Giáo án môn Lịch sử 6 - Trường Trung học sơ sở Lê Đình Chinh

PHẦN MỞ ĐẦU

Bài 1

SƠ LƯỢC VỀ MÔN LỊCH SỬ

I. MỤC TIÊU

Sau bài học, HS cần nắm:

1. Kiến thức

HS hiểu rõ lịch sử là 1 KH có ý nghĩa quan trọng đối với cuộc đời mỗi con người. Học lịch sử là cần thiết .

2. Tư tưởng

Bồi dưỡng cho HS ý thức về tính chính xác và sự ham thích trong học tập bộ môn.

3. Kĩ năng

 Bước đầu có kĩ năng liên hệ thực tế và quan sát.

II. CHUẨN BỊ

1. Giáo viên: Giáo án, SGK

2. Học sinh: Vở ghi, SGK, tập bản đồ và tranh ảnh lịch sử 6

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định tổ chức: (1’)

2. Kiểm tra bài cũ:

Kiểm tra sự chuẩn bị bài của HS.

3. Bài mới:

Con người, cỏ cây, mọi vật xung quanh ta không phải từ khi sinh ra nó đã như thế này, mà nó đã trải qua một quá trình hình thành, tồn tại và phát triển, nghĩa là nó phải có một quá khứ. Để hiếu được quá khứ đó trí nhớ của chúng ta hoàn toàn không đủ mà cần đến một KH. Đó là KHLS . Vậy KHLS là gì, chúng ta tìm hiểu bài hôm nay.

 

doc 77 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 938Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 6 - Trường Trung học sơ sở Lê Đình Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ặn dò (1’)
- Học bài và đọc SGK tìm hiểu về sự ra đời của nhà nước Âu Lạc?
Tổ CM Sử - Địa – GDCD
(ký duyệt)
Trừ Văn Thuy
Tuần: 15	 	 Ngày soạn: 05/12/2017
Tiết 15 Ngày dạy: 07/12/2017
Bài 14
NƯỚC ÂU LẠC
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
Thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước, hiểu được bước tiến mới trong xây dựng đất nước dưới thời An Dương Vương.
2. Tư tưởng 
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác với kẻ thù.
3. Kĩ năng
	Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Bản đồ Việt Nam, bảng phụ.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (15’)
? Em hãy cho biết đời sống vật chất của cư dân Văn Lang?
3. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung 
* Hoạt động 1: (13’)
- Trước hết, GV phân tich tình hình nước Văn Lang đời vua Hùng thứ 18.
- HS đọc mục 1-SGK.
- GV sử dụng bản đồ :
? Vùng Bắc Văn Lang là nơi sinh sống của tộc người nào?
? Họ đánh giặc như thế nào?
GV dùng lược đồ:
? Người chỉ huy cuộc kháng chiến là ai?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV miêu tả cuộc kháng chiến.
? Quân Tần gặp khó khăn như thế nào?
? Kết quả cuộc kháng chiến ra sao?
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung.
? Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của người Tây Âu-Lạc Việt?
* Hoạt động 2: (14’)
- HS đọc mục 2-SGK.
- GV chỉ trên lược đồ cho HS quan sát hai vùng đất cũ của người Tây Âu và Lạc Việt.
? Trong cuộc kháng chiến chống quân Tần, ai là người có công lớn?
- HS trao đổi và trả lời.
? Sau khi chiến thắng Thục Phán đã làm gì để ổn định đất nước?
- HS đọc SGK và trả lời câu hỏi.
? Vì sao Thục Phán đặt tên nước là Âu Lạc?
? Thục Phán cho đóng đô ở đâu?
- HS đọc SGK và trả lời. 
- GV nhận xét, bổ sung và KL:
? Em hãy cho biết bộ máy nhà nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào?
? Theo em quyền lực của nhà vua lúc này so với trước ra sao?
- HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét. GV tóm tắt và KL:
* Hoạt động 3: (8’)
- HS đọc mục 3-SGK.
? Từ khi nước Văn Lang thành lập đến khi nước Âu Lạc ra đời trải qua bao nhiêu thế kỉ?
? Theo em nước Âu Lạc có những thay đổi gì về nông nghiệp?
- HS thảo luận và trả lời câu hỏi.
? Các nghề thủ công có thay đổi không?
- GV cho HS quan sát hình 39,40.
? Theo em, tại sao có sự thay đổi trên?
- HS trả lời.
- GV nhận xét, bổ sung.
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào?
- Hoàn cảnh:
+ Vua không lo sửa sang võ bị.
+ Ham ăn chơi; không chú ý đến đê điều.
+ Nguy cơ xâm chiếm của nhà Tần.
- Diễn biến:
+ Năm 218 TCN quân Tần sang xâm lược.
+ Nhân dân đã không chịu đầu hàng, mà đoàn kết tổ chức đánh quân Tần xâm lược, dưới sự chỉ huy của Thục Phán.
- Kết quả:
Người Việt đã đại phá quân Tần.
- Nguyên nhân thắng lợi: Họ đã đoàn kết, dũng cảm, có tướng tài giỏi.
2. Nước Âu Lạc ra đời.
- 207 TCN, vua Hùng buộc phải nhường ngôi cho Thục Phán.
- Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại bộ máy nhà nước.
- Đặt tên nước là Âu Lạc, đóng đô ở Phong khê ( nay là Cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội).
- Tổ chức nhà nước:
+ Đứng đầu là vua ( An Dương Vương) nắm mọi quyền hành.
+ Giúp việc cho vua có Lạc Hầu, Lạc Tướng.
+ Cả nước chia làm nhiều bộ do Lạc tướng đứng đầu.
+ Các làng, chạ do Bồ chính cai quản.
+ Quyền lực của vua cao hơn trước.
3. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi:
- Hơn 4 thế kỉ, Âu Lạc có nhiều thay đổi:
+ Lưỡi cày đồng được cải tiến và được dùng phổ biến hơn.
+ Lúa gạo, khoai, dâu nhiều hơn.
+ Các nghề gốm, dệt, đồ trang sứcđều tiến bộ; luyện kim phát triển.
4. Củng cố (3’)
	? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời An Dương Vương?
5. Dặn dò (1’)
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị Bài 15.
Tổ CM Sử - Địa – GDCD
(ký duyệt)
Trừ Văn Thuy
Tuần: 16	 	 Ngày soạn: 12/12/2017
Tiết 16 Ngày dạy: 14/12/2017
Bài 15
NƯỚC ÂU LẠC (TT)
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
- Thấy được tinh thần đấu tranh bảo vệ đất nước của nhân dân ta ngay từ buổi đầu dựng nước.
- Hiểu được thành Cổ Loa là lực lượng quốc phòng của An Dương Vương.
2. Tư tưởng 
Giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức cảnh giác với kẻ thù.
3. Kĩ năng
	Bồi dưỡng kĩ năng nhận xét, so sánh, bước đầu tìm hiểu về bài học lịch sử.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Sơ đồ thành Cổ Loa, tranh ảnh.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
? Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước thời An Dương Vương?
3. Bài mới
	Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (18’)
- HS đọc mục 1-SGK.
- GV sử dụng sơ đồ thành Cổ Loa cho HS quan sát. Đồng thời nhấn mạnh các ý lớn về thành Cổ Loa.
GV cho HS đọc SGK và trình bày các nội dung sau về thành Cổ Loa:
+ Có 3 vòng khép kín.. Chu vi 16000 m.
+ Chiều cao thành khoảng 5-10 m.
+ Mặt thành rộng trung bình 10 m. Chân thành rộng từ 10 – 20 m.
+ Các thành đều có hào bao quanh, rộng từ 10 – 30 m, các hào thông nhau.
+ Bên trong thành nội là những khu nhà ở và làm việc của gia đình An Dương Vương và các Lạc Hầu, Lạc Tướng.
+ Cổ Loa là một khu quân thành ( khu thành quân sự, phục vụ chiến đấu).
? Em có nhận xét gì về việc xây công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III-II TCN ở nước Âu Lạc?
- HS trả lời.
- GV bổ sung.
? Lực lượng quốc phòng của nước Âu Lạc được tổ chức như thế nào?
- HS trả lời câu hỏi.
- GV nhận xét, KL:
* Hoạt động 2: (17’)
- HS đọc mục 2-SGK.
- GV giảng theo SGK về sự thành lập nhà Triệu của Triệu Đà.
? Em hãy nhận xét tinh thần chiến đấu ban đầu của quân dân Âu Lạc?
- HS trao đổi và trả lời câu hỏi.
- GV kết luận:
? Triệu Đà đã nhiều lần thất bại và đã có âm mưu gì?
- HS trả lời.
- GV kể chuyện Mị Châu-Trọng Thủy.
? Theo em chuyện Mị Châu-Trọng Thủy nói lên điều gì?
- HS trả lời. 
- GV tóm tắt và KL: phải cảnh giác với kẻ thù
- GV mô tả lại sự thất bại của An Dương Vương.
? Sự thất bại của An Dương Vương để lại bài học gì?
- HS trả lời.
- GV kết luận.
4. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng
- Thành Cổ Loa:
+ Là công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật độc đáo thời đó.
+ Công phu và quy mô lớn.
+ Là một quân thành của Âu Lạc.
- Lực lượng: 
+ Có lực lượng quân đội mạnh, gồm: bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí hiện đại như giáo, rìu chiến, dao găm, đặc biệt là nỏ.
+ Có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.
5. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?
- Triệu đà mang tư tưởng bành trướng, muốn chiếm Âu Lạc.
- Năm 207 TCN , Triệu Đà đánh xuống Âu Lạc nhưng bị thất bại.
- Năm 179 TCN, Triệu Đà tiếp tục sai quân xâm lược Âu Lạc.
=> Âu Lạc rơi vào ách đô hộ của nhà Triệu.
- Bài học: luôn cảnh giác với kẻ thù, cần có sự đoàn kết dân tộc. 
4. Củng cố (3’)
	? Nguyên nhân sụp đổ và bài học kinh nghiệm của nhà nước Âu Lạc?
5. Dặn dò (1’)
	- Học bài cũ.
	- Chuẩn bị Bài 16: ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ II.
Tổ CM Sử - Địa – GDCD
(ký duyệt)
Trừ Văn Thuy
Tuần: 17	 	 Ngày soạn: 09/12/2017
Tiết 17 Ngày dạy: 16/12/2017
Bài 16
ÔN TẬP CHƯƠNG I VÀ CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
	- Củng cố những kiến thức về lịch sử DT từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang- Âu lạc.
- Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hoá của các thời kỳ khác nhau.
- Năm được những nét chính về xã hội và ND thời Văn Lang- Âu Lạc, cội nguồn DT.
2. Tư tưởng 
	Củng cố kiến thức và tình cảm của HS đồi với Tổ quốc, với nền VHDT.
3. Kĩ năng
Rèn kỹ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một 
cách có hệ thống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Tranh ảnh, một số câu ca dao, tục ngữ.
- Làm đề cương theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
- Sơ đồ thành Cổ Loa.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: (10’)
- GV dùng lược đồ VN.
Gọi HS xác định địa điểm 
- Hướng dẫn HS nhớ lại.
* Hoạt động 2: (8’)
-GV cùng HS hệ thống lại kiến thức theo bảng mẫu:
1. Dấu tích của sự xuất hiện những người đầu tiên trên đất nước ta. ( Thời gian, địa điểm)
- Cách đây hàng chục vạn năm đã có người Việt cổ sinh sống.
* Địa điểm: Hang Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (L.Sơn), núi Đọ, Quan Yên (T.Hoá), Xuân Lộc (Đồng Lai).
* Thời gian: cách đây 40- 30 vạn năm.
* Hiện vật: răng và xương của người tổi cổ. Công cụ đá .
2. Xã hội nguyên thuỷ VN trải qua những giai đoạn nào ?.
Giai đoạn
Địa điểm
Thời gian
Công cụ sản xuất
Người tối cổ
Sơn Vi
Hàng chục vạn năm
Đồ đá cũ(ghè đẽo thô sơ)
Người tinh khôn
(GĐ đầu)
Hòa Bình – Bắc Sơn
40 – 30 vạn năm
Đồ đá mới (được mài tinh sảo).
Người tinh khôn
(GĐ phát triển)
Phùng Nguyên – Hoa Lộc
4000 – 3500 năm
Thời đại kim khí, công cụ sản xuất đồng thau, sắt
* Hoạt động 3: (15’)
? Vùng cư trú chủ yếu của người Văn Lang, Âu Lạc?
? Cơ sở kinh tế của người Tây Âu và Lạc Việt?
? Nêu những hiện vật tiêu biểu thể hiện sư phát triển cao của nền kinh tế?.
( Công cụ bằng đồng: lưỡi cuốc đồng, gốm)
? Kinh tế phát triển dẫn đến sự phân hoá xã hội như thế nào?
(Có kẻ giàu người nghèo)
? Để bảo vệ sản xuất nông nghiệp và đất nước, người Việt cổ đã có nhu cầu gì?.
( chống thiên tai và ngoại xâm)
* Hoạt động 4: (7’)
- GV giải thích:
+Trống đồng: là hiện vật tượng trưng cho nền văn minh Văn Lang, Âu Lạc. Nhìn vào các hoa văn của trống đồng người ta thấy được văn hoá vật chất và tinh thần thời kỳ đó, trống dùng trong lễ hội cầu mưa thuận gió hoà.
+ Thành Cổ Loa: là kinh đô của Âu Lạc, trung tâm chính trị, kinh tế, văn 
hoá của đất nước, khi có chiến tranh là thành quân sự bảo vệ an ninh quốc gia.
3. Những điều kiện dẫn đến sự ra đời của nhà nước Văn Lang- Âu Lạc.
- Vùng cư trú: đồng bằng Bắc bộ và Bắc trung bộ
- Cơ sở kinh tế: Nghề nông trồng lúa nước.
- Thủ công: Nghề luyện kim phát triển: Lưỡi cày, cuốc, đặc biệt là trống đồng.
- Các quan hệ xã hội:
 + Dân cư ngày càng đông, quan hệ xã hội ngày càng rộng.
 + Xuất hiện sự phân biệt giàu, nghèo ngày càng rõ.
- Tình cảm cộng đồng: nhu cầu hợp tác trong sản xuất, chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.
4. Những công trình văn hoá tiêu biểu của thời Văn Lang - Âu Lạc.
- Trống đồng.
- Thành cổ Loa.
4. Củng cố (3’)
	 - GV khái quát nội dung bài học.
5. Dặn dò (1’)
	- Học bài.Chuẩn bị ôn tập HK I.
Tổ CM Sử - Địa – GDCD
(ký duyệt)
Trừ Văn Thuy
Tuần:18	 	 Ngày soạn: 18/12/2017
Tiết 18 Ngày dạy: 21/12/2017
ÔN TẬP HỌC KỲ I
I. MỤC TIÊU
Sau bài học, HS cần nắm:
1. Kiến thức
	- Củng cố những kiến thức về lịch sử thế giới cổ đại và lịch sử Việt Nam từ khi có con người xuất hiện trên đất nước ta cho đến thời dựng nước Văn Lang - Âu lạc.
- Sự xuất hiện và các giai đoạn phát triển của loài người.
- Các quốc gia cổ đại và những thành tựu văn hoá của thời cổ đại
- Nắm được những thành tựu kinh tế, văn hoá của các thời kỳ khác nhau.
- Năm được những nét chính về xã hội và ND thời Văn Lang- Âu Lạc, cội nguồn DT.
2. Tư tưởng 
- Hs thấy được vai trò quan trọng của lao động trong lịch sử phát triển của con người, trân trọng những thành tựu văn hoá rực rỡ của thời cổ đại.
- Củng cố kiến thức và tình cảm của HS đồi với Tổ quốc, với nền VHDT.
3. Kĩ năng
Rèn kỹ năng khái quát sự kiện, tìm ra những nét chính và thống kê các sự kiện một 
cách có hệ thống.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
- Tranh ảnh, một số câu ca dao, tục ngữ.
- Làm đề cương theo hệ thống câu hỏi trong SGK.
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức (1’)
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong quá trình ôn tập.
3. Bài mới:
1. Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành ở đâu và từ bao giờ?
- Hình thành ở lưu vực những con sông lớn: 
+ Ai Cập (Sông Nin) 
+ Trung Quốc( Hoàng Hà, Trường Giang)
 đây là vùng đất đai màu mỡ, phì nhiêu, đủ nước tưới quanh năm để trồng lúa nước.
- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời từ cuối thiên niên kỉ IV đến đầu thiên niên kỉ III TCN.
Đó là những quốc gia xuất hiện sớm nhất trong lịch sử xã hội loài người.
2. Sự hình thành các quốc gia cổ đại phương Tây:
- Khoảng thiên niên kỉ I TCN, hai quốc gia Hi Lạp và Rô ma được hình thành trên bán đảo Ban Căng và I-ta-li-a.
- Địa hình ở đây chủ yếu là đồi núi. 
- Kinh tế: thủ công nghiệp và thương nghiệp
3. Các dân tộc phương Đông thời cổ đại đã có những thành tựu văn hoá gì?
- Lịch, chữ tượng hình
- Thành tựu toán học: người Ai Cập nghĩ ra phép đếm đến 10, giỏi hình học. người Lưỡng Hà giõi số học; người Ấn Độ tìm ra chữ số 0.
- Kiến trúc: Kim tự tháp( Ai Cập); Thành Ba bi lon( Lưỡng Hà)
4. Người Hy Lạp, Rô Ma đã có những đóng góp gì về văn hoá?
- Sáng tạo ra Dương lịch dựa trên chu kì quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.
- Chữ viết: Sáng tạo ra hệ chữ cái: a, b, c, như ngày nay.
- Khoa học: Có nhiều đóng góp về số học, hình học, thiên văn, vật lí, triết học,
- Văn học: phát triển rực rỡ.
- Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, tạo hình với những công trình nổi tiếng như đền Pác tê nông ở A ten( Hi Lạp), đấu trường Cô li dê(ở Rô ma)
5. Những dấu tích của người tối cổ được tìm thấy ở đâu?
* Thời gian: cách đây khoảng 30- 40 vạn năm.
* Địa điểm và dấu tích của người tối cổ:
- Hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn)
- Núi Đọ, Quan Yên (Thanh Hoá)
- Xuân Lộc (Đồng Nai)
Việt Nam là một trong những quê hương của loài người. 
6. Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu và trong điều kiện nào?
- Nước ta là quê hương của nghề trồng lúa nước.
- Địa điểm trồng lúa nước ở đồng bằng ven sông, ven biển.
- Đất phù sa màu mỡ, đủ nước tưới, thuận lợi cho sinh hoạt.
7. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào?
- Xã hội có sự phân công lao động.
+ Phụ nữ: làm việc nhà, làm đồ gốm, dệt vải. 
+ Nam giới: Một bộ phận làm nông nghiệp, săn bắt, đánh cá; một bộ phận chế tác công cụ, làm đồ trang sức.
8. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá nào? Nêu những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn?
a. Từ thế kỉ VIII-I TCN, hình thành những nền văn hoá
Văn hoá Oc Eo → cơ sở nước Phù Nam.
Văn hoá Sa Huỳnh → cơ sở nước Champa.
Văn hoá Đông Sơn → cơ sở nước Lạc Việt.
b. Những nét chính về trình độ sản xuất thời văn hóa Đông Sơn:
Công cụ sản xuất, đồ đựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước.
Đồ đồng dần thay thế đồ đá.
Tìm thấy nhiều công cụ, vũ khí bằng đồng: lưỡi cày, rìu, lưỡi giáo, mũi tên... có trang trí hoa văn
Cuộc sống ổn định
→ Nền sản xuất phát triển
9. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Hình thành các bộ lạc lớn.
- Có sự phân chia giàu nghèo.
- Do nhu cầu trị thủy và chống ngoại xâm cần có người đứng đầu lãnh đạo.
10. Vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Văn Lang:
11. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang:
- Nhà ở: phổ biến là nhà mái cong hình thuyền, mái tròn mui thuyền.
- Đi lại: bằng thuyền là chủ yếu.
- Ăn uống: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
- Mặc: Nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực.
- Trang điểm: Họ thích đeo các đồ trang sức.
12. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
- Tổ chức lễ hội, vui chơi:
- Về tín ngưỡng: 
+ Người Lạc Việt thờ cúng các lực lượng tự nhiên.
+ Người chết được chôn cất trong thạp, bình, trong mộ thuyền có kèm theo các công cụ và đồ trang sức quý.
→ Đời sống vật chất và tinh thần hoà quyện với nhau tạo nên tình cảm cộng đồng.
13. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
- Hoàn cảnh:
+ Vua không lo sửa sang võ bị.
+ Ham ăn chơi; không chú ý đến đê điều.
+ Nguy cơ xâm chiếm của nhà Tần.
- Diễn biến:
+ Năm 218 TCN quân Tần sang xâm lược.
+ Nhân dân đã không chịu đầu hàng, mà đoàn kết tổ chức đánh quân Tần xâm lược, dưới sự chỉ huy của Thục Phán.
- Kết quả:
Người Việt đã đại phá quân Tần.
- Nguyên nhân thắng lợi: Họ đã đoàn kết, dũng cảm, có tướng tài giỏi.
14. Thời Văn lang-Âu lạc đã để lại cho chúng ta những gì?
- Tổ quốc
- Thuật luyện kim
- Nông nghiệp lúa  nước
- Phong tục tập quán riêng
- Bài học đầu tiên về công cuộc giữ nước
4. Củng cố (3’)
	 - GV khái quát nội dung bài học.
5. Dặn dò (1’)
	- Học bài.Chuẩn bị ôn tập HK I.
Tổ CM Sử - Địa – GDCD
(ký duyệt)
Tuần: 19	 	 Ngày soạn: 18/12/2017
Tiết 19 Ngày dạy: 27/12/2017
KIỂM TRA HỌC KÌ I
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS thông qua những phần đã học trong học kì I.
2. Tư tưởng 
	Giáo dục cho HS lòng say mê, yêu thích môn học. Ý thức độc lập, nghiêm túc trong khi làm bài kiểm tra.
3. Kĩ năng
Rèn luyện cho HS kỹ năng xác định vấn đề, trình bày và nhận xét vấn đề.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên: Đề kiểm tra.
2. Học sinh: Bút, thước kẻ.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức 
2. Phát đề kiểm tra và cho HS làm bài (45’).
3. Thu bài và dặn dò
	- Thu bài và nhận xét giờ làm bài.
	- Dặn HS về nhà học và chuẩn bị bài tiếp theo.
IV. CẤU TẠO ĐỀ
1. Ma trận đề:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thấu hiểu
VD
VD cao
Tổng điểm
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
TNKQ
TL
Bài 10: Những chuyển biến về kinh tế
- Biết được thành tựu tiêu biểu nhất của nền văn hóa Đông Sơn
0.25
Bài 12: Nước Văn Lang
- Biết được nước Văn Lang thành lập thời gian nào. 
- Người trị vì đất nước Văn Lang là ai.
Biết được về tổ chức bộ máy nhà nước Văn Lang qua sơ đồ.
1.25
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần của cư dân Văn Lang
Biết được đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao.
3
Bài 14: Nước Âu Lạc
- Biết được nước Âu Lạc ra đời vào thời gian nào.
- Biết được nơi đóng đô của đất nước Âu Lạc.
- Biết được quân Tần xâm lược nước ta vào thời gian nào; Ai là người chỉ huy.
- Biết được người trị vì đất nước Âu Lạc là ai.
- Biết được cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào.
- Hiểu được vì sao nhân dân ta giành được thắng lợi trước quân Tần.
5
Bài 15: Nước Âu Lạc (tiếp theo)
- Biết được loại vũ khí lợi hại nhất của nước Âu Lạc.
- Hiểu được vai trò của thành Cổ Loa
0.5
Tổng số câu 
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
5 câu
2.25 đ
22.5%
3/2 câu
6 đ
60%
1/2 câu
 1đ 
10%
1 câu
0.75 đ
7.5%
8 câu
10đ
100%
2. Đề
I. Phần trắc nghiệm (3đ)
Câu 1: Nước Văn Lang thành lập vào thời gian nào?
a. Thế kỷ VII TCN	b. Thế kỷ III TCN	c. Thế kỷ II TCN	d. Thế kỷ I TCN
Câu 2: Thục Phán tự xưng là An Dương Vương, tổ chức lại nhà nước, đóng đô ở đâu?
a. Phú Xuân (Huế)	b. Bạch Hạc (Phú Thọ)
c. Hoa Lư (Ninh Bình) 	d. Phong Khê (Hà Nội)
Câu 3: Nhà Tần đưa quân xâm lược nước ta vào thời gian nào?
a. 220TCN	b. 219TCN	c. 218TCN	d. 217TCN 
Câu 4: Vũ khí được xem là đặc biệt lợi hại của nhân dân Âu Lạc đó là gì?
a. Dao găm	b. Nỏ
c. Rìu chiến 	d. Giáo mác
Câu 5: Nối cột A với cột B sao cho thích hợp nhất:
Cột A
Đáp án
Cột B
1. Vua Hùng
2. An Dương Vương
3. Hiệu úy Đồ thư
4. Trống đồng
5. Thành Cổ Loa
1 - ...
2 - 
3 - 
4 - 
5 - 
a. Người trị vì đất nước Âu Lạc.
b. Người chỉ huy quân Tần xâm lược nước ta.
c. Thành tựu của nền văn hóa Đông Sơn.
d. Là quân thành của đất nước Âu Lạc.
e. Người trị vì đất nước Văn Lang.
Câu 6: Sắp xếp hoàn thiện sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Văn Lang (từ trên xuống)?
a. 	 b. 	c. 
Sắp xếp: 1 - ..	2 - ..	3 - ..
II. Phần tự luận (7đ)
Câu 1 (4đ): Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần đã diễn ra như thế nào? Vì sao nhân dân Tây Âu và Lạc Việt lại giành chiến thắng?
Câu 2 (3đ): Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang như thế nào?
3. Đáp án:
I. Phần trắc nghiệm (3đ): Mỗi đáp án đúng được 0.25 đ.
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
a
d
c
b
Câu 5: 1 - e; 2 - a; 3 - b; 4 - c ; 5 - d
Câu 6: Sắp xếp: 1 - b	2 - a	3 - c
II. Phần tự luận (7đ):
Câu 1 (4đ):
- Hoàn cảnh:
+ Vua không lo sửa sang võ bị.
+ Ham ăn chơi; không chú ý đến đê điều.
+ Nguy cơ xâm chiếm của nhà Tần.
- Diễn biến:
+ Năm 218 TCN quân Tần sang xâm lược.
+ Nhân dân đã không chịu đầu hàng, mà đoàn kết tổ chức đánh quân Tần xâm lược, dưới sự chỉ huy của Thục Phán.
- Kết quả:
Người Việt đã đại phá quân Tần.
- Nguyên nhân thắng lợi: Họ đã đoàn kết, dũng cảm, có tướng tài giỏi.
Câu 2 (3đ): 
- Nhà ở: phổ biến là nhà mái cong hình thuyền, mái tròn mui thuyền.
- Đi lại: bằng thuyền là chủ yếu.
- Ăn uống: thức ăn chính là cơm nếp, cơm tẻ, rau, cà, thịt, cá.
- Mặc: Nam thì đóng khố, mình trần, đi chân đất. Nữ mặc váy, áo xẻ giữa có yếm che ngực.
- Trang điểm: Họ thích đeo các đồ trang sức.
Tổ CM Sử - Địa – GDCD
(ký duyệt)
Tuần: 20	 	 Ngày soạn: 30/12/2017
Tiết 19 Ngày dạy: 03/01/2018
CHƯƠNG III
THỜI KỲ BẮC THUỘC VÀ ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP
Bài 17
CUỘC KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG (năm 40)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
	Sau thất bại của An Dương Vương, đất nước ta bị PK phương Bắc thống trị, sử gọi là thời kỳ Bắc thuộc, ách thống trị tàn bạo của thế lực PK đối với nước ta là nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng được nhân dân ủng hộ đã nhanh chóng thành công. Ách thống trị của PK phương Bắc bị lật đổ, đất nước ta giành được độc lập trong 1 khoảng thời gian.
2. Tư tưởng 
	Giáo dục ý thức căm thù quân xâm lược, bước đầu xây dựng ý thức tự hào, tự tôn dân tộc. Lòng biết ơn Hai Bà Trưng và tự hào về truyền thống phụ nữ Việt Nam.
3. Kĩ năng
	Biết tìm nguyên nhân và mục đích của sự kiện lịch sử. Bước đầu biết sử dụng kỹ năng cơ bản để vẽ và đọc bản đồ lịch sử.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: tái tạo kiến thức, xác định mối quan hệ giữa các sự kiện, hiện tượng lịch sử, giải thích được mối quan hệ đó, phân tích, so sánh, nhận xét, đánh giá.
5. Phương pháp, kĩ thuật và hình thức dạy học 
- Phương pháp: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực qua
- Hình thức: Cá nhân – cặp đôi – nhóm
- Kỹ thuật dạy học: KT đặt câu hỏi; KT chia nhóm; KT động não; KT trình bày
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên
- Giáo án, SGK.
	- Lược đồ khởi nghĩa hai bà Trưng 
2. Học sinh
- Vở ghi, SGK.
- Tập bản đồ và tranh ảnh sử 6
	- Vẽ sơ đồ bộ máy cai trị nhà Hán
III. TIẾN TRÌNH DẠY 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an ca nam_12293662.doc