Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Biết được âm mưu xâm lwuocj Đại Việt và Chăm –pa của nhà Nguyên.

- Biết và hiểu sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.

- Trình bày trên lược đồ nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (1285).

2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:

- Niềm tự hào dân tộc và lòng căm thù giặc ngoại xâm.

- Lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường và mưu trí để bảo vệ chính quyền đất nước.

3. Kỹ năng:

HS biết sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285).

 Tranh ảnh minh hoạ liên quan bài học, đoạn trích Hịch tướng sĩ.

2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1827Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12: NS: 14 /11/2012
Tiết 24: NG: 16/11/2012
Bài 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
MÔNG – NGUYÊN (thế kỉ XIII)- (tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
- Biết được âm mưu xâm lwuocj Đại Việt và Chăm –pa của nhà Nguyên.
- Biết và hiểu sự chuẩn bị kháng chiến của nhà Trần.
- Trình bày trên lược đồ nét chính diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nguyên xâm lược (1285).
2. Tư tưởng: Bồi dưỡng cho HS:
- Niềm tự hào dân tộc và lòng căm thù giặc ngoại xâm.
- Lòng biết ơn tổ tiên đã kiên cường và mưu trí để bảo vệ chính quyền đất nước.
3. Kỹ năng: 
HS biết sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
II. CHUẨN BỊ: 
1. GV: Lược đồ cuộc kháng chiến lần thứ hai chống quân xâm lược Nguyên (1285).
 Tranh ảnh minh hoạ liên quan bài học, đoạn trích Hịch tướng sĩ.
2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày diễn biến cuộc kháng chiến lần I chống quân xâm lược Mông Cổ bằng lược đồ?
 2. Giới thiệu bài: 
Sau thất bại năm 1258, quân Mông Cổ không từ bỏ âm mưu xâm lược Đại Việt. Năm 1279, sau khi thôn tính được Trung Quốc, lập ra nhà Nguyên và đặt nền thống trị. Vua Hốt Tất Liệt đem quân xâm lược Chăm-pa và Đại Việt nhằm âm mưu gì? Nhà Trần chuẩn bị và tiến hành cuộc kháng chiến chống quân Nguyên ra sao? (Vào bài).
3. Bài mới:
II - CUỘC KHÁNG CHIẾN LẦN THỨ HAI CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC NGUYÊN (1285)
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên.
GV khái quát vài nét về sự thành lập nhà Nguyên.
GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/57 cho biết:
H: Mục đích của việc xâm lược Chăm –pa và Đại Việt?
HS trả lời.
H: vua Nguyên cho quân đánh nước nào trước? Tại sao?
HS: Chăm –pa.
H: Quân dân Chăm-pa đã làm gì và kết quả như thế nào?
HS trả lời.
H: Thắng lợi của nhân dân Chăm- pa có ý nghĩa như thế nào?
HS: làm thất bại kế hoạch dùng Chăm-pa làm bàn đạp tấn công Đại Việt; thể hiện tinh thần chiến đấu anh dũng của nhân dân Chăm –pa.
=>GV chuyển ý: Như vậy ý định ban đầu của nhà Nguyên đã thất bại và tan vỡ, lúc này nhà Trần làm gì?
Hoạt động 2: Tìm hiểu sự chuẩn bị của nhà Trần.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 2/58 cho biết:
H: Biết tin quân Nguyên có ý định xâm lược Đại Việt, vua Trần làm gì?
HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và giảng: Hội nghị này rất quan trọng vì tập hợp các vương hầu và quan lại nhà Trần tìm kế sách đánh giặc.
GV gọi HS đọc đoạn trích /58 và giới thiệu về Trần Quốc Toản (mới 15 tuổi nhưng có lòng yêu nước và luyện tập đánh giặc) ...
H: Vua Trần giao cho Trần Quốc Tuấn trọng trách gì?
HS trả lời.
=>GV trích đoạn “Ta thường tới bữa ... cam lòng”.
H: Nhà Trần còn chuẩn bị những gì cho cuộc kháng chiến?
H: Tại sao trong hội nghị Diên Hồng, vua Trần chỉ mời các bậc phụ lão tham gia?
HS: có uy tín, có kinh nghiệm, động viên con cháu đánh giặc
 H: Hội nghị Diên Hồng có tác dụng như thế nào với việc chuẩn bị kháng chiến?
HS: thể hiện tinh thần đoàn kết, kiên quyết chiến đấu của nhân dân Đại Việt..
Thảo luận nhóm 3’: Những sự kiện nào thể hiện ý chí quyết tâm chiến đấu của quân dân thời Trần?
(Trần Quốc Toản căm thù giặc đến nỗi bóp nát quả cam; câu trả lời đồng thanh “quyết đánh” của các bậc phụ lão; chữ “Sát thát” được thích lên cánh tay các chiến sĩ)
H: Việc nhà Trần chuẩn bị chống quân xâm lược đã có tác dụng như thế nào đối với cuộc kháng chiến?
HS: góp phần quan trọng đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến.
GV chốt, chuyển ý: Vậy cuộc chiến đã diễn ra như thế nào?
Hoạt động 3: Tìm hiểu diễn biến và kết quả cuộc kháng chiến.
*GV sử dụng lược đồ kháng chiến lần hai chống xâm lược Nguyên cho HS quan sát và cùng tìm hiểu:
H: Cho biết lực lượng quân Nguyên khi vào nước ta?
=>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và khẳng định: Lực lượng giặc gấp gần 20 lần so với lần I.
H: Để bảo toàn lực lượng, Trần Quốc Tuấn làm gì?
=>GV xác định các điểm đóng quân của nhà Trần, sau đó gọi HS đọc đoạn trích /59 và giảng: Trong trận kìm chân giặc ở Thiên Mạc, Trần Bình Trọng bị bắt và bị dụ - ông đáp “Ta thà làm ma nước Nam còn hơn làm vương đất Bắc” -> bị giặc chém.
H: Khi quân Thoát Hoan vào ta thực hiện chủ trương gì?
HS: Ta tiếp tục chủ trương “vườn không nhà trống”.
=>GV giảng theo lược đồ: Quân Thoát Hoan dựng trại ở bờ Bắc sông Hồng.
H: Được tin quân Thoát Hoan dựng trại, Toa Đô làm gì?
=>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và cho HS xác định các hướng tấn công của giặc và giảng: Lúc này ta gặp phải khó khăn (một số quý tộc Trần hàng giặc) nên ta rút lui để chuẩn bị lực lượng tiêu diệt địch.
H: Không thực hiện được âm mưu bắt sống vua Trần và quân chủ lực, Thoát Hoan làm gì?
HS: Chúng cho quân rút về Thăng Long chờ tiếp viện nhưng bị động và thiếu lương thực.
H: Chớp thời cơ đó, quân Trần làm gì?
=>HS trả lời, GV chuẩn kiến thức và yêu cầu HS xác định trên lược đồ các địa điểm giặc bị đánh bại như Tây Kết, cửa Hàm Tử (Khoái Châu – Hưng Yên), bến Chương Dương (Thường Tín – Hà Tây) và Thăng Long...
H: Khi quân Trần phản công, Thoát Hoan làm gì?
HS: Hoảng hốt tháo chạy.
=>GV có thể cho HS quan sát tranh Thoát Hoan chui vào ống đồng và bắt quân lính khiêng về nước.
Trao đổi bàn 2’: Nhận xét về cachs đánh giặc lần 2 của nhà Trần?
(khôn khéo, biết vừa cản vừa rút lui, tránh thế mạnh của giặc, chớp thời cơ phản công, thực hiện “vườn không nhà trống”)
H: Vậy cuộc chiến đã kết thúc với kết quả như thế nào?
HS: Sau 2 tháng phản công (5 và 6) ta giành thắng lợi.
=>GV chuẩn kiến thức và giảng: Diệt một đạo quân hùng mạnh bậc nhất hồi đó, đất nước sạch bóng quân thù và ca khúc khải hoàn (gọi HS đọc 4 câu thơ cuối bài /61).
1. Âm mưu xâm lược Champa và Đại Việt của nhà Nguyên:
- Làm cầu nối xâm lược các nước phía nam Trung Quốc.
- Năm 1283, Toa Đô chỉ huy 10 vạn quân tiến đánh Chăm- pa => làm bàn đạp tấn công Đại Việt => thất bại.
2. Nhà Trần chuẩn bị kháng chiến:
- Triệu tập hội nghị ở Bình Than (Hải Dương) bàn kế đánh giặc.
- Trần Quốc Tuấn: chỉ huy cuộc kháng chiến, soạn “Hịch tướng sĩ”.
- 1285, mở hội nghị Diên Hồng (Thăng Long).
- Cả nước sẵn sàng đánh giặc.
- Quân đội tập trận lớn ở Đông Bộ Đầu.
3. Diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến.
a. Diễn biến:
- Cuối tháng 1/1285, 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy tiến công Đại Việt.
- Quân ta chặn đánh địch ở biên giới rồi rút về Vạn Kiếp (Hải Dương) -> Thăng Long -> Thiên Trường (Nam Định).
- Nhân dân Thăng Long thực hiện “vườn không nhà trống”.
- Toa Đô từ Chăm- pa đánh ra Nghệ An, Thanh Hoá.
- Thoát Hoan và Tây Đô tạo thế “gọng kìm” để tiêu diệt ta.
=> Ta rút lui để củng cố lực lượng.
- Quân Nguyên lâm vào thế bị động.
- 5.1285, ta phản công, đánh bại giặc ở nhiều nơi và giải phóng Thăng Long.
b. Kết quả:
- Sau hơn 2 tháng, đánh bại hơn 50 vạn quân Nguyên.
=> Kháng chiến thắng lợi.
4. Củng cố: 
*GV chốt lại bài học: Nhấn mạnh sự chuẩn bị cũng như tác dụng của sự chuẩn bị để thể hiện ý chí quyết tâm của quân dân nhà Trần 
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo nội dung bài học.
- Đọc và trả lời trước các câu hỏi của bài 14 (mục III).
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 14. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên (thế kỉ XIII) - Dương Thị Oanh - Trường.doc