Giáo án môn Hóa học 8 - Bài luyện tập 5

A- Mục tiêu:

1- Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương 4

- Tính chất vật lí, tính chất hoá học của oxi, điều chế oxi trong PTN và trong CN, thành phần không khí.

- Khái niệm: sự oxi hoá, sự cháy, oxit (định nghĩa, phân loại), phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2340Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Bài luyện tập 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 44 Bài luyện tập 5
Mục tiêu:
Kiến thức: Củng cố, hệ thống hoá kiến thức chương 4
Tính chất vật lí, tính chất hoá học của oxi, điều chế oxi trong PTN và trong CN, thành phần không khí.
Khái niệm: sự oxi hoá, sự cháy, oxit (định nghĩa, phân loại), phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp.
Kĩ năng:
Viết công thức hoá học và phương trình phản ứng hoá học
Giải bài toán tính theo phương trình hoá học.
Giáo dục tình cảm, thái độ:
Học sinh có thức ý vận dụng kiến thức về oxi, không khí vào thực tế cuộc sống, có ý thức bảo vệ môi trường không khí.
B-Chuẩn bị:
GV: máy chiếu qua đầu, phim trong.
HS: Ôn tập kiến thức trong chương 4
C- Tổ chức hoạt động dạy học
Hoạt động 1:
GV đặt vấn đề:Oxi là một trong những đơn chất phi kim điển hình có rất nhiều ứng dụng trong đời sống, thực tiễn. Những kiến thức về oxi các em đã được nghiên cứu qua các bài học ở chương 4. Hôm nay chúng ta sẽ hệ thống những kiến đã học và vận dụng những kiến thức đó để giải các bài tập. Đó là nội dung bài luyện tập 5. GV ghi đầu bài và hướng dẫn học sinh: chia trang vở làm 2 cột, bên trái ghi bài tập và lời giải, bên phải ghi kiến thức cần nhớ.
Hoạt động 2:
HS làm bài tập 1.
Cho dãy biến hoá sau:	
KClO3 	 SO2
KMnO4	 O2	 P2O5
 H2O	 Al2O3
1/ Viết các phương trình phản ứng thực hiện dãy biến hoá trên 
2/ Phương trình phản ứng nào thẻ hiện tính chất hoá học của oxi.
3/ Phản ứng nào dùng để điều chế oxi trong phòng thí nghiệm,trong công nghiệp?
4/ Phản ứng nào trong đó có xảy ra sự oxi hoá?
5/ Phân loại các phản ứng trên.
GV yêu cầu 2 HS trình bày nội dung theo yêu cầu câu hỏi 1. GV yêu cầu HS lần lượt trả lời các câu hỏi 2,3,4,5
Kết thúc hoạt động này kiến thức cần củng cố là:
Đơn chất oxi là chất có tính oxi hoá mạnh, tác dụng với nhiều kim loại, phi kim và các hợp chất.
Phản ứng điều chế oxi.
Khái niệm sự oxi hoá.
Hoạt động 3:
HS làm bài tập 2.
Cho các chất sau: Na2O ; CO2 ; Fe2O3 ; SO2 ; H2SO4 ; NaCl
1/ Những chất nào là oxit?
2/ Oxit nào là oxit bazơ? Oxit nào là oxit axit? Tại sao?
3/ Đọc tên các oxit trên.
GV yêu cầu đại diện từng nhóm HS trình bày nội dung theo yêu cầu câu hỏi đặt ra
Kết thúc hoạt động này kiến thức cần củng cố là:
Khái niệm oxit, phân loại oxit và cách gọi tên.
Hoạt động 4:
HS làm bài tập 3.(BT 8/101 SGK)
GV phân công 2 nhóm HS, mỗi nhóm làm 1 phần
Kết thúc hoạt động này kiến thức cần củng cố là:
- Kĩ năng giải bài toán tính theo phương trình trong đó chú y tới sự hao hụt trong quá trình phản ứng.
Hoạt động 5: 
HS làm bài tập 4.
1/Hãy chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp điền vào ô trống
a) Sự tác dụng của một chất với ..... được gọi là sự oxi hoá.
b) Phản ứng hoá hợp là phản ứng trong đó chỉ có ..... được tạo thành từ ....
c) ....... là phản ứng hoá học trong đó từ 1 chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
d) Không khí là ...... nhiều chất khí trong đó khí .... chiếm ....... và khí oxi chiếm ..... thể tích không khí.
2/ Lựa chọn thí dụ ở cột 2 cho phù hợp với khái niệm ở cột 1
Khái niệm
Thí dụ
A) Oxit
1- CuO ; CaO ; HCl ; P2O5 . 
B) Oxit bazơ
2- CaO ; CuO ; MgO ; Mn2O7
C) Oxit axit
3- CuO ; MgO ; Na2O ; Fe2O3
4 - SO2 ; SO3 ; CuO ; CO2. 
5- CO2 ; Mn2O7 ; P2O5 ; SO2
3/ Hãy chọn cách làm đúng trong các cách sau: để dập tắt đám cháy do xăng, dầu gây nên người ta dùng:
Nước.
Không khí. 
Cát.
Cả 3 cách trên
Bài tập được in trên phim trong lần lượt từng nhóm lên trình bày, 
GV nhận xét rút ra kiến thức cần khắc sâu:
Khái niệm sự oxi hoá, sự cháy khái niệm phản ứng phân huỷ, phản ứng hoá hợp, thành phần không khí, khái niệm oxit, oxit bazơ, oxit axit.
oxi
Không Khí
 V= VKK
 V= VKK
khái niệm
- Sự oxihoá
- Sự cháy
- Phản ứng
 hoá hợp, phân huỷ.
- Oxit
- Phân loại và
 gọi tên oxit 
Tính chất vật lý
Khí, không màu, mùi,
nặng hơn Không khí, 
ít tan trong nước
Tính chất hoá học
Là chất có tính oxihoá mạnh, tác dụng với nhiều Kim loại, Phi kim, Hợp chất
 ứng dụng
Sự hô hấp Sự cháy
(trong đời sống và trong công nghiệp)
điều chế
D- Hướng dẫn học sinh học ở nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docGA2.doc