Giáo án môn học Tin học khối 11 - Bài 8: Định dạng văn bản

I.MỤC TIÊU:

1.Về kiến thức:

- Hệ thống lại ý nghĩa và các nội dung định dạng văn bản cơ bản.

2.Về kỹ năng:

- Thành thạo việc định dạng kí tự và định dạng đạon văn theo mẫu.

- Soạn thảo được văn bản đơn giản.

3.Về thái độ: - Có thái độ đúng đắn, có tính kỹ luật cao đối với môn học, ham thích môn học.

II. CHUẨN BỊ:

1.Giáo viên: Phòng máy, sách nghề Tin học văn phòng 11.

2.Học sinh: Xem trước bài 8, chuẩn bị phần thực hành.

III. PHƯƠNG PHÁP:

Phương pháp thuyết trình – giảng giải, vấn đáp

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

1.Ổn định tổ chức: kiểm diện

2.Kiểm tra bài cũ: (5p)

1 Một số quy tắc gõ văn bản?

2 Các thao tác biên tập văn bản?

3 Các chế độ hiển thị văn bản?

4 Gọi HS thực hành.

 

doc 3 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 3619Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn học Tin học khối 11 - Bài 8: Định dạng văn bản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT: 20,21,22	Lớp 11A1:.
Lớp 11A2:.
Lớp 11A3:.
Lớp 11A4:.
Lớp 11A5:.
Lớp 11A6:.
Phần 3. HỆ SOẠN THẢO VĂN BẢN WORD
Bài 8. ĐỊNH DẠNG VĂN BẢN
I.MỤC TIÊU: 
1.Về kiến thức: 
Hệ thống lại ý nghĩa và các nội dung định dạng văn bản cơ bản.
2.Về kỹ năng: 
Thành thạo việc định dạng kí tự và định dạng đạon văn theo mẫu.
Soạn thảo được văn bản đơn giản. 
3.Về thái độ: - Có thái độ đúng đắn, có tính kỹ luật cao đối với môn học, ham thích môn học.
II. CHUẨN BỊ: 
1.Giáo viên: Phòng máy, sách nghề Tin học văn phòng 11.
2.Học sinh: Xem trước bài 8, chuẩn bị phần thực hành.
III. PHƯƠNG PHÁP: 
Phương pháp thuyết trình – giảng giải, vấn đáp
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định tổ chức: kiểm diện
2.Kiểm tra bài cũ: (5p)
Một số quy tắc gõ văn bản?
Các thao tác biên tập văn bản?
Các chế độ hiển thị văn bản?
Gọi HS thực hành.
3.Giảng bài mới:
Hoạt động 1: ĐỊNH DẠNG KÍ TỰ(10 p).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Nhắc lại khái niệm định dạng văn bản đã học trong chương trình tin học 10.
GV: Có những loại định dạng nào?
GV: Nhận xét và bổ sung.
Vào phần mới: 
Định dạng kí tự có tác dụng gì? 
-Các cách thực hiện?
-Chỉ vào từng vị trí trên phiếu Font và gọi HS trình bày.
Nêu cách thứ 2.
GV: Có những mức định dạng nào? Kể ra?
HS: Có 3 mức định dạng. Định dạng Kí tự, đoạn văn bản, trang.
Nghiên cứu và trả lời.
Trình bày theo hướng dẫn.
Thảo luận, trình bày
I. ĐỊNH DẠNG KÍ TỰ:
	Định dạng kí tự áp dụng cho nhóm kí tự được chọn hoặc cho các kí tự sẽ được gõ từ bàn phím. 
-> Định dạng kí tự : Sử dụng 1 trong 2 cách sau:
Cách 1: Vào Format / Font, Hộp thoại Font xuất hiện:
Phông chữ: Font.
Kiểu chữ: Font style.
Cỡ chữ: Size.
Màu sắc cho chữ: Font color.
Kiểu gạch chân: Underline style.
Sau khi đã định dạng xong:
+ Nháy chuột vào OK (Enter) để hoàn tất. 
+ Default: Để ngầm định cho định dạng kí tự ở các lần soạn thảo văn bản tiếp theo.
Cách 2: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ ở ngay màn hình nền soạn thảo vản bản.
Hoạt động 2: ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN (25p).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: hỏi hs định dạng đoạn văn bản sẽ được áp dụng cho phần nào của đoạn văn bản?
GV: Nhận xét, bổ sung.
GV: Giới thiệu cách định dạng đoạn văn bản. Trình bày các lựa chọn trong hộp thoại Paragraph.
GV: HS nêu cách định dạng bằng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
GV: Giới thiệu định dạng nhanh bằng tổ hợp phím.
HS: Lắng nghe và tích cực phát biểu xây dựng bài.
HS: Nghe và ghi nhận vào tập.
HS: tập trung lắng nghe và ghi nhận vào tập.
HS: Tập trung theo dõi và ghi nhận vào tập.
II. ĐỊNH DẠNG ĐOẠN VĂN BẢN: 
Định dạng đoạn văn bản áp dụng cho đoạn văn được chọn hoặc đoạn văn chứa con trỏ soạn thảo. 
Chọn đoạn văn bản cần định dạng, sau đó thực hiện 1 trong các cách sau: 
Cách 1: Vào Format / Paragraph, Hội thoại xuất hiện: 
Aligment: Căn lề.
Indentation: Vị trí lề.
Spacing: Khoảng cách đến đoạn 
	văn bản trước và sau.
Special: Định dạng dòng đầu tiên.
Line Spacing: Khoảng cách giữa các dòng.
Cách 2: Chọn các nút lệnh trên thanh công cụ:
	Ngoài ra, có thể dùng thước ngang để hiệu chỉnh một số thuộc tính lề của đoạn văn bản: 
Căn lề trái của trang.
Căn lề phải của trang.
 - Vị trí lề dòng đầu tiên.
 - Vị trí lề trái của đoạn văn.
 - Vị trí lề phải của đoạn văn.
- Vị trí lề từ hàng thứ 2 trở đi
Chú ý: Thực hiện các thao tác nhanh bằng các tổ hợp phím: 
B : Crt+B	- I : Crt + I
 - U : Crt + U	- Căn lề trái: Crt+ L
 - Căn lề phải: Crt + R	- Căn lề giữa: Crt+E
- Căn đều: Crt+J
Hoạt động 3: ĐỊNH DẠNG TRANG(5p).
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV: Giới thiệu định dạng trang. Trình bày các lựa chọn trong hộp thoại Page Setup.
Gọi HS ghi câu lệnh.
Trình bày ý nghĩa các lựa chọn trong hộp thoại.
HS: Lắng nghe và ghi nhận vào tập.
III. ĐỊNH DẠNG TRANG:
 Là xác định các tham số liên quan đến trình bày trang in văn bản: Kích thước trang giấy, lề giấy, gáy sách, các tiêu đề trang in,....
Ta thực hiện như sau:
 Vào File / Page setup.../ Hộp thoại xuất hiện:
Margins: Kích thước các lề của trang in.
Paper Size: Hướng giấy của trang in: Hướng nằm ngang, hướng thẳng đứng, Khổ giấy: A4,...
 - Chọn xong nháy OK hoặc Enter.
Hoạt động4: Thực hành (80p)
Hoạt động của thầy, trò
Nội dung
GV: Yêu cầu học sinh mở SGK trang 51. Xem qua những nội dung cần phải định dạng. 
GV: Hỏi hs bài 1 cần phải định dạng như thế nào?
HS: Nghiên cứu SGK, xem lại bài vừa học và trả lời câu hỏi của GV.
GV: Gọi hs khác nhận xét, bổ sung.
HS: lắng nghe và làm theo yêu cầu của GV.
GV: Lắng nghe và nhận xét câu trả lời của hs. Bổ sung hoàn thiện câu trả lời.
GV: Yêu cầu hs khởi động Microsoft Word, gõ và trình bày nội dung bài 1 như SGK/ 51.
GV: quan sát và hướng dẫn những học sinh chưa làm được.
GV: Ghi nhận sự cố gắng của những Em thực hành tốt.
GV: Tiếp tục hướng dẫn hs làm tiếp bài 2 SGK/ 52
Nhận xét cuối buổi thực hành. Có thể cho điểm qua các bài thực hành mà học sinh đã làm trong giờ thực hành. Nhắc lại những kiến thức học sinh thường hay quên khi thực hành trong bài học để học sinh ghi nhớ sau mỗi tiết thực hành.
Bài 1: Gõ đoạn văn bản sau và sử dụng các lệnh định dạng để trình bày theo mẫu. Lưu lại với tên Du_lich_ba_mien với đường dẫn D:\Tên_lớp\Du_lich_ba_mien (SGK/ 51)
Bài 2: Gõ đoạn văn bản sau và sử dụng các lệnh định dạng để trình bày theo mẫu. Lưu lại với tên Cong_van sau khi kết thúc với đường dẫn D:\ Tên_lớp\Cong_van (SGK/ 52)
4.Củng cố và luyện tập:(5p)
Gọi một vài học sinh lên thao tác trực tiếp trên máy. GV nhận xét và thao tác mẫu.
5.Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài ở nhà:(5p)
Học bài cũ, ôn luyện thao tác nhuần nhuyễn trên máy 
Xem trước nội dung Thực hành bài 9
RÚT KINH NGHIỆM:	

Tài liệu đính kèm:

  • docbai 8.doc