Giáo án môn Âm nhạc 7 - Tuần 11 - Bài 3: Chúng em cần hòa bình

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 - HS biết ôn lại bài hát “Chúng em cần hòa bình” và bài TĐN số 4 - Mùa xuân về để thực hành thuần thục hơn.

 - HS hiểu thêm về một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam là nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.

2. Kĩ năng:

 - HS thực hiện thành thạo: đọc nhạc, hát thuần thục bài TĐN số 4 kết hợp vỗ nhịp 4/4. Hát diễn cảm bài “ Chúng em cần hòa bình” và trình bày bài hát theo hình thức lĩnh xướng và đồng ca.

 - HS thực hiện được: tìm nghe một số ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 4900Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Âm nhạc 7 - Tuần 11 - Bài 3: Chúng em cần hòa bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 3 - Tiết 11	
Tuần 11
Ôn tập bài hát: 	CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
Ôn tập Tập đọc nhạc: 	TĐN SỐ 4
Âm nhạc thường thức: 
NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT HÀNH QUÂN XA.
I/ MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: 
 - HS biết ôn lại bài hát “Chúng em cần hòa bình” và bài TĐN số 4 - Mùa xuân về để thực hành thuần thục hơn. 
 - HS hiểu thêm về một nhạc sĩ có nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam là nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.
2. Kĩ năng: 
 - HS thực hiện thành thạo: đọc nhạc, hát thuần thục bài TĐN số 4 kết hợp vỗ nhịp 4/4. Hát diễn cảm bài “ Chúng em cần hòa bình” và trình bày bài hát theo hình thức lĩnh xướng và đồng ca.
 - HS thực hiện được: tìm nghe một số ca khúc của nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
3. Thái độ: 
 - Thói quen: Qua nội dung bài học giáo dục cho HS có thái độ trân trọng với những nhạc sĩ có nhiều đóng góp trong sự nghiệp âm nhạc của đất nước, giúp HS hiểu và thêm tự hào về nền âm nhạc Việt Nam.
 - Tính cách: HS tích cực hơn trong các hoạt động học tập.
II/ NỘI DUNG: ANTT- Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.
III/ CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Máy đĩa, đĩa nhạc, đàn; hát thuần thục bài “Chúng em cần hòa bình”; đọc nhạc, hát lời thuần thục bài TĐN số 4 - Mùa xuân về ; hát thuần thục bài Hành quân xa để giới thiệu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
2. Học sinh: vở ghi bài và đồ dùng học tập của học sinh.
IV/ TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: Kiểm tra sĩ số lớp (1p)
2. Kiểm tra miệng: lồng ghép vào nội dung 1, 2.
3. Tiến trình bài học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
NỘI DUNG
Hoạt động 1: ôn tập bài hát(15p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: bắt nhịp cho HS khởi động giọng bằng âm La theo gam trưởng.
- HS: thực hiện 1-2 lần.
- GV: Cho HS nghe lại bài “Chúng em cần hòa bình” 1 lần.
- HS: nghe, tự điều chỉnh.
- GV: Hướng dẫn HS hát đầy đủ cả bài ở mức độ hoàn chỉnh theo hình thức lĩnh xướng và đồng ca: 1HS nữ hát câu 1 cả 2 lời của đoạn a, 1 HS nam hát câu 2 cả 2 lời của đoạn a. Đoạn b cả lớp hát đồng ca.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: lắng nghe, hận xét, sửa sai.
- GV: chỉ định hoặc cho HS xung phong hát bài “Chúng em cần hòa bình”.
- HS: 1-2 HS trả bài cũ.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá.
Hoạt động 2: Ôn tập TĐN (10p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: Đọc nhạc, hát lời cho HS nghe lại 1 lần yêu cầu HS tự điều chỉnh.
- HS: cả lớp nghe và tự điều chỉnh.
- GV: Điều khiển cho HS đọc nhạc và hát lời bài TĐN số 4: Nửa lớp đọc nhạc nửa còn lại hát lời và ngược lại kết hợp vỗ tay theo phách.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai cho HS.
- GV: yêu cầu HS đọc nhạc được xem sách hát lời phải thuộc để trình bày hoàn chỉnh bài TĐN số 4.
- HS: cả lớp thực hiện.
- GV: Chỉ định hoặc cho HS xung phong đọc nhạc hát lời bài TĐN số 4.
- HS: 1-2 cá nhân thực hiện.
- GV: nhận xét, sửa sai nếu có và đánh giá.
Hoạt động 3: Âm nhạc thường thức (15p)
- GV: ghi nội dung.
- HS: ghi bài.
- GV: hỏi: Cho biết tên bản giao hưởng đầu tiên của Việt Nam? Ai là tác giả?
- HS: cá nhân trả lời: Bài Quê hương của nhạc sĩ hoàng Việt. Hôm nay chúng ta sẽ có thêm hiểu biết về nền âm nhạc Việt Nam qua một tác giả khác là nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- HS: cả lớp theo dõi.
- GV: chỉ định HS đọc to, rõ, diễn cảm phần giới thiệu về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- HS: cá nhân đọc.
- GV: tóm tắt vài ý chính về nhạc sĩ Đỗ Nhuận.
- HS: cả lớp ghi bài.
- GV: trình bày 1 đoạn trích trong bài “Việt Nam quê hương tôi” để giới thiệu cho HS.
- HS: cả lớp lắng nghe.
- GV: Chỉ định HS đọc to, rõ ràng diễn cảm phần bài hát “ Hành quân xa”.
- HS: cá nhân đọc.
- GV: trình bày bài “Hành quân xa” cho HS nghe.
- HS: cả lớp nghe và có thể hát theo.
I. Ôn tập bài hát:
CHÚNG EM CẦN HÒA BÌNH
 Nhạc và lời: Hoàng Long 
 Hoàng Lân
II. Ôn tập tập đọc nhạc:
TĐN SỐ 4 - MÙA XUÂN VỀ
 Nhạc và lời: Phan Trần Bảng
III. Âm nhạc thường thức:
NHẠC SĨ ĐỖ NHUẬN VÀ BÀI HÁT HÀNH QUÂN XA
1. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận:
- Nhạc sĩ Đỗ Nhuận (1922 - 1991) sinh tại Hải Dương-Hải Phòng. Ông tham gia cách mạng khi còn rất trẻ và có rất nhiều đóng góp cho nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
- Các tác phẩm tiêu biểu như: Nhớ chiến khu, Việt Nam quê hương tôi, 
- Nhạc kịch “Cô Sao” của ông là vở nhạc kịch đầu tiên của nền âm nhạc Việt Nam hiện đại.
- Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng HCM về VH - NT.
2. Bài hát Hành quân xa:
Ra đời vào năm 1953 khi nhạc sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử (1954).
4. Tổng kết: (3p)
- GV: Hỏi bản nhạc kịch đầu tiên của Việt Nam tên gì? Ai là tác giả?.
- HS: cá nhân trả lời.
- GV: nhận xét và tuyên dương.
5. Hướng dẫn học tập: (1p)
- Hát thuần thục diễn cảm bài hát Chúng em cần hòa bình.
- Đọc nhạc hát lời thuần thục bài TĐN số 4.
- Đọc và học thuộc phần ANTT- Nhạc sĩ Đỗ Nhuận và bài hát Hành quân xa.
- Chuẩn bị cho tiết học sau: Xem trước lời của bài hát Khúc hát chim sơn ca.
V/ PHỤ LỤC: Không có
VI/ RÚT KINH NGHIỆM:
Nội dung:	
Phương pháp:	
Phương tiện:	

Tài liệu đính kèm:

  • docxTiet_11_On_tap_TDN_TDN_so_4_ANTT_Nhac_si_Do_Nhuan_va_bai_hat_Hanh_quan_xa.docx