Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 Giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau:

 - Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến ở Châu Âu cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô.

 - Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.

 - Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào ? Các quan hệ kinh tế, kinh tế thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao ? Sự hình thành tầng lớp thị dân.

 2. Kĩ năng:

 - Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến

 - Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

3. Tư tưởng:

 - Thông qua những sự kiện cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.

II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.

1. Chuẩn bị của GV:

 - Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 7

 - Lịch sử thế giới trung đại

 - Tư liệu tranh ảnh về lãnh địa trung kiến

 - Chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử .

2. Chẩn bị của HS:

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1001Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 Ngày soạn: 
Tiết 1	 Ngày dạy: 
PHẦN I : KHÁI QUÁT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TRUNG ĐẠI
BÀI 1: SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA 
XÃ HỘI PHONG KIẾN Ở CHÂU ÂU 
I. Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 Giúp học sinh nắm được những ý cơ bản sau:
 - Trình bày sự ra đời xã hội phong kiến ở Châu Âu cơ cấu xã hội bao gồm 2 giai cấp cơ bản: lãnh chúa và nông nô.
 - Hiểu khái niệm lãnh địa phong kiến và đặc trưng của nền kinh tế lãnh địa.
 - Hiểu được thành thị trung đại xuất hiện như thế nào ? Các quan hệ kinh tế, kinh tế thành thị trung đại khác với kinh tế lãnh địa ra sao ? Sự hình thành tầng lớp thị dân.
 2. Kĩ năng:
 - Biết sử dụng bản đồ Châu Âu để xác định vị trí các quốc gia phong kiến
 - Biết vận dụng phương pháp so sánh, đối chiếu để thấy rõ sự chuyển biến từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
3. Tư tưởng:
 - Thông qua những sự kiện cụ thể, bồi dưỡng nhận thức cho học sinh về sự phát triển hợp qui luật của xã hội loài người từ xã hội chiếm hữu nô lệ sang xã hội phong kiến.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh.
1. Chuẩn bị của GV:
 - Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử 7
 - Lịch sử thế giới trung đại
 - Tư liệu tranh ảnh về lãnh địa trung kiến
 - Chuẩn kiến thức, kĩ năng lịch sử .
2. Chẩn bị của HS:
Sách giáo khoa và dụng cụ học tập
III. Tiến trình dạy học:
 1. Ổn định (1’)
 2. Kiểm tra bài cũ(5’)
 3. Bài mới: (35’)
Lịch sử xã hội loài người phát triển liên tục qua nhiều giai đoạn ở lịch sử 6 chúng ta đã tìm hiểu về nguồn gốc và sự phát triển trong thời kỳ cổ đại hôm nay chúng ta se tìm hiểu một thời kỳ mới là thời trung đại. Trong bài học đầu tiên chúng ta sẽ tìm hiểu
Hoạt động GV - HS
Nội dung cần đạt
HĐ1:Trình bày được sự ra đời của xã hội phong kiến ở Châu Âu (15’)
GV: Yêu cầu HS nêu hoàn cảnh các quốc gia cổ đại Tây Âu vào cuối thế kỉ thứ V
HS: Tham khảo nội dung sách giao khoa và trả lời 
GV: Cho HS thảo luận theo kĩ thuật khăn trải bàn: “Những việc làm của người Giecman có tác động đến sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu như thế nào ?”
HS: Thảo luận và cử đại diện trình bày, các nhóm bổ sung 
GV: Nhận xét và bổ sung, rút ra nội dung bài học
? Lãnh chúa và nông nô được hình thành từ những tầng lớp nào trong xã hội ?
 Lãnh chúa: quý tộc, tướng lĩnh
Nông nô: nô lệ, nông dân.
? Quan hệ giữa lãnh chúa và nông nô như thế nào?
 Nông nô không có quyền và bị lệ thuộc vào lãnh chúa.
HĐ2: Hiểu được lãnh địa phong kiến có đặc điểm gì (10’)
GV: Cho HS quan sát hình 1 sách giáo khoa trang 4 và yêu cầu HS miêu tả lãnh địa và cuộc sống của lãnh chúa trong lãnh địa.
HS: Quan sát, trao đổi và trả lời
GV: Giúp HS hình thành khái niệm về lãnh địa phong kiến và yêu cầu HS trình bày về tổ chức và hoạt động của lãnh địa
? Hãy nêu đặc điểm chính của nền kinh tế lãnh địa ?
HS: Trao đổi và trả lời
HĐ3: Hiểu được một số nét cơ bản về thành thị trung đại (10’)
? Nguyên nhân ra đời của thành thị trung đại ?
HS: Tham khảo nội dung sách giáo khoa và trình bày 
? Cư dân trong thành thị bao gồm những ai và họ làm nghề gì ?
HS: Trao đổi và trình bày
GV: Hướng dẫn HS nhận xét sự khác nhau giữa nền kinh tế lãnh địa và nền kinh tế trong thành thị.
? Thành thị ra đời có vai trò như thế nào ?
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2 sách giáo khoa trang 5 và nêu nhận xét về hoạt động của hội chợ thời trung đại
 Đông người sầm uất, hoạt động chủ yếu là buôn bán và trao đổi hàng hóa.
Bài 1: Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở Châu Âu (thời sơ trung kì - trung đại)
1. Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu Âu:
- Cuối thế kỉ V người Giecman xâm chiếm, tiêu diệt các quốc gia cổ đại phương, thành lập nhiều vương quốc mới: Ăng-glô-xăc-xông, Phơ-răng, Tây-gốt, Đông-gốt . . .
- Trên lãnh thổ của Rôma người Giecman đã:
 + Chiếm ruộng đất của chủ nô đem chia cho nhau
 + Phong cho các tướng lĩnh, quý tộc các tước vị như: công tước, hầu tước . . .
 - Những việc làm của người Giecman đã tác động đến xã hội dẫn đến hình thành các tầng lớp mới.
 + Lãnh chúa phong kiến: là các tướng lĩnh, quý tộc có nhiều ruộng đất, tước vị, có quyền thế và rất giàu có.
 + Nông nô: là những nô lệ được giải phóng và nông dân, không có ruộng đất làm thuê và phụ thuộc vào lãnh chúa.
àXã hội phong kiến Châu Âu được hình thành.
2. Lãnh địa phong kiến:
 - Lãnh địa là khu đất rộng lớn trở thành vùng đất riêng của lãnh chúa như một vương quốc thu nhỏ
 * Tổ chức và hoạt động của lãnh địa:
 - Lãnh địa bao gồm đất đai, dinh thự với tường cao, hào sâu, kho tàng đồng cỏ, đầm lầy . . . của lãnh chúa.
 - Lãnh chúa bóc lột nông nô, họ không phải lao động, sống sung sướng, xa hoa.
 - Nông nô nhận đất canh tác của lãnh chúa và nộp tô thuế, ngoài ra còn phải nộp nhiều thứ thuế khác.
 * Đặc trưng cơ bản của nền kinh tế lãnh địa:
 - Là đơn vị kinh tế, chính trị độc lập mang tính tự cung, tự cấp đóng kín 
3. Sự xuất hiện thành thị trung đại
 a. Nguyên nhân ra đời:
 - Thời kỳ phong kiến phân quyền các lãnh địa đóng kín, không có trao đổi, buôn bán với bên ngoài.
 - Từ cuối thế kỉ XI, do sản xuất thủ công phát triển, thợ thủ công đã đem hàng ra những nơi đông người để trao đổi, buôn bán lập xưởng sản xuất.
 - Từ đây hình thành các thị trấn, rồi phát triển thành thành phố gọi là thành thị.
 b. Hoạt động của thành thị:
 - Cư dân chủ yếu của thành thị là thợ thủ công và thương nhân, họ lập các phường hội, thương hội để cùng nhau sản xuất và buôn bán.
c. Vai trò:
Thúc đẩy sản xuất, làm cho xã hội phong kiến phát triển.
4. Củng cố: (5’)
Nêu đặc điểm chính của nền kinh tế của lãnh địa ? 
Nền kinh tế trong các thành thị có điểm gì khác với nền kinh tế lãnh địa ?
5. Dặn dò: (1’)
Học bài và xem trước bài 2
 * Phần bổ sung của đồng nghiệp hoặc cá nhân:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_1_Su_hinh_thanh_va_phat_trien_cua_xa_hoi_phong_kien_o_chau_Au.doc