Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiếp theo)

I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1) Kiến thức: Hiểu những qui định của pháp luật về Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hiểu dó là tài sản quí nhất của con người, cần phải giữ gìn, bảo vệ.

2) Thái độ : Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bản thân. Đồng thời tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.

3) Kỹ năng : Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không xâm hại người khác.

II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :

1) GV: - SGK và SGV GDCD 6, Bộ tranh GDCD 6.

 - Hiến pháp năm 1992

 - Bộ luật Hình sự 1999

 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập.

2) HS : Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập

 

doc 2 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 694Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Giáo dục công dân 6 - Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN
TIẾT
TÊN BÀI HỌC
Ngày Soạn
29
29
Bài 16: QUYỀN ĐƯỢC PHÁP LUẬT BẢO HỘ VỀ TÍNH MẠNG, THÂN 	THỂ, SỨC KHỎE, DANH DỰ VÀ NHÂN PHẨM (tiếp theo)
31-3-2006
I) MỤC TIÊU BÀI HỌC:	
1) Kiến thức: Hiểu những qui định của pháp luật về Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Hiểu dó là tài sản quí nhất của con người, cần phải giữ gìn, bảo vệ.
2) Thái độ : Có thái độ quí trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của bản thân. Đồng thời tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác.
3) Kỹ năng : Biết tự bảo vệ mình khi có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không xâm hại người khác.
II ) CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS :
1) GV:	 - SGK và SGV GDCD 6, Bộ tranh GDCD 6.
	 - Hiến pháp năm 1992
	 - Bộ luật Hình sự 1999
 - Giấy khổ to, bảng phụ, bút lông, phiếu học tập. 
2) HS :	 Sách GDCD 6, vở ghi chép, Vở bài tập
III ) TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
 1) Ổn định tổ chức: 	Kiểm diện HS, cho HS ngồi xuống. (1’)
2) Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Những hành động nào sau đây xâm phạm đến đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của con người?
a. c Tỏ thái đọ không đồng ý vì bị bạn trêu chọc qua mức.	b. c Đua xe	
c. c Báo cho thầy cô biết về việc bạn bỏ học đi chơi.	d. c Bênh vực bạn khi bạn bị bắt nạt.
e. c Nhà trường lập biên bản HS vi phạm nội qui thi.	đ. c Đánh bạn	
g. c Chạy xe đụng phải người đi đường ròi bỏ đi	h. c đổ rác bừa bãi	- Theo em mối người phải làm gì để bảo vệ đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của mình và người khác?
3) Giảng bài mới:
a) Giới thiệu bài học: (2’)
Tiết trước các em đã tìm hiểu những qui định của pháp luật về quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, đó là tài sản quí nhất của con người, cần phải giữ gìn, bảo vệ. Hôm nay các em tiếp tục rèn luyện kỹ năng nhận biết và ứng xử trước các tình huống liên quan đến bài học.
b) Giáng bài mới
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
GHI BẢNG
13’
15’
8’
HĐ1: Phát triển kỹ năng nhận biết và ứng xử trước các tình huống liên quan đến quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm
- Nêu tình huống 1: Bài tâp b, SGK, cho HS đọc.
+ Nêu câu hỏi:
1. Tuấn đã vi phạm điều gì? Anh trai Tuấn có phạm tội không?
2. Nếu là Hải em sẽ ứng xử như thế nào? 
+ Ghi nhanh ý kiến của HS lên bảng
- Tiếp tục nêu tình huống 2: (Trình bày trên bảng phụ)
Nhà nghèo, mới 14 tuổi Na đã bị cha mẹ ép gả cho một người Đài Loan hơn Na gần 30 tuổi để lấy 5 triệu đồng hồi môn. Na không đồng ý và đã nhiều lần trốn đi nhưng lại bị bắt về. Sau một lần trốn đi không thành, Na bị cha bắt về, đánh cho một trận thật đau rồi nhốt trong buồng kín khóa chặt. Mọi người can ngăn ông, ông nói đây là chuyện riêng của gia đình, không ai có quyền can thiệp. Oâng tuyên bố nếu Na đồng ý cưới thì ông sẽ thả, nếu không ông nhốt suốt đời.
 Em hãy nhận xét về việc làm của bố Na. Na phải làm gì để bảo vệ mình?
- Gọi 1 HS đọc to 1 lần tình huống trên.
- Cho thảo luận nhóm để nhận xét và tìm cách giải quyết.
- Lựa chọn ý kiến đúng, chốt lại.
HĐ2: HDHS rèn luyện kỹ năng ứng xử để thực hiện quyền của mình.
- Nêu câu hỏi cho HS trao đổi: Em hãy nêu ví dụ về việc xâm phạm Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm trong HS. Gặp những trường hợp đó em phải làm gì?
* Chốt lại ý đúng
- Cho HS làm bài tập c trang 45-SGK
- Bài tập d trang 46-SGK
HĐ3: Luyện tập, củng cố
- Cho HS nhắc lại Nội dung bài học 
- Tổng kết bài học: Nêu qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm.
- Đọc tình huống trong SGK (BT b)
 - Trao đổi, nhận xét, lựa chọn ý kiến đúng.
1. + Chửi bạn, đánh bạn Tuấn đã xâm phạm danh dự, thân thể, sức khỏe của Hải.
+ Anh trai Tuấn cùng phạm tội xâm phạm đến thân htể của người khác.
2. Trực tiếp giải thích cho Tuấn hiểu là Tuấn khong nên đánh, chửi bạn. Nếu Tuấn vẫn không nghe thì báo cáo với thầy cô giáo, bố mẹ để cùng giải quyết.
- Thảo luận theo nhóm đã phân công.
- Lớp nhận xét, lựa chọn ý kiến đúng.
* Nhận xét :
+ Việc làm của bố Na là trái pháp luật: Oâng đã xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của Na. Cụ thể ông phạm tội sau:
- Cưỡng ép kết hôn
- Ngược đãi và hành hạ con.
+ Để giải quyết việc này, Na có thể nhờ nhà trường, Đoàn TNCSHCM, hội phụ nữ ở địa phương giải thích cho bố Na hiểu quyền bất khả xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của CD; tuổi kết hôn và quyền tự do kết hôn của CD.
- Trao đỏi thảo luận lớp
* Nêu ví dụ về xâm phạm quyền:
+ Đánh bạn, xúc phạm bạn, gây gổ với bạn.
+ Đùa dai, trêu chọc bạn
+ Nói xấu bạn với người khác.
* Trong trường hợp đó cần:
+ Gặp gỡ các bạn, phân tích để bạn thấy làm như vậy là sai.
+ Nếu bạn vẫn tiếp tục vi phạm thì báo với GVCN và bố mẹ biết để kịp thời ngăn chặn những hành vi đó.
- Làm miệng
+ Cách ứng xử đúng: Tỏ thái độ phản đối nhóm con trai và báo cho cha mẹ, thầy cô giáo biết.
- Làm miệng
* Ý kiến đúng: + CD có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể.
+ Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội.
+ Mọi việc xâm phạm đến tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của người khác đều là vi phạm pháp luật 
- Nhắc lại Nội dung bài học 
4) DẶN DÒ : 1’
Học thuộc bài học 
Chuẩn bị trước bài 17: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
IV) RÚT KINH NGHIỆM – BỔ SUNG

Tài liệu đính kèm:

  • docCD6.T29.doc