Giáo án môn Đại số khối 7 - Tiết 15, 16

1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:

a. Kiến thức:

- Biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn.

b. Kĩ năng:

- Vận dụng thành thạo các quy tắc làm tròn số.

c. Thái độ:

- Học sinh yêu thích môn học.

2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

a. Giáo viên: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học, bảng phụ.

b. Học sinh: Ôn lại bài cũ, đọc trước bài mới, máy tính bỏ túi.

 

doc 8 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 696Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Đại số khối 7 - Tiết 15, 16", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:10/10/2015
Ngày giảng:
21/10/2015
Lớp 7A
15/10/2015
Lớp 7C
15/10/2015
Lớp 7D
 Tiết 15. §10: LÀM TRÒN SỐ
1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
a. Kiến thức:
- Biết ý nghĩa của việc làm tròn số trong thực tiễn.
b. Kĩ năng:
- Vận dụng thành thạo các quy tắc làm tròn số.
c. Thái độ:
- Học sinh yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Giáo viên: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học, bảng phụ.
b. Học sinh: Ôn lại bài cũ, đọc trước bài mới, máy tính bỏ túi.
3.TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (3')	
* Câu hỏi:
- Viết phân số sau đây dưới dạng số thập phân vô hạn tuần hoàn: 
* Đáp án:
b. Bài mới:
* Vào bài (1'):
- Khi nói số tiền xây dựng là gần 600.000đ, số tiền này có thật chính xác không ?
 HS: Số tiền nêu trên không thật chính xác.
 GV: Để dễ nhớ, dễ ước lượng, dễ tính toán với các số có nhiều chữ số, người ta thường làm tròn số. Vậy làm tròn số như thế nào? Ta vào bài hôm nay.
* Nội dung:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hoạt động 1: Ví dụ (18’) 
- Người ta thường làm tròn số để làm gì?
GV: Nêu ví dụ. 
Đề bài yêu cầu gì?
GV: Treo bảng phụ vẽ hình 4 (SGK/35) (Chưa có STP 4,3 và 4,9).
- Một em lên bảng biểu diễn số thập phân 4,3 và 4,9 trên trục số?
- Nhận xét STP 4,3 gần số nguyên nào nhất, STP 4,9 gần số nguyên nào nhất ?
GV: Để làm tròn số các STP trên ta làm như sau: 4,3 4; 4,9 5
GV: Giới thiệu ký hiệu "" đọc là gần bằng "sấp xỉ".
- Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị ta làm thế nào?
GV: Vận dụng kiến thức trên hoàn thành ?1.
- Tại sao 4,5 ở đây làm tròn đến hàng đơn vị có thể nhận 2 kết quả?
GV: Chính vì như vậy nên dẫn đến nhu cầu cần phải có quy ước làm tròn số để có kết quả duy nhất.
GV: Làm tròn số 72900 đến hàng nghìn ( Nói gọn là làm tròn nghìn).
- Tại sao 72900 73000? 
- Vậy giữ lại mấy chữ số ở phần kết quả?
GV: Làm tròn số 0,8134 đến hàng gần nghìn và giải thích cách làm.
GV: Qua các ví dụ như trên người ta đưa ra 2 quy ước làm tròn số như sau => chuyển mục.
HS: Để dễ nhớ, dễ ước lượng, dễ tính toán với các số có nhiều chữ số.
HS: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị.
HS: Lên bảng.
HS: Số 4,3 gần số nguyên 4 nhất; số 4,9 gần số nguyên 5 nhất.
HS: Ghi vở.
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
HS: Ta lấy số nguyên gần với số đó nhất.
HS: Thực hiện.
HS: Vì 4,5 cách đều cả hai số 4 và 5.
1 HS lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở.
HS: Do 73000 gần với 72900 hơn là 72000.
HS: Giữ lại 3 chữ số thập phân ở phần kết quả.
HS: 0,8134 0,813. Do 0,813 gần với 0,8134 hơn là 0,8134.
1. Ví dụ
Ví dụ 1: Làm tròn các số thập phân 4,3 và 4,9 đến hàng đơn vị.
 4,3 » 4
 4,9 » 5
* Để làm tròn một số thập phân đến hàng đơn vị, ta lấy
 số nguyên gần với số đó nhất.
?1 (sgk/35).
5,4 » 5 ; 5,8 » 6
4,5 » 4 ; 4,5 » 5
Ví dụ 2:
72900» 73000 (tròn nghìn)
Ví dụ 3:
0,8134 » 0,813 (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba)
Hoạt động 2: Quy ước làm tròn số (16’)
GV: Yêu cầu 1 HS đọc trường hợp 1.
GV: Hướng dẫn học sinh làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất.
(Dùng bút chì, phấn vạch nét mờ ngăn phần còn lại và phần bỏ đi: 86,1 49)
- Làm tròn số 542 đến hàng chục?
- Em nào nhắc lại trường hợp 1?
GV: Yêu cầu 1 HS đọc tiếp trường hợp 2?
- Làm tròn số 0,0861 đến chữ số thập phân thứ hai?
- Làm tròn số 1573 đến hàng trăm?
GV: Yêu cầu học sinh làm bằng cách gọi học sinh lên bảng làm.
a) Làm tròn số 79,3826 đến CSTP thứ ba.
b) Làm tròn số 79,3826 đến CSTP thứ hai.
c) Làm tròn số 79,3826 đến CSTP thứ nhất.
GV: Nhận xét, chữa hoàn chỉnh bài, sửa sai và uốn nắn cho học sinh. 
- Vậy cho biết 4,5 làm tròn đến hàng đơn vị thì kết quả ntn?
GV: Chốt lại 2 quy ước làm tròn số.
HS: Đọc.
HS: Theo dõi cách hướng dẫn và ghi vở.
HS: 54 2 540 
HS: Nhắc lại.
HS: Đọc.
HS: 0,08 61 0,09
HS: 1573 1600
HS1: Câu a
HS2: Câu b
HS3: Câu c
HS: Nhận xét bài làm của 3 bạn.
HS: 4,5 5 
HS ghi nhớ vào vở
2. Quy ước làm tròn số
* Trường hợp 1: (Sgk/36). 
Ví dụ: a) Làm tròn số 86,149 đến chữ số thập phân thứ nhất.
86,149 86,1
b) Làm tròn số 542 đến hàng chục. 
542 540
* Trường hợp 2: (Sgk/36)
Ví dụ: a) Làm tròn số 0,0861 đến chữ số thập phân thứ hai.
0,0861 0,09
b) Làm tròn số 1573 đến hàng trăm.
1573 1600
?2 (SGK/36)
a) 79,3826 » 79,383 
b) 79,3826 » 79,38 
c) 79,3826 » 79,4 
c. Củng cố - Luyện tập: (6')
- Nhắc lại hai quy ước làm tròn số?
GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài tập 73 (sgk/36).
- Hãy nhận xét bài làm của bạn?
GV: Nhận xét, sửa sai (nếu có).
GV: Chốt lại kiến thức của bài.
HS: Nhắc lại hai quy ước làm tròn số.
3 HS lên bảng làm bài, mỗi HS 2 câu.
HS: Nhận xét.
Bài 73: (SGK/36)
7,923 ≈ 7,92 
17,418 ≈ 17,42 
79,1364 ≈ 79,14 
50,401 ≈ 50,4
0,155 ≈ 0,16
60,996 ≈ 61,00
d. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (1’)
- Học thuộc hai quy ước làm tròn số. 
- BTVN: 74,76, 78, 79,80 (sgk/36, 37,38).
- Tiết sau: Luyện tập. 
 * RÚT KINH NGHIỆM:	
Ngày soạn:10/10/2015
Ngày giảng:
21/10/2015
Lớp 7A
17/10/2015
Lớp 7C
19/10/2015
Lớp 7D
Tiết 16: LUYỆN TẬP
1. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
a. Kiến thức:
- Củng cố các quy ước làm tròn số. 
- Sử dụng đúng các thuật ngữ trong bài.
b. Kỹ năng:
- Vận dụng thành thạo các quy ước làm tròn số vào các bài toán thực tế, vào việc tính toán.
c. Thái độ:
 - Học sinh nhiệt tình, yêu thích môn học.
2. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
a. Giáo viên: SGK, giáo án, đồ dùng dạy học.
b. Học sinh: Học thuộc bài ở nhà, làm bài tập ở nhà,SGK, đồ dùng học tập.
3. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
a. Kiểm tra bài cũ: (8')
* Câu hỏi:
- Hãy phát biểu quy ước làm tròn số? Làm tròn các số sau đến chữ số thập phân thứ nhất: 6,70 ; 8,45 ; 2,119 ; 6,092 ; 0,05 
 * Đáp án:
Trường hợp 1: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi nhỏ hơn 5 thì ta giữ nguyên bộ phận còn lại. Trong trường hợp các số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
Trường hợp 2: Nếu chữ số đầu tiên trong các chữ số bị bỏ đi lớn hơn hoặc bằng 5 thì ta cộng thêm 1 vào chữ số cuối cùng của bộ phận còn lại. Trong trường hợp các số nguyên thì ta thay các chữ số bị bỏ đi bằng các chữ số 0.
Ta có: 6,70 ≈ 6,7 ; 8,45 ≈ 8,5 ; 2,119 ≈ 2,1; 6,092 ≈ 6,1 ; 0,05 ≈ 0,1
b. Bài mới:
* Vào bài (1'): Trong tiết trước ta đã được học cách làm tròn số, và biết vì sao phải làm tròn số. Để củng cố thêm kiến thức phần này ta sang tiết luyện tập.
* Nội dung (28'):
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Yêu cầu 1 HS đọc nội dung bài 74 (sgk/36).
- Bài cho biết gì? Yêu câù tìm gì?
GV: Cho học sinh công thức tính điểm trung bình môn toán học kỳ I như sau.
ĐTB
GV: Nhận xét, sửa sai (nếu có).
GV: Yêu cầu HS đọc bài 78 (SGK/38).
- Đề bài yêu cầu ta tìm gì?
- Em nào lên bảng thực hiện?
- Em nào nhận xét bài của bạn?
 GV: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức.
GV: Yêu cầu 1 HS đọc bài 79 (sgk/38).
- Qua nghiên cứu hãy cho biết bài cho biết gì và yêu cầu gì?
- Muốn tính chu vi hình chữ nhật ta làm như thế nào?
- Muốn tính diện tích hình chữ nhật ta làm thế nào? 
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng trình bày.
 GV: Nhận xét lại, sửa bài làm sai (nếu có).
GV: Yêu cầu 1 HS đọc bài 80 (SGK/38).
 -Muốn giải bài này ta làm thế nào?
 GV: Hướng dẫn HS cách giải.
HS: Đọc.
HS: 
- Cho biết:
Điểm toán bạn Cường
Hệ số1: 7,8,6,10
 2: 7,6,5,9
 3: 8
- Hãy tính: Điểm trung bình môn toán học kỳ I.
1 HS lên bảng. Dưới lớp làm vào vở và nhận xét bài làm của bạn.
HS: Đọc bài.
 HS: Tìm độ dài đường chéo màn hình ti vi là bao nhiêu xentimet.
1HS lên bảng. HS dưới lớp làm vào vở.
HS: Nhận xét.
HS: Đọc.
HS: Cho biết: Chiều dài 10,234m và chiều rộng 4,7m.
Yêu cầu: Tính C = ?, 
S = ? 
HS: ( 10,234 + 4,7 ).2 
HS: ( 10,234 . 4,7 ) 
1 HS lên bảng trình bày, cả lớp làm bài vào vở.
HS: Đọc.
HS: Thực hiện phép chia.
 HS: Theo dõi và ghi vở.
Bài 74: (sgk/36).
Điểm hệ số 1 là:
7+ 8+ 6+ 10 = 31
Điểm hệ số 2 là:
(7+ 6+ 5+ 9).2 = 54
Điểm hệ số 3 là: 8.3 = 24
Điểm trung bình môn Toán HKI của bạn Cường là:
 Bài 78: (SGK/38)
 Đường chéo của màn hình ti vi 21 in dài là : 
 21. 2,54 53,34 (cm)
Đáp số: 53,34 (cm)
 Bài 79: (SGK/38).
 Chu vi của hình chữ nhật là:
(10,234 + 4,7).2 
 = 29,886m 30 m
 Diện tích của hình chữ nhật là: 10,234. 4,7 = 48,0998m2
 48 m2
 Đáp số: Chu vi 30 m
 Diện tích 48 m2
Bài 80: (sgk/38).
1lb = 0,45kg
lb 2,22lb
c. Củng cố: (7')
GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng làm bài tập 76 (sgk/37)
- Để giải bài tập này ta làm ntn ?
GV: Nhận xét, sửa sai(nếu có).
GV: Lưu ý cho học sinh về tác dụng của việc làm tròn số:
 - Xuất hiện rất nhiều trong thực tế, sách báo, chẳng hạn: khoảng 25 nghìn khán giả có mặt tại sân vận động; mặt trăng cách trái đất khoảng 4000 km; diện tích bề mặt trái đất khoảng 510,2 triệu km2; trọng lượng não của người TB 1400g
1 HS lên bảng. Dưới lớp làm vào vở và nhận xét.
HS vận dụng hai quy ước về làm tròn số
HS: Lắng nghe và ghi nhớ.
Bài 76: (sgk/37).
Tròn chục:
76 324 75376 324 750
 3695 3700
Tròn trăm:
76 324 75376 324 800
 3695 3700
Tròn nghìn:
76 324 75376 325 000
 3695 4000
d. Hướng dẫn về nhà: (1')
- Thực hành đo đường chéo ti vi ở gia đình em
- Học lí thuyết: quy ước làm tròn số
- BTVN: 77, 81 (sgk/37, 38); 98, 101, 104 (SBT/16, 17).
- Ôn tập kết luận quan hệ giữa số hữu tỉ và số thập phân.
- Đọc trước bài: “Số vô tỉ. Khái niệm căn bậc hai”.
 * RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTiết 15,16.doc