Giáo án môn Hóa học 8 - Phương trình hóa học

BƯỚC 1: Xác định tên chuyên đề:

PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ( 2 Tiết)

Lý do chọn chuyên đề: Chuyên đề được xây dựng dựa trên bài: “Phương trình hóa học” với lượng kiến thức của bài cần được thực hiện trong 2 tiết học.

BƯỚC 2: XĐ chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ , định hướng NL cần hình thành

1. Kiến thức:

 Học sinh biết được

+ Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa học

+ Các bước lập phương trình hóa học

+ Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỷ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa chúng.

2. Kĩ năng:

 + Biết lập phương trình hóa học khi biết chất tham gia và sản phẩm.

 + Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hóa học cụ thể.

3. Thái độ:

- Giáo dục học sinh lòng say mê khám phá khoa học,

- Có ý thức vận dụng kiến thức môn hóa học, tích hợp kiến thức liên môn trong việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn.

 

doc 7 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1356Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 8 - Phương trình hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BƯỚC 1: Xác định tên chuyên đề:
PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC ( 2 Tiết)
Lý do chọn chuyên đề: Chuyên đề được xây dựng dựa trên bài: “Phương trình hóa học” với lượng kiến thức của bài cần được thực hiện trong 2 tiết học.
BƯỚC 2: XĐ chuẩn kiến thức, kỹ năng, thái độ , định hướng NL cần hình thành
1. Kiến thức:
	Học sinh biết được 
+ Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa học
+ Các bước lập phương trình hóa học
+ Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỷ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa chúng.
2. Kĩ năng:
	+ Biết lập phương trình hóa học khi biết chất tham gia và sản phẩm.
 + Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hóa học cụ thể.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh lòng say mê khám phá khoa học, 
- Có ý thức vận dụng kiến thức môn hóa học, tích hợp kiến thức liên môn trong việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
4. Năng lực cần hướng tới.
	- Năng lực hợp tác .
 - Năng lực tư duy tính toán hóa học 
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
 - Năng lực vận dụng, đề xuất kiến thức hoá học vào thực tiễn.
BƯỚC 3: Xây dựng nội dung chuyên đề
1.Nội dung 1: Phương trình hóa học
 Phương trình hóa học biểu diễn ngắn gọn phản ứng hóa học.
2. Nội dung 2 : Các bước lập phương trình hóa học
 Ba bước lập phương trình hóa học
3.Nội dung 3 : Ý nghĩa của phương trình hóa học
 Cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất cũng như từng cặp chất trong phản ứng
BƯỚC 4: Xây dựng bảng mô tả các cấp độ tư duy
Nội dung kiến thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
1Phương trình hóa học
- Nêu được khái niệm chất tham gia và sản phẩm của phản ứng cho trước.
- Viết được phương trình hóa học bằng chữ để biểu diễn phản ứng hóa học.
- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại.
- Dựa vào hiện tượng thí nghiệm, hình vẽxác định được điều kiện và dấu hiệu để nhận biết có xảy ra phản ứng hóa học hay không.
2Các bước lập phương trình hóa học
- Viết được một số phương trình hóa học đơn giản.
- Xác định được các bước lập phương trình hóa học cho một số phản ứng hóa học cụ thể.
- Lập được phương trình hóa học khi biết chất tham gia và sản phẩm.
- Xác định được một số hiện tượng trong tự nhiên và chỉ ra được hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học.
3. Ý nghĩa của phương trình hóa học
Biểu diễn phản ứng hóa học đã được giới thiệu và tính toán theo PTHH
.
Lập được tỉ lệ số nguyên tử,số phân tử của các chất cũng như từng cặp chất trong PTHH
- Rút ra được ý nghĩa của phương trình hóa học, cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỉ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa chúng.
- Giải thích được một số hiện tượng thí nghiệm có liên quan đến thực tiễn
- Viết được một sô phương trình hóa học đơn giản xảy ra trong thực tiễn.
 - Giải thích được một số hiện tượng thí nghiệm hoặc hiện tượng trong tự nhiên về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa học.
BƯỚC 5: Xây dựng hệ thống câu hỏi bài tập
1. Mức độ nhận biết:
Câu 1: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra khi đun nóng đường ăn tạo thành than và hơi nước. cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng
Câu 2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: 
1. Hiđro	+	Oxi 	à 	Nước
2. Kẽm	+	axit clohiđric(HCl)	à 	kẽm clorua(ZnCl2 )	+ 	hiđro
3. Đá vôi (Canxicacbonat) khí cacbonic + canxioxit
Câu 3: Cho 6,5g kẽm vào dung dịch axit clohiđric(HCl) dư thu được muối kẽm clorua(ZnCl2 ) và khí hiđro.
a. Viết PTHH của phản ứng trên.
b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
2. Mức độ thông hiểu:
Câu 1: Cho biết khí cacbonđioxit (khí cácbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong.
Làm thế nào để có thể nhận biết được chất khí này có trong hơi ta thở ra? 
Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học trên.
Câu 2: Lập phương trình hóa học của phản ứng sau:
a. Đốt cháy khí Hiđro trong bình chứa khí ôxi để tạo thành nước.
b. Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua
3. Mức độ vận dụng thấp:
Câu 1. Phản ứng cháy là một trong những phản ứng quan trọng trong đời sống và sản xuất, tuy nhiên phản ứng cháy đôi khi cũng gây ra những tai họa, thảm họa khủng khiếp. Để dập tắt đám cháy người ta sử dụng các biện pháp sau đây. Giải thích?
a. Phun nước vào đám cháy
c. Phun khí CO2 vào đám cháy
b. Trùm kín vật đang cháy
d. Phủ cát lên đám cháy
Câu 2. Cho sơ đồ phản ứng sau
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng
b. Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).
Câu 3. Đốt cháy hết 11 g kim loại Magie (Mg) trong không khí thu được 17 g hợp chất Magieoxit (MgO). Biết rằng Mg cháy là xảy phản ứng với khí oxi trong không khí.
a. Viết công thức về khối lượng của phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng của khí O2 đã phản ứng
4. Mức độ vận dụng cao:
Câu 1: Hãy giải thích vì sao: Không nên để bếp than đang cháy trong phòng kín.
Câu 2: Một lưỡi dao để ngoài trời sau một thời gian sẽ bị gỉ. Hãy cho biết khối lượng của lưỡi dao bị gỉ có bằng khối lượng của lưỡi dao trước khi gỉ không.
Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 1,5 kg than (thành phần chính là C) thì dùng hết 3,2 kg oxi và sinh ra 4,4 kg khí Cacbonic .
Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
Mẫu than trên chứa bao nhiêu thành phần % cacbon. 
Câu 4: Có một viên đá vôi nhỏ, một ống nghiệm đựng axit clohiđric và một cân nhỏ có độ chính xác cao. Làm thế nào có thể xác định được khối lượng khí cacbonic thoát ra khi cho viên đá vôi vào ống nghiệm đựng axit?
CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC (Tiết 22,23)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
	Học sinh biết được 
+ Phương trình hóa học biểu diễn phản ứng hóa học
+ Các bước lập phương trình hóa học
+ Ý nghĩa: Phương trình hóa học cho biết các chất phản ứng và sản phẩm, tỷ lệ số phân tử, số nguyên tử giữa chúng.
2. Kĩ năng:
	+ Biết lập phương trình hóa học khi biết chất tham gia và sản phẩm.
+ Xác định được ý nghĩa của một số phương trình hóa học cụ thể.
3. Thái độ: 
- Giáo dục học sinh lòng say mê khám phá khoa học, 
- Có ý thức vận dụng kiến thức môn hóa học, tích hợp kiến thức liên môn trong việc giải quyết các tình huống trong thực tiễn.
4. Năng lực cần hướng tới.
	- Năng lực hợp tác .
 - Năng lực tư duy tính toán hóa học 
	- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
 	- Năng lực vận dụng, đề xuất kiến thức hoá học vào thực tiễn.
II. Hình thức, phương pháp, kĩ thuật dạy học:
- Hình thức: Tổ chức dạy học trên lớp. 
- Sử dụng phương pháp dạy học theo nhóm, dạy học nêu vấn đề, đàm thoại
III. Chuẩn bị
- Bảng phụ,
 - Tranh vẽ phóng to hình 2.5 trang 55 SGK
IV. Tiến trình bài giảng
1. Tổ chức:
Lớp
Tiết 
Ngày dạy
 Sĩ số
 Ghi chú 
8A
Tiết 22
Tiết 23
2. Kiểm tra:
3. Bài mới: 
HĐ1: Hoạt động khởi động ( Hoạt động cá nhân)
*Bước 1: GVChuyển giao nhiệm vụ 
Bài 1: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra khi đun nóng đường ăn tạo thành than và hơi nước. Cho biết chất tham gia và chất sản phẩm.
Bài 2: Cho biết khí cacbonđioxit (khí cácbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong.
Làm thế nào để có thể nhận biết được chất khí này có trong hơi ta thở ra? 
Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học trên.
*Bước 2: HS Thực hiện nhiệm vụ ( Hoạt động cá nhân)
*Bước 3. HS Báo cáo, thảo luận
 *Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Củng cố lại các khái niệm phản ứng hóa học, dấu hiệu nhận biết phản ứng hóa học xảy ra
Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tái hiện kiến thức.
HĐ2: Hình thành kiến thức mới
NDI. HS tìm hiểu và nghiên cứu phương trình hóa học
* GV yêu cầu: 
Học sinh nghiên cứu tranh hình trang 55/sgk và tranh hình 2.5/sgk viết phương trình bằng chữ của phản ứng trên ? 
?Trong phản ứng trên những chất nào là những chất tham gia phản ứng , những chất nào là sản phẩm ? 
?Em hãy thay các chất trong phương trình bằng chữ trên bằng các công thức hoá học ? 
?Em hãy quan sát sơ đồ phản ứng xem đã đúng theo định luật bảo toàn số nguyên tử của mỗi nguyên tố chưa ? 
? Em hãy suy nghĩ làm cho sơ đồ trên biểu diễn đúng định luật ? 
* HS Thực hiện nhiệm vụ ( hoạt động nhóm)
* HS Báo cáo, thảo luận
* KQ:
 1) Phương trình hoá học. 
 Khí hiđro + Khí oxi Nước. 
+ Khí hiđro, khí oxi là chất phản ứng , nước là sản phẩm . 
+ Thay công thức hoá học vào phương trình chữ. 
H2 + O2 H2O
- Nhận xét : Sơ đồ trên chưa đúng theo định luật bảo toàn số nguyên tử của mỗi nguyên tố. 
+ Ta có thể thêm số phân tử chất vào 2 bên cho đủ. Thêm một phân tử nước vào bên phải: 
H2 + O2 2H2O
- Thêm một phân tử hiđro vào bên trái sơ đồ: 
2H2 + O2 to 2H2O
ND II. HS tìm hiểu và nghiên cứu các bước lập phương trình hóa học
* GV yêu cầu: 
Nêu các bước lập phương trình hóa học
* HS Thực hiện hoạt động nhóm.
KQ:Các bước lập phương trình hoá học. 
- Bước 1: Viết sơ đồ của phản ứng . 
 - Bước 2 : Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố. - Bước 3 : Viết phương trình hoá học. 
ND III. HS tìm hiểu Ý nghĩa của phương trình hóa học
* GV Yêu cầu học sinh Cho biết :
 Phương trình hoa học cho ta biết ý nghĩa như thế nào ? 
Em hãy cho biết tỉ lệ về số phân tử giữa các chất trong phản ứng của khí hiđro với khí oxi ? 
 - Em hãy nêu cách xác định tỉ lệ của các chất trong phản ứng hoá học ? * HS Thực hiện nhiệm vụ ( hoạt động nhóm)
* HS Báo cáo, thảo luận 
* KQ: Phương trình hoá học cho ta biết: 
Tỉ lệ về số nguyên tử , số phân tử giữa các chất trong phản ứng . Phản ứng: 
 2H2 + O2 to 2H2O 
 Có tỉ lệ số phân tử H2 : số phân tử O2 : số phân tử H2O = 2: 1: 2 
- Cách xác định : 
 + Tỉ lệ của các chất trong phản ứng hoá học bằng tỉ lệ về hệ số trong phương trình hoá học đó.
HĐ 3. Luyện tập:
 -Trên cơ sở kiến thức đã học, các em làm các bài tập trong thời gian khoảng 30 phút. 
 - GV : chữa nhanh những câu học sinh thắc mắc. 
Câu 1: Ghi lại phương trình chữ của phản ứng hóa học xảy ra khi đun nóng đường ăn tạo thành than và hơi nước. cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng
Câu 2. Hoàn thành các phương trình hóa học sau: 
1. Hiđro	+	Oxi 	à 	Nước
2. Kẽm	+	axit clohiđric(HCl)	à 	kẽm clorua(ZnCl2 )+ 	hiđro
3. Đá vôi (Canxicacbonat) khí cacbonic + canxioxit
Câu 3: Cho 6,5g kẽm vào dung dịch axit clohiđric(HCl) dư thu được muối kẽm clorua(ZnCl2 ) và khí hiđro.
a. Viết PTHH của phản ứng trên.
b. Tính khối lượng muối tạo thành sau phản ứng.
Câu 4: Cho biết khí cacbonđioxit (khí cácbonic) là chất có thể làm đục nước vôi trong.
a.Làm thế nào để có thể nhận biết được chất khí này có trong hơi ta thở ra? 
b.Viết phương trình chữ của phản ứng hóa học trên và cho biết tỉ lệ số phân tử của các chất trong phản ứng
HĐ 4. Vận dụng: (hướng dẫn học sinh làm ở nhà)
 Câu 1: Lập phương trình hóa học của phản ứng sau:
a. Đốt cháy khí Hiđro trong bình chứa khí ôxi để tạo thành nước.
b. Sắt tác dụng với lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua 
Câu 2. Phản ứng cháy là một trong những phản ứng quan trọng trong đời sống và sản xuất, tuy nhiên phản ứng cháy đôi khi cũng gây ra những tai họa, thảm họa khủng khiếp. Để dập tắt đám cháy người ta sử dụng các biện pháp sau đây. Giải thích?
a. Phun nước vào đám cháy
c. Phun khí CO2 vào đám cháy
b. Trùm kín vật đang cháy
d. Phủ cát lên đám cháy
Câu 3. Cho sơ đồ phản ứng sau
a. Lập phương trình hóa học của phản ứng
b. Cho biết tỉ lệ số phân tử của 4 cặp chất trong phản ứng (tùy chọn).
Câu 4. Đốt cháy hết 11 g kim loại Magie (Mg) trong không khí thu được 17 g hợp chất Magieoxit (MgO). Biết rằng Mg cháy là xảy phản ứng với khí oxi trong không khí.
a. Lập phương trình của phản ứng xảy ra.
b. Tính khối lượng của khí O2 đã phản ứng
HĐ 5. Tìm tòi, mở rộng: (hướng dẫn học sinh làm ở nhà)
Câu 1: Hãy giải thích vì sao: Không nên để bếp than đang cháy trong phòng kín.
Câu 2: Một lưỡi dao để ngoài trời sau một thời gian sẽ bị gỉ. Hãy cho biết khối lượng của lưỡi dao bị gỉ có bằng khối lượng của lưỡi dao trước khi gỉ không. 
Câu 3 : Đốt cháy hoàn toàn 1,5 kg than (thành phần chính là C) thì dùng hết 3,2 kg oxi và sinh ra 4,4 kg khí Cacbonic .
Hãy lập phương trình hóa học của phản ứng.
Mẫu than trên chứa bao nhiêu thành phần % cacbon. 
Câu 4: Có một viên đá vôi nhỏ, một ống nghiệm đựng axit clohiđric và một cân nhỏ có độ chính xác cao. Làm thế nào có thể xác định được khối lượng khí cacbonic thoát ra khi cho viên đá vôi vào ống nghiệm đựng axit?
V. Củng cố, giao nhiệm vụ về nhà :
- Giáo viên hệ thống lại những kiến thức đã học của chuyên đề 
- Về nhà học sinh hoàn thành các yêu cầu đã nêu ở hoạt động 4 và hoạt động 5
- Học sinh đọc trước và sưu tầm tài liệu chuẩn bị cho bài học tiếp theo.
Rút kinh nghiệm chuyên đề: ..
..

Tài liệu đính kèm:

  • docChuyen_de_Phuong_trinh_Hoa_hoc.doc