Giáo án môn Hóa học 9 - Tính chất hoá học của bazơ

I . MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Học sinh biết được: những tính chất hoá học chung của bazơ và viết được phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất .

2. Kĩ năng :Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành hoá học , vận dụng được những tính chất hoá học của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng .

3. Thái độ : có ý thức cẩn thận , tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học .Biết dùng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất .

 II. CHUẨN BỊ :

1. Chuẩn bị của gio vin:

 - Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS bộ thí nghiệm gồm :

v Dụng cụ : Giá ống nghiệm , kẹp gỗ , đũa thuỷ tinh , phễu , giấy lọc , ống nhỏ giọt , đèn cồn , kiềng sắt , lưới sắt , chén sứ( mỗi thứ một cái ) , ống nghiệm ( 4 cái )

v Hoá chất : dung dịch :NaOH, CuSO4 , phenolphtalein, quỳ tím .

 - Bảng phụ có ghi sẵn một số bài tập.

 

doc 6 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1420Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học 9 - Tính chất hoá học của bazơ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐĂNG KÝ TIẾT DẠY TỐT
Tháng 9-2015
Ngày soạn : 15-09-2015 
Tiết 11
Bài 7 
I . MỤC TIÊU : 
Kiến thức: Học sinh biết được: những tính chất hoá học chung của bazơ và viết được phương trình hoá học tương ứng cho mỗi tính chất .
Kĩ năng :Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng thực hành hoá học , vận dụng được những tính chất hoá học của bazơ để làm các bài tập định tính và định lượng .
Thái độ : có ý thức cẩn thận , tiết kiệm trong học tập và trong thực hành hoá học .Biết dùng những hiểu biết của mình về tính chất hoá học của bazơ để giải thích những hiện tượng thường gặp trong đời sống sản xuất .
	II. CHUẨN BỊ : 
Chuẩn bị của giáo viên:
	- Chuẩn bị cho mỗi nhóm HS bộ thí nghiệm gồm :
Dụng cụ : Giá ống nghiệm , kẹp gỗ , đũa thuỷ tinh , phễu , giấy lọc , ống nhỏ giọt , đèn cồn , kiềng sắt , lưới sắt , chén sứ( mỗi thứ một cái ) , ống nghiệm ( 4 cái )
Hoá chất : dung dịch :NaOH, CuSO4 , phenolphtalein, quỳ tím .
	- Bảng phụ có ghi sẵn một số bài tập. 
 Chuẩn bị của học sinh:
- Chuẩn bị bảng nhóm .
- Ôn lại tính chất hoá học của oxit và axit . 
	III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Ổn định tình hình lớp(1/) : Kiểm tra sĩ số , tác phong của học sinh. 
Kiểm tra bài cũ : Thực hiện trong lúc khai thác bài mới .
Giảng bài mới ; 
 @ Giơí thiệu bài: (3/) 
	- Có mấy loại bazơ , đó là những bazơ nào , cho ví dụ ?
	Đáp án: Có 2 loại bazơ : 
	 + Bazơ tan trong nước còn gọi là kiềm như : NaOH , Ca(OH)2 , KOH , Ba(OH)2 
	 + Bazơ không tan trong nước như : Zn(OH)2 , Al(OH)3 , Cu(OH)2 
Vậy các bazơ này có những tính chất hoá học nào ? chúng ta sẽ tìm hiểu bài học hôm nay .
 @Tiến trình bài dạy :
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
NỘI DUNG 
9’
Hoạt động 1
TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI CHẤT CHỈ THỊ MÀU
Tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu
Các dung dịch bazơ (kiềm) đổi màu chất chỉ thị :
-Quỳ tím thành màu xanh
-Dung dịch phenolphtalein không màu thành màu đỏ
Mục tiêu: Nắm được tác dụng của dung dịch bazơ với chất chỉ thị màu
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm :
 -Nhỏ một giọt dung dịch NaOH lên mẫu giấy quỳ tím . Quan sát sự đổi màu của quỳ tím ?
- Nhỏ một giọt dung dịch phenolphtalein (không màu) vào ống nghiệm có sẵn 1-2 ml dung dịch NaOH. Quan sát sự thay đổi màu sắc.
 Treo bảng nhóm của HS lên bảng và gọi đại diện các nhóm nêu nhận xét.
- Dựa vào tính chất này, ta có thể phân biệt được dung dịch bazơ với dung dịch của loại hợp chất khác.
- Treo bảng phụ nội dung bài tập 1
* Bài tập 1: Có ba lọ mất nhãn chứa một trong các dung dịch không màu sau: H2SO4, Ba(OH)2 , HCl . Em hãy trình bày cách phân biệt các lọ dung dịch trên mà chỉ dùng quỳ tím .
- Gợi ý HS làm bài tập nếu thấy cần thiết .(Có thể dùng hoá chất đã phân biệt được để làm thuốc thử cho bước tiếp theo .)
GV( Bổ sung thêm ):Đối với các bazơ không tan sẽ không làm đổi màu chất chỉ thị.
-Làm thí nghiệm theo nhóm :
-Ghi kết quả thí nghiệm lên bảng nhóm .
- Đại diện nhóm nhận xét . Trình bày cách phân biệt .Cả lớp nhận xét , bổ sung .
 Theo dõi .
-theo dõi .
7’
Hoạt động 2
TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA DUNG DỊCH BAZƠ VỚI OXIT AXIT
Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
 Dung dịch bazơ (kiềm) + oxit axit muối + nước
2NaOH(dd) + SO2(k) à Na2SO3(dd) + H2O(l) 
Mục tiêu:Nắm đươcï Tác dụng của dung dịch bazơ với oxit axit
- Hãy nhắc lại tính chất hoá học của oxit axit ?
- Gọi 1 HS lên bảng viết PTHH minh hoạ tính chất oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ .
*Lưu ý : Nếu có điều kiện cần điều chế khí CO2 rồi cho HS sục vào nước vôi trong Ca(OH)2 để chứng minh tính chất này .
- Trình bày tính chất của oxit axit.
- Lên bảng.
8’
Hoạt động 3
TÌM HIỂU TÁC DỤNG CỦA BAZƠ VỚI AXIT
Tác dụng của bazơ với axit
 Bazơ (tan và không tan ) + axit muối + nước
Cu(OH)2(r)+ 2HCl (dd)à CuCl2(dd) +2H2O(l)
Ca(OH)2(dd)+ 2HCl(dd) à CaCl2(dd) + 2H2O(l)
Mục tiêu:Nắm đươcï Tác dụng của bazơ với dung dịch axit
- Hãy trình bày tính chất hoá học của axit ?
- Phản ứng giữa axit và bazơ gọi là phản ứng gì ?
- Hãy viết sơ đồ phản ứng giữa axit và bazơ ? Ở phản ứng này bazơ tan và không tan có tác dụng với axit không? Hãy viết PTHH minh hoạ ?
*Lưu ý : Nếu có điều kiện cần điều chế sẵn Cu(OH)2 .Cho HS lấy ống nghiệm cho một ít Cu(OH)2 rồi nhỏ vào ống nghiệm vài giọt dung dịch HCl . Quan sát , nhận xét .
-Trình bày 
- Phản ứng trung hoà.
- Viết sơ đồ và cho ví dụ minh hoạ .
7’
Hoạt động 4
TÌM HIỂU TÍNH CHẤT BỊ NHIỆT PHÂN HUỶ CỦA BAZƠ KHÔNG TAN 
Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ :
Bazơ không tanoxit +H2O
Cu(OH)2(r) CuO(r) + H2O(h)
Dung dịch bazơ tác dụng với dung dịch muối. : (Học ở bài 9)
Mục tiêu:Nắm đươcï Tác dụng của nhiệt với bazơ không tan
- Hướng dẫn HS làm thí nghiệm :
- Cô đã tạo ra Cu(OH)2 bằng cách cho dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH. Và lọc lấy Cu(OH)2 bằng giấy lọc và phễu . 
- Cáâc em hãy dùng chén sứ , kiềng sắt , lưới sắt , đèn cồn , kính , ta tiến hành đun Cu(OH)2 trên ngọn lửa đèn cồn .
- Hãy nhận xét hiện tượng (màu sắc của chất rắn trước khi đun và sau khi đun nóng )? 
- Sau khi làm thí nghiệm , hãy rút ra kết luận về kết quả của thí nghiệm ?
- Gọi 1 HS viết PTHH của phản ứng.
- Tương tự Cu(OH)2 , một số bazơ khác như Fe(OH)3 , Al (OH)3  cũng bị nhiệt phân huỷ cho oxit và nước . 
- Ngoài ra , dụng dịch bazơ còn tác dụng với dụng dịch muối (sẽ học ở bài 9).
- làm thí nghiệm.
Ghi kết quả lên bảng nhóm :
-Chất rắn ban đầu có màu xanh lam 
- Sau khi đun : chất rắn có màu đen và có hơi nước tạo thành .
 Bazơ không tan bị nhiệt phân huỷ tạo thành oxit và nước .
- Viết PTHH . 
- Theo dõi 
-Theo dõi 
8’
Hoạt động 5 
LUYỆN TẬP – CỦNG CỐ
LUYỆN TẬP
*Bài tập 2: 
a)Những chất tác dụng với dung dịch HCl là NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2 : 
NaOH + HCl à NaCl + H2O
Ba(OH)2+2HCl àBaCl2 +2H2O
Cu(OH)2+ 2HCl àCuCl2+ 2H2O 
b) Những chất tác dụng được với CO2 là : NaOH, Ba(OH)2
 2NaOH + CO2 àNa2CO3 + H2O
 Ba(OH)2+ CO2 à BaCO3 + H2O
c) Những chất bị nhiệt phân huỷ là : Cu(OH)2 .
Cu(OH)2 CuO + H2O
d) Những chất làm đổi màu quỳ tím thành xanh là : NaOH, Ba(OH)2
*Bài tập 3 :
Theo đề : 
PTHH : HCl + NaOH à NaCl + H2O (1)
Theo (1) : 
Nồng độ mol của dung dịch HCl là : 
- Trong những tính chất hoá học trên , hãy cho biết những tính chất nào của bazơ tan , những tính chất nào của bazơ không tan? So sánh tính chất của bazơ tan và bazơ không tan ? 
-Treo bảng phụ nội dung bài tập 2:
Có những bazơ sau: NaOH, Ba(OH)2, Cu(OH)2 . Hãy cho biết những bazơ nào : 
a) Tác dụng được với dung dịch HCl ?
b) Tác dụng được với CO2?
c) Bị nhiệt phân huỷ ? 
d) Đổi màu quỳ tím thành xanh ?
Viết các phương trình hoá học .
- Nhận xét bổ sung .
- Treo bảng phụ nội dung bài tập 3 :
Cho 200 ml dung dịch axit HCl tác dụng hoàn toàn với 300ml dung dịch NaOH 0,5 M . Tính nồng độ mol của dung dịch HCl đã dùng ?
Gv Hướng dẫn : 
- Đề bài cho ta biết giá trị gì ?Ta tính được gì?
- Để tính nồng độ mol của HCl ta phải dựa vào công thức nào ? Ta cần phải tính giá trị gì trước khi sử dụng công thức 
-Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm vẽ sơ đồ tư duy
- Trả lời câu hỏi.
HS(cá nhân ) : Suy nghĩ .
- làm câu a .
- làm câu b.
- làm câu c.
- làm câu d.
- Cả lớp nhận xét , bổ sung .
-Cá nhân làm vào vở , sau đó 1 HS lên bảmg giải bài tập .
-Theo đề ta tính được số mol của NaOH từ đó theo PTHH ta sẽ tính được số mol của HCl . Sau đó ta tính được nồng độ mol của HCl .
*Học sinh hoạt động nhóm vẽ sơ đồ tư TÍNH CHẤT HOÁ HỌC BAZƠ
 	4. Dặn dò học sinh chuẩn bị cho tiết học tiếp theo:(2ph)
	 * Bài tập về nhà : Bài 3,4,5/ 25(SGK) ; 7.3/9(SBT)
 * Hướng dẫn bài tập 3/25(SGK) :
 Để điều chế các bazơ không tan ta phải có dung dịch muối tương ứng tác dụng với bazơ tan .
 * Xem bài “một số bazơ quan trọng “ , phần “natri hiđroxit” .
IV . RÚT KINH NGHIỆM,BỔ SUNG : 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_7_Tinh_chat_hoa_hoc_cua_bazo.doc