Giáo án Mĩ thuật 7 - Bài 1: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400)

I. MỤC TIÊU :

1- Kiến thức: Biết khái quát về quá trình XD và PT của MT thời Trần , hiểu sơ lược các giai đoạn PT và một sô công trình MT tiêu biểu thời Trần.

2-Kĩ năng: Nhớ được vài nét về đặc điểm MT thời Trần, nhớ được một số công trình MT tiêu biểu ( KT, ĐK, trang trí và gốm ) thời Trần

3- Thái độ: Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.

 4- Hình thành và phát triển năng lực học sinh: Vấn đáp, tư duy logic, phân tích tổng hợp, cảm thụ, nhận biết.

II. CHUẨN BỊ :

1. Tài liệu tham khảo:

 -"Lược sủ mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh,Nguyễn

 

doc 5 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1698Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Mĩ thuật 7 - Bài 1: Thường thức mĩ thuật - Sơ lược về mĩ thuật thời Trần (1226 - 1400)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :13/08/ 2015
Tuần 1 - Tiết 1 :
	THƯỜNG THỨC MĨ THUẬT 
SƠ LƯỢC VỀ MĨ THUẬT THỜI TRẦN 
	(1226 - 1400)
I. MỤC TIÊU :
1- Kiến thức: Biết khái quát về quá trình XD và PT của MT thời Trần , hiểu sơ lược các giai đoạn PT và một sô công trình MT tiêu biểu thời Trần. 
2-Kĩ năng: Nhớ được vài nét về đặc điểm MT thời Trần, nhớ được một số công trình MT tiêu biểu ( KT, ĐK, trang trí và gốm ) thời Trần
3- Thái độ: Học sinh nhận thức đúng đắn về truyền thống nghệ thuật dân tộc, biết trân trọng và yêu quý vốn cổ của cha ông để lại.
 4- Hình thành và phát triển năng lực học sinh: Vấn đáp, tư duy logic, phân tích tổng hợp, cảm thụ, nhận biết....
II. CHUẨN BỊ :
1. Tài liệu tham khảo:
	-"Lược sủ mĩ thuật và mĩ thuật học" của Chu Quang Trứ, Phạm Thị Chỉnh,Nguyễn
	Thái Lai.
2. Đồ dùng học tập:
- GV:
 - Bộ đồ dùng dạy học MT 8. 
 	 - Tranh về mĩ thuật thời Trần phóng to.
 	 - Máy hắt, phim trong, bút nét to, giấy tô ki.(nếu có)
- HS: 
 - Tranh ảnh liên quan đến bài học.
 	 - Giấy , chì , màu , tẩy.
3. Phương pháp dạy học:
- Quan sát vấn đáp trực quan, gợi mở.
- Luyện tập , thảo luận nhóm.
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1- ổn định tổ chức: KT sĩ số
2- Kiểm tra bài cũ: Em hãy cho biết lớp 6 chúng ta đã tìm hiểu về lịch sử mĩ thuật của triều đại nào?
3- Bài mới
Giới thiệu bài mới.
- Vấn đáp, Tư duy logic
*.Hoạt động 1 : Hướng dẫn Hs tìm hiểu về bối cảnh xã hội thời Trần
- Gv chia nhóm 
- Gv đặt câu hỏi thảo luận 
- Câu1: Hãy nêu tóm tắt về bối cảnh xã hội thời Trần?
- Gv yêu cầu Hs trả lời
-> Gv kết luận:
- Xã hội Việt Nam vào đầu thế kỉ XIII có nhiều biến động:
+ Quyền trị vì đất nước từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần(Trần Cảnh lên ngôi).
+ Nhìn chung chưa có sự thay đổi lớn chế độ trung ương tập quyền được củng cố, mọi kỉ cương và thể chế được phát huy.
+ Ba lần đánh thắng Nguyên Mông, hào khí dân tộc dâng cao, tạo sức bật cho Văn hoá đặc biệt là mĩ thuật
- Hs chép câu hỏi + thảo luận
- Hs nghe +bổ sung
- Hs nghe +ghi bài
- Tư duy logic, Phân tích tổng hợp
*.Hoạt động 2 : Hướng dẫn Hs tìm hiểu
 khái quát về mĩ thuật thời Trần 
- Mĩ thuật thời Trần là sự nối tiếp của mĩ thuật thời kì nào? Có gì khác biệt?
- Những loại hình nghệ thuật nào xuất hiện ở mĩ thuật thời Trần?
1 Kiến trúc:
- Gv đặt câu hỏi thảo luận:
Câu 2: Trình bày nghệ thuật kiến trúc thời Trần ?
- Gv yêu cầu Hs trả lời và bổ sung
-> Gv kết luận: 
- Kiến trúc kinh thành Thăng Long chia làm 2:
* Kiến trúc cung đình:
- Kinh thành Thăng Long: về cơ bản vẫn giữ nguyên như thời Lý nhưng do cuộc chiến chống quân Nguyên Mông đã gây nhiều thiệt hại nên nhà Trân đã cho xây dựng lại nhưng đơn giản hơn nhiều.
- Ngoài ra nhà Trần còn cho xây dựng thêm nhiều cung điên khác như:
* Kiến trúc phật giáo:
- Phát triển hơn thời Lý cho xây dựng nhiều chùa tháp:
* Kiến trúc chùa làng:
- Vào cuối thời Trần đặc biệt là sau cuộc chiến với Chiêm thành đã ảnh hưởng đến tâm lý của người dân nên đã phát triển loại hình kiến trúc mới được xây dựng ở nhiều nơi kết hợp thờ phật và thờ thần.
2 Điêu khắc và chạm khắc trang trí,
- Gv đặt câu hỏi thảo luận
Câu 3: nghệ thuật điêu khắc và chạm khắc trang trí có gì đặc biệt phát triển ra sao?
- Gv yêu cầu Hs trả lời +bổ sung
-> Gv kết luận:
* Điêu khắc:
- Tượng tròn: Các pho tượng phật được tạc bằng nhiều chất liệu đá và gỗ.
- Những Bệ Rồng : ở chùa Dâu (Bắc Ninh)
Khu lăng mộ An sinh. Hình tượng con Rồng có thân hình khoẻ khoắn hơn. 
* Chạm khắc trang trí:
- Diễn tả cảnh sinh hoạt trong đời sống hàng ngày của người dân:
- Ngoài ra còn trang trí bệ đá hoa sen với những hình chạm rồng, hoa lá. Chia làm ba phần: toà, thân, chân bệ 
->GV chốt: Nghệ thuật chạm khắc phổ biến và làm ra các công trình trở nên đẹp hơn.
* Nghệ thuật Gốm:
- Gv đặt câu hỏi
Câu 4: Hãy nêu những nét nổi bật của nghệ thuật Gốm thời Trần?
- Gv yêu cầu Hs trả lời + bổ sung
-> Gv kết luận:
- Phát huy nghệ thuật Gốm thời Lý và có một số nét nổi bật khác
- Xương Gốm dày, trhô nặng hơn. Gốm gia dụng phát triển mạnh để phục vụ người dân
+ Chế tác được các màu men 
- Hoạ tiết trang trí trên gốm chủ yếu là hoa sen , hoa cúc cách điệu.
-> GV chốt: Nét vẽ trên đồ Gốm thoáng hơn, mang tính phóng khoáng của nghệ nhân
- Mĩ thuật thời Trần là sự tiếp nối của mĩ thuật thời Lý.
+ Mối quan hệ với quần chúng cởi mở hơn và có sự giao lưu văn hoá với các nước lân cận. 
+ Kiến trúc, điêu khắc, trang trí, đồ gốm..
- Học sinh chép câu hỏi+ thảo luận
- Hs trả lời +bổ sung
- Thăng Long
- Khu cung Điện Thiên TRường, khu lăng mộ An Sinh, Thành Tây Đô.
- Tháp chùa Phổ Minh (Nam Định).
- Tháp Bình Sơn (Vĩnh Phúc).
- Hs chép câu hỏi + thảo luận
- Hs trả lời +bổ sung
- Tượng đá ở lăng mộ : Tượng quan hầu, tượng các con thú ở lăng Trần Hiến Tông (Quảng Ninh ).
Tượng hổ ở lăng Trần Thủ Độ ( Thái Bình )
Tương sư tử ở chùa Thông (Thanh Hoá).
- Nhạc công, người chim và Rồng ở chùa Thái Lạc (Gỗ ) - Hưng Yên.
- Hs chép câu hỏi + thảo luận
- Hs nghe +bổ sung
- Hs nghe+ghi bài
- Hoa nâu và hoa lam
- Vấn đáp, cảm thụ, tư duy logic, Phân tích tổng hợp
*. Hoạt động 3: Một vài đặc điểm của mĩ thuật thời Trần
- Nêu tóm tắt đặc điểm của mĩ thuật thời Trần?
- Khoẻ khoắn, phóng khoáng thể hiện sức mạnh,lòng tự hào tự tôn dân tộc
- kế thừa những tinh hoa của mĩ thuật thời 
Lý nhưng giản dị hơn gần gũi với người dân hơn
- Tiếp thu nghệ thuật của các nước khác làm giàu thêm cho nghệ thuật nước nhà
- Tư duy logic, Phân tích tổng hợp
4. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP:
- GV yêu cầu Hs nhắc lại một số kiến thức trong bài vừa học
+ XH thời Trần có gì thay đổi?
+ Nêu đặc điểm của mĩ thuật thời Trần? Vì sao nói mĩ thuật thời Trần giàu tính hiện thực?
-> Gv kết luận + bổ sung ,chấm điểm 
-> Gv nhận xét giờ học.
-Hs trả lời
- Hs trả lời
- Vấn đáp, nhận biết, tư duy logic, Phân tích tổng hợp
5. DẶN DÒ:
- Về nhà
- Chuẩn bị
- Đọc sgk
- Sưu tầm tranh ảnh về mĩ thuật thời Trần
- Tiết 2: Thường Thức Mĩ Thuật
 Một số công trình tiêu biểu của mĩ thuật thời Trần 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_So_luoc_ve_mi_thuat_thoi_Tran_1226_1400.doc