Giáo án môn Hóa học 12 - Chương 1: Este - Lipit

I./ Khái niệm:

1./ Cấu tạo phân tử:

Khi thay nhóm OH ở nhóm cacboxyl của axit cacboxylic bằng nhóm OR thì được este.

- Công thức CT chung: RCOOR’ (R’≠ H)

- Công thức phân tử chung của este no đơn chức, mạch hở: CnH2nO2 (n≥ 2)

2./ Cách gọi tên:

Tên este gồm: tên gốc hidrocacbon R’ (đuôi “yl”) + tên anion gốc axit (đuôi “at”).

Thí dụ:

HCOOCH3: metyl fomat

HCOOC2H5 : etyl fomat

CH3COOCH3 : metyl axetat

CH3COOC2H5 : etyl axetat

HCOOC3H7: propyl fomat

C2H5COOCH3: metyl propionat

CH3COOCH=CH2 : vinyl axetat

CH2=CHCOOCH3: metyl acrylat

CH2=C(CH3)COOCH3: metyl metacrylat (dùng điều chế thủy tinh hữu cơ hay plexiglas)

CH3COOC6H5: phenyl axetat

CH3COOCH2C6H5: benzyl axetat

C6H5COOCH3: metyl benzoat

 

docx 41 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1574Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Hóa học 12 - Chương 1: Este - Lipit", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đây là đúng ?
fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức CHO
thủy phân xenlulozơ thu được glucozơ
thủy phân tinh bột thu được fructozơ và glucozơ 
cả xenlulozơ và tinh bột đều có phản ứng tráng bạc
18./ Loại thực phẩm không chứa nhiều saccarozơ là:
	A. đường phèn	B. mật mía	C. mật ong	D. đường kính
19./ Chất không tan được trong nước lạnh là:
	A. glucozơ	B. tinh bột	C. saccarozơ	D. fructozơ
20./ Cho chất X vào dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng, không thấy xảy ra phản ứng tráng gương. Chất X có thể là chất nào trong các chất dưới đây ?
	A. glucozơ	B. fructozơ	C. axetandehit	D. saccarozơ
21./ Chất không tham gia phản ứng thủy phân là:
	A. saccarozơ	B. xenlulozơ	C. fructozơ	D. tinh bột
22./ Chất lỏng hòa tan được xenlulozơ là:
	A. benzen	B. ete	C. etanol	D. nước Svayde
23./ Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột X Y axit axetic. X và Y lần lượt là:
	A. glucozơ, ancol etylic	B. mantozơ, glucozơ
	C. glucozơ, etyl axetat	D. ancol etylic, andehit axetic
24./ Khi thủy phân tinh bột thu được sản phẩm cuối cùng là:
	A. fructozơ	B. glucozơ	C. saccarozơ	D. mantozơ
25./ Chất nào sau đây tham gia phản ứng tráng bạc ?
	A. saccarozơ	B. tinh bột	C. glucozơ	D. xenlulozơ
 26./ Đặc điểm giống nhau giữa glucozơ và saccarozơ là:
	A. đều có trong củ cải đường	
B. đều tham gia phản ứng tráng bạc
	C. đều hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam
D. đều sử dụng trong y học làm huyết thanh ngọt
27./ Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về:
	A. công thức phân tử	B. tính tan trong nước lạnh
	C. cấu trúc phân tử	D. phản ứng thủy phân
28./ Saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ đều có tham gia vào
	A. phản ứng tráng bạc	B. phản ứng với Cu(OH)2
	C. phản ứng thủy phân	D. phản ứng đổi màu iot
29./ Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5.
30./ Cho các chất hữu cơ sau: glucozơ, saccarozơ, fructozơ, tinh bột, xenlulozơ. Số chất không tham gia phản ứng tráng bạc là:
A. 3. 	B. 1. 	C. 4. 	D. 2.
31./ Cho các chất: ancol etylic, glixerol, glucozơ, đimetyl ete và axit fomic. Số chất tác dụng được với Cu(OH)2 là	
A. 3. 	B. 1. 	C. 4. 	D. 2.
32./ Trong các chất sau: axit axetic, glixerol, glucozơ, ancol etylic, xenlulozơ. Số chất hòa tan được Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là
A. 3	B. 5	C. 1	D. 4
 33./ Cho các dung dịch sau: saccarozơ, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, ancol etylic, axetilen, fructozơ. Số lượng dung dịch có thể tham gia phản ứng tráng gương là
A. 3.	B. 4.	C. 5.	D. 2.
 34./ Khi thủy phân saccarozơ thì thu được
A. ancol etylic.	B. glucozơ và fructozơ.	C. glucozơ.	D. fructozơ.
 35./ Công thức nào sau đây là của xenlulozơ?
A. [C6H7O2(OH)3]n.	B. [C6H8O2(OH)3]n.	C. [C6H7O3(OH)3]n.	D. [C6H5O2(OH)3]n.
36./ Qua nghiên cứu phản ứng este hóa xenlulozơ người ta thấy mỗi gốc glucozơ (C6H10O5) của xenlulozơ có:
	A. 5 nhóm hidroxyl	B. 3 nhóm hidroxyl	C. 4 nhóm hidroxyl	D. 2 nhóm hidroxyl
37./ Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.	B. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
C. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ.	D. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ
38./ Có 4 lọ mất nhãn chứa 4 dung dịch ancol etylic, axit axetic, glucozơ , saccarozơ. Bằng phương pháp pháp học nào sau đây có thể nhận biết 4 dung dịch trên (tiên hành theo trình tự sau)
	A. dùng quì tím, dùng AgNO3/NH3, thêm vài giọt dd H2SO4 đun nhẹ
	B. dùng AgNO3/NH3, dùng quì tím
	C. dùng Na2CO3 thêm vài giọt dd H2SO4 đun nhẹ, dùng AgNO3/NH3
	D. dùng Na kim loại, dùng AgNO3/NH3 thêm vài giọt dd H2SO4 đun nhẹ, dùng AgNO3/NH3
39./ Chọn câu đúng trong các câu sau:
	A. tinh bột và xenlulozơ đều tham gia phản ứng tráng gương
	B. tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ có công thức chung là Cn(H2O)n
	C. tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ có công thức chung là Cn(H2O)m
	D. tinh bột, saccarozơ và xenlulozơ đều là các polime có trong thiên nhiên.
40./ Cacbohidrat (gluxit, saccarit) nhìn chung là:
	A. hợp chất đa chức có công thức chung là Cn(H2O)m
	B. hợp chất tạp chức đa số có công thức chung là Cn(H2O)m
	C. hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacbonyl
	D. hợp chất chỉ có nguồn gốc từ thực vật
41./ Thêm dd brom lần lượt vào 4 mẫu thử chứa các dung dịch fructozơ, saccarozơ, mantozơ và dd hồ tinh bột. Mẫu thử có khả năng làm nhạt màu dung dịch brom là
	A. dd fructozơ	B. dd mantozơ	C. dd saccarozơ	D. dd hồ tinh bột
42./ Dãy gồm các chất đều có thể phản ứng với Cu(OH)2 ở đk thích hợp:
	A. axit axetic, saccarozơ, andehit fomic, mantozơ
	B. glucozơ, hồ tinh bột, andehit fomic, mantozơ
	C. glucozơ, fructozơ, saccarozơ, xenlulozơ
	D. axit fomic, hồ tinh bột, glucozơ. Saccarozơ
43./ Chất nào dưới đây có thể được sử dụng để phân biệt glucozơ và fructozơ ?
	A. dd brom	B. Cu(OH)2/OH-	C. dd NaHSO3	D. dd AgNO3/NH3
44./ Gluxit (cacbohidrat) chỉ chứa 2 gốc glucozơ trong phân tử:
	A. saccarozơ	B. tinh bột	C. mantozơ	D. xenlulozơ
45./ Có các cặp dd sau đựng trong các bình riêng biệt mất nhãn: (1) glucozơ , fructozơ ; (2) glucozơ , saccarozơ ; (3) mantozơ , saccarozơ ; (4) fructozơ , mantozơ ; (5) glucozơ , glixerol. Dùng dd AgNO3/NH3 có thể phân biệt được những cặp dd nào:
	A. (1), (2), (3)	B. (2), (3), (4)	C. (2), (3), (5)	D. (3), (4), (5)
46./ Chất lỏng nào sau đây không hòa tan hoặc phá hủy được xenlulozơ ?
	A. nước svayde (dd [Cu(NH3)4](OH)2)	B. dd H2SO4 80%
	C. dd HCl + ZnCl2 khan	D. benzen
47./ Các dung dịch phản ứng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường là: 
A. lòng trắng trứng, fructozơ, axeton. 
B. anđehit axetic, saccarozơ, axit axetic. 
C. fructozơ, axit acrylic, ancol etylic. 
D. glixerol, axit axetic, glucozơ.
48./ Chất X có các đặc điểm sau: phân tử có nhiều nhóm -OH, có vị ngọt, hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường, phân tử có liên kết glicozit, làm mất màu nước brom. Chất X là 
A. xenlulozơ. B. mantozơ. C. glucozơ . D. s accarozơ
49./ Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat: 
(a) Glucozơ và saccarozơ đều là chất rắn có vị ngọt, dễ tan trong nước. 
(b) Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit. 
(c) Trong dung dịch, glucozơ và saccarozơ đều hoà tan Cu(OH)2, tạo phức màu xanh lam. 
(d) Khi thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp gồm tinh bột và saccarozơ trong môi trường axit, chỉ thu được một loại monosaccarit duy nhất. 
(e) Khi đun nóng glucozơ (hoặc fructozơ) với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được Ag. 
(g) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.
Số phát biểu đúng là 
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
50./ Cho các phát biểu sau: 
(a) Có thể dùng nước brom để phân biệt glucozơ và fructozơ. 
(b) Trong môi trường axit, glucozơ và fructozơ có thể chuyển hoá lẫn nhau. 
(c) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3. 
(d) Trong dung dịch, glucozơ và fructozơ đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam. 
(e) Trong dung dịch, fructozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch hở. 
(g) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng vòng 6 cạnh (dạng α và β). 
Số phát biểu đúng là 
A. 4. B. 3. C. 5. D. 2.
51./ Cho sơ đồ phản ứng :
	(a) X + H2O Y
	(b) Y + AgNO3 + NH3 + H2O ® amoni gluconat + Ag + NH4NO3
	(c) Y E + Z
	(d) Z + H2O X + G
	X, Y, Z lần lượt là:
A. Tinh bột, glucozơ, etanol.	B. Tinh bột, glucozơ, cacbon đioxit.
C. Xenlulozơ, saccarozơ, cacbon đioxit.	D. Xenlulozơ, fructozơ, cacbon đioxit.
52./ Cho các phát biểu sau:
	(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở luôn thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
	(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
	(c) Những hợp chất hữu cơ có thành phần nguyên tố giống nhau, thành phần phân tử hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
	(d) Dung dịch glucozơ bị khử bởi AgNO3 trong NH3 tạo ra Ag.
	(e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
	Số phát biểu đúng là
A. 4.	B. 5.	C. 3.	D. 2.
53./ Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là:
A. 3.	B. 4.	C. 1.	D. 2.
54./ Thí nghiệm nào sau đây chứng tỏ trong phân tử glucozơ có 5 nhóm hiđroxyl?
A. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2.
B. Tiến hành phản ứng tạo este của glucozơ với anhiđrit axetic.
C. Thực hiện phản ứng tráng bạc.
D. Khử hoàn toàn glucozơ thành hexan.
55./ Các chất trong dãy nào sau đây đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng? 
A. vinylaxetilen, glucozơ, axit propionic. 	
B. vinylaxetilen, glucozơ, anđehit axetic. 
C. glucozơ, đimetylaxetilen, anđehit axetic. 	
D. vinylaxetilen, glucozơ, đimetylaxetilen. 
56./ Dãy các chất đều có khả năng tham gia phản ứng thủy phân trong dung dịch H2SO4 đun nóng là: 
A. glucozơ, tinh bột và xenlulozơ. 	
B. saccarozơ, tinh bột và xenlulozơ. 
C. glucozơ, saccarozơ và fructozơ. 	
D. fructozơ, saccarozơ và tinh bột. 
57./ Cho các phát biểu sau: 
Glucozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể người có sinh ra mantozơ. 
Mantozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. 
Saccarozơ được cấu tạo từ hai gốc α-glucozơ và -fructozơ. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
A. 4. 	B. 2. 	C. 3. 	D. 1. 
58./ Cho các phát biểu sau: 
Hiđro hóa hoàn toàn glucozơ tạo ra axit gluconic. 
Ở điều kiện thường, glucozơ và saccarozơ đều là những chất rắn, dễ tan trong nước. 
Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất tơ nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói. 
Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit. 
Sacarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc. 
Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc. 
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là 
A. 2. 	B. 3. 	C. 5. 	D. 4
59./ Glucozơ và fructozơ đều
	A. có nhóm –CH=O trong phân tử	B. có công thức phân tử C6H10O5
	C. thuộc loại đisaccarit	D. có phản ứng tráng bạc
II. Bài tập
60./ Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với dung dịch AgNO3/NH3 thì khối lượng Ag thu được tối đa là:
	A. 21,6 gam	B. 10,8 gam	C. 32,4 gam	D. 16,2 gam
61./ Đun nóng dung dịch chứa 18 gam glucozơ với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy Ag tách ra. Tính lượng Ag thu được là:
	A. 21,6 gam	B. 10,8 gam	C. 32,4 gam	D. 16,2 gam
62./ Đun nóng dung dịch chứa m gam glucozơ với một lượng vừa đủ AgNO3 trong NH3 thấy 21,6 Ag tách ra. Tính m ?
	A. 36 gam	B. 18 gam	C. 3,6 gam	D. 1,8 gam
63./ Tráng bạc hoàn toàn m gam glucozơ thu được 86,4 gam Ag. Nếu lên men hoàn toàn m gam glucozơ rồi cho khí CO2 thu được hấp thụ vào nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 60g.	B. 20g.	C. 40g.	D. 80g.
64./ Cho 25 ml dung dịch glucozơ chưa rõ nồng độ tác dụng với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3 thu được 2,16 g bạc kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng là:
	A. 0,3M	B. 0,4M	C. 0,2M	D. 0,1M 
65./ Cho 200 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 trong NH3 thu được 10,8 gam Ag. Tính nồng độ mol của dung dịch glucozơ đã dùng.
	A. 0,20M	B. 0,25M	C. 0,30M	D. 0,15M
66./ Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng AgNO3/dung dịch NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung dịch glucozơ là
A. 11,4 %	B. 14,4 %	C. 13,4 %	D. 12,4 %
67./ Cho 200 g dung dịch chứa glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư khối lượng Ag sinh ra cho vào dung dịch HNO3 đậm đặc thấy sinh ra 0,2 mol khí NO2. Vậy C% của glucozơ trong dung dịch ban đầu theo lí thuyết là:	
A. 9%	B. 18%	C. 27%	D. 36%
68./ Cho glucozơ lên men thành ancol etylic, toàn bộ khí cacbonic sinh ra trong quá trình này được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư, tạo ra 40 gam kết tủa. Tính khối lượng glucozơ ban đầu, biết hiệu suất của quá trình lên men đạt 75%
	A. 36	B. 27	C. 48	D. 10,8
69./ Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic với hiệu suất 75%. Toàn bộ khí CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 (lấy dư), tạo ra 80 gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 72	B. 54	C. 108	D. 96
70./ Cho 11,25 gam glucozơ lên men rượu thoát ra 2,24 lit CO2 ( đktc). Hiệu suất của quá trình lên men là:
	A. 70%	B. 75%	C. 80%	D. 85%
71./ Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 18,4	B. 28,75g	C. 36,8g	D. 23g.
72./ Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225 gam.	B. 112,5 gam.	C. 120 gam.	D. 180 gam.
73./ Lên men 41,4 gam glucozơ với hiệu suất 80%, lượng khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch nước vôi trong dư thì lượng kết tủa thu được là
A. 18,4	B. 28,75g	C. 36,8g	D. 23g.
74./ Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 225 gam.	B. 112,5 gam.	C. 120 gam.	D. 180 gam.
75./ Lên men a gam glucozơ với hiệu suất 90%, lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào nước vôi trong thu được 10g kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 3,4 g. Khôi lượng a bằng:
	A. 13,5 g	B. 15,0 g	C. 20,0 g	D. 30,0 g
76./ Từ 180 gam glucozơ bằng phương pháp lên men rượu thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là:
	A. 80%	B. 10%	C. 90%	D. 20%
77./ Khi thủy phân saccarozơ, thu được 270 gam hỗn hợp glucozơ và fructozơ. Khối lượng saccarozơ đã thủy phân là:
	A. 513 gam	B. 288 gam	C. 256,5 gam	D. 270 gam
78./ Thủy phân hoàn toàn 34,2 gam saccarozơ, sau đó tiến hành phản ứng tráng bạc với dung dịch thu được. Tính khối lượng Ag kết tủa.
A. 21,6 gam	B. 10,8 gam	C. 43,2 gam	D. 16,2 gam
79./ Thủy phân hỗn hợp gồm 0,01 mol saccarozơ và 0,02 mol mantozơ trong môi trường axit, với hiệu suất đều là 60% theo mỗi chất, thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y, sau đó cho toàn bộ Y tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 7,776.	B. 6,480.	C. 8,208.	D. 9,504.
80./ Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là:
	A. 75 gam	B. 65 gam	C. 8 gam	D. 55 gam
81./ Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là 
A. 250 gam. 	B. 300 gam. 	C. 360 gam. 	D. 270 gam.
82./ Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ lượng CO2 sinh ra được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 thu được 550 gam kết tủa và dung dịch X. Đun kĩ dung dịch X thu thêm 100 gam kết tủa . Giá trị của m là:	
A. 750	B. 650	C. 810	D. 550
83./ Khối lượng tinh bột cần dùng trong quá trình lên men để tạo thành 5 lít ancol etylic 46o là (biết hiệu suất cả quá trình là 72% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8 g/ml)
	A. 5,4 kg	B. 5,0 kg	C. 6,0 kg	D. 4,5 kg
84./ Tinh bột có khối lượng phân tử khoảng 200000 đến 1000000 đvC. Vậy số mắt xích trong phân tử tinh bột là ở khoảng:	
A. từ 2000 đến 6000 	B. từ 600 đến 2000
C. từ 1000 đến 5500	D. từ 1000 đến 6000
85./ Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất phản ứng tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là
A. 26,73. 	B. 33,00. 	C. 25,46. 	D. 29,70.
86./ Xenlulozơ trinitrat được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric đặc có xúc tác là axit sunfuric đặc, nóng. Để có 29,7 kg xenlulozơ trinitrat, cần dùng dung dịch chứa m kg axit nitric (hiệu suất 90 %). Giá trị của m là:
	A. 30	B. 21	C. 42	D. 10
87./ Tính thể tích dung dịch HNO3 96% (D=1,52 g/ml) cần dùng để tác dụng với lượng dư xenlulozơ tạo 29,7 gam xenlulozơ trinitrat (hiệu suất phản ứng đạt 90%)
	A. 24,39 lit	B. 15,00 lit	C. 14,39 lit	D. 1,439 lit
88./ Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản suất được m tấn xenlulozơ trinitrat (biết hiệu suất tính theo xenlulozơ là 90%). Giá trị của m là:	
A. 26,73	B. 33,00	C. 25,46	D. 29,7
89./ Tính thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 g/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat là: (biết lượng HNO3 hao hụt là 20%)
	A. 55 lit	B. 81 lit	C. 49 lit	D. 70 lit
90./ Để điều chế 53,46 kg xenlulozơ trinitrat (hiệu suất 60%) cần dùng ít nhất V lít axit nitric
94,5% (D = 1,5 g/ml) phản ứng với xenlulozơ dư. Giá trị của V là
A. 24.	B. 40.	C. 36.	D. 60.
91./ Cho một số các tính chất: có dạng sợi (1); tan trong nước (2); tan trong nước Svayde (3); phản ứng với axit nitric đặc (xt axit H2SO4 đặc) (4); tham gia phản ứng tráng bạc (5); bị thủy phân trong dung dịch axit đun nóng (6). Các tính chất của xenlulozơ là
	A. (2), (3), (4), (5)	B. (3), (4), (5), (6)
	C. (1), (2), (3), (4)	D. (1), (3), (4), (6)
92./ Ancol etylic được điều chế từ tinh bột bằng phương pháp lên men với hiệu suất của toàn bộ quá trình là 90%. Hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra khi lên men m gam tinh bột vào nước vôi trong, thu được 330 gam kết tủa và dung dịch X. biết khối lượng X giảm đi so với khối lượng nước vôi trong ban đầu là 132 gam. Giá trị của m là
	A. 486	B. 297	C. 405	D. 324 
Chương 3: AMIN – AMINO AXIT – PROTEIN
Bài 1: AMIN
I./ Khái niệm, danh pháp, đồng phân:
1./ Khái niệm:
Khi thay thế nguyên tử H trong phân tử NH3 bằng gốc hidrocacbon ta được amin.
Công thức amin no đơn chức: CnH2n+1NH2 hay R – NH2
2./ Danh pháp: 
CH3NH2: metylamin (hay metanamin) làm quì tím hóa xanh	
C2H5NH2: etylamin (hay etanamin) làm quì tím hóa xanh
CH3CH2CH2NH2: propylamin (hay propan – 1 – amin)	 làm quì tím hóa xanh
CH3CH(NH2)CH3: isopropylamin (làm quì tím hóa xanh)
C2H5NHCH3: etylmetylamin (làm quì tím hóa xanh)
H2N[CH2]6NH2: hexametylenđiamin (làm quì tím hóa xanh)	
C6H5NH2: phenylamin (hay anilin) - Không làm đổi màu quì tím
C6H5NHCH3: metylphenylamin - 	Không làm đổi màu quì tím	
3./ Đồng phân:
	C2H7N: có 2 đồng phân (1 đồng phân bậc 1 , 1 đồng phân bậc 2)
C3H9N: có 4 đồng phân (2 đồng phân bậc I, 1 đồng phân bậc II, 1 đồng phân bậc III)	C4H11N: có 8 đồng phân (4 đồng phân bậc I, 3 đồng phân bậc II, 1 đồng phân bậc III)
II./ Tính chất vật lí:
	Metylamin, đimetylamin, trimetylamin và etylamin là chất khí mùi khai, tan nhiều trong nước.
	Nhiệt độ sôi tăng dần và độ tan trong nước giảm dần theo chiều tăng của phân tử khối.
	Các amin thơm đều là chất lỏng hoặc rắn và dễ bị oxi hoa.. khi để lâu trong không khí các amin thơm bị chuyển từ không màu thành màu đen.
III./ Tính chất hóa học:
Amin thể hiện tính bazơ
1./ Tính chất của chức amin:
a./ Tính bazơ: 
*Tác dụng với axit tạo muối
Thí dụ: CH3NH2 + HCl CH3NH3Cl
	C6H5NH2 + HCl C6H5NH3Cl (phenylamoni clorua)
Amin mạch hở làm quì tím hóa xanh.
Lực bazơ: CnH2n+1NH2 > NH3 > C6H5NH2
Thí dụ: C2H5NH2> CH3NH2 > NH3 > C6H5NH2
 Lực bazơ giảm dần
2./ Phản ứng thế ở nhân thơm của anilin:
Thí dụ: C6H5NH2 + 3Br2 C6H2Br3NH2 (kết tủa trắng) + 3HBr (dùng nhận biết anilin)
	 2,4,6 tribrom anilin
Chú ý: 
 + Các amin thơm khi để trong không khí bị oxi hóa từ không màu sang màu đen.
 + Các amin có tính bazơ yếu nên các muối của amin (C6H5NH3Cl, C2H5NH3Cl,...) tác dụng được với bazơ mạnh NaOH, KOH.
III./ Điều chế:
1./ Thay thế nguyên tử H của phân tử amoniac
2./ Khử hợp chất nitro:
Thí dụ: C6H5NO2 + 6H C6H5NH2 + 2H2O
IV. Ứng dụng:
-Các ankylamin: tổng hợp polime.
-Anilin: tông hợp phẩm azo, đen anilin, nhựa anilin-fomandehit, dược phẩm streptoxit, sunfaguanidin.
Bài 10: AMINO AXIT
I./ Khái niệm:
Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH)
Thí dụ: 
Công thức
Tên thay thế
Tên bán hệ thống
Tên thường
Kí hiệu
H2N-CH2-COOH
Axit 2-aminoetanoic
Axit aminoaxetic
glyxin
Gly
CH3-CH(NH2)COOH
Axit
2- aminopropanoic
Axit
α-aminopropionic
alanin
Ala
(CH3)2CH-CH(NH2)-COOH
Axit
2-amino-3-metylbutanoic
Axit
α-aminoisovaleric
valin
Val
H2N-[CH2]4-CH(NH2)-COOH
Axit
2,6-đi aminohexanoic
Axit
α,ε-điaminocaproic
lysin
Lys
HOOC-CH(NH2)CH2-CH2-COOH
Axit
2-aminopentanđioic
Axit
α-aminoglutaric
Glu
II. Cấu tạo phân tử:
	Amino axit là những hợp chất có cấu tạo ion lưỡng cực, nên ở đk thường là những chất rắn kết tinh, dễ tan trong nước, có nhiệt độ nóng chảy cao.
III. Tính chất hóa học:
1./ Tính lưỡng tính: tác dụng với axit và dung dịch kiềm.
	Thí dụ: HOOC – CH2 – NH2 + HCl HOOC – CH2 – NH3Cl
	H2N – CH2 - COOH + NaOH H2N – CH2 - COONa + H2O
2./ Tính axit – bazơ của dung dịch amino axit:
Tổng quát: (H2N)xR(COOH)y
Nếu x = y: quì tím không đổi màu
Nếu x > y : quì tím chuyển thành xanh
Nếu x < y: quì tím chuyển thành đỏ
3./ Phản ứng este hóa:
Thí dụ: H2N – CH2 – COOH + C2H5OH H2N – CH2 – COOC2H5 + H2O
4./ Phản ứng trùng ngưng: tạo polime dạng poliamit
Thí dụ: nH2N – [CH2]5 – COOH (-NH – [CH2]5 – CO - )n + nH2O
 Axit - aminocaproic policaproamit
IV. Ứng dụng:
+Các -amino axit là cơ sở tạo nên các protein của cơ thể sống.
+ axit glutamic là thuốc hổ trợ thần kinh, muối mononatri của axit glutamic là bột ngọt, methionin là thuốc bổ gan.
+ Axit 6-aminohexanioc và axit7-aminoheptanoic dùng sản xuất nilon-6, nilon-7
Bài 11: PEPTIT VÀ PROTEIN
PEPTIT
Khái niệm: peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc -amino axit liên kết với nhau bằng các liên kết peptit.
Tính chất hóa học:
a. Phản ứng thủy phân: tạo các -amino axit.
b. Phản ứng màu biure: từ tripeptit trở lên tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm cho hợp chất màu tím. (dùng phân biệt đipeptit với tripeptit)
B. PROTEIN
1. Khái niệm: protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.
2. Tính chất hóa học:
a. Phản ứng thủy phân: tạo các -amino axit
b. Phản ứng màu biure: tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím. (dùng nhận biết protein)
BÀI TẬP ÁP DỤNG
AMIN
I./ Thành phần, cấu tạo, tính chất.
1./ Trong các chất dưới đây chất nào là amin bậc hai ?
	A. H2N – [CH2]6 – NH2	B. CH3 – NH – CH3	 
C. C6H5NH2	D. CH3 – CH(CH3) 

Tài liệu đính kèm:

  • docxon_tap_huu_co_12.docx