Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 11 - Tiết 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075 - 1077) - II: Giai đoạn thứ hai (1076 - 1077)

I. Mục tiêu

 1. Kiến thức:

Học sinh biết mô tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quan dân nhà Lý.

2. Kĩ năng:

Học sinh có kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện.

3. Thái độ :

Học sinh có lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền, tinh thần anh dũng mưu trí trước kẻ thù.

 II. Chuẩn bị

 1. Giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Tống, tài liệu tham khảo.

 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.

 III. Phương pháp:

- Trao đổi, phân tích đánh giá, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề.

- Sử dụng KT khăn trải bàn mục

1.Ổn định tổ chức (1p).

 2. Kiểm tra bài cũ ( 4p)

 - Nhà Lý đối phó như thế nào trước âm mưu của nhà Tống ?

 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động

 

doc 3 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1517Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 11 - Tiết 16: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược tống (1075 - 1077) - II: Giai đoạn thứ hai (1076 - 1077)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 9/10/2014
Ngày giảng: 11/10/2014
Bài 11 - Tiết 16
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC TỐNG
( 1075- 1077)
II, GIAI ĐOẠN THỨ HAI (1076 - 1077)
I. Mục tiêu
 1. Kiến thức: 
Học sinh biết mô tả, hiểu được tác dụng của phòng tuyến trên sông Như Nguyệt; ghi nhớ những nét chính về cuộc tấn công xâm lược nước ta của nhà Tống và cuộc kháng chiến chống Tống của quan dân nhà Lý.
2. Kĩ năng:
Học sinh có kĩ năng sử dụng lược đồ, kĩ năng phân tích, đánh giá sự kiện.
3. Thái độ : 
Học sinh có lòng tự hào dân tộc, ý thức bảo vệ độc lập chủ quyền, tinh thần anh dũng mưu trí trước kẻ thù.
 II. Chuẩn bị
 1. Giáo viên: Lược đồ kháng chiến chống Tống, tài liệu tham khảo.
 2. Học sinh: Chuẩn bị bài mới.
 III. Phương pháp: 
- Trao đổi, phân tích đánh giá, sử dụng đồ dùng trực quan, nêu vấn đề...
- Sử dụng KT khăn trải bàn mục 
1.Ổn định tổ chức (1p).
 2. Kiểm tra bài cũ ( 4p)
 - Nhà Lý đối phó như thế nào trước âm mưu của nhà Tống ? 
 3. Tiến trình tổ chức các hoạt động
 * Khởi động ( 1p)
 ? : Nhà Tống có thái độ như thế nào khi nhà Lý tấn công vào thành châu Ung và châu Khâm? 
 Sau thất bại ở châu Ung và châu Khâm nhà Tống hết sức tức giận. Ngay lập tức chúng tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đại Việt. Cuộc kháng chiến của quân và dân Đại Việt như thế nào? = > bài học
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung chính 
* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến. ( 17p)
- Mục tiêu: HS tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Tống của nhân dân ta thời Lý.
- Đồ dùng : Lược đồ kháng chiến chống Tống.
- Cách tiến hành:
Gv cung cấp: 
Hỏi: HS đọc thầm đoạn chữ nhỏ và cho biết vì sao Lý Thường Kiệt lại chọn sông Như Nguyệt để xây dựng phòng tuyến.?
Là con sông chặn ngang tất cả các ngả đường từ TQ về Thăng Long
GV miểu tả phòng tuyến.
Hỏi: Nhận xét về sự chuẩn bị của nhà Lý?
- Khẩn trương chu đáo.
GV treo lược đồ kháng chiến chống Tống và tường thuật.
HS nghe, ghi và tường thuật lại
Hỏi: Việc Lý Kế Nguyên đánh bại quân thuỷ ở vùng ven biển có ý nghĩa gì?
- Làm giảm thanh thế của giặc
* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.( 17p)
- Mục tiêu: HS tìm hiểu và nhận thức rõ cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt đem lại thắng lợi cho quân và dân ta.
- Đồ dùng: Lược đồ kháng chiến chống Tống
- Cách tiến hành:
GV treo lược đồ tường thuật 
HS tường thuật lại- nhận xét.
GV mở rộng về bài thơ “ Nam quốc sơn hà”.
Hỏi: Vì sao LTK lại cho ngâm bài thơ này?
Khích lệ quân sĩ nhà Lý, quân Tống hoang mang, lo sợ..
Hỏi: Vì sao Lý Thường Kiệt lại chủ động giảng hoà khi giặc lâm vào tình trạng cùng quẫn?
HS thực hiện kĩ thuật khăn trải bàn (5’)- báo cáo.
- Thể hiện tinh thần nhân đạo
- Giữ mối quan hệ hoà hiếu sau chiến tranh.
- Là cách đánh giặc độc đáo..
Hỏi: Vì sao cuộc kháng chiến chống Tống của chúng ta lại giành thắng lợi?
Hỏi: Nêu cách đánh giặc độc đáo của Lý Thường Kiệt.
Chủ động tiến công tự vệ, đấu tranh tâm lí...
Hỏi: Chiến thắng trên phòng tuyến Như Nguyệt có ý nghĩa gì?
1. Kháng chiến bùng nổ
a. Chuẩn bị
- Các địa phương ráo riết chuẩn bị bố phòng. 
- Các tù trưởng dân tộc đặt sẵn trận địa mai phục, sẵn sàng chiến đấu.
- Lý Kế Nguyên chặn giặc ở Đông Kênh.
- Đội quân LT Kiệt đồn trú tại khu vực Yên Phụ.
-Xây dựng phòng tuyến trên sông Như Nguyệt.
b. Diễn biến:
- Cuối năm 1076, nhà Tống cử một đạo quân lớn theo 2 đường thủy, bộ tiến hành xâm lược nước ta.
 - Tháng 1/ 1077, 10 vạn quân bộ do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy vượt biên giới qua Lạng Sơn tiến xuống thì bị quân ta chặn đánh và khi đến trước bờ bắc sông Như Nguyệt quân Tống bị quân ta chặn lại.
- Quân thuỷ do Hoà Mâu tiến theo đường biển bị Lý Kế Nguyên đánh tan ngay ở vùng ven biển không thể tiến sâu vào hỗ trợ cho cánh quân bộ.
2. Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến Như Nguyệt.
a. Diễn biến
- Quân Tống nhiều làn tấn công vào phòng tuyến để tiến xuống phía Nam phòng tuyến Như Nguyệt, nhưng bị quân ta đẩy lùi.Quân Tống chán nản, chết dần mòn. 
- Cuối mùa xuân 1077 Lý Thường Kiệt đem quân tấn công, quân Tống thua to.
- Kết quả: Quân ta thắng lợi nhưng Lý Thường Kiệt chủ động giảng hoà, kết thúc chiến tranh.
b. Nguyên nhân thắng lợi
- Nhân dân đoàn kết, vua tôi đồng lòng đánh giặc
- Có sự chuẩn bị chu đáo.
- Người lãnh đạo tài tình có cách đánh giặc độc đáo.
c. Ý nghĩa
- Là trận đánh quyết định số phận của quân Tống, kết thúc cuộc k/c chống Tống thắng lợi. Đập tan âm mưu xâm lược của nhà Tống.
- Thể hiện tinh thần anh dũng của nhân dân và sự lãnh đao tài tình của Lý Thường Kiệt.
- Nền độc lập, tự chủ của Đại Việt được giữ vững.
 4. Củng cố ( 4p): Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống trên lược đồ
 5. Hướng dẫn học (2’)
 - HS nhận thức được diễn biến, nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai ( 1076- 1077).
 - Chuẩn bị tiết 17 “ Đời sống kinh tế thời Lý” tìm hiểu về kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp. thương nghiệp.
__________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_11_Cuoc_khang_chien_chong_quan_xam_luoc_Tong_1075_1077.doc