Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 23 - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Thế giới các loại hoa

A. MỤC TIÊU

1. Phát triển thể chất

- Phát triển các cơ lớn thông qua các bài tập vận động: chuyền bắt bóng, chạy, ném trúng đích nằm ngang, bật chụm tách chân, trèo thang hái quả, khả năng phối hợp với bạn.

- Phát triển sự phối hợp giữa mắt và tay.

* Lồng ghép Giáo dục dinh dưỡng sức khỏe

- Trẻ nhận biết một số món ăn, thực phẩm thông thường và ích lợi của chúng đối với sức khỏe.

Chỉ số lồng ghép:7,11,17,19,23

2. Phát triển nhận thức

- Biết so sánh phân biệt 1 số đặc điểm giống và khác nhau của 1 số loại rau, hoa, quả. Biết cách phân loại 1 số loại rau: ăn lá, ăn củ. Biết so sánh sự cao thấp giữa các cây.

* Lồng ghép nội dung giáo dục bảo vệ môi trường

- Phân biệt môi trường sạch, môi trường bẩn (môi trường ô nhiễm).

 - Nguyên nhân làm môi trường bẩn: Rác, bụi, khói, chất thải trong sinh hoạt của người, động vật

Chỉ số lồng ghép: 92,93,100,112,118

 

doc 22 trang Người đăng hanhnguyen.nt Lượt xem 738Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Mẫu giáo lớn - Tuần 23 - Chủ đề: Thế giới thực vật - Chủ đề nhánh: Thế giới các loại hoa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nào, có màu gì?
 	+ Còn đây là gì?
 	+ Hoa có mùi hương như thế nào?
3. Quan sát hoa trong vườn trường
- Cô và trẻ vừa đi vừa hát “ Màu hoa” và hỏi trẻ:
 	+ Chúng mình vừa hát bài hát gì?
 	+ Bài hát do ai sáng tác?
 	+ Trong bài hát nói đến những màu hoa gì?
 	+ Ngoài những màu hoa đó ra, chúng mình còn biết những màu hoa nào khác nữa không?
 	+ Và hôm nay cô con mình sẽ cùng dạo quanh vườn trường và xem ở đó có những loài hoa gì và có màu gì nhé?
 	+ Đây là hoa gì?
 	+ Hoa này có đặc điểm gì?
 	+ Hoa này có màu gì?
 	+ Mùi hương như thế nào?
 	+ Hoa dùng để làm gì?
 	- Cô và trẻ tiếp tục trò chuyện về các loài hoa có trong vườn trường
b. Trò chơi:
1. Trò chơi: “ Kéo co” 
 	Luật chơi: Cô chia trẻ thành 2 nhóm đều nhau, mỗi nhóm đứng một bên dây, nút thắt dây làm chuẩn. Mỗi trẻ trong nhóm nắm dọc theo phía bên dây của đội mình, 2 trẻ đứng đầu của mỗi nhóm đứng chạm chân vào vạch mức.Khi nghe hiệu lệnh của cô, trẻ ở hai bên dây kép mạnh dây về phía mình. Nếu nhóm nào kéo được dây vượt qua vạch mức về phía đội của mình thì sẽ thắng.
 	Sau mỗi lần kéo, 2 nhóm đổi bên cho nhau.
 	- Tổ chức cho trẻ chơi : 2 – 3 lần.
 	- Nhận xét sau mỗi lần chơi.
 2. Trò chơi “ Tìm lá cho hoa”
Cô nêu tên trò chơi
Nêu cách chơi, luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi
3. Chọn hoa
Cô nêu tên trò chơi
Nêu cách chơi, luật chơi
Tổ chức cho trẻ chơi
c. Chơi tự do
 - Chơi tự do trên sân trường
Phần IV. Hoạt động góc
I. Nội dung
Góc PV: Chơi bán hàng, cửa hàng bán hoa quả
Góc NT: Vẽ,nặn, xé, dán hoa quả
Góc TN: Vệ sinh, chăm sóc vườn hoa
Góc XD: Xây dựng công viên hoa và cây xanh
Góc HT: Làm sách về các loại hoa
II. Mục đích yêu Cầu
1. Kiến thức: - Trẻ biết bán hàng hoa quả, biết xé dán hoa quả chăm sóc vườn hoa.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định
- Rèn kỹ năng quan sát, kỹ năng có trách nhiệm. kỹ năng làm việc theo nhóm
	3. Giáo dục: - Giaó dục trẻ ngoan, đoàn kết với bạn trong khi chơi, biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
- Giaó dục: Trẻ ngoan, yêu thiên nhiên cỏ cây.
	III. Chuẩn bị
- Đồ chơi ở các góc
- Xắc xô, thanh gõ, trống lắc
- Gạch khối, hàng rào, thảm cỏ, hoa
VI. Tổ chức hoạt động
 	 1. Thỏa thuận trước khi chơi
- Các con ơi! Mùa xuân đến rồi, mùa xuân khởi đầu cho một năm mới với nhiều niềm vui mới, mùa xuân đến chúng ta được đón chào một cái tết nguyên đán, tết cổ truyền của dân tộc. Và hôm nay ở góc phân vai đang mở một cửa hàng bán hoa chúng ta sẽ đến đó để mua hoa nhé, ai sẽ cùng cô đến đó nào? Ai sẽ chơi ở góc phân vai nào?
- Chúng mình có thích hoa không, chúng mình có thích trồng hoa không, để có một địa điểm trồng hoa đẹp, để có những bông hoa tươi thắm nhất, chúng mình hãy xây dựng một công viên hoa với những nguyên liệu có sắn ở góc xây dựng nhé. Nào chúng mình hãy cùng cô đến góc xây dựng xem ở đó có những nguyên liệu gì để xây dựng? Ai sẽ chơi ở góc xây dựng?
- Chúng mình hãy nhìn sang góc học tập xem sao ở đó có gì mà nhiều thế nhỉ, chúng mình cùng đến đó xem sao, ồ rất nhiều tranh ảnh vẽ các loài hoa, không biết có những loài hoa nào vậy nhỉ? Bạn nào sẽ tham gia ở góc học tập để khám phá xem đó là những loại hoa nào?
- Ai yêu thích môn nghệ thuật, ai yêu thích vẽ, ai yêu thích sáng tác thì cùng cô đến với góc nghệ thuật, ở đó chúng mình sẽ thoả sức thể hiện tài năng của mình bằng việc vẽ các loài hoa mà chúng mình thích? Nào ai sẽ tham gia chơi ở góc nghệ thuật.
- Các con ơi! Chúng mình thấy trường chúng mình có đẹp không, ngôi trường của chúng ta rất đẹp bởi màu xanh của cây, cây xanh tỏa không khí trong lành cho chúng ta hít thở, đẹp bởi màu sắc rực rỡ của các loài hoa, mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng tạo thêm vẻ đẹp cho ngôi trường của chúng mình, để vườn trường luôn đẹp, chúng mình hãy cùng đến với góc thiên nhiên cùng chăm sóc những cây hoa nhé? Ai sẽ tham gia chơi ở góc thiên nhiên nào?
 	 b. Qúa trình chơi
 Trong khi trẻ chơi cô đến từng góc chơi, quan sát và trò chuyện với trẻ:
- Chào các bạn các bạn đang đi đâu thế?
- Các bạn đi mua mua hoa à, sao các bạn không vào củă hàng hoa tươi mà mua, ở đó có rất nhều hoa với những màu sắc rực rỡ, thoả sức cho các bạn chọn.
 	- Bạn đang xem hoa gì?
 	- Bạn định lấy mấy bông?
 	- Bạn thích hoa gì?
 	- Bạn sẽ mua hoa gì?
 	- Bạn dành tặng hoa này cho ai?
 	- Ôi ở đây sao mà vui thế, các bạn ơi các bạn đang làm gì thế?
 	- Các bạn đang vẽ hoa gì vậy?
 	- Vì sao bạn lại vẽ hoa này?
 	- Hoa này bạn sẽ tô màu gì?
 	- Còn bạn đang vẽ hoa gì đây?
 	- Bạn sẽ tô cho hoa màu gì?
 	- Bạn sẽ vẽ hoa tặng ai?
 	- Còn bạn thì sao bạn đang vẽ hoa gì?
 	- Các bạn vẽ đẹp qúa, có thể tặng tôi một bức tranh được không?
 	- Các bạn đang làm gì mà chăm chú thế?
 	- Con đang xem tranh vẽ hoa gì thế?
 	- Hoa này có đặc điểm gì?
 	- Hoa có màu gì?
 	- Hoa này được dùng để làm gì?
 	- Còn bạn đang xem tranh vẽ hoa gì vậy?
 	- Hoa này có màu gì?
 	- Hoa được dùng để làm gì?
 	- Hoa có mùi hương như thế nào?
 	- Còn đây là cái gì của hoa?
 Góc xây dựng:
 	- Ôi, chào các bác thợ xây, các bác đang xây dựng cho mình một khu công viên hoa thật là đẹp.
 	- Ở đây các bác sẽ xây gì?
 	- Trong công viên này khu vực trồng hoa, các bác sẽ xây bồn hoa ở đâu?
 	- Chỗ này các bác sẽ xây gì?
 	- Các bạn ơi! Các bạn đang làm gì thế? Cây đó là cây gì vậy?
 	- Ai sới cỏ cho cây?
 	- Ai tưới nước cho cây?
 	- Ai bắt sâu cho cây?
 Để vườn trường luôn xanh – xạch – đẹp chúng mình phải làm những gì?
 Cô đàm thoại với trẻ ở các góc chơi, động viên khuyến khích trẻ chơi, cho trẻ giao lưu giữa các góc chơi.
 	c. Kết thúc quá trình chơi
 	- Cô đến từng góc chơi và nhận xét từng góc chơi, tuyên dương tinh thần đoàn kết ở các góc chơi. Cho trẻ thu dọn đồ dùng đồ chơi ở các góc chơi, sau đó tập trung trẻ về góc xây dựng, cho trẻ đi thăm quan và trò chuyện với trẻ về công viên hoa được các bác thợ xây xây dựng lên.
 	- Cho trẻ thu dọn đồ dùng đò chơi đúng nơi quy định.
Phần V: Hoạt động chiều
I. Nội dung.
- Đọc thơ Hoa kết trái”
- Hát, múa, đọc thơ, ca dao, câu đố trong chủ điểm
- Tập tô chữ cái và số
- Hát “ Lá xanh
- Vệ sinh góc chơi
II. Mục đích yêu cầu
1. Kiến thức: Trẻ được củng cố kiến thức cũ, làm quen với một số kiến thức mới qua việc đọc bài thơ “ Hoa kết trái”, và hát bài hát “ Lá xanh” Và qua việc giải các câu đố về các loài hoa.
	- Trẻ nhớ tên bài thơ, bài hát, tên tác giả. Trẻ thuộc lời bài hát, bài thơ và thể hiện bài thơ “ Hoa kết trái” bằng giọng đọc diễn cảm. Biểu diễn hồn nhiên bài hát “ Lá xanh” Thể hiện được giai điệu vui tươi của bài hát.
2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng đọc thơ hát kể chuyện về chủ điểm
- Rèn kỹ năng ghi nhớ có chủ định
3. Giáo dục: - Trẻ biết yêu quý và chăm sóc các loại hoa.
III. Chuẩn bị
- Tranh minh hoạ bài thơ “ Hoa kết trái”
- Dụng cụ âm nhạc: Xắc xô, trống lắc, thanh gõ
- Nội dung các câu đố về các loài hoa
IV. Tổ chức hoạt động
1. Đọc thơ “ Hoa kết trái”
 	- Cô giới thiệu tên bài thơ, tên tác giả.
 	- Cô đọc bài thơ 2-3 lần
 	- Cho trẻ đọc
 	+ Cả lớp đọc 3 – 4 lần
 	+ Tổ đọc thi.
 	+ Nhóm yêu thơ đọc
 	+ Cá nhân trẻ đọc thơ.
2. Hát “ Lá xanh”
 	- Cô giới thiệu tên bài hát, tên tác giả.
 	- Cô và trẻ cùng hát bài “ Lá xanh” 4 -5 lần.
 	- Tổ biểu diễn dưới nhiều hình thức.
 	- Nhóm biểu diễn.
 	- Cá nhân trẻ hát.
3. Hát, múa, đọc thơ, ca dao, câu đố trong chủ điểm
- Cô trò chuyện với trẻ về các loại hoa qua bài hát “Hoa kết trái”
 	+ Chúng mình vừa được nghe nhạc bài hát gì?
 	+ Trong bài hát còn có những loài hoa nào?
 	+ Có những màu hoa nào được nhắc tới trong bài hát?
 	+ Ngoài những loài hoa đó ra chúng mình còn biết những loài hoa nào khác nữa không?
 	+ Chúng mình cùng đi tìm hiểu về các loài hoa qua thế giới các câu đố về các loài mà cô đã sưu tầm được nhé?
 	+ Cô đọc từng câu đố và cho trẻ giải.
 	+ Trẻ giải đúng sẽ có thưởng.
 	+ Cô chọn một vài trẻ khá lên đọc bài thơ về một số loài hoa.
4. Tập tô chữ cái và số.
- Cho trẻ kê bàn ghế, cô phát sách cho trẻ
- Hướng dẫn trẻ tô, cô quan sát sửa sai cho trẻ
Nhận xét tuyên dương trẻ
5. Vệ sinh các góc chơi.
Cô cùng trẻ hát bài “Màu hoa”
Cô phân công trẻ vệ sinh và sắp xếp các góc chơi
Quan sát gợi ý cho trẻ
=> nhận xét tuyên dương khuyến khích trẻ
* Vệ sinh trả trẻ
- Nêu gương, cắm cờ, bé ngoan cuối tuần.
- Trả trẻ trao đổi với phụ huynh tình hình học tập và sức khỏe của trẻ.
C. CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY
Ngày soạn: 20/02/2016
Ngày dạy: 22/02/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển thể chất
Nội dung hoạt động: ĐI TRÊN DÂY
I. Mục đích- Yêu cầu
1. Kiến thức: : Trẻ biết đi trong đường ngoàn ngèo phối hợp chân nọ, tay kia, đi thật khéo léo trên dây
2. Kỹ năng : Rèn vận động tinh khéo cho trẻ, phối hợp các giác quan cho trẻ.
3. Giáo dục : Trẻ có ý thức trong giờ học , Trẻ yêu thiên nhiên, biết lợi ích của viêc trồng cây, lợi ích các loại hoa
II. Chuẩn bị 
- Cô : 2 đoạn dây. 1,2m dây thừng để kéo co, sân tập bằng phẳng .
- Trẻ : Sức khoẻ tốt, trang phục gọn gàng.
III. Cách tiến hành:
Nội dung
 Hoạt động của cô
 Hoạt động của trẻ 
Hoạt động 1
Trò chuyện và Khởi động
Hoạt động 2
Trọng động
 Hoạt động 3
 Hồi tĩnh 
* Bé thông minh
Cô đọc câu đố:
* Hoa gì tươi thắm sắc vàng
Cánh dài thường nở muộn màng vào thu
 Là hoa gì?
* Hoa gì cánh nhỏ màu hồng
Tết về thường có ở trong mọi nhà
Là hoa gì?
* Bé khoẻ
Để có một cơ thể khoẻ mạnh ngoài việc ăn uống hợp vệ sinh, đảm bảo chất dinh dưỡng thì chúng mình còn phải làm gì?
Đúng rồi, bây giờ cô con mình cùng khởi động trước khi đến với các bài tập thể dục nhé
+ Khởi động:
Cô và trẻ làm đoàn tàu vừa đi vừa hát “ Đoàn tàu nhỏ xíu” và kết hợp đi các kiểu chân.
Rồi về hàng thành 2 hàng ngang tập thể dục
+ Trọng động:
a. Bài tập phát triển chung
Tay: Hai tay đưa ra trước, ra sau. 
 ( 2Lần x 8 nhịp)
Chân: Ngồi khuỵu gối 
 ( 2Lần x 8nhịp)
Bụng: Đứng cúi người về trước
 ( 2Lần x 8nhịp)
Bật: Bật tách, khép chân
 ( 2Lần x 8nhịp)
Cho trẻ chuyển đội hình về thành 2 hàng dọc để tập bài vận động cơ bản. 
* Vận động cơ bản.
- Hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau đi đi trên dây nhé. Để thực hiện được bài tập này chúng mình cùng quan sát cô thực hiện nhé! 
- Cô tập mẫu cho trẻ
- Phân tích động tác
- Mời trẻ khá lên tập mẫu.
- Cô quan sát và sửa sai cho trẻ
* Trò chơi : Kéo co
+ Chia thành 2 đội.
1đội là hoa cúc và 1 đội là hoa hồng nhé
+ Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ.
- Cho trẻ chơi 5-7 phút
Cho trẻ vận động nhẹ nhàng “ Chim bay, cò bay” . Cho trẻ thu dọn đồ dùng.
- Trẻ lắng nghe và giải câu đố?
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ lắng nghe và trả lời câu hỏi của cô
- Trẻ cùng làm đoàn tàu và khởi động theo khẩu lệnh của cô
- Trẻ chuyển đội hình.
- Trẻ lắng nghe!
- Trẻ quan sát!
- Trẻ lắng nghe và thực hiện theo sự hướng dẫn của cô.
Trẻ chơi trò chơi
- Trẻ vận động “ Chim bay, cò bay” và thu dọn đồ dùng đồ chơi
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích:
 - Quan sát một số loại hoa.
2. Trò chơi vận động:
 - chọn hoa
3. Chơi tự do:
 - Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Cửa hàng bán hoa quả
Góc NT: Vẽ, nạn xé hoa quả.
Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây.
Góc XD: Xây dựng công viên hoa và cây xanh.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Đọc thơ hoa kết trái
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 20/02/2016
Ngày dạy: 23/02/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển nhận thức
Nội dung hoạt động: THẾ GIỚI CÁC LOÀI HOA
I. Mục đích- Yêu cầu
1. Kiến thức 
- Trẻ biết được tên các loại hoa như hoa hồng, hoa cúc, hoa đồng tiền.
- Trẻ biết được cuống, lá, nhụy, mầu sắc, mùi hương của hoa.
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng quan sát cho trẻ ghi nhớ có chủ định
- Rèn kỹ năng sống cho trẻ
3. Giáo dục
- Giáo dục trẻ yêu quý hoa, chăm sóc các loại hoa
II. Chuẩn bị
- Các loại hoa
- Tranh ảnh các loại hoa
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Ổn định tổ chức
Hoạt động 2
Khám phá các loại hoa
So sánh các loại hoa
Hoạt động 3
Trò chơi
Kết thúc
- Các con ơi lại một mùa xuân nữa đang về, chúng ta hãy cùng lắng nghe những tiếng ca của mùa xuân nhé.
- Cô mời cả lớp chúng mình cùng lắng nghe bài hát “Xuân đã về” nhé.
- Chúng mình thấy tiếng ca của mùa xuân có vui và rộn rang không?
=> Khi mỗi mùa xuân về thì có muôn hoa khoe sắc thắm tỏa ngát hương thơm. Vì thế các con nhớ phải biết bảo vệ và chăm sóc các loại hoa để môi trường thêm xanh sạch đẹp nhé.
- Và bây giờ lớp mình cùng khám phá các loại hoa cùng cô nhé. Các con có thích không?
Chúng mình cùng khám phá với cô nhé.
* Hoa hồng
+ Các con biết gì về loại hoa này?
+ Cánh hoa như thế nào?
+ Cuống hoa ra sao?
+ Chúng mình cùng ngửi xem mùi hương của loại hoa này như thế nào?
- Hoa này có tên là gì?
- Muốn hoa luôn tươi và đẹp các con phải làm gì?
=> Các con ạ muốn hoa luôn được tươi và đẹp thì các con phải thường xuyên tưới tước cho hoa thì mới có hoa đẹp đấy.
* Hoa cúc
- Các con cùng lắng nghe cô đọc bài thơ” Hoa cúc vàng” nhé.
+ Bài thơ nói về loài hoa gì?
+ Chúng mình cùng quan sát bức tranh hoa cúc nhé.
+ Cánh hoa cúc như thế nào?
+ Cánh hoa màu gì?
+ Cuống, lá thì như thế nào?
+ Lá hoa màu gì?
=> Các con có biết không Hoa cúc là một món quà đẹp của nàng tiên mùa xuân đấy các con, hoa cúc màu vàng, cánh dài và nhỏ, nhiều cánh xếp lại thành một bong hoa. Thường dduocj mọi nhà trang trí vào những ngày tết và ngôi nhà của chúng mình sẽ ấm áp hơn với những vầng mặt trời nhỏ này.
- Hoa cúc thật là đẹp phải không nào?
- Cô đưa hoa các loại hoa khác cho trẻ quan sát “Hoa đồng tiền”
Tương tự như hoa cúc.
- Hoa cúc và hoa hồng, hoa đồng tiền như thế nào?
- Các loại này có điểm gì giống nhau và khác nhau.
- Hôm nay chúng mình được nàng tiên mùa xuân tặng cho những loại hoa gì?
+ Hoa dùng để làm gì?
+ Muốn có nhiều hoa đẹp ta phải làm gì?
=> Chốt lại giáo dục trẻ
“Tìm hoa cho lá”
Chia trẻ thành 2 tổ
Cô hướng dẫn trẻ chơi.
Cho trẻ chơi 5-7 phút
Cô và trẻ cùng đọc bài thơ “Hoa kết trái”
Trẻ lắng nghe
Có ạ
2-3 Trẻ 
Hoa hồng ạ
Tưới nước cho hoa
Hoa cúc vàng
2-3 Trẻ
Màu vàng ạ
Trẻ lắng nghe
Trẻ cùng so sánh
2-3 Trẻ 
Chăm sóc hoa
Trẻ chơi
Trẻ đọc thơ
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 - Quan sát hoa cúc.
2. Trò chơi vận động
 - Kéo co
3. Chơi tự do
 - Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Cửa hàng bán hoa quả
Góc NT: Vẽ, nạn xé hoa quả.
Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây.
Góc XD: Xây dựng công viên hoa và cây xanh.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Hát, múa, đọc thơ, ca dao, câu đố trong chủ điểm
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 20/02/2016
Ngày dạy: 24/02/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển ngôn ngữ
Nội dung hoạt động: Bé đọc thơ “Hoa kết trái”
I. Mục đích- Yêu cầu
1. Kiến thức
- Trẻ nhớ tên bài thơ, thuộc bài thơ, hiểu được nội dung bài thơ
2. Kỹ năng
- Rèn kỹ năng đọc thơ cho trẻ nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ
3. Giáo dục
- Trẻ yêu quý và chăm sóc bảo vệ các loại hoa
II. Chuẩn bị
- Bài thơ
- Tranh ảnh minh hoa bài thơ
III. Tổ chức hoạt động
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1
Tết đến bé thường làm gì?
Hoạt động 2
Bé vui đọc thơ
“Hoa kết trái”
Hoạt động 3
Trò chơi 
“Tay ai khéo”
- Trẻ cùng cô hát bài “Màu hoa”
- Bài hát có tên là gì?
- Bài hát do ai sáng tác?
- Đúng rồi đó là bài hát Màu hoa
- Trong bài hát nói đến loại hoa nào?
=> Các con ạ muốn co hoa đẹp chúng mình phải biết chăm sóc và bảo vệ hoa ngoài ra hoa còn có ích làm đẹp cho cuộc sống con người.
+ Cô đọc bài thơ lần 1. Đọc diễn cảm kèm cử chỉ điệu bộ.
- Cho trẻ nhắc lại tên bài thơ, tên tác giả?
+ Cô đọc bài thơ lần 2. 
- Cô vừa đọc bài thơ gì? 
Hoa cà tim tím
Hoa mướp vàng vàng
Hoa lựu chói chăng
Đỏ như đốm lửa
Hoa vừng nhỏ xinh
Hoa đỗ xinh xinh
- Nhà thơ đã miêu tả hình ảnh những cây hoa vào một mùa xuân hoa cà tim tím, hoa mướp vàng vàng hình ảnh rất mượt mà và đẹp phải không nào?
Hoa mận trắng tinh
Rung rinh trước gió
Này các bạn nhỏ
Đừng hái hoa tươi
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái
* Bé đọc thơ cùng bạn
- Cả lớp cùng đọc thơ theo cô 3-4 lần
- Tổ thi đua nhau đọc thơ
- Cá nhân trẻ thể hiện giọng đọc diễn cảm
- Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa sai cho trẻ
+ Vừa rồi cô thấy lớp chúng mình đọc thơ và thể hiện tình cảm với bài thơ rất là hay và giỏi rồi cô tuyên dương cả lớp mình.
-Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội một đội là hoa đào và một đội là hoa mai. Mỗi đội sẽ cử một bạn lên chọn hoa và giỏ về cho đội của mình. Khi có hiệu lệnh của cô, các đội bắt đầu thi đua cắm hoa vào giỏ trong vòng 3 phút đội nào xong trước thì đội đó sẽ dành chiến thắng. 
- Hết giờ cô nhận xét các đội cắm.
Trẻ hát cùng cô
Hoa kết trái
Trẻ đọc thơ
Trẻ chơi trò chơi
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 - Quan sát hoa trong vườn trường.
2. Trò chơi vận động
 - chọn hoa
3. Chơi tự do
 - Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠT ĐỘNG GÓC
Góc PV: Cửa hàng bán hoa quả
Góc NT: Vẽ, nạn xé hoa quả.
Góc TN: Chăm sóc cây, tưới cây.
Góc XD: Xây dựng công viên hoa và cây xanh.
D. HOẠT ĐỘNG CHIỀU
1. Tập tô chữ cái và số.
2. Nhận xét hoạt động trong ngày của trẻ, cho trẻ nhận xét về bạn trong lớp, tuyên dương những trẻ ngoan, cho trẻ ngoan cắm cờ, nhắc nhở trẻ chưa ngoan.
3. Cho trẻ chơi tự do, vệ sinh sạch sẽ cho từng cá nhân trẻ - trả trẻ, trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập, tình hình sức khoẻ trẻ trong ngày.
 Vệ sinh lớp học sạch sẽ, thu gọn đồ dùng đồ chơi – Ra về.
E. ĐÁNH GIÁ TRẺ CUỐI NGÀY
Ngày soạn: 22/02/2016
Ngày dạy: 25/02/2016
A – HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
Lĩnh vực: Phát triển TC-XH
Nội dung hoạt động: Màu hoa
I. Mục đích- Yêu cầu
1. Kiến thức
Trẻ thuộc bài hát, hát rõ lời, thể hiện được âm điệu nhịp điệu của bài hát. Biết thể hiện tình cảm khi hát và vận động các bài hát trong chủ đề.
2. Kỹ năng
Trẻ có kỹ năng hát và vận động theo nhạc, phát triển tai nghe cho trẻ.
3. Giáo dục: 
Giaó dục trẻ yêu quý vẻ đẹp thiên nhiên.
II. Chuẩn bị
- Cô: Tranh vườn hoa 
- Trẻ: Mũ âm nhạc..
III. Tiến hành
Nội dung
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1
Trò chuyện cùng trẻ
2. Hoạt động 2 
Màu hoa
3. Hoạt động 3
* Trò chơi :
“ Ai nhanh nhất “
* Dán hoa để hoàn thiện bức tranh.
- Cho trẻ đi chơi xung quanh lớp học và nhận xét về bức tranh chưa hoàn thiện.
- Chúng mình nhìn xem vườn hoa có gì?
- Chúng mình có muốn vườn hoa này thật rực rõ với những bông hoa đẹp không?
- Các con sẽ dán những bông hoa vào những cây hoa nhé!
- Vườn hoa của chúng mình có những màu hoa gì?
+ Có bao nhiêu bông hoa màu vàng?
+ Còn hoa tím có bao nhiêu bông?
* Hát múa để thể hiện tình cảm với thiên nhiên
- Các con! Trước những vẻ đẹp rực rỡ lung linh muôn sắc màu của các loại hoa đó tạo cảm hứng cho nhạc sĩ Hồng sáng viểt nên bài hát " Mầu hoa". Nào chúng mình cùng hát nên giai điệu bài hát này nhé!
- Hát 4 lần:
- Hoa là vẻ đẹp của thiên nhiên rất nước, những bó hoa tươi thắm rực rỡ mang đến cho mọi người những niềm vui, song có những bó hoa luôn thơm ngát trong vườn trường Mầm non. đó là những bông hoa nào?
Những bông hoa bé ngoan biết vâng lời cô, những bông hoa cháu ngoan của Bác Hồ. Nào chúng mình cùng đến với bài hát " Hoa trường em" của nhạc sĩ Dương Hồng Bang.
- Hát " Hoa trường em"
- Các bạn nhỏ rất vui khi được ra ngắm nhìn những bông hoa rực rỡ đủ sắc màu. Còn các con! Chúng mình có vui khi được ra thăm vườn hoa không?
- Vậy chúng mình cùng đến với "Màu hoa" của nhạc sĩ Hàng sáng nhé!
- Hát " Màu hoa"
- Trước vẻ đẹp rực rỡ muôn màu của các loại hoa, các bạn nhỏ thăm hoa với mình hay yêu hoa và hãy chăm sóc bảo vệ hoa. Nào chúng mình cïng ra thăm vườn hoa qua một sáng tác của nhạc sĩ Văn Tiến
- Hát " Ra vườn hoa" 
- Trong thiên nhiên có rất nhiều loại hoa, mỗi loại hoa lại có một sắc màu riêng, Miền Bác chúng mình gọi là hoa, còn Miền Nam gọi là bông đây. Các con có biết không? ở Miền Nam còn có những điều hò điệu lý rất hay 
" Bông xanh, bông trắng, bông vàng
Đố ai đếm được đó là mấy bông"
- Bây giờ chúng mình cùng đến với điệu lý Nam bộ qua phần thể hiện của cô nhé! 
Bài hát " Lý cây bông"
- Hát Lý cây bông
+ Lần1 - 2 ( Cô hát và làm động tác 3 trẻ múa )
- Trên quê hương của chúng mình có rất nhiều các loại hoa đua nhau khoe sắc, có những bông hoa mang lại cho con người những niềm vui thế có những loại hoa lại kết trái cho chúng minh hoa thơm quả ngọt.
Chúng mình đọc bài thơ " Hoa kết trái" nào.
- Cô giới thiệu luật chơi: Trẻ đi xung quanh những chiếc vòng. Cô hát nhá, trẻ đi bình thường. Cô hát to, trẻ nhảy vào vòng tròn. Mỗi trẻ chưa được nhảy vào một vòng. Mỗi vòng tròn chỉ được một trẻ nhảy vào. Ai chậm thì sẽ bị nhảy lò cò.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
Trẻ chơi cô bao quát nhắc nhở trẻ
=> Nhận xét sau khi chơi
Cho trẻ cất gọn đồ dùng
- Vừa đi vừa đọc 
Dung dăng dung dẻ
Dẫt trẻ đi chơi
Đến vườn hoa rồi 
- Có các bông hoa chưa có hoa.
- Lấy hoa rồi gắn vào bức tranh.
- Hoa vàng, đỏ, tím.
- đếm số hoa màu vàng.
- đếm số hoa mầu tím.
- Lần 1, 2 nhún
- Lần 3, 4 vỗ tay theo nhịp ( sắc sô )
- Hoa bé ngoan
- Lần 1 cả lớp múa 
- Lần 2, 3 đội hình vòng tròn múa.
- Lần1, 2 làm động tác
- Lần 3, 4 cả lớp cầm tay nhau nhảy múa.
- Múa đội hình vòng tròn.
- Trẻ chú ý lắng nghe cô hát và thể hiện cảm xúc.
- Trẻ đọc thơ
- Trẻ nghe cô giới thiệu luật chơi
Trẻ chơi.
Trẻ thực hiện
B. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
1. Hoạt động có chủ đích
 - Quan sát hoa cúc
2. Trò chơi vận động
 - Tìm lá cho hoa
3. Chơi tự do
 - Chơi tự do trên sân trường
C. HOẠ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 23. Thế giới các loại hoa.doc