Giáo án môn Hóa học 12 - Bài 10: Amino axit

A .CHUẨN BỊ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG :

 1/ Kiến Thức:

 Học sinh biết :

- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử và ứng dụng quan trong của amino axit.

- Biết định nghĩa phản ứng trùng ngưng của amino axit và cách viết phương trình phản ứng trùng ngưng.

- Biết tính chất vật lí,ứng dụng và một số vai trò của amino axit.

 Học sinh hiểu :

- Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hóa, phản ứng trùng ngưng của và – amino axit.

- Cấu trúc phân tử ở dạng phân tử và dạng ion lưỡng cực.

- Môi trường của amino axit dựa vào số nhóm –COOH và nhóm –NH2 quyết định

 2/ Kĩ Năng :

- Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dư đoán và kết luận.

- Nhận dạng ( )và gọi tên các amino axit.

- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất của amino axit đặc biệt là phản ứng trùng ngưng hình thành peptit.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 6320Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 12 - Bài 10: Amino axit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG III : AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN.
BÀI 10 : AMINO AXIT
A .CHUẨN BỊ KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG :
 1/ Kiến Thức: 
Học sinh biết :
Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo phân tử và ứng dụng quan trong của amino axit.
Biết định nghĩa phản ứng trùng ngưng của amino axit và cách viết phương trình phản ứng trùng ngưng.
Biết tính chất vật lí,ứng dụng và một số vai trò của amino axit.
Học sinh hiểu :
Tính chất hóa học của amino axit (tính lưỡng tính, phản ứng este hóa, phản ứng trùng ngưng của và – amino axit.
Cấu trúc phân tử ở dạng phân tử và dạng ion lưỡng cực.
Môi trường của amino axit dựa vào số nhóm –COOH và nhóm –NH2 quyết định
 2/ Kĩ Năng :
Dự đoán được tính lưỡng tính của amino axit, kiểm tra dư đoán và kết luận.
Nhận dạng ( )và gọi tên các amino axit.
Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất của amino axit đặc biệt là phản ứng trùng ngưng hình thành peptit.
Phân biệt dung dịch amino axit với dung dịch chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học.
Dựa vào số nhóm –COOH so với số nhóm –NH2 suy ra môi trường của amino axit.
 3/ Thái độ : 
Thấy được tầm quan trọng của hợp chất chứa nitơ.
Amino axit có tầm quan trọng trong việc tổng hợp ra protein, quyết định sự sống, khi nắm được bản chất của nó (định nghĩa, danh pháp và các tính chất đặc trưng của nó) sẽ tạo ra hứng thú cho học sinh khi học bài này và ứng dụng trong việc giữ gìn cơ thể tránh các tác động không tốt của môi trường.
Những khám phá về cấu tạo phân tử, tính chất của nó sẽ tạo cho HS sự ham muốn và say mê tìm hiểu, chinh phục kiến thức.
B. TRỌNG TÂM : 
Đặc điểm cấu tạo của phân tử amino axit.
Tính chất hóa học của amino axit 
C.CHUẨN BỊ : 
D. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định lớp : Chào hỏi và kiểm diện.
2/ Kiểm tra bài cũ : 
3/ Bài mới :
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
NỘI DUNG GHI BÀI
Hoạt động 1
GV yêu cầu HS : Hợp chất hữu cơ tạp chức là gì ? Nêu 1 vài ví dụ về hợp chất hữu cơ tạp chức đã học. GV: Bài học hôm nay sẽ tìm hiểu một loại chất hữu cơ tạp chức mới được dùng phổ biến trong đời sống như là làm mì chính (bột ngọt) trong nấu ăn,thuốc hỗ trợ thần kinh và thuốc bổ ganĐó chính là amino axit. Vậy để tìm hiểu amino axit có thành phần cấu tạo cũng như tính chất vật lý và hóa học như thế nào thì hôm nay chúng ta sẽ đi vào bài số 10 : Amino axit.
Hoạt động 2
GV : Yêu cầu 1 em học nhắc lại công thức chung của 1 amin tổng quát theo dạng R (R1(NH2)x) và công thức của một axit cacboxylic theo R (R2(COOH)y) .Từ đó giáo viên giả sử “tích hợp” 2 chất trên lại thành 1 chất đó chính là amino axit có dạng như sau :
Từ đó yêu cầu HS phát biểu khái niệm của amino axit theo cách hiểu.
GV yêu cầu 3 em nhắc lại và sau đó ghi khái niệm.
Yêu cầu HS cho ví dụ.
Hoạt động 4
GV giới thiệu cách đọc tên amino axit để HS nhớ bài : Yêu cầu học sinh nhắc lại cách đọc tên thay thế của axit cacboxylic (đã học ở lớp 11).Sau đó giả sử gắn thêm nhóm NH2 ( nhóm amino) làm nhánh.Rồi sau đó yêu cầu học sinh đọc tên của amino axit như của axit cacboxylic với nhóm NH2 làm nhánh.
GV sử dụng phương pháp bắt chước : Làm mẫu một ví dụ (CT thứ 1 bảng 3.2 SGK) sau đó yêu cầu học sinh đứng dậy đọc tên các chất còn lại.
GV : Hướng dẫn HS cách học thuộc tên thông thường của 5 amino axit trong bảng 3.2
Hoạt động 5
GV :Yêu cầu HS nhắc lại khái niệm của amino axit.Sau đó yêu cầu HS đó rút ra kết luận nhóm amino có nhóm NH2 (mang tính bazơ) và nhóm –COOH (mang tính axit).
GV thông báo: Các nhóm chức trong amino axit tương tác tạo thành ion lưỡng cực.
GV thông báo : Do các amino axit là những hợp chất hữu cơ có cấu tạo ion lưỡng cực nên ở điều kiện thường chúng là chất rắn kết tinh,tương đối dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao.
GV yêu cầu HS lập lại.
Hoạt động 6
GV : Yêu cầu HS trả lời câu hỏi : Nhóm chức có ảnh hưởng như thế nào tới tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ tạp chức ?
GV : Từ đó hình thành nên tính chất hóa học của nhóm NH2 và nhóm –COOH.
GV yêu cầu HS viết phương trình hóa học của amin (R1NH2) với HCl và axit cacboxylic (R2COOH) với NaOH.
Từ đó thông báo cho HS là có thể viết phương trình hóa học của aminoaxit với HCl (nếu ta lấy tay che nhóm –COOH) và NaOH (nếu ta lấy tay che nhóm –NH2).
Yêu cầu HS viết phương trình phản ứng của glyxin + HCl và Ala + NaOH.
Từ đó GV suy ra : Amino axit có tính lưỡng tính khi tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
Hoạt động 7
GV viết công thức tổng quát của amino axit :
.Từ đó yêu cầu HS dự đoán amino axit có tính tính axit trội hay tính bazơ trội khi .Từ đó suy ra kết luận pH của amino axit.
Hoạt động 8
GV yêu cầu HS nhắc lại cơ chế của phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic với ancol.
GV : Amino axit có cũng có nhóm –COOH như là axit caboxylic.Yêu cầu HS dự đoán amino axit có phản ứng este hóa hay không ? 
Yêu cầu 1 em viết phương trình phản ứng este hóa của glyxin với ancol etylic (xt : HCl khí).
Hoạt động 9
Dựa vào cấu trúc phân tử dự đoán tại sao amino axit có phản ứng trùng ngưng.
GV : Viết phương trình tổng quát và chỉ ra liên kết peptit.Yêu cầu học sinh viết ví dụ minh họa.
Hoạt động 10
GV : yêu cầu học sinh nghiên cứu SGK nêu một số ứng dụng của amino axit.
KHÁI NIỆM VÀ DANH PHÁP.
Khái niệm
Amino axit là hợp chất hữu cơ tạp chức chứa đồng nhóm cacboxyl (–COOH) và nhóm amino (NH2).
Công thức chung (NH2)xR(COOH)y
Ví dụ : 
NH2CH2COOH
NH2C3H5(COOH)2
Danh pháp.
VD :
NH2CH2COOH : axit 2-amino etanoic.
 axit 2-aminopropanoic
Khi gọi tên ta cần chú ý vị trí nhóm –NH2 gắn với Cacbon.
Ví dụ : 
H2N-CH2-COOH : axit aminoaxetic
Axit 
II.CẤU TẠO PHÂN TỬ VÀ TÍNH CHẤT HÓA HỌC
1.Cấu tạo phân tử
Dạng ion lưỡng cực nằm cân bằng với dạng phân tử, do đó ở điều kiện thường là chất kết tinh,dễ tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao
2. Tính chất hóa học.
a. Tính lưỡng tính
b.Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit.
Phản ứng riêng của nhóm –COOH: Phản ứng este hóa.
 Thực ra este hình thành ở dạng muối :
Phản ứng trùng ngưng
Là phản ứng của nhóm –COOH với –NH2 trong các amino axit hình thành nên chuỗi polipeptit.
Ví dụ : ..
III.ỨNG DỤNG
Các amino axit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
Amino axit được dùng phổ biến trong đời sống hằng ngày.
Nguyên liệu để sản xuất các loại tơ.
Trước khi tham khảo giáo án : Tại bài này tui dạy nên chắc có mấy phần cô nhớ nên thay xíu nha
Phần trả bài nên thay đổi xíu.
Phần danh pháp pà kêu học sinh nhìn sách rồi bà chỉ cho nó cách đọc tên (giống trong giáo án ) – viết ở bảng nháp, rồi chỉ nó cách học thuộc lòng 5 amino axit (gly,ala.).Phần ghi bảng : SGK.
Qua phần tính chất HH pà cứ gọi ala,gly,valin.kêu HS lên bảng viết (tại vì nó học cách viết hết rồi)
Phản ứng trùng ngưng là phản ứng quan trọng nhất trong phần tính chất hóa học.
Phần tính chất bazơ – axit : Thì tui thấy cô bảo nên làm bài tập nhận biết rồi suy ra pla pla. Tui thấy pà cứ làm vậy nè : GV yêu cầu bạn A nhận biết 3 chất glyxin, lysin và axit glutamicBạn A đã làm như sau pla pla (nhận bằng quỳ tím – ghi rõ là chất này làm đổi màu gì,chất k làm đổi màu) và GV đã cho bạn A 10 điểm.Từ đó yêu cầu HS rút ra cái mà bà muốn nói.
Phản ứng este hóa yêu cầu HS dự đoán rồi cũng kêu nó lên bảng viết,GV chỉ cần bổ sung thêm xúc tác.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_10_Amino_axit.docx