Giáo án môn Lịch sử 6 - Học kì I

A – Mục tiêu :

1 – Kiến thức :

- HS cần nắm được, qua mấy ngàn năm tồn tại thời cổ đại cho loài người một di sản văn hóa đồ sộ, quý báu

- Người phương Tây và phương Đông cổ đại đã tạo ra những thành tựu văn hóa đa dạng, phong phú, rực rỡ, chữ viết, chữ số, lịch, văn hóa, khoa học, nghệ thuật

2 – Tư tưởng :

- Qua bài giảng , học sinh thấy tự hào về những thành tựu văn minh của loài người thời cổ đại

- Bước đầu giáo dục ý thức về việc tìm hiểu những thành tựu văn minh cổ đại

3 – Kỹ năng :

HS tập mô tả một công trình kiến trúc hay nghệ thuật thời cổ đại qua tranh ảnh GV sưu tầm và trong SGK

4 - Định hướng phát triển năng lực

- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết

- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh và những hiện vật cụ thể từ đó rút ra nhận xét.

 

doc 65 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 716Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 6 - Học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HS giải thích rõ sơ đồ nhà nước Văn Lang 
Đọc sgk
HS yếu trả lời
HS Yếu- TB
Trả lời
(sự cố gắng nỗ lực của nhân dân ta chống lại thiên nhiên để bảo vệ mùa màng và cuộc sống thanh bình)
Quan sát
Suy nghĩ
Trả lời
Lắng nghe
Đọc thầm
HS yếu trả lời
Trả lời
Trả lời
(Hùng: mạnh; Vương: vua)
HS cả lớp: nói về việc 50 người con theo mẹ Âu Cơ lên vùng cao( vị trí nước Văn lang ở vùng cao) đã tôn thờ người anh cả lên làm vua, hiệu Hùng, đặt tên nước Văn Lang. Đây là một cách phản ánh quá trình hình thành của nhà nước Văn Lang với ý nghĩa đại diện cho cả cộng đồng dân tộc trên đất nước ta
Đọc
HS yếu- YB
Trả lời
1-Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Vào khoảng các thế kỉ VIII-VII TCN ở các vùng đồng bằng ven các con sông lớn thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay hình thành những bộ lạc lớn, SX phát triển, sự phân hóa giàu nghèo sâu sắc.
- Cư dân Lạc Việt luôn phải đối mặt với hạn hán lũ lụt. Vì vậy cần có người đứng ra tập hợp nhân dân làng bản để làm thủy lợi bảo vệ mùa màng
- Họ còn đấu tranh với giặc ngoại xâm, giải quyết những xung đột giữa các tộc người, giữa các bộ lạc với nhau 
- Trong hoàn cảnh đó, các bộ lạc họ có nhu cầu thống nhất với nhau, muốn vậy cần có một người chỉ huy có uy tín và tài năng . Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh đó 
2- Nước Văn Lang thành lập 
- Bộ lạc Văn Lang cư trú trên vùng đất ven sông Hồng có nghề đúc đồng phát triển sớm, dân cư đông.
- Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã thống nhất các bộ lạc ở đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ thành liên minh bộ lạc . Đó chính là nhà nước Văn Lang 
- Nhà nước Văn Lang ra đời khoảng thế kỷ VII TCN . Đứng đầu nhà nước là Hùng Vương 
- Kinh đô của nhà nước Văn Lang : Bạch Hạc ( Phú Thọ ngày nay )
3- Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào ?
- Hùng Vương chia nước làm 15 bộ, vua có quyền quyết định tối cao trong nước, đời đời cha truyền con nối và đều gọi là Hùng Vương.
- Nhà nước chia thành 3 cấp:
+ Trung ương do vua Hùng đứng đầu có lạc tướng, lạc hầu giúp đỡ
+ Bộ do lạc tướng đứng đầu
+ Làng bản( chiềng chạ) do Bồ chính đứng đầu
- Nhà nước Văn Lang tuy chưa có luật pháp, quân đội, nhưng đã là một tổ chức chính quyền cai quản đất nước.
Sơ đồ nhà nước Văn Lang
 Hùng Vương
 Lạc hầu – Lạc tướng 
 ( Trung ương )
 Lạc tướng
 ( Bộ )
 Lạc tướng
 ( Bộ )
 Bồ chính 
( Chiềng, Chạ)
 Bồ chính 
( Chiềng, Chạ)
 Bồ chính 
 ( Chiềng, Chạ )
 Bồ chính 
( Chiềng, Chạ )
4. Củng cố
- Những điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang
- HS nhìn vào sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang và giải thích sơ đồ
5. Dặn dò: Làm các bài tập, học bài cũ và chuẩn bị bài 13
D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.............................................................................................................................................
..........................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 22/11/2017
Ngày dạy: 25/11/2017
Tiết 14: Bài 13: 
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN
 CỦA CƯ DÂN VĂN LANG
A- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
 Làm cho HS hiểu : Thời Văn Lang người dân Việt Nam đã xây dựng được cho mình một cuộc sống vật chất và tinh thần riêng vừa đầy đủ, vừa phong phú tuy còn sơ khai 
2 – Tư tưởng 
Bước đầu giáo dục lòng yêu nước và ý thức về văn hóa 
3 – Kỹ năng 
 Rèn luyện thêm những kỹ năng liên hệ thực tế quan sát hình ảnh và nhận xét 
4 - Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh, các hiện vật và lược đồ từ đó rút ra nhận xét.
B – Chuẩn bị 
1. Giáo viên:
 - Chế bản đồng : Lưỡi cày đồng, trống đồng 
- Tranh ảnh : Mặt trống đồng, hoa văn trang trí trên trống đồng
2. Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi. 
C – Tiến trình lên lớp
1 - Ổn định tổ chức:
2 – Kiểm tra bài cũ(5’)
- Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào ?
- Em có nhận xét gì về tổ chức nhà nước đầu tiên này?
3 – Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Nội dung 1(13’)
HS đọc mục 1 SGK. quan sát hình 33 
? Qua các hình bài 11 em thấy người dân Văn Lang đã xới đất bằng công cụ gì ?
? Việc dùng lưỡi cày đồng có tác dụng gì?
? Cư dân Văn Lang đã biết làm những nghề gì ?
? Họ trồng được những gì ?
? Ngoài cây lương thực và hoa màu, cư dân Văn Lang còn biết trồng cây gì mà thời nguyên thủy chưa có?
? Họ chăn nuôi những gì ?
? Nêu nhận xét của em về nông nghiệp?
? Cư dân văn Lang biết làm những nghề thủ công nào ?
? Qua các hình 36, 37, 38 em nhận thấy nghề nào được phát triển ?
? Việc tìm thấy trống đồng ở nhiều nơi trên đất nước và ở nước ngoài thể hiện điều gì ?
GV nhấn mạnh: Trống đồng được coi là hiện vật tiêu biểu cho nền văn minh Văn Lang.
Nội dung 2(12’)
Gọi HS đọc mục 2
? Cư dân Văn Lang ở như thế nào?
? Vì sao người Văn Lang ở nhà sàn ? 
? Thức ăn chủ yếu là gì?
? Người Văn Lang mặc như thế nào ?
? Người văn Lang đi lại chủ yếu bằng gì ? Vì sao ? ( sống ven sông, ven biển)
*Cho HS thảo luận nhóm : 5 phút 
? Em có nhận xét gì về đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ?
GV kết luận 
Nội dung 3(10’)
? Xã hội Văn Lang chia làm mấy tầng lớp? Địa vị của họ trong xã hội ra sao ?
? Sau những ngày lao động cư dân Văn Lang làm gì ?
? Nhạc cụ điển hình của cư dân Văn Lang là gì ?
? Nêu những nhận xét của em ? 
? Các truyện Trầu cau, Bánh chưng bánh giầy cho ta biết thời Văn Lang có những phong tục gì ?
? Em có nhận xét gì ? 
? Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng ?
GV sơ kết: tóm tắt những kiến thức cơ bản về đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang, GV nhấn mạnh sự tồn tại của quốc gia đầu tiên này trong lịch sử dân tộc và từ đó bồi dưỡng niềm tự hào dân tộc, ý thức về cội nguồn. Đặc biệt nhấn mạnh trống đồng là hiện vật tiêu biểu của nền văn minh Văn Lang
HS đọc
HS cả lớp (dành cho HS yếu- TB) 
Trả lời (lưỡi cày đồng)
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
( Nông nghiệp phát triển " cuộc sống ổn định, ít phụ thuộc vào thiên nhiên)
Trả lời
Quan sát và trả lời
HS khá giỏi trả lời (Trình độ phát triển của kĩ thuật luyện kim đồng thau và tài năng tuyệt vời của cư dân Văn Lang. Chứng tỏ cư dân Văn Lang đã có 1 nền văn hóa phát triển và có sự trao đổi buôn bán với các nước)
HS đọc mục 2
HĐ chung cả lớp
HS TB ( chống thú dữ, tránh ẩm thấp)
Trả lời
Trả lời
Thảo luận nhóm trả lời
1 nhóm trả lời. Các nhóm khác nhận xét.
HS Yếu- TB
HS quan sát trống đồng , hình trang trí trên trống đồng 
HS khá giỏi
( hình ngôi sao ở giữa mặt trống đồng tượng trưng cho thần Mặt Trời mà người dân tôn thờ)
1 – Nông nghiệp và các nghề thủ công 
a – Nông nghiệp :
- Dùng lưỡi cày đồng 
- Trồng trọt, chăn nuôi, đánh cá 
- Trồng trọt : Cây lúa là chính, trồng thêm bầu, bí, rau, đậu, biết trồng dâu nuôi tằm để dệ vải
- Chăn nuôi : Nuôi gia súc, nuôi tằm 
b – Thủ công nghiệp :
- Họ biết làm gốm, dệt vải lụa, xây nhà, đóng thuyền được chuyên môn hóa 
- Nghề luyện kim (đúc đồng) phát triển nhất và được chuyên môn hóa cao: Đúc vũ khí, công cụ sản xuất, trống đồng, thạp đồng
- Họ bắt đầu biết rèn sắt 
2- Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao ?
- Ở : Nhà sàn mái cong hoặc mái tròn làm bằng tre, gỗ, nứa, lá, có cầu thang. Họ sống thành làng, chạ gồm vài chục gia đình sống ven đồi, ven sông, ven biển.
- Ăn : Họ ăn cơm nếp, cơm tẻ, cá, thịt, rau. Họ biết dùng mâm, bát, muôi, dùng muối và gừng làm gia vị cho bữa ăn
- Mặc : 
+ Nam đóng khố cởi trần 
+ Nữ : Mặc váy, áo xẻ giữa, có yếm che ngực, tóc cắt ngắn hoặc xõa, búi hoặc tết đuôi sam. Ngày lễ họ thích đeo đồ trang sức
- Đi lại : Họ đi lại chủ yếu bằng thuyền 
* So với thời nguyên thủy : Đây là bước tiến bộ rất lớn, làm cơ sở cho sự phát triển của đời sống vật chất đất nước sau này 
3- Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới
- XH Văn Lang đã chia thành nhiều tầng lớp khác nhau: những người quyền quý, dân tự do, nô tì. Sự phân biệt các tầng lớp còn chưa sâu sắc.
- Họ tổ chức lễ hội vui chơi: nhảy múa, ca hát, đua thuyền, giã gạo....
- Nhạc cụ : Trống đồng, chiêng, khèn 
- Tín ngưỡng : Thờ các lực lượng thiên nhiên: núi, sông, mặt trời, đất, nước..
- Người chết được chôn cẩn thận kèm theo công cụ sản xuất và đồ trang sức 
- Đời sống vật chất và tinh thần hòa quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng trong con người Lạc Việt
4. Củng cố (4’)
- Mô tả trống đồng thời kì Văn Lang. Em có nhận xét gì về cuộc sống vật chất và tinh thần của người Việt Cổ? Cho ví dụ cụ thể?
- Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
5. Dặn dò(1’)
 - HS làm bài tập về nhà
 - Đọc trước bài 14: Nước Âu Lạc + Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
 	 + Những thay đổi trong đời sống kinh tế xã hội
Ngày soạn: 29/11/2017
Ngày dạy: 02/12/2017
Tiết 15: Bài 14
NƯỚC ÂU LẠC 
A- Mục tiêu
1- Kiến thức 
- Hoàn cảnh ra đời và tổ chức nhà nước Âu Lạc, sự tiến bộ trong sản xuất ( sử dụng công cụ bằng đồng, sắt, chăn nuôi, trồng trọt, các nghề thủ công)
- HS thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước 
- HS hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương 
2- Tư tưởng :
- Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù cho HS 
3- Kỹ năng :
- Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử 
B- Chuẩn bị 
1. Giáo viên:
- Bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc 
- Chế bản đồng : Lưỡi cày đồng Cổ Loa, mũi tên đồng Cổ Loa 
2. Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, đọc trước bài
C- Tiến trình lên lớp
1- Ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ(5’)
- Hãy điểm lại những nét chính trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang qua nơi ở, ăn mặc, phong tục tín ngưỡng, lễ hội
- Những yếu tố nào tạo nên tình cảm cộng đồng của cư dân Văn Lang?
3-Bài mới 
Trong suốt thế kỉ IV – thế kỉ III TCN cư dân Văn Lang sống yên bình, nhưng ở Trung Quốc đây là thời kì chiến quốc ( thời kì hỗn chiến) kết quả là nhà Tần đánh bại được 6 nước, thống nhất Trung Quốc vào năm 221 TCN và họ tiếp tục bành trướng xuống phía Nam. Trong lúc đó, vua Hùng lơ là việc nước đã dẫn đến một biến đổi lớn ở nước ta, đó là sự ra đời của nước Âu Lạc.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Nội dung 1(10’)
Gọi HS đọc mục 1 SGK
? Qua ti vi, truyện kể, em biết được những gì về nhà Tần ?
? Tình hình nước Văn Lang cuối thế kỷ XIII TCN như thế nào ? 
GV tường thuật cuộc kháng chiến chống Tần . Kết hợp đặt ra các câu hỏi hoặc giải thích một số điểm khó hiểu 
GV giải thích cho HS hiểu về bộ lạc Tây Âu: bộ lạc Tây Âu sống ở phía nam Trung Quốc ( vùng Quảng Đông, Quảng Tây hiện nay)
? Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi chứng tỏ điều gì ?
? Em nghĩ sao về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu- Lạc Việt? 
Nội dung 2(10’)
Gọi HS đọc mục 2
? Sau khi chống Tần thắng lợi Thục Phán đã làm gì ? vì sao ?
? Vì sao lúc đó nước ta có tên Âu Lạc ? 
? Sau khi lên ngôi Thục Phán làm gì ?
? Vì sao An Dương Vương đóng đô ở Phong Khê ?
? Bộ máy nhà nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào ?
Nội dung 3(15’)
Gọi HS đọc mục 3
? Từ khi nước Văn Lang thành lập đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao thế kỉ? 
HĐ chung cả lớp
? Về nông nghiệp thời Âu Lạc nước ta có gì thay đổi ?
Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi sau :
? Thủ công nghiệp có gì tiến bộ ? 
? Theo em vì sao có sự tiến bộ đó ?
- Do dân số tăng nhanh, tinh thần vươn lên trong lao động sản xuất của nhân dân
- Do nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước
- Tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong xây dựng và phát triển đất nước
? Khi sản phẩm XH tăng của cải dư thừa sẽ dẫn đến hiện tượng gì trong XH? 
HS đọc mục 1 SGK
HS cả lớp suy nghĩ trả lời
HS yếu- TB (không còn yên bình như trước nữa)
Lắng nghe
HS cả lớp trả lời
HS cả lớp (chiến đấu kiên cường để bảo vệ chủ quyền và lãnh thổ dân tộc)
HS đọc mục 2
HS yếu- TB trả lời
(Âu: Tây Âu; Lạc: Lạc Việt)
Trả lời
HS khá giỏi (là vùng đất đông dân, nằm ở trung tâm đất nước, vưà gần sông Hồng, vừa có sông Hoàng chảy qua, giao thông thuận tiện cho việc đi lại)
HS lên bảng vẽ bộ máy nhà nước Âu Lạc 
( hơn 4 thế kỉ: từ thế kỉ VII TCN đến năm 207 TCN)
HS quan sát hình 39,40 với hình 31,32 và so sánh.
HS thảo luận nhóm
HS yếu- TB
HS thảo luận theo bàn- Đại điện các bàn trả lời, các bàn khác nhận xét
Lắng nghe
Trả lời
1- Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần diễn ra như thế nào
 - Năm 218 TCN quân Tần đánh xuống Văn Lang ( Phương Nam ) để mở rộng bờ cõi
- Sau 4 năm chinh chiến, quân Tần kéo đến vùng Bắc Văn Lang, nơi người Lạc Việt sống với người Tây Âu( Âu Việt) vốn có quan hệ gần gũi với nhau từ lâu
- Cuộc kháng chiến bùng nổ. Thủ lĩnh Tây Âu bị giết nhưng nhân dân Tây Âu và Lạc Việt vẫn không chịu đầu hàng. Họ tôn Thục Phán làm chủ tướng, ngày ở trong rừng, đêm ra đánh quân Tần
- Sau 6 năm người Việt đã đại phá được quân Tần, giết được Hiệu úy Đồ thư. Kháng chiến thắng lợi vẻ vang.
2- Nước Âu Lạc ra đời :
- Năm 207 TCN Thục Phán buộc vua Hùng nhường ngôi cho mình, sát nhập 2 vùng đất cũ là Tây Âu và Lạc Việt thành 1 nước mới đặt tên là Âu Lạc-> Nước Âu Lạc ra đời 
- Thục Phán lên làm vua, tự xưng là An Dương Vương 
- Đóng đô ở Phong Khê (Cổ Loa, Đông Anh , Hà Nội ) 
- Bộ máy nhà nước Âu Lạc giống nhà nước Văn Lang nhưng uy quyền của vua lớn hơn
3- Đất nước thời Âu Lạc có gì thay đổi :
- Nông nghiệp :
+ Lưỡi cày đồng đồng phổ biến và dùng nhiều hơn. Lúa gạo, khoai đậu, rau củ.. làm ra ngày một nhiều
+ Trồng trọt chăn nuôi, đánh cá, săn bắn đều phát triển hơn 
- Thủ công nghiệp : 
+ Làm đồ gốm, trang sức, dệt, đóng thuyền đều tiến bộ
+ Xây dựng, luyện kim đặc biệt phát triển 
+ Giáo mác, mũi tên đồng, rìu đồng, rìu sắt, cuốc sắt được sản xuất ngày càng nhiều.
- Xã hội: Sự phân biệt giàu nghèo, mâu thuẫn giai cấp xuất hiện
4. Củng cố(4’)
- Trình bày cuộc kháng chiến chống xâm lược Tần
- Nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào
5. Dặn dò(1’): Làm bài tập SGK . Học bài cũ. Xem trước mục 4 và 5. 
 + Thành Cổ Loa? Nhận xét về thành Cổ Loa
 + Vì sao Âu Lạc sụp đổ 
D. RÚT KINH NGHIỆM SAU BÀI DẠY
.............................................................................................................................................
.............................................................................................................................................
Ngày soạn: 07/12/2017
Ngày dạy: 09/12/2017
Tiết 16: NƯỚC ÂU LẠC
(Tiếp theo)
A- Mục tiêu
1- Kiến thức 
- Thành Cổ Loa và sơ lược diễn biến cuộc kháng chiến chống Triệu Đà năm 179 TCN
- HS thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước 
- HS hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương 
2- Tư tưởng :
Giáo dục lòng yêu nước và ý thức cảnh giác đối với kẻ thù cho HS 
3- Kỹ năng :
Bồi dưỡng kỹ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử 
4 - Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, quan sát, nhận biết
- Năng lực chuyên biệt: Tái tạo kiến thức, năng lực sử dụng tranh ảnh từ đó rút ra nhận xét. Rút ra bài học lịch sử
B- Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Bản đồ nước Văn Lang và Âu Lạc 
- Chế bản đồng : Lưỡi cày đồng Cổ Loa, mũi tên đồng Cổ Loa 
2. Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, đọc trước bài
C- Tiến trình lên lớp
1- Ổn định tổ chức 
2- Kiểm tra bài cũ(5’)
- Cuộc kháng chiến chống quân Tần của nhân dân Tây Âu và Lạc Việt diễn ra như thế nào?
- Hoàn cảnh thành lập nước Âu Lạc?
3- Bài mới :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
Nội dung 1(20’)
Gọi HS đọc mục 4 SGK
GV phóng to khu thành Cổ Loa hình 41 để HS quan sát
HĐ chung cả lớp ( chủ yếu dành ch HS yếu)
? Thành Cổ Loa được xây dựng như thế nào ?
GV khắc sâu hơn với những câu hỏi :
? Tại sao gọi Cổ Loa là Loa thành ? (thành có hình xoáy trôn ốc)
? Việc đào hào xung quanh có tác dụng gì ?
? Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa ?
? Việc thần Kim Qui giúp vua xây dựng thành nói lên điều gì ?
? Vì sao Cổ Loa còn được gọi là quân thành ?
? Em hãy nêu những điểm giống và khác nhau giữa nhà nước Văn Lang và Âu Lạc?
HS cả lớp
Nước Văn Lang
Nước Âu Lạc
Giống
Vua có quyền quyết định tối cao, giúp vua là các lạc hầu lạc tướng. Lạc tướng đứng đầu các bộ. Bồ chính đứng đầu chiềng chạ
Khác
Kinh đô ở trung du: Bạch Hạc- Phú Thọ
Kinh đô ở đồng bằng: Cổ Loa- Đông Anh- Hà Nội
Thành Cổ Loa vừa là kinh đô, vừa là trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự
Vua ADV có quyền lực tập trung hơn Vua Hùng
Nội dung 2(15’)
? Em biết gì về Triệu Đà ? ( Là 1 tướng của nhà Trần, được giao cai quản các quận giáp phía Bắc Âu Lạc- tương ứng với Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc ngày nay)
HĐ chung cả lớp
? Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc diễn ra như thế nào ?
? Trước tình thế ấy Triệu Đà đã làm gì ? 
? Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì ?
? Hậu quả dẫn đến là gì ? 
? Nguyên nhân thất bại của Âu Lạc?
? Theo em sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì ?
- Tuyệt đối cảnh giác với kẻ thù . 
- Vua phải tin tưởng ở trung thần 
- Dựa vào dân để đánh giặc và bảo vệ đất nước 
HS Đọc
Quan sát
Trả lời
Tư duy
HS khá giỏi
HS cả lớp
(Tài năng sáng tạo và kỹ thuật của nhân dân ta )
Thảo luận cặp đôi
Trả lời
Trả lời
(Triệu Đà vờ xin hòa và dùng kế chia rẽ nội bộ nước ta)
Trả lời
Trả lời
Trả lời
Trả lời
4- Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng 
- An Dương Vương cho xây dựng ở Phong Khê một khu thành đất lớn gọi là thành Cổ Loa ( Loa thành)
- Thành có 3 vòng khép kín :
+ Dài 16000m+ Cao 5-10m+ Chân rộng 10 – 20m
- Các thành có hào nước bao quanh rộng 10-30m và thông với nhau 
- Bên trong thành nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc hầu, lạc tướng
* Đây là công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc, được xem là biểu tượng của nền văn minh Việt cổ.
- Cổ Loa còn là một quân thành: ở Cổ Loa có một lực lượng quân đội lớn, trang bị vũ khí bằng đồng 
- Thành Cổ Loa là một biểu tượng đáng tự hào của nền văn minh Việt Cổ.
5- Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào 
- Năm 207 TCN Triệu Đà cắt đất 3 quận lập nước Nam Việt rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc
- Nhân dân Âu Lạc với vũ khí tốt nhất và tinh thần chiến đấu dũng cảm đã đánh bại được quân Triệu Đà, giữ vững nền độc lập
- Triệu Đà không thể đánh được, bèn xin hòa và dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta
- Năm 179 TCN, Triệu Đà lại sai quân sang đánh chiếm nước ta. An Dương Vương chủ quan không đề phòng, lại mất hết tướng giỏi nên bị thất bại nhanh chóng . Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu
- Nguyên nhân thất bại:
+ An Dương Vương chủ quan, thiếu cảnh giác, nội bộ mất đoàn kết
+ Đơn giản hóa sự thực về âm mưu cướp nước của Triệu Đà
+ Địch mưu mô dung kế chia rẽ nội bộ
4. Củng cố(4’)
- GV cho HS tập đánh giá vai trò của An Dương Vương 
 An Dương Vương vừa có công, vừa có tội :
 + Công : Dựng nước 
 + Tội : Mất cảnh giác để nước ta rơi vào tay Triệu Đà mở đầu hơn 1 ngàn năm Bắc thuộc
- HS trình bày hiểu biết của mình qua 4 câu ca dao cuối bài 
5. Dặn dò(1’)
- Hãy mô tả thành Cổ Loa bằng bản đồ và đánh giá ý nghĩa lịch sử của thành Cổ Loa
 ( chính trị, kinh tế, quân sự)
- Làm trước vào vở phần câu hỏi ở bài ôn tập chương I và II
Ngày soạn: 13/12/2017
Ngày dạy: 16/12/2017
Tiết 17: Bài 16
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
A- Mục tiêu :
1- Kiến thức :
- Giúp học sinh củng cố những kiến thức về lịch sử dân tộc từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta đến thời đại Văn Lang, Âu Lạc
- Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hóa tiêu biểu của các thời kì khác nhau
- Nắm được những nét chính về tình hình xã hội và nhân dân thời Văn Lang- Âu Lạc, cội nguồn của dân tộc
2- Tư tưởng :
Củng cố ý thức, tình cảm đối với Tổ quốc, với nền văn hóa dân tộc 
3- Kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng khái quát sự kiện, tìm ra những điểm chính, biết thống kê các sự kiện có hệ thống 
 4 - Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực chung: giải quyết vấn đề
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, từ những kiến thức cơ bản để từ đó tổng hợp, khái quát các sự kiện và rút ra nhận xét, kết luận
B- Chuẩn bị 
1. Giáo viên:
- Hộp phục chế 
- Bảng phụ 
 2. Học sinh: sách giáo khoa, sách bài tập, vở ghi, đọc trước bài
C- Tiến trình lên lớp
1- Ổn định tổ chức 
2. Bài cũ(5’)
 Nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
3- Bài mới :
 GV đưa ra hệ thống câu hởi để HS hoàn thiện nội dung kiến thức qua bảng thống kê sau :
Nội dung 1( 15’) Xã hội nguyên thủy Việt Nam
Người tối cổ
Người tinh khôn
( Giai đoạn đầu )
Người tinh khôn
(Giai đoạn phát triển)
Thời gian
Cách ngày nay 40 đến 30 vạn năm 
Cách ngày nay 3 đến 2 vạn năm 
Cách ngày nay 10000 đến 4000 năm
Thời kỳ
Sơn Vi – Đồ đá cũ
- Hòa Bình - Bắc Sơn
- Đá giữa và đá mới
- Phùng Nguyên 
- Thời đại kim khí
Xã hội
Sống theo bầy đàn 
Thị tộc mẫu hệ 
- Thị tộc mẫu hệ 
- Bộ lạc 
Nghề
Sống nghề hái lượm và săn bắt 
Bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi 
-Trồng trọt, chăn nuôi phát triển 
- Làm nghề thủ công 
Dấu tích
Thẩm Hai, Thẩm Khuyên, Núi Đọ, núi Quan Yên, Xuân Lộc 
( Đồng Nai ) 
Mái đá ngườm, Sơn Vi, Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An 
Hòa Bình, Bắc Sơn, Quỳnh Văn, Hạ Long 
Bàu Tró
Công cụ
Đá thô sơ 
Mảnh đá ghè mỏng
- Cuội, đá ghè đẽo có hình thù rõ ràng 
- Đá mài, bàn mài, xương, sừng
Đồng thau và sắt
Nội dung 2(20’) Nước Văn Lang- Âu Lạc
Văn Lang
Âu Lạc
Lý do ra đời
 - Nhu cầu chống thiên tai, lũ lụt, giặc ngoại xâm . Giải quyết xung đột 
- Làng chạ mở rộng, tập trung 
- Cư dân đoàn kết, thống nhất 
- Vua Hùng không chăm lo đến đất nước 
- Đánh thắng Tần, Thục Phán đủ uy tín và sức mạnh hợp nhất hai vùng đất Tây Âu và Lạc Việt 
Thời gian
 Thế kỷ VII trước công nguyên
Thế kỷ III trước công nguyên
Đóng đô
Phong Châu - Bạch Hạc - Phú Thọ 
Phong Khê - Cổ Loa - Đông Anh- Hà Nội

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12266239.doc