Giáo án môn Hóa học 9 - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

HS biết:

- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.

- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, chu kì, nhóm.

• Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hó học, tên nguyên tố, nguyên tử khối.

• Chu kì: gồm các nguyên tố trong đó nguyên tử được sắp xếp một hàng ngang theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.

• Nhóm: gồm các nguyên tố mà nguyên tử được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.

- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm, áp dụng với chu kì 2, 3 nhóm I, VII.

 

docx 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1119Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
A. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
HS biết:
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô, chu kì, nhóm.
· Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hó học, tên nguyên tố, nguyên tử khối.
· Chu kì: gồm các nguyên tố trong đó nguyên tử được sắp xếp một hàng ngang theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
· Nhóm: gồm các nguyên tố mà nguyên tử được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kì, nhóm, áp dụng với chu kì 2, 3 nhóm I, VII.
2. Kĩ năng
- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
- Làm bài toán tính theo phương trình hóa học.
3. Thái độ
- Tạo sự hứng thú và tích cực trong việc phát hiện kiến thức mới.
B. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Phiếu học tập.
- Bảng tuần hoàn; ô nguyên tố; nhóm I, II, VI, VII.
2. Học sinh
- Xem lại dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Xem lại mức độ hoạt động hóa học của phi kim.
- Xem trước bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học (nguyên tắc sắp xếp, cấu tạo bảng tuần hoàn và quy luật biến đổi).
C. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG
1. Kiểm tra kiến thức cũ (10’).
- Viết dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Hoàn thành các phương trình phản ứng sau và ghi rõ điều kiện.
	a) Fe + Cl2® 	b) Fe + S ®	
c) H2 + F2 ®	d) H2 + Cl2 ®	e) H2 + Br2 ®
2. Dạy nội dung bài mới.
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của giáo viên và học sinh
HOẠT ĐỘNG 1 (5 phút)
I. NGUYÊN TẮC SẮP XẾP CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử.
GV: giới thiệu bảng hệ thống tuần hoàn và nhà bác học Menđeleep.
Giới thiệu cách sắp xếp của bảng hệ thống tuần hoàn.
HOẠT ĐỘNG 2 (10 phút)
II. CẤU TẠO BẢNG TUẦN HOÀN 
1. Ô nguyên tố
- Ô nguyên tố cho biết: số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối của nguyên tố đó.
- Số hiệu nguyên tử (Z) = số điện tích hạt nhân = số electron º số thứ tự.
Thí dụ 1: Các nguyên tố Al (Z = 13), P (Z = 15) cho biết gì về những nguyên tố này ?
Cho biết về Mg là:
Nằm ở ô 12.
Số điện tích hạt nhân là 12.
Có 12 electron.
Thí dụ 2: Các nguyên tố Al (Z = 13), P (Z = 15) cho biết gì về những nguyên tố này ?
GV: giới thiệu khái quát bảng hệ thống tuần hoàn.
- Ô nguyên tố.
- Chu kì.
- Nhóm.
 Sau đó treo sơ đồ ô nguyên tố lên bảng yêu cầu HS quan sát nhận xét.
- Ô nguyên tố cho ta biết gì ?
- Số hiệu nguyên tử bằng những số nào của nguyên tố?
GV: gọi HS giải thích các kí hiệu của ô nguyên tố Mg.
GV: Yêu cầu HS quan sát các nguyên tố Al (Z = 13), P (Z = 15) cho biết gì về những nguyên tố này.
2. Chu kì
Chu kì gồm các nguyên tố trong đó nguyên tử được sắp xếp một hàng ngang theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.
GV: Giới thiệu cho HS sơ lược về chu kì và hỏi:
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kì, mỗi chu kì có bao nhiêu hàng ?
- Điện tích hạt nhân nguyên tử trong một chu kì thay đổi như thế nào ?
HS đứng lên trả lời từng câu hỏi.
GV: Cho biết chu kì là gì ?
GV: giới thiệu thêm
Chu kì 1, 2, 3 được gọi là chu kì nhỏ; chu kì 4, 5, 6, 7 được gọi là chu kì lớn.
3/ Nhóm
Nhóm gồm các nguyên tố mà nguyên tử được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân.
GV: Giới thiệu cho HS sơ lược về nhóm và hỏi:
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu nhóm ?
- Trong mỗi một nhóm điện tích hạt nhân nguyên tử thay đổi như thế nào ?
HS đứng lên trả lời từng câu hỏi.
GV: Cho biết nhóm là gì ?
GV: giới thiệu thêm
Nhóm I: kim loại kiềm; nhóm II: kim loại kiểm thổ; nhóm VII: nhóm halogen; nhóm VIII: khí hiếm.
Hoạt động 3 (13 phút)
III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN
1/ Trong một chu kì đi từ trái sang phải (chiều tăng điện tích hạt nhân)
- Tính kim loại giảm, tính phi tăng 
Thí dụ 3: Dựa vào sự biến đổi tích chất trong một nhóm, hãy hãy sắp xếp các nguyên tố: Ca, Be, Mg, Ba, Sr theo chiều giảm dần tính kim loại.
GV: yêu cầu HS viết lại dãy hoạt động hóa học của kim loại.
HS viết dãy hoạt động hóa học của kim loại:
K Na Mg Al Zn Fe Pd (H) Cu Ag Au
GV: Yêu cầu HS quan sát chu kì 3 trong bảng tuần hoàn theo chiều từ trái qua phải và cho biết:
- Điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào ?
- Số thứ tự nhóm thay đổi như thế nào ?
- Hãy so sánh mức độ hoạt động hóa học của 3 kim loại: Na, Mg, Al.
- So sánh mức độ hoạt động của 2 phi kim S, Cl.
GV: đưa ra những câu hỏi, HS lần lượt trả lời.
GV: yêu cầu HS nhận xét chung về sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim trong 1 chu kì.
® GV: chốt lại
GV: giới thiệu thêm
Bắt đầu 1 chu kì là một kim loại kiềm, cuối chu kì là 1 halogen và kết thúc 1chu kì là khí hiếm.
GV: HS lên bảng làm.
2/ Trong một nhóm đi từ trên xuống (theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân)
- Tính kim loại tăng, tính phi kim giảm.
Thí dụ 4: Dựa vào sự biến đổi tích chất trong một nhóm, hãy hãy sắp xếp các nguyên tố: Ca, Be, Mg, Ba, Sr theo chiều giảm dần tính kim loại.
GV: Yêu cầu HS quan sát lần lượt quan sát nhóm I, VII theo chiều từ trên xuống và cho biết :
- Điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào ?
- Số thứ tự chu kì thay đổi như thế nào ?
- Ở nhóm I: hãy so sánh mức độ hoạt động hóa học của 2 kim loại: Na, K ?
- Ở nhóm VII: hãy so sánh mức độ hoạt động hóa học của phi kim F, Cl, Br.
GV: đưa ra những câu hỏi, HS lần lượt trả lời.
GV: yêu cầu HS nhận xét chung về sự biến đổi tính kim loại và tính phi kim trong 1 chu kì.
® GV: chốt lại
GV: dựa vào bảng tuần hoàn và những đều em đã học hãy cho biết:
- Nhóm nào kim loại hoạt động hóa học mạnh nhất, nhóm nào phi kim hoạt động hóa học mạnh nhất ?
- Hãy cho biết kim loại hoạt động mạn nhất và phi kim hoạt động mạnh nhất ?
® HS trả lời.
GV: HS lên bảng làm.
Hoạt động 4 (10 phút)
LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
Bài tập 1: Dựa vào ô nguyên tố thứ 11, 20. Hãy cho biết tên và vị trí của nguyên tố này trong bảng tuần hoàn.
GV: cho 2 học sinh cùng bài thảo luận 1’ để trả lời câu hỏi.
Bài tập 2: a) Hãy so sánh tính kim loại của Mg với các kim loại xung quanh (Na, Al, Be, Ca)
b) So sánh tính phi kim của S với các nguyên tố xung quanh (O, Se, Cl, P)
GV: vẽ các ô vị trí và yêu cầu HS thảo luận (2’ để trả lời câu hỏi bài tập).
a) 
Be
Na
Mg
Al
Ca
- Trong chu kì tính kim loại: Na > Mg > Al.
- Trong một nhóm tính kim loại: Be < Mg < Ca.
b) 
O
P
S
Cl
Se
- Trong chu kì tính phi kim: N < S < Cl.
- Trong một nhóm tính phi kim: O > S > Se.
Bài tập 3: Cho 4,6 gam một kim loại kiềm R tác dụng với nước (dư) thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Tìm kim loại R.
GV: giới thiệu kim loại kiềm (IA) thể hiện hóa trị I.
®HS thảo luận 1’ để hoàn thành bài tập.
nH2 = 2,24 : 22,4 = 0,1 (mol)
PTHH: 2R + 2H2O ® 2ROH + H2
mol: 0,2 ¬ 0,1
MR = 4,6 : 0,2 = 23
Vậy R là kim loại Natri (Na)
3. Hướng dẫn HS tự học ở nhà (2’)
Làm bài tập 3, 4, 5, 6 SGK trang 101.
Bài luyện tập chương 3 : 
- Ôn lại kiến thức chương 3.
- Chép phần kiến thức cần nhớ vào tập.
- Làm bài tập 1, 2, 3 trang 103.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
----@Hết?-----

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai_31_So_luoc_ve_bang_tuan_hoan_cac_nguyen_to_hoa_hoc.docx