Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 6: Vẽ trang trí - Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí

1. MỤC TIÊU

 1.1 Kiến thức:Học sinh hiểu được cách sắp xếp bố cục trong trang trí.

 Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.

 1.2. Kĩ năng: - HS biết cách làm bài vẽ trang trí.

 - Học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong trang trí.

 1.3. Thái độ: HS thích trang các các vật dụng học tập.

 Học sinh thêm yêu thích nghệ thuật trang trí.

2. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- HS biết cách làm bài vẽ trang trí.

- HS biết các cách sằp xếp trong trang trí.

3. CHUẨN BỊ:

 3.1. Giáo viên: Bi trang trí hình trịn, vuơng, đường diềm, .

 3.2. Học sinh: Một số vật có họa tiết trang trí: Chén, dĩa, khăn,

Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, thước, .

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1609Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 6 - Bài 6: Vẽ trang trí - Cách sắp xếp (bố cục) trong trang trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÁCH SẮP XẾP (BỐ CỤC) TRONG TRANG TRÍ
Tuần dạy Tiết PPCT: 8 Ngày dạy:
 Bài 6
Vẽ trang trí
1. MỤC TIÊU
 1.1 Kiến thức:Học sinh hiểu được cách sắp xếp bố cục trong trang trí. 
 Học sinh phân biệt được sự khác nhau giữa trang trí cơ bản và trang trí ứng dụng.
 1.2. Kĩ năng: - HS biết cách làm bài vẽ trang trí.
 - Học sinh biết cách sắp xếp bố cục trong trang trí.
 1.3. Thái độ: HS thích trang các các vật dụng học tập.
 Học sinh thêm yêu thích nghệ thuật trang trí.
2. NỘI DUNG HỌC TẬP: 
- HS biết cách làm bài vẽ trang trí.
- HS biết các cách sằp xếp trong trang trí.
3. CHUẨN BỊ:
 3.1. Giáo viên: Bài trang trí hình trịn, vuơng, đường diềm,.
 3.2. Học sinh: Một số vật có họa tiết trang trí: Chén, dĩa, khăn,
Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ, thước,.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
 4.1. Ổn định chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số học sinh
 Lớp 6A1
6A2
6A3
6A4
6A5
4.2. Kiểm tra miệng: 
Bài cũ: GV nhận xét bài kiểm tra 1 tiết của HS 
Bài mới: GV: Tên bài học hôm nay, cấu trúc bài gồm có các phần nào?
HS: Tên bài: “ CÁCH SẮP XẾP (BỐ CỤC TRONG TRANG TRÍ”, gồm có 3 phần: Thế nào là cách sắp xếp trong trang trí, một vài cách sắp xếp trong trang trí, cách làm bài trang trí cơ bản.
 4.3. Tiến trình bài học:
 HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
- Giáo viên giới thiệu: Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, nhu cầu làm đẹp là rất quan trọng, nó góp phần làm cho cuộc sống phong phú và hấp dẫn hơn. Hôm nay cô sẽ hướng dẫn các em cách sắp xếp bố cục 
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 
trong trang trí, nhằm giúp các em biết cách trang trí làm đẹp cho cuộc sống của chúng ta.
* Họat động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu cách cách sắp xếp trong trang trí: 
- Giáo viên cho học sinh quan sát một số đồ vật được trang trí và hỏi:
r Vị trí sắp xếp của họa tiết trên đồ vật (Cái dĩa)?
HS: Xung quanh.
r Vì sao cái dĩa ít được trang trí ở giữa?
HS: Trả lời theo hiểu biết.
- Giáo viên: Trong trang trí đồ gia dụng phải dựa vào kiểu dáng và tính năng sử dụng của chúng.
- Giáo viên cho học sinh quan sát bài trang trí hình vuông, hình tròn và hỏi:
r Em có nhận xét gì về họa tiết trong bài trang trí?
HS: Có hoạ tiết to, họa tiết nhỏ.
 Màu sắc nỗi rõ họa tiết.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh một số cách sắp xếp trong trang trí:
+ Các họa tiết giống nhau, đặt cạnh nhau, khoảng cách đều nhau, được lặp lại nhiều lần.
 + Hai hay nhiều họa tiết được vẽ xen kẽ nhau và lặp lại, là cách sắp xếp xen kẽ.
+ Họa tiết được vẽ giống nhau qua một hay nhiều trục gọi là cách sắp xếp đối xứng.
 + Các mảng hình họa tiết không đều nhau nhưng vẫn tạo ra sự thăng bằng, cân xứng, thuận mắt.
GV kết luận: Trang trí có vai trò làm cho mọi vật đẹp hơn, khi trang trí cần chú ý:
+ Các mảng hình có to, nhỏ hợp lý, tỉ lệ với khoảng trống của nền
 + Các họa tiết giống nhau nên bằng nhau và vẽ cùng màu, cùng độ đậm nhạt.
+ Tránh sắp xếp các mảng hình dày đặc hoặc thưa, dàn trải.
+ Nên dùng ít màu và lựa chọn sao cho chúng 
I. Khái niệm cách cách sắp xếp trong trang trí:
II. Một vài cách sắp xếp trong trang trí:
1. Nhắc lại:
2. Xen kẽ:
3. Đối xứng:
4. Mảng hình không đều.
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 
hài hòa với nhau.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh cách làm bài trang trí cơ bản: 
- Giáo viên: Để trang trí hình vuông, hình tròn, chữ nhật, trước tiên ta phải vẽ hình và kẻ trục đối xứng.
 - Sau khi kẻ trục đối xứng ta tìm các mảng hình sao cho cân đối trong hình định trang trí.
- Tìm và chọn họa tiết phù hợp với các mảng hình.
- Màu sắc theo ý thich nhưng cần hài hòa, rõ trọng tâm.
* Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài: 
- Giáo viên yêu cầu học sinh tập sắp xếp mảng hình họa tiết cho hình vuông. 
- Giáo viên quan sát gợi ý thêm cho học sinh.
- Học sinh làm bài.
III. Cách làm bài trang trí cơ bản:
- Vẽ hình và kẻ trục đối xứng.
- Tìm các mảng hình - Tìm và chọn họa tiết.
- Vẽ màu.
III. Thực hành: 
- Tập sắp xếp mảng hình cho hai hình vuông cạnh 10cm và tìm họa tiết phù hợp với mảng hình đó.
 4.4. Tổng kết:
 - Giáo viên chọn vài bài tập sắp xếp bố cục của học sinh gắn lên bảng.
 - Giáo viên gọi hoc sinh nhân xét.
 - Giáo viên nhận xét, nêu ưu và khuyết điểm của mỗi bài.
 4.5. Hướng dẫn học tập:
 * Đối với bài này: +Xem lại bài,
 +Tiếp tục hoàn thành bài (nếu chưa xong) 
 * Đối với bài tiếp theo: - Chuẩn bị bài sau: “TTMT_ Sơ lược về mĩ thuật thời Lý
 (1010 – 1225)”
 + Xem trước bài giới thiệu trong sách giáo khoa.
 + Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về mĩ thuật thời Lý.
5. PHỤ LỤC:
Giáo viên: Nguyễn Thị Thu Thảo – Mĩ thuật 6 Trường: THCS Lê Lợi 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Cach_sap_xep_bo_cuc_trong_trang_tri.doc