngôn ngữ.

 - Phát triển ở trẻ kỹ năng giao tiếp thông qua trò truyện , thảo luận , kể chuyện,đọc thơ về gia đình.

 - luyện phát âm đúng không nói ngọng, mạnh dạn khi giao tiếp với cô giáo và các bạn và mọi người xung quanh.

 - Biết bộc lộ trạng thái ,cảm xúc với người thân trong gia đình.

-Biết đọc thuộc bài thơ “ Làm anh”.

4. Phát triển thẩm mĩ.

 - Trẻ sử dụng các nét vẽ cơ bản để tạo nên một bức tranh người thân trong gia đình của trẻ mà trẻ muốn vẽ.

 - Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng cầm bút, kĩ năng vẽ, kĩ năng tô màu.

 - Trẻ yêu thích bộ môn học.

5. Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội.

 - Trẻ biết tình cảm của mọi người trong gia đình dành cho nhau, trẻ cảm nhận được sự thương yêu, quan tâm, chăm sóc của bố mẹ dành cho con cái qua bài hát “Cả nhà thương nhau”

 

doc 103 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Chủ đề II: Gia đình - Chủ đề nhánh: Các thành viên trong gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Tập viết chữ cái a, ă, â trên bảng 
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày.
* Đánh giá trẻ cuối ngày.
* Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc:................................................................................... .............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... ..............................................................................................................................................
Ngày soạn: 03/ 10 / 2016
Ngày dạy: Thứ 5/ 06/ 10 / 2016
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
 Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ
Tên hoạt động:BÉ QUÉT NHÀ
Dạy hát: Bé quét nhà
Nghe hát: Tổ ấm gia đình
Trò chơi: Ai đang hát
I. Mục đích - Yêu cầu:
1. Kiến thức: Trẻ nhớ tên bài hát, tên tác giả, trẻ hiểu nội dung bài hát, trẻ thuộc bài hát “Bé quét nhà”.Trẻ hưởngứng theo cô bài hát “Tổ ấm gia đình ,trẻ biết cách chơi trò chơi âm nhạc,trẻ cảm nhận được cái đẹp trong nghệ thuật qua lời bài 
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động.
	- Rèn kĩ năng nghe nhạc, cảm thụ âm nhạc qua bài nghe cô hát.
	3. Thái độ: Trẻ thích ca hát.
II. Chuẩn bị:
	- Dụng cụâm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ..
	- Mũ âm nhạc ,Đầu đĩa, đĩa nhạc bài “Bé quét nhà” “Tổ ấm gia đình”
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Trò chuyện
(3->5 phút)
Hoạt động 2
Bé với hoạt động ca hát
(10->12 phút)
Hoạt động 3
Ai đang hát
(8->10 phút)
Hoạt động 4
Bé thưởng thức giọng hát của cô
(7->8 phút)
Hoạt động 5
Kết thúc
* Cô và trẻ hát “Cháu yêu bà” và hỏi trẻ:
+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
+ Bài hát nói về ai?
+ Chúng mình có yêu bà của chúng mình không?
+ Lớp mình ai có bà? Bà con có sống cùng với gia đình con không?
Bà là một người đáng kính, bà rất yêu thương và quan tâm, chăm sóc chúng mình, những khi bố mẹ đi vắng thì chúng mình ở với ông bà, và khi ở với ông bà chúng mình phải ngoan, vâng lời ông bà như thế ông bà mới vui lòng, các con đồng ý không nào?
* Bé ca hát
Một sợi rơm vàng, hai sợi vàng rơm, bà bện chổi to, bà làm chổi nhỏ. Đó là giai điệu của bài hát “ Bé quét nhà” mà hôm nay cô sẽ dạy các con đấy, chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé!
+ Lần 1: Hát đúng giai điệu, kèm cử chỉ điệu bộ, thể hiện diễn cảm bài hát.
- Cô vừa hát bài gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
+ Lần 2: Hát với nhạc
Bài hát nói về bạn nhỏ rất là ngoan, bạn ấy biết vâng lời bà và biết giúp đỡ bà những công việc nhỏ trong gia đình, và bà bạn ấy đã bện cho hai bà cháu những chiếc chổi để cùng bé quét nhà đấy.
- Chổi bà làm bằng gì vậy nhỉ?
+ Lần 3: Cho trẻ hát
- Cô và trẻ hát 4 – 5 lần
- Tổ hát theo tay nhịp của cô
- Nhóm, cá nhân trẻ thể hiện bài hát với dụng cụ tự chọn
* Trò chơi “ Ai đang hát”
Cô thấy lớp chúng mình hát rất hay, bạn nào cũng thuộc bài hát này, và bạn nào hát cũng rất là hay đấy, bây giờ cô con mình chơi một trò chơi xem bạn nào đang hát nhé, một bạn sẽ lên trên này chúng ta sẽ được đội chiếc mũ chop âm nhạc, nhiệm vụ của các con khi nghe bạn hát xong sẽ phải đoán xem bạn đó là bạn nào? Nếu đoán đúng bạn ấy sẽ phải lên thay cho con, còn nếu sai con sẽ phải nhảy lò cò.
- Cô cho trẻ chơi 3 – 4 lần.
* Nghe hát:
Các con hát rất hay, chơi cũng rất là giỏi cô cũng muốn thể hiện mình một chút qua bài hát “ Tổ ấm gia đinh” bài hát này cô muốn dành tặng tất cả các con muốn gửi tới gia đình chúng mình một lời chúc sức khoẻ và hạnh phúc, chúng mình thì chăm ngoan, học giỏi, vâng lời ông bà, bố mẹ. Để bố mẹ vui lòng nhé.
+ Lần 1: Cô hát kèm cử chỉ, điêu bộ.
- Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát gì?
+ Lần 2: Cho trẻ nghe nhạc bài “ Tổ ấm gia đình” và hưởng ứng cùng cô theo giai điệu bài hát.Cô giảng nội dung bài hát.
* Kết thúc:
 Cô và trẻ vừa đi vừa hát “ Bé quét nhà” đi ra ngoài sân.
- Trẻ hát và trả lời các câu hỏi của cô!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ quan sát và lắng nghe!
- Trẻ trả lời!
- Trẻ lắng nghe!
- Sợi rơm vàngạ!
- Cả lớp hát cùng cô 4 – 5 lần!
- Tổ, nhóm, cá nhân thể hiện!
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ chơi 3 – 4 lần.
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ quan sát và lắng nghe!
- Trẻ hưởngứng theo cô bài hát!
- Trẻ hát vàđi theo cô ra ngoài.
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
	- Trò chuyện về đồ dùng có trong gia đình bé.
2. Trò chơi vận động:
	- Hãy đoán xem đó là ai.
3. Chơi tự do:
	- Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc HT : Chơi lô tô về đồ dùng gia đình.
2. Góc NT : Bé biểu diễn như nghệ sĩ.
3. Góc TN : Bé chăm sóc cây trong vườn.
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Bé tập quét nhà.
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày.
* Đánh giá trẻ cuối ngày.
* Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng..
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: .........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... .............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... .............................................................................................................................................
Ngày soạn: 04 / 10 / 2016
Ngày dạy: Thứ 6 /07/ 10 / 2016
A - HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vựcPhát triển ngôn ngữ:
Tên hoạt động :NẶN ĐÔI ĐŨA
I.Mục đích yêu cầu:
 1. Kiến thức: Trẻ miêu tả được đặc điểm của đôi đũa có đầu to đầu nhỏ.
- Trẻ có hành vi vệ sinh dụng cụ để gắp thức ăn sạch sẽ trong sinh hoạt hằng ngà.
( Chỉ số 57)
2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhào đất để nặn tạo thành đôi đũa.Nhằm phát triển ngôn ngữ
 3. Giáo dục: Giáo dục trẻ biết tự bảo vệ, giữ gìnvệ sinh thân thể sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe.
II. Chuẩn bị:
- Cô: Bảng, đất nặn, khăn lau tay, đĩa đựng
- Trẻ: Tâm thế thoải mái
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1 Bé cùng đi
( 4-5 phút )
Hoạt động 2 Bé khéo tay
( 18-20 phút
Hoạt động3
Bé cùng ca hát
( 3-4 phút )
- Hôm nay bạn búp bê về nhà mới, bạn có mời cô cháu mình cùng đến thăm nhà bạn ấy các con có muốn cùng đi với cô không
- Đến nhà búp bê cô chỉ vào một số đồ dùng và hỏi 
+các con ơi đây là đồ dung gì ?
+cái bát dung để làm gì?
+ở nhà các con có những đồ dung này không 
+ Cô trò chuyện cùng với trẻ 
+Cô gió dục trẻ t
Bạn búp bê nói nhỏ với cô rằng bạn ấy rất thích ăn cơm bằng đũa nhưng nhà bạn ấy chưa có đũa bạn muốn nhờ cô cháu mình nặn cho bạn ấy đôi đũa đấy 
+ Muốn nặn được đôi đũa các con nhìn cô hướng dẫn cách nặn nhé
- Đây là miếng đất cô sẽ dùng các ngón tay bóp đất cho thật mền dẻo sau đó cô chia đất ra thành những miếng nhỏ. Cô cầm miếng đất nhỏ cô vừa chia cô đặt xuống bảng cô dùng lòng bàn tay lăn dọc sao cho miếng đất dài ra thế là cô đã được một chiếc đũa cô đặt chiếc đũa vào đĩa cô lại làm chiếc đũa thứ 2.
- Cô phát đất nặn, bảng cho trẻ nặn khi trẻ làm cô đến bên hướng dẫn và đặt câu hỏi.
- Con làm gì đấy? Nặn đôi đũa để tặng ai?
- Muốn nặn được đôi đũa con phải làm gì ?
- Trẻ trả lời đúng cô khen trẻ kịp thời
- Sắp hết giờ cô thông báo để trẻ biết
- Nhận xét cô nhận xét cá nhân, nhận xét cả lớp
- Cho trẻ mang sản phẩm tặng em búp bê và cùng hát bài em búp bê
- Đi thăm nhà em búp bê
- Trả lời câu hỏi của cô
- Nghe cô nói
- Chú ý nghe cô hướng dẫn
- Cả lớp cùng làm
- Trả lời câu hỏi của cô
- Nghe cô nhận xét
- Mang sản phẩm đi tặng bạn và cùng hát
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích: Quan sát đồ dùng gia đình
 2. Trò chơi vận động: Mua đồ dùng gì
3. Chơi tự do: Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc phân vai: Gia đình, bán hàng.
2. Góc xây dựng: Xây dựng trang trại chăn nuôi
3. Góc học tập: Chơi lôtô về đồ dùng gia đình
D: HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA
E: HOẠT ĐỘNG CHIỀU
* Trẻ ngủ đậy, vệ sinh. Cô cùng trẻ cất dọn chăn gối.
* Vận động với bài hát “Bé quét nhà”
* Nhận xét, nêu gương cuối ngày,cuối tuần.
* Đánh giá trẻ cuối ngày. Vệ sinh cá nhân cho trẻ
* Trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, ăn ngủ của trẻ trong ngày
F : NHẬN XÉT CUỐI NGÀY
- Tổng số trẻ. Vắng........................................................................
- Trạng thái, sức khoẻ trẻ: ........................................................................................
.............................................................................................................................................
	- Thái độ ,trạng thái cảm xúc:.................................................................................... .............................................................................................................................................
- Kiến thức , kỹ năng :............................................................................................... .............................................................................................................................................
CHỦ ĐỀ II : GIA ĐÌNH 
Chủ đề nhánh: NHU CẦU GIA ĐÌNH
Thời gian thực hiện : Tuần 3 ( 10/10 ->14/10/2016)
A. MỤC TIÊU
1. Phát triển nhận thức.
	- Trẻ đếm đến 5, nhận biết số 5. Trẻ biết chia nhóm có số lượng 5 bằng 2 phần.
	- Phát triển nhận thức, khả năng tư duy cho trẻ. Rèn kĩ năng đếm, kĩ năng chia nhóm có số lượng là 5 thành 2 phần.
2. Phát triển thể chất.
	- Trẻ có khả năng thực hiện các vận động cơ thể theo nhu cầu của bản thân (Đi nhanh nhẹn, phối hợp chân, tay, nhịp nhàng, khéo léo)
	- Phát triển cơ bắp, rèn sự khéo léo, sự kết hợp hài hoà giữa tay và chân để có thể bò rích rắc qua 5 hộp cách nhau 60cm mà không làm đổ chướng ngại vật.
3. Phát triển ngôn ngữ.
	- Trẻ nhận biết các chữ cái e, ê. Phát âm chính xác các chữ cái e, ê và trẻ tô được các chữ cái in rỗng bằng màu không bị chờm ra ngoài, và tô viết các chữ cái trên đường in mờ của dòng kẻ ngang.
	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
	- Rèn kĩ năng cầm bút, kĩ năng tô màu, kĩ năng tô viết trên đường in mờ chính xác
4. Phát triển thẩm mĩ.
	- Trẻ được hát và vận động theo bài hát “Bàn tay mẹ” trẻ cảm nhận được tình yêu thương, quan tâm, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, mẹ tần tảo sớm hôm để làm ra hạt gạo nuôi các con khôn lớn trưởng thành.
	- Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động theo giai điệu của bài hát. Trẻ cảm nhận được cái đẹp của nghệ thuật ca hát.
5. Phát triển tình cảm - kĩ năng xã hội.
	- Trẻ biết được nhu cầu trong cuộc sống hàng ngày của mỗi gia đình là như thế nào, trẻ được nói lên suy nghĩ của mình vào trẻ hiểu về nhu cầu của trẻ trong một ngày là như thế nào
	- Rèn kĩ năng quan sát, kĩ năng giao tiếp. 
	- Trẻ biết giữ gìn, và biết kính trọng những gì mà bố mẹ và những người ngày đêm một nắng hai sương lao động vất vả để làm ra hạt gạo phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày của mọi gia đình.
B. NỘI DUNG
 Phần I: ĐÓN TRẺ
	- Đón trẻ vào lớp, trò chuyện với phụ huynh về tình hình hoạt động trong ngày và tình hình sức khỏe của trẻ. Tuyên truyền cho phụ huynh cần bổ xung thức ăn hàng ngày cho trẻ. Cất đồ dùng cho trẻ vào đúng nơi quy định, hướng trẻ đến các góc chơi theo ý thích.
	- Điểm danh đầu giờ.
Phần II: THỂ DỤC SÁNG
Hô hấp: 2, tay: 2, chân: 2, bụng: 3, bật: 2.
I.Mục đích - yêu cầu:
	1. Kiến thức: Trẻ tập thành thạo các động tác thể dục sáng theo cô
	2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng khéo léo, nhịp nhàng phối kết hợp bàn tay bàn chân, 
rèn kĩ năng vận động.
	3. Thái độ: Giáo dục trẻ ngoan, có thói quen tập thể dục buổi sáng.
II. Chuẩn bị.
	- Địa điểm: Sân trường rộng, thoáng, sạch sẽ, không có chướng ngại vật.
	- Cô chuẩn bị các động tác thể dục,
	- Đầu đĩa, nhạc bài “Chim bồ câu”
	- Trang phục của cô và trẻ gọn gàng, sạch sẽ. 
III. Tổ chức hoạt động.
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Khởi động.
2. Trọng động.
3. Hồi tĩnh.
- Cô và trẻ cùng khởi động theo lời bài hát “Tập thể dục buổi sáng” và kết hợp đi các kiểu chân: đi thường, đi nhanh, đi kiễng gót, đi bằng mũi bàn chân,chạy chậm, chạy nhanh, đi chậm, dừng hẳn, về xếp thành 3 hàng để tập thể dục.
- Cô cho trẻ tập theo nhịp bài hát 
1. Hô hấp : Thổi nơ 
2. Tay : Hai tay ưa ra rước, ra sau
 (4 Lần x 8 nhịp)
3. Chân : Ngồi khuỵu gối
 (4 Lần x 8 nhịp)
4. Bụng : Đứng cúi người về trước
 (4 Lần x 8 nhịp)
5. Bật : Bật về các phía
 (4 Lần x 8 nhịp)
- Cô và trẻ đi nhẹ nhàng 1- 2 vòng theo nhạc, rồi vào lớp.
- Trẻ khởi động cùng cô theo nhạc và theo khẩu lệnh của cô.
 - Trẻ về hàng tập thể dục
 Phùphù
- Trẻ đi 1-2 vòng nhẹ nhàng rồi vào lớp.
Phần III. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. HĐCCĐ :
* Trò chuyện về nhu cầu của gia đình bé. 
* Quan sát thời tiết. 
* Xếp hột hạt thành hình đồ dùng gia đình. 
* Quan sát tranh vệ sinh chế biến thức ăn và vệ sinh chân tay trước và sau khi ăn.
2.TCCL: 
* Đi mua quần áo. 
* Cái gì đã thay đổi. 
*Dệt vải
* Mua đồ dùng gì
3. Chơi tự do: Chơi theo ý thích.
I. Mục đích - yêu cầu:
	- Trẻ được hít thở không khí trong lành, được ngắm nhìn bầu trời, trẻ được trò chuyện với mọi người về nhu cầu hàng ngày của gia đình mình. Trẻ được quan sát tranh và biết cách vệ sinh trong khi chế biến thức ăn và vệ sinh trước và sau khi ăn. Bé được quan sát cô rửa quả, gọt vỏ, bỏ hạt trước khi ăn, và trẻ được tham gia với cô trong việc rửa quả trước khi ăn.
	- Trẻ chơi hứng thú với các trò chơi và chơi đúng luật.
	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, phát triển thẩm mĩ.
	- Giáo dục trẻ ngoan, trẻ có thói quen vệ sinh trong ăn uống.
II. Chuẩn bị:
	- Tranh ảnh vệ các hoạt động vệ sinh cá nhân sạch sẽ trước và sau khi ăn. Tranh ảnh các hoạt động vệ sinh chế biến thức ăn, vệ sinh hoa quả trước khi ăn, đảm bảo an toàn thực phẩm cho trẻ quan sát.
	- Một số bài thơ nói về việc vệ sinh chân tay.
	- Địa điểm quan sát: rộng, thoáng, sạch sẽ, dễ quan sát.
III.Tổ chức hoạt động.
1. Hoạt động có chủ đích.
a. Trò chuyện về nhu cầu của gia đình bé ( Thứ 2 + Thứ 4)
Các con ơi! Hàng ngày nhu cầu trong một ngày hoạt động của gia đình chúng mình thì rất là nhiều phải không các con? Và nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người.
Trước tiên chúng ta phải hiểu được lợi ích của thực phẩm đối với sức khoẻ con người: Chúng mình cần phải ăn, uống đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ. Ăn uống tốt sẽ giúp cho cơ thể chúng mình điều gì?
+ Sẽ giúp cho cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt sáng, thông minh, học giỏi.
- Chúng mình phải ăn những loại thực phẩm như thế nào mới tốt cho sức khoẻ?
+ Thực phẩm cho chúng ta nhiều năng lượng giúp vui chơi, chạy nhảy (Sữa, cơm, ngô, khoai, sắn, thịt, cá, trứng) Củ quả giúp sáng mắt, da mịn màng. Thực phẩm giúp chúng mình thông minh mau lớn (Gạo, mì, ngô,thịt , cá Và các loại rau củ quả.
+ Khi chọn thực phẩm phải tươi ngon, không dập nát, không ôi thiu. Ăn uống sạch sẽ, ăn thức ăn đã nấu chín, uống nước đã được đun sôi để nguội, ăn chậm, nhai kĩ không làm rơi vãi thức ăn. Thức ăn phải được đựng trong đồ dùng sạch và đậy cẩn thận không để ruồi đậu, kiến đậu.
Đó là một số kĩ năng trong việc lựa chọn thức ăn tươi ngon và bỗ dưỡng, đó là một số kiến thức trong việc ăn uống vệ sinh đảm bảo sức khỏe và những cách để có một bữa ăn ngon trong toàn thể gia đình và là một trong những nhu cầu cần thiêt của mọi người đấy các con ạ.
b. Quan sát thời tiết.
Trước khi cho trẻ ra ngoài trời, cô kiểm tra quần áo, trang phục của trẻ xem đã phù hợp với thời tiết bên ngoài, cho trẻ xếp thành 2 hàng.
	Cô nói:
	- Các con ơi! Hôm nay cô và các con sẽ cùng dạo quanh sân trường, nhưng trước hết để cuộc dạo chơi được vui vẻ chúng ta hãy cùng quan sát thời tiết hôm nay có thích hợp cho chúng ta dạo chơi không nhé?
	Nào chúng mình cùng ra sân và quan sát thời tiết thế nào nhé.Vừa đi vừa hát “Dạo chơi”
	- Chúng mình thấy thời tiết hôm nay thế nào?
	- Bầu trời có đẹp không? 
	- Hôm nay thời tiết rất đẹp phải không nào,? Bầu trời cao và trong xanh, trời hôm nay rất mát mẻ rất thích hợp cho chúng ta đi chơi phải không các con?
	- Chúng mình còn thấy thời tiết hôm nay có gì nữa không? 
c. Xếp hột hạt thành hình đồ dùng gia đình.
Các con ơi! Hàng ngày nhu cầu trong một ngày hoạt động của gia đình chúng mình thì rất là nhiều phải không các con? Và nhu cầu ăn uống là một trong những nhu cầu không thể thiếu đối với mỗi con người.
Trước tiên chúng ta phải hiểu được lợi ích của thực phẩm đối với sức khoẻ con người: Chúng mình cần phải ăn, uống đầy đủ, hợp lý và sạch sẽ. Ăn uống tốt sẽ giúp cho cơ thể chúng mình điều gì?
+ Sẽ giúp cho cơ thể mau lớn, khoẻ mạnh, ít ốm đau, da dẻ hồng hào, mắt sáng, thông minh, học giỏi.
- Chúng mình phải ăn những loại thực phẩm như thế nào mới tốt cho sức khoẻ? 
d. Quan sát tranh vệ sinh chế biến thức ăn và vệ sinh chân tay trước và sau khi ăn.
Các con ạ! Vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được mọi người quan tâm, được nhà nhà qua tâm.Và hôm nay cô muốn cho chúng mình cùng quan sát 10 nguyên tắc vàng trong việc vệ sinh chế biến thức ăn và vệ sinh chân tay trước và sau khi ăn như thế nào?
Cô cho trẻ quan sát tranh và trò chuyện về bức tranh:
+ Đây là một gia đình và họ đang chuẩn bị cho bữa ăn của gia đình đấy các con ạ. Và họ chuẩn bị như thế nào cho bữa ăn và có những lời khuyên như thế nào cho chúng mình trong việc vệ sinh chế biến thức ăn?
+ Bạn nhỏ của chúng mình đang làm gì vậy?
+ Bạn rửa tay như thế nào và rửa tay ở đâu?
Cô và trẻ tiếp tục quan sát và trò chuyện.
2.TCCL: 
* Đi mua quần áo. 
* Cái gì đã thay đổi. 
*Dệt vải
* Mua đồ dùng gì
3. Chơi tự do: Chơi theo ý thích.
Phần IV. HOẠT ĐỘNG GÓC
1. Góc PV : Gia đình, bán hàng, nấu ăn.
2. Góc XD : Xây dựng vườn cây ao cá.
3.Góc HT : Tìm hiểu các loại thực phẩm bổ dưỡng qua tranh ảnh.
4. Góc NT : Bé đọc thơ, hát múa các bài về gia đình.
5. Góc TN : Bé chăm sóc cây trong vườn.
I. Mục đích - yêu cầu.
	1. Góc phân vai:
	- Trẻ tự chọn nhóm chơi, về nhóm chơi. Biết thể hiện một số hành động chơi phù hợp với vai mình chơi: biết chào hỏi lễ phép Thể hiện trong vai người bán hàng vui vẻ, niềm nở, chào đón khách mua hàng. Thể hiện là vai mẹ con, các thành viên sống trong cùng một gia đình, yêu thương, quan tâm chăm sóc nhau và biết nấu ăn, chế biến các món ăn ngon, đảm bảo vệ sinh trong ăn uống.
	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, tư duy phát triển, rèn sự nhanh nhẹn, linh hoạt cho trẻ khi tham gia chơi.
	- Giáo dục trẻ ngoan, lễ phép, biết chào hỏi, vâng lời bố mẹ .
	2. Góc nghệ thuật:
	- Trẻ tự chọn góc chơi, về nhóm chơi. Trẻ hứng thú tham gia góc chơi, trẻ tự do thể hiện năng khiếu của mình với khả năng đọc thơ diễn cảm và khả năng biểu diễn như ca sĩ.
	- Rèn kĩ năng ca hát, kĩ năng vận động theo nhạc.
	- Giáo dục trẻ ngoan, biết đoàn kết với nhóm bạn chơi
	3. Góc học tập:
	- Trẻ biết cách chơi, biết cách quan sát tranh ảnh trò chuyện với nhau về các loại thực phẩm bổ dưỡng cho cơ thể qua các hình ảnh của tranh ảnh.
	- Rèn kĩ năng quan sát, Kĩ năng lắng nghe và chú ý, ghi nhớ có chủ định.
	- Phát triển tư duy, phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ.
	- Giáo dục trẻ ngoan, chú ý, chơi đoàn kết với bạn trong khi chơi.
	4. Góc xây dựng:
	- Trẻ biết sử dụng các ống nút, gạch, hàng rào, hoa, cây xanh để xây dựng được vườn cây ao cá rộng và đẹp.
	- Rèn kĩ năng quan sát, đoàn kết với bạn trong khi chơi, phát triển tính thẩm mĩ cho trẻ.
	- Giáo dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi.
	5. Góc thiên nhiên:
	- Trẻ biết cách chăm sóc cây, hoa trong vườn , biết lợi ích của cây, hoa đối với đời sống con người.
	- Rèn kĩ năng quan sát, phát triển ngôn ngữ, kĩ năng so sánh.
	- Giáo dục trẻ ngoan, biết chăm sóc, bảo vệ và giữ gìn không bẻ cành, ngắt lá, hái
 hoa.
II. Chuẩn bị:
Góc phân vai: 
	- Đồ chơi gia đình: Đồ dùng gia đình phục vụ cho mọi sinh hoạt hằng ngày, nội dung của góc chơi.
	- Đồ chơi bán hàng: Đồ chơi đồ dùng gia đình
	- Đồ chơi nấu ăn: Đồ chơi nấu ăn, búp bê, cho trẻ nhận vai chơi.
	2. Góc nghệ thuật:
	- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, phách tre,.
	- Nội dung các bài hát có trong chủ điểm.
	- Nội dung các bài thơ trong chủ điểm.
	3. Góc học tập:
	- Tranh, ảnh về các loại thực phẩm bổ dưỡng: Gạo, thịt, trứng, cá, sữa, rau, củ, quả
	4. Góc xây dựng:
	- Nhiều ống nút, gạch khối, hàng rào, thảm cỏ, hoa
	5. Góc thiên nhiên:
	- Địa điểm chăm sóc cây trong vườn trường, khăn lau lá cây,nước tưới cho cây, dụng cụ làm cỏ.
III. Cách tiến hành:
	a. Thỏa thuận trước khi chơi:
Hôm nay cô con mình cùng đến góc phân vai và xem hôm nay chúng mình sẽ được chơi đóng vai gì nhé? Hôm nay cô thấy có rất nhiều đồ dùng gia đình và đồ chơi nấu ăn, cô đoán hôm nay chúng ta sẽ chơi phân vai trò chơi gia đình - nấu ăn - bán hàng ở đây đấy. Chúng mình có thích không? Nào bạn nào sẽ cùng tham gia chơi ở góc phân vai nào?
Cô mời các con cùng đến với góc học tập và khám phá xem hôm nay chúng mình được chơi gì ở góc chơi này nhé. Ồ ở đây hôm nay cô thấy rất nhiều tranh ảnh về các loại thực phẩm rất là bổ ích cho cơ thể chúng mình. Bây giờ chúng mình hãy giúp cô khám phá những thực phẩm đó là những thực phẩm gì nhé và chúng có lợi ích như thế nào đối với cơ thể chúng mình nhé.
Hôm nay ở góc ng

Tài liệu đính kèm:

  • docGIA ĐÌNH @.doc