Giáo án môn Địa lí 8 - Tiết 20 đến tiết 35

Bài 14.

ĐÔNG NAM Á – ĐẤT LIỀN VÀ HẢI ĐẢO

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức: Trình bày được đặc điểm nổi bậc về tự nhiên của khu vực Đông Nam Á

2. Kỹ năng: Đọc các bản đồ, lược đồ: tự nhiên, phân bố dân cư, kinh tế Đông Nam Á và các khu vực châu Á để hiểu và trình bày đặc điểm tự nhiên, dân cư, kinh tế của Đông Nam Á, một số khu vực của Đông Nam Á.

3. Thái độ: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.

II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.

1. Chuẩn bị của giáo viên: Bản đồ

2. Chuẩn bị của học sinh: Tư liệu, SGK, phiếu học tập 14. 1 và phiếu 14. 2

III. PHƯƠNG PHÁP. Thuyết trình, đàm thoại ngợi mở, thảo luận

 

doc 107 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 956Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Địa lí 8 - Tiết 20 đến tiết 35", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ọc trước bài mới.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. ............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... Tuần: 28	 Ngày soạn: 19/03/2014
Tiết: 37	Ngày dạy: 21/03/2014
Bài 31. ĐẶC ĐIỂM KHÍ HẬU VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Trình bày và giải thích được đặc điểm chung của khí hậu Việt Nam
2. Kĩ năng: 
- Sử dụng bản đồ khí hậu Việt Nam hoặc Atlat Địa lí Việt Nam để hiểu và trình bày một số đặc điểm của khí hậu nước ta. 
- Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa ở 1 số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP Hồ Chí Minh).
3. Thái độ: 
- Hiểu và nắm bắt được các mùa khí hậu để áp dụng trong đời sống và sản xuất. 
* Các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài:
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng. (Hoạt động 1, 2)
- Phản hồi / lắng nghe tích cực (Hoạt động 1, 2)
- Tìm kiếm và xử lí thông tin. (Hoạt động 1, 2)
- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, gìn giữ sự trong sạch của bầu không khí.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
Chuẩn bị của giáo viên: bản đồ khí hậu Việt Nam, bảng thống kê nhiệt độ 
2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, thuyết trình 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) 
3. Bài mới. 
Khí hậu là một trong những nhân tố quyết định cảnh quan tự nhiên Việt Nam. Cùng với địa hình, khí hậu có tác động đến sự hình thành lớp phủ thổ nhưỡng, thực vật, sự sinh sống và cư trú của các loài động vật: đến chế độ thủy văn. Hơn thế nữa, khí hậu đóng vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nên các đặc điểm cơ bản của tự nhiên Việt Nam. Vậy khí hậu Việt Nam có đặc điểm gì? Những nhân tố nào có vai trò cơ bản trong sự hình thành khí hậu ở nước ta? Chúng ta cùng tìm hiểu những nội dung kiến thức trong bài để giải đáp những thắc mắc trông bài học hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (24 phút) Tìm hiểu tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. 
Hoạt động cá nhân.
GV: Đưa ra bảng thống kê về nhiệt độ trung bình năm các nơi yêu cầu HS nhận xét:
GV: Hãy cho biết nguồn nhiệt và số giờ nắng lãnh thổ nước ta nhận được hằng năm? (Học sinh trung bình)
Nhiệt độ trung bình năm hầu hết các địa phương nước ta ở mức nào? Như vậy nền nhiệt nóng hay lạnh? (Học sinh trung bình)
GV: Giải thích vì sao nền nhiệt nước ta lại như vậy? (Học sinh khá)
Quan sát bảng 31. 1 nhận xét:
GV: Nhiệt độ không khí vào mùa đông từ bắc vào nam như thế nào? (Học sinh khá)
GV: Nhiệt độ không khí vào mùa hạ từ bắc vào nam như thế nào? (Học sinh khá)
GV: Giải thích vì sao nhiệt độ từ bắc vào nam chỉ phân hoá vào mùa đông? (Học sinh khá)
GV: Chế độ mưa và lượng mưa cả 3 nơi này như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV:Giới thiệu cho HS nhận biết cùng với vĩ độ Việt Nam thì khu vực Tây Nam Á, vùng Xa-ha-ra lại là hoang mạc, nhân tố nào làm nước ta khác với các vùng trên? (Học sinh khá)
GV chốt ý: khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm thể hiện qua nhiệt độ trung bình năm lớn hơn 210C, lượng mưa lớn và mưa theo mùa thời tiết thay đổi theo hoạt động gió mùa. 
2. Hoạt động 2: (12 phút) Tìm hiểu tính chất đa dạng và thất thường.
Thảo luận nhóm (5 phút)
 GV: Giải thích vì sao khí hậu nước ta lại phân hoá thành nhiều vùng khí hậu? (Học sinh khá)
GV: Quan sát hình 31. 1 cho biết đây là hình gì? (Học sinh trung bình)
GV: Vì sao ở Sa Pa tuy là địa phương thuộc vùng khí hậu nhiệt đới nhưng lại có cảnh tuyết rơi? (Học sinh khá)
GV: Ở Đà Lạt có tuyết rơi không? Vì sao cũng là vùng cao như Sa Pa nhưng không có tuyết? (Học sinh khá)
GV: Khí hậu nước ta biến động thất thường như thế nào? (Học sinh trung bình)
1. Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. 
- Hàng năm lãnh thổ Việt Nam cả trên đất liền và trên biển nhận được một lượng bức xạ mặt trời rất lớn 1 m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilô calo và số giờ nắng đạt từ 1400-3000 giờ trong năm.
- Nhiệt độ trung bình năm của không khí đều vượt 210C trên cả nước.
+ Hướng gió (mùa đông lạnh khô với gió mùa Đông Bắc và mùa hạ nóng ẩm với gió mùa Tây Nam).
+ Lượng mưa lớn (1500- 2000mm/năm) và độ ẩm rất cao(80%).
2. Tính chất đa dạng và thất thường.
- Khí hậu nước ta phân hóa đa dạng: theo không gian (các miền, vùng, kiểu khí hậu) và thời gian
(các mùa). 
- Biến động thất thường (có năm rét sớm, có năm rét muộn, năm mưa lớn, năm khô hạn, năm ít bão, năm nhiều bão).
3. Củng cố. (3 phút)
- Cho HS đọc bài đọc thêm, sau đó Gv giải thích nguyên nhân hình thành gió tây khô nóng. 
- Học sinh lấy một vài ví dụ về tính đa dạng và thất thường. 
	4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Làm bài tập SGK (vẽ biểu đồ) và học bài ở nhà. 
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về khí hậu và thời tiết ở nước ta. 
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 	
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 29	 Ngày soạn: 14/03/2017
Tiết: 38	 	 Ngày dạy: 15/03/2017
Bài 32. CÁC MÙA KHÍ HẬU VÀ THỜI TIẾT 
Ở NƯỚC TA.
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức:
- Trình bày được những nét đặc trưng về khí hậu và thời tiết của hai mùa; sự khác biệt về khí hậu, thời tiết của các miền
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại đối với đời sống và sản xuất ở Việt Nam
2. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu về nhiệt độ và lượng mưa của một số địa điểm (Hà Nội, Huế, TP. Hồ Chí Minh) để hiểu rõ sự khác nhau về khí hậu của các miền. 
3. Thái độ: Ý thức được thiên tai, bất trắc => chủ động phòng chống. 
* Các kĩ năng cơ bản cần được giáo dục trong bài: Ý thức bảo vệ môi trường, phòng chống được các thiên tai thường xảy ra do tác động của khí hậu.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ khí hậu Việt Nam, Bảng số liệu 31. 1. 
- Tranh ảnh minh họa các kiểu thời tiết (bão, áp suất, sương muối)
2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, trực quan 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) 
CH: Nêu tính chất đa dạng và thất thường của khí hậu nước ta?
Trả lời: Khí hậu nước ta thay đồi theo mùa, theo vùng từ Bắc vào Nam, đông sang tây và từ thấp lên cao do ảnh hưởng của địa hình và hoàn lưu gió mùa. Ngoài ra do hoạt động gió mùa không có chu kì ổn định nên làm cho thời tiết nước ta thay đổi thất thường.
3. Bài mới. 
Khác với các vùng nội chí tuyến khác, khí hậu Việt Nam có sự phân hóa theo mùa rất rõ rệt. Sự biến đổi theo mùa của khí hậu nước ta có luân phiên chính là do luân phiên hoạt động của gió mùa đông Bắc và gió mùa tây Nam. Chế độ gió đã chi phối sâu sắc diển biến thời tiết, khí hậu trong từng mùa và trên các vùng lãnh thổ Việt Nam như thế nào? Đó chính là những vấn đề mà bài học hôm nay đề cập tới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (14 phút) Tìm hiểu mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa Đông). 
Hoạt động nhóm 
GV Yêu cầu: Dưạ vào bảng số liệu 31. 1. và thông tin trong sách giáo khoa 
Thảo luận nhóm => cử đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu học tập theo bảng sau (bảng do GV tự soạn trước) -> lớp nhận xét. 
Bảng 1: Mùa gió Đông Bắc (Tháng 1)
Miền khí hậu
Bắc bộ
Trung bộ
Nam bộ
Trạm tiêu biểu
Hà Nội
Huế
TP. HCM
Hướng gió chính
Nhiệt độ TB T1
Lượng mưa T1
Dạng thời tiết thường gặp
2. Hoạt động 2: (12 phút) Tìm hiểu mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa Hạ)
Hoạt động nhóm 
Dựa vào bảng số liệu 31. 1. và thông tin trong sách giáo khoa bổ sung kiến thức vào phiếu học tập sau:
Bảng 2: Mùa gió Tây Nam (Tháng 7)
Miền khí hậu
Bắc bộ
Trung bộ
Nam bộ
Trạm tiêu biểu
Hà Nội
Huế
TP. HCM
Hướng gió chính
Nhiệt độ Trung binh tháng 7
Lượng mưa tháng 7
Dạng thời tiết thường gặp
 Kết luận nhận xét khí hậu, thời tiết nước ta. 
GV giới thiệu thêm về thời tiết, đặc biệt là bão. 
GV Dựa vào bảng số liệu 32. 1 hãy cho biết mùa bão nước ta diễn ra như thế nào? Với điều kiện khí hậu như thế sẽ gây ra những khó khăn thế nào? Chúng ta nghiên cứu tiếp phần 3. 
3. Hoạt động 3. (10 phút) Tìm hiểu những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.
GV Nước ta có khí hậu gì? -> sinh vật phát triển như thế nào -> thuận lợi
GV Bên cạnh những thuận lợi do khí hậu thì thời tiết và khí hậu cũng mang lại cho chúng ta những khó khăn gì? Tại sao? (Học sinh khá)
Thảo luận nhóm hoàn thành bảng sau
Thuận lợi
Khó khăn
* Khí hậu nước ta có 2 mùa rõ rệt:
1. Mùa gió Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau (mùa Đông). 
- Tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và mùa khô nóng kéo dài ở miền Nam. 
2. Mùa gió Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 10 (mùa Hạ)
- Tạo nên mùa hạ nóng ẩm có mưa to, gió lớn và dông bão, diển ra phổ biến trên cả nước. 
- Giữa hai mùa chính nêu trên là những thời kì chuyển tiếp ngắn và rõ rệt (xuân, thu)
3. Những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.
- Thuận lợi: sản xuất phát triển (chuyên canh, đa canh)
- Khó khăn: sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn (sâu bệnh, xói mòn, )
4. Củng cố. (3 phút) Nước ta có mấy mùa khí hậu? Nêu đặc điểm khí hậu từng mùa ở nước ta?
	4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Về nhà học bài củ và làm bài tập SGK
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 
.....................................................................................................................................	
.....................................................................................................................................	.....................................................................................................................................	
Tuần: 29	 	Ngày soạn: 15/03/2017
Tiết: 39 	 	 Ngày dạy: 17/03/2017
Bài 33. ĐẶC ĐIỂM SÔNG NGÒI VIỆT NAM.
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông
2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, bảng số liệu, vẽ biểu đồ. 
3. Thái độ: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ mạng lưới sông ngòi Việt Nam. 
 	- Bảng mùa lũ trên các lưu vực sông (bảng 33. 1 SGK)
2. Chuẩn bị của học sinh: Hình ảnh minh hoạ về thuỷ lợi, thuỷ điện, du lịch sông nước ở Việt Nam. 
III. PHƯƠNG PHÁP. Trình bày, nhận xét, thảo luận nhóm.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) 
CH: Trình bày những thuận lợi và khó khăn do khí hậu mang lại.
Trả lời:
- Thuận lợi: sản xuất phát triển (chuyên canh, đa canh)
- Khó khăn: sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn (sâu bệnh, xói mòn, )
3. Bài mới. 
Vì sao nói sông ngòi kênh rạch, ao, hồ là hình ảnh quen thuộc đối với chúng ta? Ở địa phương em có sông, hồ nào? Đặc điểm ra sao? Có vai trò gì trong đời sống?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1: (24 phút) Tìm hiểu đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam.
Chia 4 nhóm trả lời theo phiếu học tập. 
Nhóm 1: Nhận xét mạng lưới sông ngòi nước ta?
Nhóm 2: nhận xét về hướng chảy sông ngòi? Giải thích vì sao? (Học sinh khá)
Nhóm 3: Dựa vào bảng 33. 1. nhận xét về chế độ nước của sông (mùa nước)? Vì sao? (Học sinh khá)
Nhóm 4: Nhận xét về hàm lượng phù sa của sông? Nguyên nhân?
GV: Tổng kết, bổ sung bốn đặc điểm của sông ngòi Việt Nam. 
GV: Vì sao sông ngòi ở Việt Nam phần lớn là các sông nhỏ, ngắn, dốc? (Học sinh trung bình)
GV: Lượng phù sa có những tác động nào tới thiên nhiên và đời sống của dân đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long. 
Hoạt động 2: (12 phút) Tìm hiểu giá trị kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của nước sông.
Nhóm 1: Tìm hiểu và cho biết giá trị sông ngòi nước ta? (Học sinh trung bình)
Nhóm 2: Tìm hiểu những nguyên nhân làm ô nhiễm sông ngòi? (Học sinh trung bình)
Nhóm 3: Tìm hiểu và cho biết một số biện pháp chống ô nhiễm nước sông? (Học sinh trung bình)
Nhóm 4: Tìm hiểu một số biện pháp phòng chống lũ của nhân dân? (Học sinh trung bình)
GV: Tổng hợp – bổ sung
1. Đặc điểm chung.
- Nước ta có một mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều nước, nhiều phù sa, chảy theo hai hướng chính Tây Bắc – Đông Nam và vòng cung. 
- Chế độ nước sông có 2 mùa rõ rệt: mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ chiếm tới 70 – 80% lượng nước cả năm nên dễ gây ra lũ lụt. 
2. Khai thác kinh tế và bảo vệ sự trong sạch của nước sông.
- Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt:
- Thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, phù sa
- Cần phải tích cực chủ động chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi. 
3. Củng cố. (3 phút)
- Vì sao sông ngòi nước ta lại có hai mùa nước khác nhau rõ rệt?
- Có những nguyên nhân nào làm cho nước sông bị ô nhiểm? liên hệ ở địa phương em. 
- Hướng dẫn bài tập về nhà: 3/tr120
“Vẽ biểu đồ phân bố dòng chảy trong năm trạm Sơn Tây”
	4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Soạn bài 34 “ Các hệ thống sông lớn ở nước ta” trả lời các câu hỏi trong bài để tiết sau học tốt hơn. 
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 	
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tuần: 30	 	Ngày soạn: 21/03/2017
Tiết: 40	 	 Ngày dạy: 22/03/2017
Bài 34. CÁC HỆ THỐNG SÔNG LỚN Ở NƯỚC TA.
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Học sinh nắm được:
- Trình bày được đặc điểm chung của sông ngòi Việt Nam
- Nêu và giải thích được sự khác nhau về chế độ nước, về mùa lũ của sông ngòi Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Biết một số hệ thống sông lớn ở nước ta
- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của sông ngòi đối với đời sống, sản xuất và sự cần thiết phải bảo vệ nguồn nước sông
2. Kĩ năng: Đọc bản đồ, bảng số liệu, vẽ biểu đồ. 
3. Thái độ: Có trách nhiệm bảo vệ môi trường nước và các dòng sông để phát triển kinh tế bền vững. 
* Các kĩ năng cơ bản cần giáo dục trong bài: Ý thức bảo vệ môi trường nước và các dòng sông. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: Lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ.
- Bản đồ địa lý tự nhiên 
- Bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam. 
- Hình ảnh chống lũ lụt ở nước ta. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Học thuộc bài cũ, đọc trước bài mới.
III. PHƯƠNG PHÁP. Trình bày, nhận xét
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) 
CH: Cho biết giá trị sông ngòi nước ta?
Trả lời:
- Sông ngòi nước ta có giá trị to lớn về nhiều mặt:
- Thuỷ lợi, thuỷ điện, thuỷ sản, giao thông vận tải, phù sa
- Cần phải tích cực chủ động chống lũ lụt, bảo vệ và khai thác hợp lý các nguồn lợi từ sông ngòi.
3. Bài mới. 
Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và chia thành nhiều hệ thống. Mỗi hệ thống sông có hình dạng và chế độ nước khác nhau tùy thuộc điều kiện địa lí tự nhiên của lưu vực như khí hậu, địa hình, địa chấtvà các hoạt động kinh tế, thủy lợi trong hệ thống ấy. Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài học. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (12 phút) Tìm hiểu khái quát mạng lưới sông ngòi Việt Nam.
nhóm
Giáo viên cho học sinh treo bản đồ tự nhiên Việt Nam lên bảng; em hãy nêu lên vài sông lớn Việt Nam trên bản đồ – Xác định vị trí? Có nhận xét gì về mạng lưới sông ngòi ở nước ta? (Học sinh trung bình)
Giáo viên treo bảng hệ thống các sông lớn được phóng to trên bảng đen. Cho một học sinh đọc các chi tiết trên bảng. 
Phân nhóm ra để thảo luận. Có bốn nhóm trong lớp, phát phiếu học tập 
2. Hoạt động 2: (24 phút) Tìm hiểu các hệ thống sông chính của nước ta.
GV phân công cho nhóm một với nội dung như sau: 
Vùng 
Chế độ nước
Tên sông chính
Giá trị
Bắc Bộ
Trung Bộ
Nam Bộ
* Nhóm 1:
GV Sông ngòi Bắc Bộ có chế độ nước như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV Mùa lũ vào tháng nào trong năm? (Học sinh trung bình) 
GV Nêu tên các hệ thống sông chính ở Bắc Bộ? (Học sinh trung bình)
GV Giá trị của sông? (Học sinh trung bình)
* Nhóm 2:
GV Hãy cho biết sông ngòi miền Trung có độ dốc như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV Mùa lũ vào tháng nào trong năm? (Học sinh trung bình)
Nêu tên các hệ thống sông chính ở Bắc Bộ? (Học sinh trung bình)
GV Giá trị của sông? (Học sinh trung bình)
* Nhóm 3:
GV So với sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ thì sông ngòi Nam Bộ lượng nước và chế độ nước chảy như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV Ảnh hưởng của thuỷ triều đến giao thông? (Học sinh trung bình)
GV Hãy nêu tên hai hệ thống sông chính ở Nam Bộ? (Học sinh trung bình)
* Nhóm 4:
GV Hãy xác định hệ thống sông Mê Công trên bản đồ tự nhiên. 
GV Cho biết sông Mê Công chảy qua nước ta có tên chung là gì?
GV Sông Mê Công đổ ra Biển Đông bằng những cửa nào GV Chỉ đọc trên bản đồ tự nhiên Việt Nam? (Học sinh trung bình)
GV Thuận lợi - khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long? Biện pháp chống lũ? (Học sinh trung bình)
GV Sau khi các nhóm thảo luận 
- Gv cho các nhóm trở lại vị trí cũ - cho HS dựa vào bảng hệ thống sông lớn ở Việt Nam đã phóng to. Các nhóm phân công lên thuyết trình các nội dung kiến thức yêu cầu - hoặc phiếu học tập đã phát ra - giáo viên chỉ kết lại sau khi học sinh không còn ý kiến đóng góp - dựa vào nội dung kiến thức bài trong Sgk và lời giảng của giáo viên, học sinh chép bài - hoặc ghi chính xác vào phiếu học tập. 
1. Khái quát.
- Mạng lưới sông ngòi Việt Nam dày đặc. 
- Có chín hệ thống lớn chia làm ba vùng. 
2. Các hệ thống sông chính.
a. Sông ngòi Bắc Bộ.
- Có lũ vào tháng 6 đến tháng 10. 
 - Sông miền này có hình nan quạt -> Dễ có lũ. 
 - Hệ thống sông Hồng tiêu biểu cho sông ngòi Bắc Bộ. 
b. Sông ngòi Trung Bộ.
 - Sông ngòi Trung Bộ ngắn dốc. 
 - Lũ vào thu đông. 
c. Sông ngòi Nam Bộ.
 - Sông ngòi Nam Bộ khá điều hoà. 
 - Lũ từ tháng 7 đến tháng 11. 
- Phải sẵn sàng chống lũ lụt, bảo vệ đời sống và sử dụng các nguồn lợi từ sông nước. 
3. Củng cố. (3 phút)
- Xác định bản đồ tự nhiên Việt Nam các hệ thống sông lớn ở nước ta?
- Các thành phố Hà Nội, thành phố HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào?
- Nêu cách phòng chống lũ ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng?
	4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Về nhà xem lại bài học và học bài cũ. 
- Soạn và chuẩn bị đồ dùng học tập để tiết sau thực hành. (bút chì, thước, màu)
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy. 	
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
Tuần: 30	 Ngày soạn: 22/03/2017
Tiết: 41	 	 Ngày dạy: 24/03/2017
Bài 35. THỰC HÀNH VỀ KHÍ HẬU – THỦY VĂN VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU. 
1. Kiến thức: Củng cố. các kiến thức về khí hậu – thuỷ văn Việt Nam thông qua hai lưu vực sông: Lưu vực sông Hồng (Bắc Bộ), lưu vực sông Gianh (Trung Bộ). 
2. Kĩ năng: Rèn luyện về kĩ năng vẽ biểu đồ, kĩ năng xử lý và phân tích số liệu khí hậu – thuỷ văn. 
3. Thái độ: Nhận rõ mối quan hệ của các hợp phần trong cảnh quan tự nhiên. Cụ thể là mối quan hệ nhân quả mùa mưa, mùa lũ trên các lưu vực sông
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH. 
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ sông ngòi Việt Nam treo tường.
 	- Biểu đồ khí hậu - thuỷ văn giáo viên vẽ trước theo số liệu trong sách. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Thước, bút chì, màu 
III. PHƯƠNG PHÁP. trực quan, kĩ năng vẽ, phân tích, thảo luận 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (5 phút) 
CH: So với sông ngòi Bắc Bộ và Trung Bộ thì sông ngòi Nam Bộ lượng nước và chế độ nước chảy như thế nào?
Trả lời:
- Sông ngòi Nam Bộ khá điều hoà. 
 	- Lũ từ tháng 7 đến tháng 11. 
- Phải sẵn sàng chống lũ lụt, bảo vệ đời sống và sử dụng các nguồn lợi từ sông nước. 
3. Bài mới. 
Sông ngòi phản ánh đặc điểm chung của khí hậu nước ta là có một mùa mưa và một mùa khô. Chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa ẩm. mùa mưa dẩn tới mùa lũ và mùa khô dẩn tới mùa cạn. diển biến tùng mùa không đồng nhất trên phạm vi toàn lãnh thổ nê có sự khác biệt rõ rệt về mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông thuộc các miền khí hậu khác nhau. Sự khác biệt đó thể hiện như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài thực hành hôm nay. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1. (19 phút)
GV: Căn cứ vào bảng lượng mưa và lượng dòng chảy tại các lưu vực sông sau:
HS: Vẽ biểu đồ thể hiện chế độ mưa và chế độ dòng chảy trên từng lưu vực. 
- Vẽ biểu đồ lượng mưa:
+ Hình cột: Màu xanh
+ Đường biểu diễn: Màu đỏ
- Giáo viên nhận xét và đánh giá chung sự phân hoá của chế độ mưa lũ trên các lưu vực. 
2. Hoạt động 2. (5 phút)
GV: Tháng nào của mùa lũ trùng hợp với mùa mưa. (Học sinh trung bình)
GV: Tháng nào của mùa lũ không trùng với mùa mưa (Tháng 7 – 11) (Học sinh trung bình)
3. Hoạt động 3. (12 phút)
GV: Mùa mưa gồm những tháng nào? Có liên tục trong năm? Lượng mưa tháng lớn hơn hay bằng 1/12 lượng mưa cả năm? (Học sinh khá)
GV: Mùa lũ gồm các tháng nào trong năm? Có lưu lượng dòng chảy lớn hay – ½ lưu lượng cả năm? (Học sinh khá)
GV: Xác định thời gian và độ dài của mùa mưa và mùa lũ trên các lưu vực sông đó. 
Giáo viên nhận xét và kết luận chung. 
1. Vẽ biểu đồ thể hiện lượng mưa và lưu lượng trên lưu vực sông Hồng. 
2. Nhận xét các mối quan hệ giữa mùa mưa và mùa lũ trên từng lưu vực sông. 
- Tháng 5: mùa lũ Miền Bắc
- Tháng 7 – 11. . miền Trung
3. Xác định mùa mưa và mùa lũ theo chỉ tiêu vượt trung bình. 
4. Củng cố. (2 phút)
- 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12262572.doc