Giáo án môn Lịch sử 6 - Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng

Bài 1. SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Xã hội loài người có lịch sử hình thành và phát triển.

- Mục đích học tập lịch sử là để biết được nguồn gốc của tổ tiên, quê hương đất nước, để biêt hiện tại.

- Phương pháp học tập lịch sử một cách thông minh trong việc nhớ và hiểu lịch sử là một khoa học có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết.

2. Kỹ năng: bước đầu giúp HS có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.

3. Thái độ: bước đầu bồi dưỡng cho học sinh ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của giáo viên: tranh ảnh và bản đồ treo tường, sách báo có nội dung liên quan đến nội dung bài học.

 

doc 126 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 822Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 6 - Trường PTDTBT THCS Đắk Tăng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ào thông nhau với một đầm lớn.
Hỏi: Thành Cổ Loa kiên cố và lợi hại như thế nào? (Học sinh trung bình)
Hỏi: Theo truyền thuyết Nỏ thần, thành Cổ Loa được xây dựng trong thời gian bao nhiêu năm? (18 năm) (Học sinh trung bình)
Hỏi: Quá trình xây dựng diễn ra như thế nào? (Học sinh trung bình)
- Xây rồi lại đổ nhiều lần, sau khi có thần Kim quy (rùa vàng) giúp sức, vua mới xây xong.
Hỏi: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỷ III-II TCN ở nước Âu Lạc? (Học sinh khá)
- Là một công trình sáng tạo to lớn của nhân dân Âu Lạc, một di vật hiếm hoi của tổ tiên đã tồn tại hơn hai nghìn năm còn để lại ngày nay.
Hỏi: Vì sao người ta gọi thành Cổ Loa là một quân thành? (Học sinh khá)
- Có một lực lượng quân đội lớn, gồm bộ binh và thuỷ binh, được trang bị vũ khí bằng đồng.
Hỏi: Hãy nêu những điểm giống nhau, khác nhau của nhà nước Văn Lang và Âu Lạc? (Học sinh trung bình)
- Giống nhau: tổ chức bộ máy nhà nước
- Khác nhau: 
 + Văn Lang: Kinh đô ở vùng trung du (Bạch Hạc, Phú Thọ)
 + Âu Lạc: kinh đô ở đồng bằng (Cổ Loa, Hà Nội)
Gv phân tích thêm: Âu Lạc có thành Cổ Loa vừa là kinh đô, tring tâm chính trị, kinh tế, vừa là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia. Vua có quyền lực hơn. 
2. Hoạt động 2: (17 phút)
Hỏi: Trong thời gian An Dương Vương xây dựng đất nước, ở Trung Quốc có gì đáng lưu ý? (Học sinh trung bình)
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà chiếm 3 quận lập thành nước Nam Việt.
Hỏi: Sau khi thành lập nước Nam Việt, Triệu Đà đã có âm mưu gì đối với nước âu Lạc? (Học sinh trung bình)
- Đem quân xâm lược nước âu Lạc.
Hỏi: Tại sao Triệu Đà nhiều lần đem quân đánh Âu Lạc nhưng đều thất bại? (Học sinh khá)
- Âu Lạc có vũ khí tốt cùng với tinh thần dũng cảm của nhân dân.
Hỏi: Sau thất bại nhiều lần, Triệu Đà dùng mưu kế gì? (Học sinh trung bình)
- Xin hoà, dùng mưu kế để chia rẽ nước ta .
Hỏi: Việc chia rẽ nội bộ của Triệu Đà có thực hiện được không? Kết quả ra sao? (Học sinh trung bình)
- Nhiều tướng giỏi như : Cao Lỗ, Nồi Hầu phải bỏ về quê. Âu Lạcrơi vào tay giặc.
Hỏi: Tại sao An Dương Vương thất bại nhanh chóng? (Học sinh khá)
- Thiếu phòng thủ, do chủ quan, quá tự tin vào lực lượng của mình nên đã mắc mưu kẻ thù, nội bộ không còn đoàn kết chống giặc à đây là bài học chống ngoại xâm của lịch sử dân tộc.
Hỏi: Theo em, truyện Trọng Thuỷ - Mỵ Châu nói lên điều gì? (Học sinh trung bình)
- Không thắng thì dùng mưu kế để chia rẽ nội bộ, tìm hiểu sức mạnh của Âu Lạc.
Hỏi: Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau bài học gì? (Học sinh khá)
- Phải cảnh giác trước kẻ thù, tin tưởng vào trung thần, dựa vào dân để đánh giặc.
- GV: nhận xét về An Dương Vương:
 + Có công dựng nước. 
 + Có tội do mất cảnh giác.
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng:
a. Thành Cổ Loa.
- Có 3 vòng khép kín, dài hơn 16 km. 
- Chiều cao của thành từ 5 - 10m, chân thành rộng từ 10 - 20m.
- Bên ngoài có hào sâu bao quanh và ăn thông với nhau. 
à Thành Cổ Loa là một công trình sáng tạo độc đáo của nhân dân Âu Lạc. 
b. Lực lượng quốc phòng.
- Có bộ binh và thuỷ binh. 
- Được trang bị vũ khí bằng đồng (giáo, rìu, dao găm, nỏ)
5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Năm 207 TCN, nhân lúc nhà Tần suy yếu, Triệu Đà chiếm 3 quận phía Nam, lập ra nước Nam Việt. 
- Triệu Đà đem quân xâm lược Âu Lạc, nhưng thất bại. 
- Triệu Đà giả vờ xin hoà để dùng mưu kế chia rẽ nội bộ nước ta. 
- Năm 179 TCN, An Dương Vương thiếu phòng thủ nên thất bại à Âu Lạc rơi vào ách thống trị của nhà Triệu. 
Kết luận toàn bài: Với cuộc kháng chiến anh dũng, lâu dài, người Việt Nam đã đánh bại quân xâm lược Tần, tạo điều kiện cho sự hình thành của nước Âu Lạc. Đất nước tiến thêm một bước với thành Cổ Loa đồ sộ. Do chủ quan, An Dương Vương đã mắc mưu địch nên để “cơ đồ đắm biển sâu”, đất nước rơi vào thời kỳ đen tối kéo dài hơn 1000 năm. 
 3. Củng cố. (3 phút) 
- Thành Cổ Loa được xây dựng thế nào? Lực lượng quốc phòng được tổ chức ra sao?
- Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Nêu nguyên nhân thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Học bài kỹ, làm bài tập trong sách thực hành. 
- Xem trước và chuẩn bị bài ôn tập chương I và chương II. 
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
**********************************
Tuần: 18	 Ngày soạn: 11/12/2016
Tiết: 18	 Ngày dạy: 13/12/2016
Bài 16. ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II
I. MỤC TIÊU. 
 1. Kiến thức: 
	- Những dấu hiệu chứng tỏ trên mảnh đất Việt Nam hiện nay, từ xa xưa đã có người Việt cổ sinh sống. 
	- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
	- Những nét nổi bật của thời kỳ dựng nước và giữ nước đầu tiên của dân tộc ta. 
 2. Kỹ năng: Thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. 
3. Thái độ: Tự hào dân tộc Việt Nam là người chủ tự nhiên và muôn thuở của nước Việt Nam
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Lược đồ “Một số di tích khảo cổ Việt Nam”
	 - Tranh ảnh các công cụ, các công trình nghệ thuật tiêu biểu cho từng giai đoạn từng thời kỳ. Một số câu chuyện cổ, câu ca dao về nguồn gốc dân tộc, phong tục tập quán. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, phân tích, trình bày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
 1. Ổn định lớp. (1 phút) 
 2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) 
CH: Thất bại của An Dương Vương đã để lại cho đời sau bài học gì? 
Trả lời: Phải cảnh giác trước kẻ thù, tin tưởng vào trung thần, dựa vào dân để đánh giặc.
 3. Bài mới. 
 Chúng ta vừa học xong thời kỳ lịch sử từ khi xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta đến thời dựng nước Văn Lang – Âu Lạc. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta ôn tập các kiến thức ở chương I và II
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG 
1. Hoạt động 1: (12 phút) Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm? (Hãy cho biết những dấu tích đầu tiên của người nguyên thủy trên đất nước ta)
Hiện vật
Thời gian
Đ
a điểm
- Những chiếc răng của người tối cổ
- Cách đây 30 - 40 vạn năm. 
- Ở các hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
- Nhiều công cụ đá ghè đẽo thô sơ, nhiều mảnh đá ghè mỏng ở nhiều chỗ 
- Cách đây 30 - 40 vạn năm
- Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá), Xuân Lộc (Đồng Nai)
2. Hoạt động 2: (12 phút) Hãy cho biết các giai đoạn phát triển của người nguyên thủy trên đất nước ta?
Giai đoạn
Giai đoạn đầu
Giai đoạn phát triển
Công cụ 
= Những chiếc rìu bằng hòn cuội, được ghè đẽ
 thô sơ, có hình thù rõ ràng. 
- Công cụ đá được mài ở lưỡi như rìu ngắn, rìu có vai. Ngoài ra họ vẫn dùng rìu đá cuội, một số công cụ bằng xương, bằng sừng. 
Thời gian
- Vào khoảng 3 - 2 vạn năm trước đây. 
- Từ 10. 000 năm đến 4. 000 năm cách đây. 
Địa điểm
- Ở mái đá Ngườm (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ),
Lai Châu, Sơn La, Bắc Giang, Thanh Hoá, Nghệ An
- Hoà Bình, Bắc Sơn (Lạng Sơn), Quỳnh Văn (Nghệ An), Hạ Long (Quảng Ninh), 
àu Tró (Quảng Bình)
3. Hoạt động 3: (11 phút) Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc.
HS dựa vào hệ thống câu hỏi gợi mở của GV để cùng làm sáng tỏ vấn đề đặt ra. 
3. Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang – Âu Lạc
- Vùng cư trú
- Cơ sở kinh tế phát triển: công cụ được cải tiến, có sự phân công lao động. 
- Các quan hệ xã hội: hình thành các bộ lạc, các chiềng chạ, sự phân hoá giàu nghèo
- Nhu cầu bảo vệ sản xuất (thuỷ lợi) và bảo bệ vùng cư trú (chống ngoại xâm)
Kết luận toàn bài: Tóm lại, thời Văn Lang – Âu Lạc đã để lại cho chúng ta:
 - Tổ quốc (nhà nước Văn Lang - Âu Lạc mở đầu thời kì dựng nước và giữ nước)
 - Thuật luyện kim: sản xuất công cụ lao động. 
 - Nông nghiệp lúa nước, với 2 nghành sx chính là trồng trọt và chăn nuôi. 
 - Phong tục: Nhuộm răng, ăn trầu, ngày tết làm bánh chưng bánh dày. 
 - Tín ngưỡng: thờ thần Mặt trời, thần sấm, thần mưa, thần núi. Thờ cúng tổ tiên. . . . 
 - Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước. Trong mọi tình huống, chúng ta phải luôn cảnh giác với kẻ thù. 
 4. Củng cố. (4 phút) 
- Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta? Thời gian? Địa điểm?
- Xã hội nguyên thuỷ Việt Nam trải qua những giai đoạn nào?
- Những điều kiện dẫn tới sự ra đời của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?
- Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang – Âu Lạc?
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút)
- Học lại bài ở chương I và chương II
- Chuẩn bị thi HKI
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 19	 Ngày soạn: 23/12/2013
Tiết: 19	 Ngày dạy: 25/12/2013
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU KIỂM TRA:
- Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời.
 - Đánh giá về kiến thức, kĩ năng ở 3 mức độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng của học sinh sau khi học nội dung của Khái quát lịch sử thế giới nguyên thủy cổ đại (Chủ đề 2) và một phần của Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X (Chủ đề 2).
1. Kiến thức:
- Giúp học sinh giải thích được tại sao các quốc gia cổ đại Phương Đông lại được hình thành ở những lưu vực các con sông lớn ở Châu Á và Châu Phi.
- Quá trình phát minh ra thuật luyện kim và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim.
- Giúp học sinh giải thích được vì sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Triệu Đà.
- Biết được tục chôn cất người chết của cư dân cổ Kon Tum.
2. Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng trả lời câu hỏi, kỹ năng làm bài, trình bày những kiến thức có liên quan.
- Rèn luyện kỹ năng phân tích, so sánh, nhận định sự việc.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc trong kiểm tra.
- Cẩn thận khi phân tích câu hỏi, lựa chọn kiến thức có liên quan để trả lời câu hỏi. 
II/ CHUẨN BỊ:
	- Ôn tập kiến thức đã học
	- Đề kiểm tra Học kì I
III. PHƯƠNG PHÁP. 
Kiểm tra, đánh giá.
IV/ TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC KIỂM TRA:
	1/ Ổn định lớp: KTSS
	2/ Kiểm tra:
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Chủ đề/ mức độ nhận thức
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng
Mức độ thấp
Mức độ cao
Khái quát lịch sử thế giới nguyên thủy và cổ đại.
(Chủ đề 2)
- Nêu được quá trình phát minh ra thuật luyện kim và ý nghĩa của việc phát minh ra thuật luyện kim.
- Giải thích được tại sao các quốc gia cổ đại Phương Đông lại được hình thành ở những lưu vực các con sông lớn ở châu Á và châu Phi.
SC: 
TL:
 SĐ: 
SC: 1
TL: 30% 
SĐ: 3.0
SC: 1
TL: 30% 
SĐ: 3.0
SC: 2
TL: 60% 
SĐ: 6.0
Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến thế kỉ X.
(Chủ đề 2)
- Trình bày những lí do cơ bản dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang.
SC: 
TL:
 SĐ: 
SC: 1
TL: 30% 
SĐ: 3.0
SC: 1
TL: 30% 
SĐ: 3.0
Lịch sử địa phương
- Biết được tục chôn cất người chết của cư dân cổ Kon Tum.
SC: 
TL:
 SĐ: 
SC: 1
TL: 10% 
SĐ: 1.0
SC: 1
TL: 10% 
SĐ: 1.0
TSC: 
TL:
 TSĐ: 
SC: 3
TL: 70% 
SĐ: 7.0
SC: 1
TL: 30% 
SĐ: 3.0
TSC: 4
TL: 100% 
TSĐ: 10
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3.0 điểm)
Tại sao các quốc gia cổ đại Phương Đông lại được hình thành ở những lưu vực các con sông lớn ở Châu Á và Châu Phi?
Câu 2: (4.0 điểm)
Thuật luyện kim được phát minh như thế nào? Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào? 
Câu 3: (3.0 điểm)
Tại sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Triệu Đà?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
1. Hướng dẫn chấm:
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10.
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp.
- Lưu ý: Học sinh có thể không trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.
2. Đáp án - biểu điểm:
Câu
Đáp án
Điểm
1
* Các quốc gia cổ đại Phương Đông lại được hình thành ở những lưu vực các con sông lớn ở Châu Á và Châu Phi vì:
- Vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông nghiệp. 
- Do có công cụ kim khí (Đồng thau) sản xuất phát triển, người dân biết cấy lúa hai vụ, làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, làm kênh mương dẫn nước. 	
- Do phải trị thuỷ và làm thuỷ lợi, các bộ lạc phải liên kết với nhau để tồn tại. Vì vậy các quốc gia cổ đại Phương Đông đã xuất hiện ở lưu vực những con sông lớn dễ làm ăn như ở châu Phi, châu Á. 
1.0
1.0 
1.0
2
* Thuật luyện kim ra đời:
- Trong quá trình làm đồ gốm con người đã phát hiện ra kim loại tự nhiên tồn tại dưới dạng quặng. Kim loại được phát hiện đầu tiên và sử dụng là đồng. Để có công cụ lao động bằng đồng con người đã biết làm các khuôn đúc bằng đất nung khác, nấu chảy đồng rồi rót vào khuôn để tạo ra các công cụ khác nhau.
* Ý nghĩa:
- Công cụ bằng đồng đã thay thế cho công cụ bằng đá, đem lại hiệu quả lao động cao hơn. Hơn nữa đồng có thể chế tạo được nhiều loại hình công cụ và dụng cụ lao động khác nhau, bền sắc, bén, hình thức đẹp. 	
 Thuật luyện kim ra đời đã làm thay đổi sản xuất, tạo ra những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, đưa con người thoát ra khỏi thời nguyên thuỷ, bước vào thời đại văn minh. 	
1.0
1.0
1.0
3
* An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Triệu Đà vì: 
- An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, không đề phòng, lộ bí mật quốc gia (vũ khí, cấu trúc phòng thủ thành).
- Nội bộ chia rẽ (các tướng Cao Lỗ, Nồi Hầu bỏ về quê, An Dương Vương không được nhân dân ủng hộ như trước).
1.5
1.5
4
* Cư dân cổ Kon Tum họ chôn cất người chết: Họ biết chôn cất người chết qua các mộ đất, mộ gốm và mộ nồi vò úp nhau.
1.0 
\
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................Tuần: 19	 Ngày soạn: 25/12/2013
	 Ngày dạy: 27/12/2013
SỬA KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU SỬA BÀI: 
 Thông qua bài việc sửa kiểm tra, giúp học sinh có khả năng:
	1/ Kiến thức: 
- Đánh giá được bài làm của mình và lượng kiến thức của bản thân thu được trong học kì I. 
	2/ Kĩ năng: 
- Rèn được kĩ năng trình bày bài kiểm tra một cách khoa học, kĩ năng sắp xếp thời gian cho hợp lí
	3/ Thái độ:
- Hình thành ý thức nghiêm túc, tự giác, trách nhiệm của bản thân đối với việc học tập
II. CHUẨN BỊ: 
- GV: Trả bài kiểm tra
- HS: Theo dõi bài kiểm tra của mình và cùng giáo viên sửa lỗi bài kiểm tra. 
III. PHƯƠNG PHÁP: Kiểm tra, đánh giá.
IV. TIẾN TRÌNH SỬA BÀI:	
	1/ Ổn định lớp
	2/ Sửa bài kiểm tra dựa vào thang điểm
ĐỀ BÀI
Câu 1: (3.0 điểm)
Tại sao các quốc gia cổ đại Phương Đông lại được hình thành ở những lưu vực các con sông lớn ở Châu Á và Châu Phi?
Câu 2: (4.0 điểm)
Thuật luyện kim được phát minh như thế nào? Việc phát minh ra thuật luyện kim có ý nghĩa như thế nào? 
Câu 3: (3.0 điểm)
Tại sao An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Triệu Đà?
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
1/ Hướng dẫn chấm:
- Điểm toàn bài tính theo thang điểm 10, 
- Cho điểm tối đa khi học sinh trình bày đủ các ý và làm bài sạch đẹp.
- Lưu ý: Học sinh có thể không trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đảm bảo nội dung cơ bản theo đáp án thì vẫn cho điểm tối đa. Những câu trả lời có dẫn chứng số liệu minh họa có thể khuyến khích cho điểm theo từng ý trả lời.
2/ Đáp án - biểu điểm:
Câu 1: (3.0 điểm)
 * Các quốc gia cổ đại Phương Đông lại được hình thành ở những lưu vực các con sông lớn ở Châu Á và Châu Phi vì:
- Vùng này có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền kinh tế nông nghiệp. 
(1.0 điểm)
- Do có công cụ kim khí (Đồng thau) sản xuất phát triển, người dân biết cấy lúa hai vụ, làm thuỷ lợi, đắp đê ngăn lũ, làm kênh mương dẫn nước. 	(1.0 điểm)
- Do phải trị thuỷ và làm thuỷ lợi, các bộ lạc phải liên kết với nhau để tồn tại. Vì vậy các quốc gia cổ đại Phương Đông đã xuất hiện ở lưu vực những con sông lớn dễ làm ăn như ở Châu Phi, Châu Á. 	(1.0 điểm)
Câu 2: (4.0 điểm)
* Thuật luyện kim ra đời:
- Trong quá trình làm đồ gốm con người đã phát hiện ra kim loại tự nhiên tồn tại dưới dạng quặng. Kim loại được phát hiện đầu tiên và sử dụng là đồng. Để có công cụ lao động bằng đồng con người đã biết làm các khuôn đúc bằng đất nung khác, nấu chảy đồng rồi rót vào khuôn để tạo ra các công cụ khác nhau.	(2.0 điểm)
*Ý nghĩa:
- Công cụ bằng đồng đã thay thế cho công cụ bằng đá, đem lại hiệu quả lao động cao hơn. Hơn nữa đồng có thể chế tạo được nhiều loại hình công cụ và dụng cụ lao động khác nhau, bền sắc, bén, hình thức đẹp. 	(1.0 điểm)
Thuật luyện kim ra đời đã làm thay đổi sản xuất, tạo ra những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội, đưa con người thoát ra khỏi thời nguyên thuỷ, bước vào thời đại văn minh. 	(1.0 điểm)
Câu 3: (3.0 điểm)
An Dương Vương thất bại trong cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lược của Triệu Đà vì: 
- An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, không đề phòng, lộ bí mật quốc gia (vũ khí, cấu trúc phòng thủ thành).	(1.5 điểm)
- Nội bộ chia rẽ (các tướng Cao Lỗ, Nồi Hầu bỏ về quê, An Dương Vương không được nhân dân ủng hộ như trước).	(1.5 điểm)
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
....................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tuần: 20	 Ngày soạn: 03/01/2015
Tiết: 20	 Ngày dạy: 05/01/2015
CHƯƠNG III: THỜI BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
BÀI 17: CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (NĂM 40)
I. MỤC TIÊU. 
 1/ Kiến thức: 
- Nhận biết và ghi nhớ tình hình Âu Lạc từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ I TCN.
- Biết được chính sách thống trị của phong kiến phương Bắc. 
- Nhận biết và ghi nhớ diễn biến chính của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
 2/ Về kỹ năng:
- Biết tìm nguyên nhân và mục đích của một sự kiện lịch sử. 
- Bước đấu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử. 
 3/ Về thái độ: 
- Giáo dục ý chí căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc 
- Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam. 
 4/ Trọng tâm: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. 
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: 
- Bản đồ treo tường cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
- Tranh ảnh về cuộc khởi nghĩa. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước bài học và sưu tầm tư liệu liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Gợi mở, phân tích, trình bày 
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
 1/ Ôn định lớp. (1 phút) 
 2/ Kiểm tra bài cũ. Không
 3/ Bài mới. 
 Trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Triệu Đà, An Dương Vương do chủ quan, thiếu phòng bị nên đã thất bại, từ đó đất nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị đô hộ. Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Hán đã đẩy nhân dân ta đến những thử thách nghiêm trọng: đất nước bị mất tên, dân tộc có nguy cơ bị mất bởi chính sách đồng hoá. Nhưng nhân dân ta quyết tâm không chịu sống trong cảnh nô lệ, đã liên tục nổi dậy, mở đầu là cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40. Đây là cuộc khởi nghĩa lớn tiêu biểu cho ý chí quật cường của dân tộc ta. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG 
1. Hoạt động 1: (19 phút) Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì đổ thay?
Hỏi: Tình hình nước ta từ sau thất bại của An Dương Vương năm 179 TCN? 
Hỏi: Đến năm 111 TCN tình hình Âu Lạc như thế nào? 
Hỏi: Nhà Hán đã tổ chức việc cai trị Âu Lạc như thế nào? 
GV cung cấp sơ đồ tổ chức bộ máy cai trị. 
Hỏi: Nhà Hán gộp Âu Lạc với 6 quận của Trung Quốc, lập thành Châu Giao nhằm mục đích gì? 
Hỏi: Em có nhận xét gì về cách đặt quan lại của nhà Hán? 
Hỏi: Nhân dân Âu Lạc bị nhà Hán bóc lột như thế nào? 
Hỏi: Nhà Hán đưa người Hán sang ở Châu Giao nhằ mục đích gì?
2. Hoạt động 2: (18 phút) Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ.
GV: giới thiệu tiểu sử Hai Bà Trưng. Trưng Trắc và Trưng Nhị là con gái lạc tướng thuộc dòng dõi Hùng Vương. Chồng là Thi Sách con trai của lạc tướng chu Diên (vùng ngoại thành Hà Nội)
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa nổ ra vào năm nào? ở đâu? 
Hỏi: Với 4 câu thơ trong SGK, em hãy cho biết mục tiêu của cuộc khởi nghĩa? 
Hỏi: Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng diễn ra như thế nào?
Dùng lược đồ khởi nghĩa để các em theo dõi. Sau đó yêu cầu HS điền tên các danh tướng
Hỏi: Hãy nêu tên một số lực lượng của nhân dân ta lúc đó tham gia cuộc khởi nghĩa? 
Hỏi: Việc khắp nơi kéo về Mê Linh đã nói lên điều gì? 
-> Kết quả của cuộc khởi nghĩa như thế nào?
Hỏi: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng? 
Hỏi: Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa?
1. Nước Âu Lạc từ thế kỷ II TCN đến thế kỷ I có gì đổ thay?
- Triệu Đà sáp nhập Âu Lạc vào Nam Việt và chia thành 2 quận: Giao Chỉ và Cửu Chân. 
- Năm 111 TCN, nhà Hán chiếm Âu Lạc và chia thành 3 quận: Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, gộp với 6 quận của Trung Quốc thành Châu Giao. 
Y Sơ đồ tổ chức cai trị của nhà Hán:
Huyện
Thứ sử
- Bóc lột nhân dân ta bằng hình thức: nộp thuế và cống nạp. 
- Bắt nhân dân theo phong tục Hán.
2/ Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng bùng nổ. 
a. Nguyên nhân: 
- Do chính sách bóc lột tàn bạo của nhà nước. 
- Thi Sách bị Tô Định giết. 
b. Diễn biến:
- Mùa xuân năm 40, Hai Bà Trưng dựng cờ khởi nghĩa ở Hát Môn (Hà Tây)
- Nghĩa quân nhanh chóng làm chủ Mê Linh, tiến đánh Cổ Loa, Luy Lâu. Tô Định hoảng sợ trốn về nước. 
c. Kết quả: cuộc khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn. 
d. Ý nghĩa:
- Khôi phục độc lập dân tộc sau hơn hai thế k

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1 Chuan KTKN 20172018_12258815.doc