Giáo án môn Hóa học - Chuyên đề: Dự điện li

I. Nội dung chuyên đề:

 1. Nội dung 1: Khái niệm sự điện li, chất điện li, phân loại chất điện li.

 2. Nội dung 2: Khái niệm axit, bazơ, muối

 3. Nội dung 3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.

II. Tổ chức dạy học chuyên đề:

1) Chuẩn kiến thức, kĩ năng, thái độ theo chương trình hiện hành

a. Kiến thức

 

doc 17 trang Người đăng trung218 Lượt xem 2279Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Hóa học - Chuyên đề: Dự điện li", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g của sự điện li đối với cuộc sống, công nghiệp và xã hội như thế nào?
	+ Năng lực lập kế hoạch: 
- Trên cơ sở lý thuyết về sự điện li, học sinh dự đoán được sự tồn tại của các chất điện li trong dung dịch và bản chất của phản ứng giữa các chất điện li trong dung dịch
	- Tiến hành thí nghiệm để kiểm định lại dự đoán.
	- Rút ra kết luận về điều kiện xảy ra phản ứng trong dung dịch chất điện li.
	+ Kiểm soát tiến độ tiến hành kế hoạch.
	- Biết phân phối thời gian hợp lý cho từng thí nghiệm, từng giai đoạn thực hiện kế hoạch bài học
	+ Tự đánh giá sản phẩm: Tự đánh giá được mức độ hoàn thành kế hoạch; kết quả bài học, kiến thức cơ bản so với sách giáo khoa.
2.1.2. Năng lực hợp tác
	+ Biết phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhóm. 
	+ Biết lắng nghe ý kiến của nhau.
	+ Biết thuyết phục và thỏa hiệp
	+ Biết ra quyết định hợp lý cho các cuộc tranh luận.
2.1.3. Năng lực sử dụng ngôn ngữ
	- Biết sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông qua dạng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. 
	+ Ngôn ngữ nói: Trình bày trước tập thể vấn đề cần nghiên cứu.
	+ Ngôn ngữ viết: biết cách ghi chép lại những thảo luận của nhóm. Tóm tắt vấn đề bằng sơ đồ tư duy
	2.1.4. Năng lực sáng tạo: tìm hiểu cách nhận biết các ion trong một số dung dịch sử dụng hàng ngày như trong nước uống, thực phẩm
	2.1.5. Năng lực sử dụng CNTT: khả năng tìm hiểu tư liệu trên mạng và sử dụng vào bài học một cách hợp lý.
2.2. Năng lực chuyên biệt :
2.2.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học: tên các hợp chất hóa học và các ion.
2.2.2. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống: cách bảo quản, sử dụng hợp lý một số axit, bazo, muối và liên hệ thực tế việc sử dụng thực phẩm, nước uống, xử lý môi trường.
2.2.3. Năng lực thực hành hóa học: Thí nghiệm chứng minh sự tồn tại các ion trong dung dịch và nghiên cứu các phản ứng hóa học xảy ra trong dung dịch chất điện li.
2.2.4. Năng lực tính toán hóa học: Tính khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí thoát ra trong các phản ứng trao đổi. Tính nồng độ các chất và các ion trong dung dịch chất điện li.
	2.2.5. Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học: Phân tích và phát hiện được tình huống có vấn đề, tìm hiểu các thông tin liên quan và đề xuất được kế hoạch, các thí nghiệm giải quyết vấn đề đặt ra.
THIẾT KẾ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ĐỊNH HƯỚNG VÀO CÁC NĂNG LỰC
CHỦ ĐỀ : SỰ ĐIỆN LI
Nội dung
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Chuẩn bị
Nội dung 1: Khái niệm sự điện li, chất điện li, phân loại chất điện li.
Hoạt động 1: Khởi động 
- Chia lớp học thành 4 nhóm. Yêu cầu các nhóm nêu những hiểu biết của mình về dòng điện? Điều kiện để một vật dẫn được điện? Nêu một số ví dụ về các vật dẫn điện?
- Nước có dẫn được điện không? Hãy chứng minh bằng hiện tượng thực tiễn?
- Từng cá nhân học sinh viết những điều mình biết lên các góc của A0, sau đó tổng hợp thành nội dung của cả nhóm vào giữa giấy A0.
- Đại diện một nhóm lên báo cáo kết quả hoạt động của nhóm.
Phương pháp: dạy học hợp tác, sử dụng thí nghiệm nghiên cứu - kỹ thuật khăn trải bàn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự điện li, chất điện li
- GV Đặt vấn đề: Ngoài kim loại, trong thực tế còn có những chất nào có khả năng dẫn điện?
- Yêu cầu làm việc theo nhóm trong, thực hiện thí nghiệm thử tính dẫn điện của nước cất, NaCl khan, dung dịch NaCl 0,1M, dung dịch HCl 0,1M, dung dịch NaOH 0,1M, dung dịch saccarozo 0,1M, dung dịch CH3COOH 0,1M. Điền thông tin vào bảng kết quả thí nghiệm.
- Từ bảng kết quả đó, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau:
1. Nhận xét về khả năng dẫn điện của các chất và dung dịch trên? Kết quả đó chứng tỏ điều gì?
2. Khi hòa tan các phân tử và tinh thể vào nước, đã xảy ra quá trình gì?
3. So sánh khả năng dẫn điện của NaCl khan và dung dịch NaCl? Có nhận xét gì về vai trò của nước?
4. So sánh khả năng dẫn điện của dung dịch CH3COOH và HCl? Có nhận xét gì về khả năng phân li của hai chất?
5. Rút ra khái niệm thế nào là sự điện ly, chất điện li? Có mấy loại chất điện li?
6. Viết phương trình điện li của các chất trên?
- GV: Yêu cầu các nhóm khác nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức.
- Tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi lại kết quả vào bảng.
- Từ kết quả đó, hoàn thành các câu hỏi gợi ý vào giấy A0.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
Chuẩn bị: 
- Giấy A0 
- Bộ dụng cụ thí nghiệm thử tính dẫn điện của dung dịch.
- Hóa chất: NaCl khan, nước cất, các dung dịch NaCl, HCl, NaOH, CH3COOH, saccarozo.
- Phiếu học tập.
Nội dung 2: Khái niệm axit, bazơ, muối 
Hoạt động 1: Khởi động.
Dùng trò chơi ô chữ có liên quan đến các chất axit, bazo, muối để vào bài
Tham gia trò chơi ô chữ.
Phương pháp: Dạy học hợp tác, dùng kỹ thuật KWL
Chuẩn bị: Giấy A0.
Hoạt động 2: Tìm hiểu khái niệm axit, bazo
- GV: đưa mẫu sơ đồ KWL, yêu cầu học sinh thảo luận, nêu những điều mình biết về axit - bazo mà các em đã học theo các gợi ý sau:
1. Khái niệm axit - bazo?
2. Phân loại axit - bazo?
3. Ví dụ cho từng loại?
4. Tính chất hóa học chung của axit - bazo?
- GV tiếp tục gợi ý để các em đặt những câu hỏi, những điều cần tìm hiểu thêm về axit - bazo vào cột thứ 2: (W)
- GV Yêu cầu học sinh tìm hiểu tài liệu (SGK, tài liệu khác) thảo luận trả lời những câu hỏi nêu ra ở cột W và điền vào cột L. đề xuất một số thí nghiệm để kiểm chứng sự tương đồng về tính chất của các axit, và các bazo. Kiểm chứng tính chất của hidroxit lưỡng tính.
- Nhận xét quá trình làm việc của học sinh, chốt lại kiến thức.
- GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu thêm :
 Các axit, bazo trong thực tế và ứng dụng
- Học sinh thảo luận nhóm, ghi tất cả những nội dung mình biết vào cột thứ nhất: (K)
- Học sinh thảo luận đưa ra những câu hỏi sau:
1. Các chất axit - bazo còn tồn tại trong dung dịch dưới dạng gì?
2. Những axit, bazo như thế nào thì được gọi là có nhiều nấc?
3. Tính chất hóa học chung của axit, bazo là do yếu tố nào quyết định?
4. Những chất như thế nào được gọi là hidroxit lưỡng tính? Chúng có tính chất gì?...
- Tìm hiểu tài liệu, đề xuất và làm thí nghiệm kiểm chứng tính chất của các chất, rút ra kiến thức điền vào cột L.
- Sau khi hoàn thiện, cử đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- Các nhóm khác so sánh kết quả với nhóm mình nhận xét kết quả của nhóm trình bày, bổ sung kiến thức.
Nội dung 3:
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
Hoạt động 1: Chuẩn bị 
- Chia lớp học thành 3 nhóm.
- Giới thiệu các góc và nhiệm vụ cụ thể của ở mỗi góc (3 góc) 
+ Góc 1: phân tích.
+ Góc 2: góc trải nghiệm.
+ Góc 3: góc vận dụng.
- Hướng dẫn học sinh và lựa chọn góc
- Ngồi theo nhóm 
- Quan sát và lắng nghe
- Nghiên cứu các nhiệm vụ cụ thể và lựa chọn góc theo tổ 
Phương pháp dạy học theo góc, Phát hiện giải quyết vấn đề, sử dụng thí nghiệm nghiên cứu
Hoạt động 2: Thực hiện các nhiệm vụ theo góc
- Yêu cầu các tổ thực hiện nhiệm vụ theo góc, mỗi góc trong thời gian 10' rồi luân chuyển sang góc khác.
- Hướng dẫn các tổ thực hiện và trưng bày sản phẩm.
- Thực hiện nhiệm vụ tại các gọc học tập theo nhóm.
- trưng bày sản phẩm của nhóm tại góc học tập
Giấy A0, bút dạ, bộ dụng cụ thí nghiệm
Hóa chất: dung dịch HCl, NaOH, phenolphtalein, CuSO4, Na2CO3.
Hoạt động 3: Báo cáo kết quả hoạt động:
- Gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả hoạt động của nhóm tại các góc.
- Yêu các nhóm khác nhận xét, bổ sung kiến thức.
- Công bố kết quả chung trên máy chiếu và kết luận chung về kết quả thực hiện ở các góc.
- Đại diện các góc báo cáo kết quả.
- Lắng nghe, so sánh với câu trả lời của tổ mình. và đưa ra ý kiến nhận xét bổ sung.
- Học sinh ghi vở những nội dung được giáo viên kết luận và
Nhiệm vụ tại các góc:
1. Góc phân tích
	* Mục tiêu: Nghiên cứu SGK và tài liệu chuẩn bị sẵn, Học sinh rút ra kết luận về kiến thức mới.
	* Nhiệm vụ: Thảo luận trả lời một số câu hỏi gợi ý sau:
	1. Phản ứng trao đổi là gì? Phản ứng giữa những chất nào là phản ứng trao đổi?
	2. Lấy ví dụ cho các trường hợp phản ứng có xảy ra, không xảy ra, viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử, ion và ion thu gọn.
	3. Kết luận về bản chất phản ứng trao đổi trong dung dịch, điều kiện xảy ra phản ứng?
2. Góc thực nghiệm:
	* Mục tiêu: Tiến hành các thí nghiệm để kết luận về điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi.
	* Nhiệm vụ: Thực hiện các thí nghiệm sau, quan sát hiện tượng, ghi kết quả vào bảng
	1. dung dịch NaOH + phenolphtalein + HCl.
	2. Dung dịch HCl + Na2CO3.
	3. dung dịch : NaOH + CuSO4
	4. dung dịch: CuSO4 + HCl
	Bảng kết quả:
TT
Tên thí nghiệm
Hiện tượng
Phương trình hóa học dạng phân tử và ion thu gọn
Kết luận
1
2
3
4
3. Góc áp dụng: Dùng các câu hỏi ở phần dưới, ở mức độ nhận biết và thông hiểu:
Câu 1. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
	A. Pb(OH)2 + H2SO4 → PbSO4 + 2H2O	B. AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl
	C. CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2	D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 2. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
	A. Br2 + SO2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4	B. Zn + 2Fe(NO3)2 ® Zn(NO3)2 + 2Fe
	C. Fe(NO3)3 + 3NaOH ® Fe(OH)3 + 3NaNO3	D. Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2
Câu 3. Cho phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn sau:	 CO32- + 2H+ ® H2O + CO2
	Phương trình ion thu gọn trên là của phương trình dạng phân tử nào sau đây:
	A. Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2	B. CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + H2O + CO2
	C. MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + H2O + CO2	D. BaCO3 + 2HCl ® BaCl2 + H2O + CO2
Câu 4. Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O biễu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào dưới đây?
	A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.	B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
	C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4↓.	D. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O.
Câu 5. Một số nước giếng khoan có chứa hợp chất của sắt thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion nào sau đây 
	A.CO32-	B. NO3-	C. NO2-	D. HCO3-.
Câu 6. Những ion nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch:
	A. Na+, Mg2+, OH-, NO3-.	B. HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-.	
	C. Ag+, H+, Cl-, SO42-.	D. OH-,Na+,Ba2+,Cl-
Câu 7. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH:
	A. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3	B. Mg(OH)2, ZnO, Fe2O3
	C. Na2HPO4, Zn(OH)2, (NH4)2CO3	D. Na2SO4, HNO3, Al2O3
Câu 8. Muối Y khi tác dụng với dung dịch HCl cho khí thoát ra, khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa. Muối Y là
	A. Na2CO3	B. NaHCO3	C. MgSO4	D. Ca(HCO3)2
4. Xây dựng bảng mô tả các yêu cầu và biên soạn câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học của chuyên đề
4.1. Bảng mô tả các yêu cầu
NỘI DUNG
Loại câu hỏi/ bài tập
MỨC ĐỘ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao
Sự điện li
Câu hỏi/ bài tập định tính
Nêu được khái niệm chất điện li, sự điện li, phân loại chất điện li
So sánh được khả năng dẫn điện của các chất điện li 
Bài tập định lượng
- Tính CM các ion trong dung dịch các chất điện li.
- Sử dụng định luật bảo toàn điện tích.
Bài tập yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức kỹ năng tổng hợp để giải quyết
Bài tập thực hành/ thí nghiệm
Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm
Phát hiện được một số hiện tượng thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Axit - bazơ - muối
Câu hỏi/ bài tập định tính
Nêu được định nghĩa axit, bazơ theo thuyết A-rê-ni-ut, khái niệm hidroxit lưỡng tính và phân loại muối.
Phân biệt được axit, bazơ, hidroxit lưỡng tính, muối.
Phát hiện được một số hiện tượng thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Bài tập định lượng
Tính thể tích hoặc khối lượng dung dịch các chất tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng.
Bài tập thực hành/ thí nghiệm
Mô tả và nhận biết được các hiện tượng TN
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
Câu hỏi/ bài tập định tính
Nêu được khái niệm và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li.
- Viết được PTPT và PT ion thu gọn.
- Xác định sự tồn tại của dung dịch.
- Vận dụng được kiến thức về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để xác định sự có mặt của các ion trong dung dịch. 
Phát hiện được một số hiện tượng thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích.
Đề xuất được một số giải pháp nhằm xử lý một số vấn đề trong thực tiễn.
Bài tập định lượng
Bài tập yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức kỹ năng tổng hợp để giải quyết.
Bài tập thực hành/ thí nghiệm
Dự đoán hiện tượng thí nghiệm và rút ra kết luận. 
4.2. Câu hỏi/ bài tập kiểm tra, đánh giá
Nội dung 1: Sự điện li
Mức độ nhận biết
Câu 1. Trường hợp nào dưới đây không dẫn điện?
	A. dung dịch NaOH.	B. NaOH nóng chảy.	C. NaOH rắn, khan.	D. dung dịch HF trong nước.
Câu 2. Dung dịch các muối, axit, bazơ dẫn điện là do ...
	A. phân tử của chúng dẫn được điện.	B. muối, axit, bazơ có khả năng phân li ra ion trong dung dịch.
	C. có sự di chuyển của electron tạo thành dòng electron.	D. các ion hợp phần có khả năng dẫn điện.
Câu 3. Dãy gồm các chất đều là chất điện li?
	A. C6H6, HCl, Mg(NO3)2, KOH	B. NaOH, HClO4, CH3COONa, (NH4)3PO4
	C. HNO3, C2H5OH, NaCl, Ba(OH)2	D. H3PO4, Na2CO3, CO2, LiOH
Câu 4. Dãy gồm các chất đều là chất điện li mạnh:
	A. H2CO3, Na2CO3, NaNO2.	B. CH3COOH, Ba(OH)2, BaSO4.
	C. HgCl2, H3PO4, Mg(NO3)2.	D. NaOH, NaCl, AgCl.
Mức độ thông hiểu
Câu 5. Có bốn dung dịch: NaCl 0,1M, C2H5OH 0,1M, CH3COOH 0,1M và K2SO4 0,1M. Dung dịch dẫn điện tốt nhất là:
	A. dung dịch NaCl.	B. dung dịch C2H5OH.	C. dung dịch CH3COOH.	D. dung dịch K2SO4.
Câu 6. Chọn phát biểu đúng.
	A. Trong các dung dịch có cùng nồng độ 0,1M: HCl, HF, HI, HBr; dung dịch dẫn điện kém nhất là HI.
	B. Dung dịch được tạo thành khi hòa tan cùng số mol NaOH và HF trong nước không dẫn được điện.
	C. Khả năng dẫn điện của nước vôi trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian.
	D. Giá trị tích số ion của nước phụ thuộc vào sự có mặt của axit (hoặc bazơ) hòa tan.
Câu 7. Một học sinh thực hiện thí nghiệm như hình vẽ sau:
	Hãy giải thích kết quả của các thí nghiệm trên.
Mức độ vận dụng
Câu 8. Tổng nồng độ mol các ion trong dung dịch BaCl2 0,01M là
	A. 0,03 M.	B. 0,04 M.	C. 0,02 M.	D. 0,01 M.
Câu 9. Một dung dịch có a mol NH4+, b mol Mg2+, c mol SO42-, d mol HCO3-. Biểu thức biểu thị mối liên hệ giữa a, b, c, d là:
	A. a + 2b = c + d	B. a + b = c + d	C. a + b = 2c + d	D. a + 2b = 2c + d
Câu 10. Dung dịch X có chứa x mol K+; 0,2mol SO42-; 0,3mol Cl- và 0,2 mol Al3+. Giá trị của x là
	A. 0,1	B. 0,2	C. 0,3	D. 0,4
Câu 11. Một dung dịch X gồm 0,03 mol Mg2+, 0,06 mol Al3+, 0,06 mol NO3-, 0,09 mol SO42-. Muốn thu được dung dịch X cần phải hòa tan 2 muối nào sau đây:
	A. Mg(NO3)2 và Al2(SO4)3	B. MgSO4 và Al(NO3)3 	C. Mg(NO3)2 và Al(NO3)3	D. MgSO4 và Al2(SO4)3
Mức độ vận dụng cao
Câu 12. Bố trí 4 bộ dụng cụ thí nghiệm như hình vẽ rồi lần lượt đổ vào mỗi bình 100 ml một dung dịch khác nhau: Bình (I) là dung dịch Ba(OH)2, bình (II) là CH3COOH, bình (III) và KOH (Các dung dịch đều có cùng nồng độ là 0,001M) còn bình (IV) chỉ cho 100 ml H2O. Hãy so sánh độ sáng của đèn Đ ở mỗi bình trong các thí nghiệm sau (sáng, sáng mờ hay không sáng) và giải thích hiện tượng xảy ra: khi đóng khoá K.
Nội dung 2: Axit - bazơ - muối
Mức độ nhận biết
Câu 13. Theo A-rê-ni-ut, chất nào dưới đây là axit?
	A. Ca(OH)2	B. NH4Cl	C. CH3COOH	D. KMnO4
Câu 14. Hiđroxit nào sau đây không phải là hiđroxit lưỡng tính?
	A. Ba(OH)2.	B. Zn(OH)2.	C. Al (OH)3.	D. Pb(OH)2.
Câu 15. Muối nào sau đây không phải là muối axit?
	A. Na2HPO3	B. NaHSO4	C. Na2HPO4	D. NaH2PO4
Câu 16. Chọn phát biểu đúng khi nói về muối trung hòa:
	A. Dung dịch muối có pH = 7.	 	 
	B. Muối được tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh.
	C. Dung dịch muối không làm đổi màu quì tím hoặc phenolphtalein.
	D. Muối mà anion gốc axit không còn hiđro có khả năng phân li ra H+ trong nước.
Câu 17. Màu của quỳ tím sẽ thay đổi như thế nào khi nhúng lần lượt vào các dung dịch sau: 
H2sO4
quỳ tím
NaOH
quỳ tím
dd Na2SO4
quỳ tím
	A. Xanh, đỏ, không đổi.	B. Xanh, xanh, đỏ.	C. Không đổi, xanh, đỏ.	D. Đỏ, xanh, không đổi. 
Mức độ thông hiểu
Câu 18. Nhỏ một giọt quì tím vào dung dịch NaOH, dung dịch có màu xanh. Tiếp tục nhỏ từ từ dung dịch HCl tới dư vào dung dịch có màu xanh thì:
	A. Dung dịch không đổi màu.	 
	B. Màu xanh của dung dịch đậm dần, sau đó mất màu hẳn.
	C. Màu xanh của dung dịch nhạt dần, mất hẳn, sau đó chuyển sang màu đỏ. 
	D. Màu xanh của dung dịch nhạt dần rồi mất hẳn.
Mức độ vận dụng
Câu 19. Thể tích dung dịch HCl 0,3M cần để trung hòa 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,1M là
	A. 100 ml.	B. 150 ml.	C. 200 ml.	D. 250 ml.
Mức độ vận dụng cao
Câu 20. Có một số hợp chất hoá học gọi là chất chỉ thị màu, chúng làm cho dung dịch thay đổi màu khi độ axit thay đổi. Trong rau muống (và vài loại rau khác) có chất chỉ thị màu này. Hãy giải thích vì sao nước rau muống đang xanh khi vắt chanh vào thì chuyển sang màu đỏ?
Nội dung 3: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
Mức độ nhận biết
Câu 21. Phản ứng nào dưới đây không phải là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch?
	A. Pb(OH)2 + H2SO4 → PbSO4 + 2H2O	B. AgNO3 + NaCl → NaNO3 + AgCl
	C. CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2	D. Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Câu 22. Phản ứng nào dưới đây là phản ứng trao đổi ion trong dung dịch:
	A. Br2 + SO2 + 2H2O ® 2HBr + H2SO4	B. Zn + 2Fe(NO3)2 ® Zn(NO3)2 + 2Fe
	C. Fe(NO3)3 + 3NaOH ® Fe(OH)3 + 3NaNO3	D. Zn + H2SO4 ® ZnSO4 + H2
Mức độ thông hiểu
Câu 23. Cho phương trình hóa học của phản ứng ở dạng ion thu gọn sau: CO32- + 2H+ ® H2O + CO2
	Phương trình ion thu gọn trên là của phương trình dạng phân tử nào sau đây:
	A. Na2CO3 + 2HCl ® 2NaCl + H2O + CO2	B. CaCO3 + 2HCl ® CaCl2 + H2O + CO2
	C. MgCO3 + 2HCl ® MgCl2 + H2O + CO2	D. BaCO3 + 2HCl ® BaCl2 + H2O + CO2
Câu 24. Phương trình ion thu gọn: H+ + OH- → H2O biễu diễn bản chất của phản ứng hóa học nào dưới đây?
	A. H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O.	B. NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O.
	C. H2SO4 + BaCl2 → 2HCl + BaSO4↓.	D. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O.
Câu 25. Một số nước giếng khoan có chứa hợp chất của sắt thường gặp ở dạng cation Fe2+ và anion nào sau đây 
	A. CO32-	B. NO3-	C. NO2-	D. HCO3-.
Câu 26. Những ion nào dưới đây có thể tồn tại trong cùng một dung dịch:
	A. Na+, Mg2+, OH-, NO3-.	B. HSO4-, Na+, Ca2+, CO32-.	
	C. Ag+, H+, Cl-, SO42-.	D. OH-,Na+,Ba2+,Cl-
Câu 27. Dãy các chất nào sau đây vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH:
	A. Al(OH)3, Al2O3, Na2CO3	B. Mg(OH)2, ZnO, Fe2O3
	C. Na2HPO4, Zn(OH)2, (NH4)2CO3	D. Na2SO4, HNO3, Al2O3
Câu 28. Muối Y khi tác dụng với dung dịch HCl cho khí thoát ra, khi tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa. Muối Y là
	A. Na2CO3	B. NaHCO3	C. MgSO4	D. Ca(HCO3)2
Mức độ vận dụng
Câu 29. Cho dung dịch chứa các ion: Na+, Ca2+, H+, Cl-, Ba2+, Mg2+. Nếu không đưa ion lạ vào dung dịch, thì chất nào sau đây có thể tách được nhiều ion ra khỏi dung dịch nhất?
	A. dung dịch Na2SO4 vừa đủ.	B. dung dịch K2CO3 vừa đủ.	
	C. dung dịch NaOH vừa đủ.	D. dung dịch Na2CO3 đủ. 
Câu 30. Có 4 anion Cl-, SO42-, CO32-, PO43- ; 4 cation Na+, Zn2+, NH4+, Mg2+ nằm trong 4 ống nghiệm, mỗi ống chứa 2 anion ; 2 cation trong 8 ion trên. Định các ion có thể có trong mỗi dung dịch, biết 2 dung dịch này đều trong suốt.
	A. ống 1: Cl-, CO32-, Na+, Zn2+ ; ống 2: SO42-, PO43- , NH4+, Mg2+.
	B. ống 1: Cl-, PO43- , NH4+, Zn2+ ; ống 2: CO32-, SO42-, Mg2+, Na+.
	C. ống 1: Na+, PO43- , NH4+, CO32-; ống 2: Cl-, SO42-, Mg2+, Zn2+.
	D. ống 1: Cl-, SO42-, Mg2+, NH4+ ; ống 2: CO32-, Na+, Zn2+, PO43-.
Câu 31. Cho các cặp chất sau:	(I) Na2CO3 + BaCl2 ; (II) (NH4)2CO3 + Ba(NO3)2; (III) Ba(HCO3)2 + K2CO3; (IV) BaCl2 + MgCO3
	Những cặp chất khi phản ứng có cùng phương trình ion thu gọn là
	A. (II) (IV)	B. (I) (II) (III)	C. (I) (IV)	D. (I) (II) (III) (IV)
Na2CO3
AlCl3
 Câu 32. Cho thí nghiệm như hình vẽ. Khi cho Na2CO3 dư, hiện tượng xảy trong ống nghiệm là:
	A. Có kết tủa keo trắng, bọt khí bay ra.
	B. Không có hiện tượng gì.
	C. Có kết tủa keo trắng.
	D. Có bọt khí bay ra, kết tủa vàng.
Câu 33. Cho dung dịch AgNO3 vào 4 ống nghiệm chứa NaF, NaCl, NaBr, NaI.
AgNO3
NaF
NaCl
NaBr
NaI
1
2
3
4
	Hiện tượng xảy ra trong các ống 1, 2, 3, 4 là:
	A. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa vàng, có kết tủa vàng đậm.
	B. Có kết tủa trắng, có kết tủa vàng, có kết tủa vàng đậm, không có hiện tượng.
	C. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa vàng đậm, có kết tủa vàng.
	D. Không có hiện tượng, có kết tủa trắng, có kết tủa trắng, không có hiện tượng.
Câu 34. Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ
(1)
Ba(OH)2
AlCl3
CuSO4
Mg(NO3)2
FeCl2
(2)
(4)
(3)
	Nếu cho dung dịch Ba(OH)2 dư thì ở ống nào thu được kết tủa:
	A. (1)	B. (3)	C. (2)	D. (4)
Câu 35. Khi đồ dùng bằng đồng bị gỉ xanh (là hỗn hợp rắn Cu(OH)2 và CuCO3), có thể dùng khăn tẩm dung dịch nào sau đây để lau chùi vật sáng đẹp như mới?
	A. Axit axetic CH3COOH.	B. Xôđa Na2CO3.	C. Nước vôi Ca(OH)2.	D. Muối ăn NaCl.
Câu 36. Trong dạ dày của người có chứa axit clohidric có pH khoảng từ 1,6 đến 2,4 nhằm tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, có nhiều nhân tố gây sản sinh axit quá mức trong dạ dày như stress, rượu, bia, thuốc lá, nhiễm vi khuẩn dạ dày Helicobacter pylori, một số chất gây kích thích quá mức như gia vị cay, chua hoặc cafein... Khi nồng độ axit cao quá mức sẽ gây một bệnh như chứng ợ nóng, viêm loét dạ dày, trào ngược axit lên thực quản. Đau dạ dày là một trong những loại bệnh phổ biến trong đời sống hiện nay. Chính vì vậy, người ta thường uống trước bữa ăn một loại thuốc có chứa muối natribicacbonat. Hãy giải thích vì sao muối NaHCO3 được dùng để chế thuốc đau dạ dày?
Mức độ vận dụng cao
Câu 37. Cho từ từ dung dịch NaOH 1,5M phản ứng với 1 lít dung dịch Al(NO3)3. Khối lượng kết tủa thu được có quan hệ với thể tích dung dịch NaOH như hình vẽ:
Khối lượng kết tủa (g)
Thể tích NaOH (ml)
	1. Nồng độ dung dịch Al(NO3)3 ban đầu là:
	A. 0,1M	B. 0,08M	C. 0,12M	D. 0,05M
	2. Nồng độ CM của NaNO3 và NaAlO2 sau phản ứng là:
	A. 0,242; 0,048	B. 0,1; 0,1	C. 0,29; 0,1	D. 0,29; 0,048
Câu 38. Tại một phòng thí nghiệm để kiểm tra hàm lượng hidro sunfua có trong một mẫu khí lấy từ bãi rác người ta cho mẫu đó đi vào dung dịch Pb(NO3)2 dư tốc độ 2,5 lít/phút trong 400 phút. Lọc tách kết tủa thu được 4,78 mg chất rắn màu đen. Dựa vào các dữ liệu nói trên, em hãy xác định hàm lượng hidro sunfua có trong mẫu khí đó theo đ

Tài liệu đính kèm:

  • docBinh Dinh- Sự điện li.doc