Giáo án môn Hóa học 8 - Bài luyện tập 3

1. MỤC TIÊU:

 1.1. Kiến thức:

HS biệt :Củng cố kiến thức về phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.

HS hiểu : Ý nghĩa của PTHH

 1.2. Kĩ năng:

HS thực hiện được: Phân biệt các hiện tượng Vật lí ,hoá học, lập PTHH, viết CTHH.

 HS thực hiện thnh thạo : viết đúng CTHH. Laäp đđược PTHH

 1.3. Thái độ:

Thĩi quen: Giáo dục hs yêu thích bộ môn.

Tính cch: Tích cực ,nghim tc trong học tập bộ mơn

 2.NỘI DUNG HỌC TẬP

 Hiện tượng vật lí ,hiện tượng hóa học ,phản ứng hóa học .

 Định luật bảo toàn khối lượng , lập phương trình hóa học.

 3. CHUẨN BỊ :

 3.1 Giáo viên : + Kiến thức: hệ thống lại kiến thức chương II.

 + ĐDDH : bảng phụ ghi bài tập

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1955Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Bài luyện tập 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI LUYỆN TẬP 3
 Tuần 13 : Tiết 24 
 ND:05/11/12
1. MỤC TIÊU: 
 1.1. Kiến thức: 
HS biệt :Củng cố kiến thức về phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
HS hiểu : Ý nghĩa của PTHH
 1.2. Kĩ năng:
HS thực hiện được: Phân biệt các hiện tượng Vật lí ,hoá học, lập PTHH, viết CTHH.
 HS thực hiện thành thạo : viết đúng CTHH. Lập đđược PTHH
 1.3. Thái độ: 
Thĩi quen: Giáo dục hs yêu thích bộ môn.
Tính cách: Tích cực ,nghiêm túc trong học tập bộ mơn 
 2.NỘI DUNG HỌC TẬP 
 Hiện tượng vật lí ,hiện tượng hóa học ,phản ứng hóa học .
 Định luật bảo toàn khối lượng , lập phương trình hóa học.
 3. CHUẨN BỊ :
 3.1 Giáo viên : + Kiến thức: hệ thống lại kiến thức chương II.
 + ĐDDH : bảng phụ ghi bài tập
 3.2.Học sinh : + Kiến thức: ôn lại kiến thức về hiện tượng hoá học, hiện tượng vật lí, phản ứng hoá học, cách lập phương trình hoá học, định luật bảo toàn khối lượng.
 4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP :
 4. 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện :
 4. 2. Kiểm tra miệng : lồng kiểm tra bài cũ vào tiết học. 
 4.3. Tiến trình bài học :
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI HỌC
 HĐ 1: (1 0 p) Hệ thống kiến thức chương II
Vào bài. 
* Qua chương 2 “Phản ứng hoá học” chúng ta đã tìm hiểu về những vấn đề gì?
HS: Sự biến đổi chất, phản ứng hoá học, Định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
GV: Để củng cố những kiến thức trên đồng thời vận dụng những kiến thức đó để giải bài tập, chúng ta tìm hiểu mục I .
HS tiến hành làm bài tập sau:
(1) Nhôm có thể dát mỏng làm đồ dùng gia đình: thau, nồi, cũng có thể kéo sợi làm ruột dây điện.
(2) Nhúng sợi nhôm vào dung dịch axit clohidric HCl tạo ra dung dịch muối nhôm clorua AlCl3 và có bọt khí hidro bay lên.
a. Hiện tượng nào ở trên xảy ra phản ứng hoá học. Dấu hiệu nào cho biết điều đó? Để phản ứng xảy ra thì Al và HCl phải như thế nào?
 b. Viết phương trình hoá học của phản ứng trên.
 c. Nếu biết lượng nhôm = 18g, lượng HCl = 73g, lượng khí hidro = 2g. Tính lượng nhôm clorua?
 d. Lập phương trình hoá học của phản ứng trên. Cho biết tỉ lệ số nguyên tử nhôm lần lượt với số phân tử của 3 chất khác trong phản ứng.
HS: a (1) Hiện tượng vật lý
 (2) Hiện tượng hoá học
- Hiện tượng (2) xảy ra phản ứng hoá học.
- Dấu hiệu: có bọt khí bay lên.
- Al và HCl phải tiếp xúc với nhau.
b. Nhôm + axit clohidric g nhôm clorua + khí hidro
c. mnhôm clorua = 89g
d. 2Al + 6HCl g 2AlCl3 + 3H2
Al : HCl = 2 : 6
Al : AlCl3 = 2 : 2
Al : H2 = 2 : 3
* Cho HS kết luận về sự biến đổi chất, phản ứng hoá học, định luật bảo toàn khối lượng, phương trình hoá học.
 -GV hướng dẫn lại cách lập PTHH, lưu ý cách viết CTHH, chỉ số, hệ số.
HĐ 2: (15 p) Luyện tập
 GV gọi 1 hs đọc đề bài tập 1 sgk.
 HS thảo luận nhóm, làm bài vào vở BT.
 GV gọi hs lên báo cáo.
 GV nhận xét, kết luận.
 GV yêu cầu hs suy nghĩ làm bài tập 2 sgk.
 GV gọi 1 hs trả lời.
 HS khác nhận xét đáp án của bạn.
 GV kết luận.
 GV gọi hs đọc đề bài tập 3.
 GV nhắc lại công thức tính khối lượng các chất theo định luật bảo toàn khối lượng.
 HS viết công thức theo đề bài.
 GV gợi ý cho hs cách tính %CaCO3:
%CaCO3 = mCaCO3 x 100: mđá vôi.
 Cho hs xung phong lên bảng làm BT3.
 GoÏi hs đọc yêu cầu đề bài 5 sgk.
 GV gợi lại cách lập CTHH nhanh theo cách chéo hoá trị.
 Từ đó hs lập CTHH của Alx(SO4)y.
 Gọi 1 hs lên bảng làm các yêu cầu còn lại của đề:
 - Cân bằng phương trình
 - Nêu tỉ lệ số ngtử của cặp chất kim loại và tỉ lệ số phân tử của cặp hợp chất.
 GV treo bảng phụ ghi bài tập như sau:
 Cho sơ đồ các phản ứng hoá học sau:
a/ Fe + Cl2 - - > FeCl3
b/ N2O5 + H2O - - > HNO3
c/ K + H2O - - > KOH + H2
d/ Al + FeSO4 - - > Al2(SO4)3 + Fe
 Lập PTHH và cho biết tỉ lệ số ngtử, số ptử giữa các chất trong mỗi phản ứng
I. Kiến thức cần nhớ: sgk
II. Bài tập
1. Bài 1tr60
a) Tên các chất tham gia: khí nitơ, khí hidro.
 Tên sản phẩm: khí amoniac.
b) Trước phản ứng, 2 ngtử H liên kết với nhau, 2 ngtử N liên kết với nhau. Sau phản ứng, cứ 3 ngtử H liên kết với 1 ngtử N.
Phân tử hidro và phân tử nitơ biến đổi và phân tử amoniac được tạo ra.
c) Số ngtử mỗi ngtố giữ nguyên trước và sau phản ứng, số ngtử H là 6 và số ngtử N là 2.
2. Bài 2 tr61
Phương án D.
3. Bài 3 tr61
Giải: a) mCaCO3 = m CaO + mCO2
b) Khối lượng canxi cacbonat đã phản ứng
mCaCO3 = m CaO + mCO2 
 = 140 + 110 
 = 250 (kg)
Tỉ lệ phần trăm về khối lượng canxicacbonat chứa trong đá vôi:
%CaCO3 = mCaCO3 x 100% : mđá vôi.
 = 250 x 100% : 280
 = 89, 3 %
4. Bài 5 tr 61
Al + 3CuSO4 à Al2(SO4)3 + 3Cu
5. Lập phương trình hoá học:
 a/ 2Fe +3Cl2 à 2FeCl3
 b/ N2O5 + H2O à 2HNO3
 c/ 2 K +2 H2O à 2 KOH + H2
 d/ 2Al +3 FeSO4 à Al2(SO4)3 + 3Fe
Tỉ lệ số ngtử, số phân tử giữa các chất :
a/ Số ngtử Fe : số ptử Cl2 : số ptử FeCl3
= 2 : 3 : 2
b/ Số ptử N2O5 : Số ptử H2O : Số ptử HNO3
= 1 : 1 : 2
c/ Số ngtử K : Số ptử H2O : Số ptử KOH : Số ptử H2 = 2 : 2 : 2 : 1
d/ Số ngtử Al : Số ptử FeSO4 : Số ptử Al2(SO4)3
: Số ptử Fe = 2 : 3 : 1 : 3
4.4. Tổng kết : (10 p)
 Rút ra bài học kinh nghiệm
* Bài học kinh nghiệm :
Dạng 1 : - Chất biến đổi về dạng, thể là hiện tượng vật lý.
	 - Chất biến đổi tạo ra chất mới là hiện tượng Hoá học.
Dạng 2 : Sơ đồ phản ứng Hoá học là PTHH viết dưới dạng chữ gồm tên chất
 phản ứng và sản phẩm. Có các dạng ;
	A + B g C +D
	 A g B +C
	A + B g C
Dạng 3 : Giả sử : A + B g C + D
 mA + mB = mC + mB
 - Trong phản ứng Hoá học có những chất, nếu biết khối lượng của ( n-1 ) chất g tính được khối lượng của chất còn lại.
	 Lượng chất nguyên chất
 - Xác định % của một chất = x 100% 
	 Lượng hổn hợp
Dạng 4 : - Lập PTHH gồm 3 bước.
	 - Những chất phản ứng gồm có những nguyên tố nào thì sản phẩm cũng có đầy đủ những nguyên tố đó .
 4.5. Hướng dẫn hs học ở nhà:
 * Đối với bài học ở tiết học này : - Nắm vững các kiến thức cần nhớ .
 Làm hoàn chỉnh các bài tập 1 ->5 tr61. Làm BT 16.2 -> 16.7 SBT tr19 – 20.
 * Đối với bài học ở tiết học tiếp theo :
- Ôn lại kiến thức chương II.về hiện tượng vật lý ,hiện tượng hoá học,điều kiện để xảy ra phản ứng,phản ứng hoá học ,định luật bảo toàn khối lượng,các bước lập PTHH.
 Lưu ý các dạng bài tập đã luyện tập tiết sau kiểm tra 1 tiết. 
5.PHỤ LỤC

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_17_Bai_luyen_tap_3.doc