Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 7, 8

I . MỤC TIÊU

 1.Kiến thức : - Giúp HS nắm được các hằng đẳng thức, tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.

 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng để giải các bài tập đơn giản, rèn khả năng quan sát để sử dụng hằng đẳng thức phù hợp.

 3.Thái độ: - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác .

 II. CHUẨN BỊ

 Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập .

 Học sinh: Bút dạ, bảng phụ nhóm, bài tập về nhà.

 

doc 7 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 710Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số 8 - Tiết 7, 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4	Ngày soạn: 10/09/2015 
Tiết: 7	Ngày dạy: .../09/2015 
Bài 5: NHỮNG HẰNG ĐẲNG THỨC ĐÁNG NHỚ (TT)
I . MỤC TIÊU
 	1.Kiến thức : - Giúp HS nắm được các hằng đẳng thức, tổng hai lập phương, hiệu hai lập phương.
 	 2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng để giải các bài tập đơn giản, rèn khả năng quan sát để sử dụng hằng đẳng thức phù hợp.
 	3.Thái độ: - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác .
 II. CHUẨN BỊ
 	Giáo viên: Bảng phụ, phiếu học tập . 
 	Học sinh: Bút dạ, bảng phụ nhóm, bài tập về nhà.
III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY
 	- Đặt vấn đề ,giảng giải vấn đáp, nhóm.
 IV .TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
 	1.Ổn định: (1ph)
 	2.Kiểm tra bài cũ: (5ph)
HS1: Viết các hằng đẳng thức đã học.
 	HS2: Tính (a + b)(a2 - ab + b2)
 	3. Nội dung bài mới: Đặt vấn đề: Như vậy (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Đó là dạng tổng của hai lập phương, Ta đi học bài học hôm nay.
TG
Hoạt động GV và HS
Nội dung
10’
15’
10’
*Hoạtđộng1: Tổng hai lập phương.(10ph)
GV: Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a + b)(a2 - ab + b2) = a3 + b3. Vậy cho hai biểu thức A và B ta rút ra được gì ?
 A3 + B3 = ?
HS: Nêu công thức tổng quát.
GV: Từ công thức đó em nào có thể phát biểu thành lời ?
HS: Phát biểu thành lời công thức.
GV: Áp dụng công thức hãy.
a) Viết x3 + 8 dưới dạng tích.
b) Viết (x + 1)(x2 - x + 1) dưới dạng tổng.
GV: Yêu cầu HS lên bảng thực hiện.
HS: 2 lên bảng làm dưới lớp làm vào nháp.
GV: Cùng cả lớp nhận xét và chốt lại công thức.
* Hoạtđộng 2: Hiệuhai lập phương.(15ph)
GV: Tính (a + b)(a2 - ab + b2); với a, b là các số tuỳ ý.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Từ bài tập trên ta thấy với hai số bất kỳ a và b ta luôn có (a - b)(a2 + ab + b2) = a3 - b3. Vậy cho hai biểu thức A và B ta rút ra được gì?.
HS: Nêu công thức tổng quát.
GV: Từ công thức đó em nào có thể phát biểu thành lời ?
HS: Phát biểu thành lời công thức.
GV: Áp dụng công thức hãy.
 a) Tính (x - 1)(x2+ x +1)
 b) Viết 8x3 - y3 dưới dạng tích.
 c) Hãy đánh dấu x vào ô có đáp án đúng của tích: (x + 2)(x2 - 2x + 4)
x3+ 8
x3 – 8
(x + 2)2
(x - 2)2
GV: Tổ chức học sinh hoạt động theo nhóm.
HS: Hoạt động theo nhóm và thực hiện.
GV: Thu phiếu của HS nhận xét và chốt lại công thức.
* Hoạt động 3: Củng cố. (10ph)
GV: Hãy nhắc lại các hằng đẳng thức đã học.
HS: Nhắc lại.
GV: Đưa đề hai bai tập 30, 31 lên bảng phụ
 1) BT 30 (Sgk) Rút gọn biểu thức sau:
 a) (x + 3)(x2 - 3x + 9) - (54 + x3)
 2) BT 31. (Sgk) Chứng minh rằng
1. Tổng hai lập phương
 Tổng quát:
 A3 + B3 = (A + B)(A2 - AB + B2)
Áp dụng:
a) x3 + 8 = (x + 2)(x2 -2x + 4)
b) (x + 1)(x2 - x + 1) = x3 + 1
2. Hiệu hai lập phương.
?2 Ta có:
 (a - b)(a2 + ab + b2) 
= a3 + a2b + ab2 -a2b - ab2 - b3 
= a3- b3
Tổng quát:
 A3 - B3 = (A - B)(A2 + AB + B2
Áp dụng:
a) (x - 1)(x2+ x +1) = x3 - 1
b) 8x3 - y3 = (2x - y)(4x2 + 2xy + y2)
c) Hãy đánh dấu x vào ô có đáp án đúng của tích: (x + 2)(x2 - 2x + 4) 
x3+ 8
X
x3 – 8
(x + 2)2
(x - 2)2
3. Củng cố:
* BT30. (Sgk) Rút gọn biểu thức sau:
a) (x + 3)(x2 - 3x + 9) - (54 + x3) 
 = x3 + 33 - 54 - x3
 = -27
* BT 31. (Sgk) Chứng minh rằng:
a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
4. Dặn dò. 
- Nắm chắc các hằng đẳng tổng của hai lập phương, hiệu của hai lập phương.
 	- Làm bài tập 30b, 31b, 32, 33 Sgk.
- Chuẩn bị các bài tập hôm sau luyện tập.
Tuần 4	Ngày soạn: 12/09/2015
Tiết: 8	Ngày dạy: .../09/2015
LUYỆN TẬP
MỤC TIÊU.
 	 1.Kiến thức : - Giúp HS củng cố và nắm chắc các hằng đẳng thức đáng nhớ đã học.
 	2.Kỹ năng: - Rèn kỹ năng vận dụng thành thạo các hằng đẵng thức, kỉ năng phân tích phán đoán để sử dụng đúng hằng đẵng thức.
 	 3.Thái độ: - Rèn khả năng thực hiện nhanh nhẹn , chính xác .
 II. CHUẨN BỊ:
 	Giáo viên: Bảng phụ ghi các đề bài tập , phấn màu .
 	Học sinh: Bút dạ, bảng phụ nhóm , bài tập về nhà.
 III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY:
 	 - Đặt vấn đề ,giảng giải vấn đáp,nhóm.
 IV . TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
 	1.Ổn định: (1ph)	
 	2.Kiểm tra bài cũ: (5ph)
 	- Phát biểu các hằng đẵng thức đáng nhớ đã học ?
 	- Viết dạng tổng quát ?
 	3. Nội dung bài mới: Đặt vấn đề.Cấc tiết học trước chúng ta đã nắm được các hằng đẵng thức đáng nhớ, hôm nay chúng ta cùng đi áp dụng để giải bài tập.
Tg
Hoặt động GV và HS
Nội dung
7’
6’
5’
7’
10’
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 31/SGK 
 CM: a3 + b3 = (a + b)3 -3ab(a + b)
 Làm thế nào để CM bài toán trên?
HS: Biến đổi VP đưa về bằng VT
GV: Cho một HS lên bảng thực hiện bài toán trên
HS: Trình bày ở bảng.
GV: Với a.b = 6 và a + b = -5 thì 
a3 + b3= ? 
HS: Dựa vào kết quả của câu a) để tính a3 + b3 ở bảng
GV: Nhận xét kết quả bài làm của HS 
GV:Đưa đề bài tập 34b/SGK lên bảng:
 Rút gọn: b) (a + b)3 - (a - b)3 - 2b3
HS: 1 em xung phong thực hiện, học sinh dưới lớp làm vào giấy nháp.
GV: Lưu ý đây là dạng toán thực hiện biến đổi trên biểu thức các em phải nắm thật chắc các bài toán tựa như thế này.
GV: Gọi Hs ở dưới nhận xét.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 35/SGK
HS: Áp dụng các hằng đẳng thức đã học để thực hiện các phép tính một cách linh hoạt.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 36/SGK
GV: Tính giá trị của biểu thức
 x2 + 4x + 4 tại x = 98
Có mấy cách làm bài toán trên?
HS: Cách1: Thay x = 98 vào biểu thức và tính.
 Cách 2 : Áp dụng hằng đẳng thức
GV: Yêu cầu HS thực hiện theo cách 2
HS: Trình bày bài làm ở bảng.
GV: Đưa yêu cầu bài tập 38/SGK lên bảng:
 Chứng minh: a) (a - b)3 = - (b - a)3
 b) (-a - b)2 = (a + b)2
 Gv hướng dẫn HS chứng minh bằng cách biến đổi vế trái
Bài 31/SGK:
 Chứng minh
a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
VP = (a + b)3 3ab(a + b)
 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3- 3a2b - 3ab2
 = a3 + b3 = VT
Vậy a3 + b3 = (a + b)3 - 3ab(a + b)
Áp dụng:
Với a.b = 6 và a + b = -5, ta có:
a3 + b3 = (-5)3 - 3.6.(-5)
 = -125 + 90
 = -35
Bài 34/SGK: Rút gọn
 b) (a + b)3 - (a - b)3 - 2b3
 = a3 + 3a2b + 3ab2 + b3- a3 + 3a2b - 3ab2 + b3- 2b3
= 6a2b.
 Bài 35/SGK:
 342 + 662 + 68.66
= 342 + 2.34.66 + 662 
= (34 + 66)2
= 1002 
= 10 000
 Bài 36/SGK: Tính giá trị của biểu thức
 x2 + 4x + 4 = ( x + 2)2
Tại x = 98, ta có:
( x + 2)2 = ( 98+ 2)2 = 1002 = 10 000
Bài 38/SGK:
CM: (a - b)3 = - (b - a)3
Ta có: 
(a - b)3 = = (-1)3(b-a)3
 = - (b - a)3
Vậy (a - b)3 = - (b - a)3
CM: (-a - b)2 = (a + b)2
Ta có: (-a - b)2 = 
 = (-1)2(a + b)2
 = (a + b)2
Vậy (-a - b)2 = (a + b)2
4. Dặn dò và củng cố. (4’)
- Nhắc lại các hằng đẳng thức đã sử dụng trong các bài tập trên.
 	- Phương pháp giải các bài trên.
- Học bài theo vở 
 - Làm bài tập còn lại(Sgk) 
 	 - Chuẩn bị tốt bài mới “ Phân tích đa thức thành nhân tử bằng phương pháp đặt nhân tử chung”.
	TTKT 	Ngày /09/2015
	Ksor My

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 4 tiết 7,8.doc