Giáo án môn Hình khối 7 - Tiết 30 - Bài 5: Hàm số

I.MỤC TIÊU: học xong tiết này HS cần đạt được chuẩn KTKN sau:

 1. Kiến thức: - HS biết được khái niệm hàm số

 2. Kĩ năng: - Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức)

 - Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.

 3. Thái độ - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.

 - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.

II. KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:

 - Kỷ năng so sánh, kỷ năng xác định giá trị sống và kỷ năng tự nhận thức.

III.CHUẨN BỊ:

1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu.

2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 752Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hình khối 7 - Tiết 30 - Bài 5: Hàm số", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 30
§5. HÀM SỐ
+ Ngày soạn: /12/2013 
+ Ngày dạy: /12/2013 
I.MỤC TIÊU: học xong tiết này HS cần đạt được chuẩn KTKN sau:
 1. Kiến thức: - HS biết được khái niệm hàm số 
 2. Kĩ năng: - Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức)
 - Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
 3. Thái độ - Chú ý nghe giảng và làm theo các yêu cầu của giáo viên.
 - Tích cực trong học tập, có ý thức trong nhóm.
II. KỶ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC:
 - Kỷ năng so sánh, kỷ năng xác định giá trị sống và kỷ năng tự nhận thức.
III.CHUẨN BỊ:
1. Thầy : SGK, bảng phụ, phấn mầu.
2. Trò : SGK, bảng nhóm, thước kẻ.
IV. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết trình, nêu giải quyết vấn đề. Vấn đáp gợi mở.
V. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1. Ổn định: 
2. Kiểm tra: - Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ thuận? Viết công thức liên hệ?
 - Định nghĩa hai đại lượng tỉ lệ nghịch? Viết công thức liên hệ?
3.Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
NỘI DUNG
HĐ1.Một số ví dụ về hàm số.
GV: Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho bởi bảng sau:
x
– 2 
– 1
1
2
y
4
1
1
4
Hỏi :
a) y có phải là một hàm số của x hay không ?
b) x có phải là một hàm số của y hay không ?
- Có nhận xét gì về các đại lượng ở trên.
 *HS : Trả lời. 
*GV : Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 2 (SGK- trang 63)
Khối lượng m(g) của một thanh kim loại đồng chất có khối lượng riêng là 7,8g/cm3 tỉ lệ thể tích V(cm3) theo công thức: m = 7,8V.
- Có nhận xét gì về các đại lượng ở trên.
*HS :Trả lời. 
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?1. 
Tính giá trị tương ứng của m khi V = 1; 2; 3; 4.
*HS : Thực hiện. 
*GV :Yêu cầu học sinh đọc ví dụ 3(SGK- trang 63)
Thời gian t (h) của một chuyển động đều trên quãng đường 50 km tỉ lệ nghịch với vận tốc v(km/h) của nó theo công thức .
*HS : Thực hiện. 
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?2.
Tính và lập bảng các giá trị tương ứng của t khi v = 5; 10; 25; 50.
*HS : Thực hiện. 
*GV : Nhận xét. 
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
*GV : Qua ba ví dụ trên có nhận xét gì ?.
*HS : Trả lời. 
HĐ2.Khái niệm hàm số.
*GV : Nhận xét và khẳng định : 
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
GV: Hãy kể tên các hàm số ở mỗi ví dụ trên?
*HS : Trả lời.
*GV : Đưa ra chú ý:
- Khi thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc cho bằng công thức.
- Khi y là hàm số của x ta có thể viết y = f(x) ; y = g(x) ;
Nếu x = 3 mà y = 9 thì viết : f(3) = 9
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. 
 1.Một số ví dụ về hàm số.
Ví dụ 1: Các giá trị tương ứng của hai đại lượng x và y được cho bởi bảng sau:
x
– 2 
– 1
1
2
y
4
1
1
4
Ví dụ 2: (SGK- trang 63)
m = 7,8V
?1
Ví dụ 3(SGK- trang 63)
.
?2.
v(km/h)
5
10
25
50
t (h)
10
5
2
1
*Nhận xét. 
- Có một đại lượng phụ thuộc vào đại lượng còn lại.
- Với mỗi giá trị của đại lượng này thì xác định được chỉ một đại lượng còn lại.
2. Khái niệm hàm số.
Nếu đại lượng y phụ thuộc vào đại lượng x sao cho với mỗi giá trị của x ta luôn xác định được chỉ một giá trị tương ứng của y thì y được gọi là hàm số của x và x gọi là biến số.
Ví dụ: 
Ở ví dụ 1: T là hàm số của t; 
Ở ví dụ 2: m là hàm số của V;
* Chú ý: 
- Khi thay đổi mà y luôn nhận một giá trị thì y được gọi là hàm hằng.
- Hàm số có thể được cho bằng bảng hoặc cho bằng công thức.
- Khi y là hàm số của x ta có thể viết 
y = f(x) ; y = g(x) ;
Nếu x = 3 mà y = 9 thì viết : f(3) = 9
4. Củng cố: - Y/c học sinh làm bài tập 24 (tr64 - SGK)
 y = f(x) = 3x2 + 1
- Y/c học sinh làm bài tập 25 (tr64 - SGK) (Cho thảo luận nhóm lên trình bày bảng)
5. Hướng dẫn về nhà : 
- Nẵm vững khái niệm hàm số, vận dụng các điều kiện để y là một hàm số của x.
- Làm các bài tập 26 29 (tr64 - SGK)
VI. RÚT KINH NGIỆM:
	............................... 
	............................... 
	............................... 	............................... 	............................... 

Tài liệu đính kèm:

  • docChuong_II_5_Ham_so.doc