Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến đông nam (tiết 1)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Xác định được vị trí, điểm chung nỗi bật về điều kiện tự nhiên ở các quốc gia Đông Nam Á.

- Sự hình thành các quốc gia ở Đông Nam Á.

- Những nét nỗi bật về kinh tế, chính trị ở Đông Nam Á.

 2. Thái độ:

- Giúp các em có được những hiểu biết về các nước trong khu vực, tạo ra một cách nhìn mới về ý thức đoàn kết các dân tộc trên cùng một khu vực.

 3. Kỹ năng:

Biết sử dụng bản đồ địa lí hành chính Đông Nam Á để phân tích các điều kiện phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.

 

doc 4 trang Người đăng trung218 Lượt xem 1079Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Bài 6: Các quốc gia phong kiến đông nam (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 4	 Ngày soạn: 11/09/2015
Tiết : 7	Ngày dạy: 13/09/2015
Bài 6. CÁC QUỐC GIA PHONG KIẾN ĐÔNG NAM (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
	1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:
Xác định được vị trí, điểm chung nỗi bật về điều kiện tự nhiên ở các quốc gia Đông Nam Á.
Sự hình thành các quốc gia ở Đông Nam Á.
Những nét nỗi bật về kinh tế, chính trị ở Đông Nam Á.
	2. Thái độ:
Giúp các em có được những hiểu biết về các nước trong khu vực, tạo ra một cách nhìn mới về ý thức đoàn kết các dân tộc trên cùng một khu vực.
	3. Kỹ năng:
Biết sử dụng bản đồ địa lí hành chính Đông Nam Á để phân tích các điều kiện phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á.
II. CHUẨN BỊ
	1. Giáo viên:
Giáo án, bản đồ Đông Nam Á, đề kiểm tra 15 phút.
Tranh ảnh một số công trình kiến trúc văn hóa Đông Nam Á.
	2. Học sinh
Học sinh đọc SGK bài mới và học bài cũ theo hướng dẫn.
Lập bảng niên biểu về các giai đoạn lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á.
III. TIẾN TRÌNH DẠY VÀ HỌC
	1. Kiểm tra bài cũ KIỂM TRA 15 PHÚT
	* Đề bài:
Câu 1. (5đ) Em hãy cho biết sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu âu ?
Câu 2. (5đ) Sự thịnh vượng của triều Đường được biểu hiện ở những mặt nào ? 
	* Đáp án:
Câu 1. (5đ) Sự hình thành xã hội phong kiến ở Châu âu:
 Cuối thế kỷ V, người Giécman tràn vào lãnh thổ Rôma:(1đ)
 + Họ thành lập nhiều vương quốc mới.(1đ)
 + Chiếm ruộng đất của chủ nô Rôma chia cho các tướng lĩnh, qúy tộc và phong tước vị :(1đ)
→ Xã hội xuất hiện 2 giai cấp mới : Lãnh chúa và Nông nô.(1đ)
=> Hình thành xã hội phong kiến ở Châu âu (1 đ).
Câu 2. (5đ) Sự thịnh vượng của triều Đường được biểu hiện:
a. Đối nội: (2.5đ) 
- Bộ máy nhà nước được củng cố từ trung ương đến địa phương. (0.5 đ)
- Tuyển dụng quan lại bằng thi cử. (0.5 đ)
- Thi hành nhiều biện pháp giảm tô, lấy ruộng đất công và ruộng đất bỏ hoang chia cho nông dân. (0.5 đ)
- Thực hiện chế độ quân điền. (0.5 đ)
=> Tạo điều kiện cho sản xuất phát triển, xã hội ổn định. (0.5 đ)
b. Đối ngoại: (2.5đ) 
- Đem quân lấn chiếm vùng Nội Mông, chinh phục Tây Vực, Triều Tiên. (0.5 đ)
- Cũng cố chế độ đô hộ ở An Nam, ép Tây Tạng phải thuần phục. (0.5 đ)
→ Lãnh thổ Trung Quốc rộng hơn bao giờ hết. (0.5 đ)
=> Dưới thời Đường TQ trở thành quốc gia phong kiến cường thịnh nhất châu Á. (1 đ)
2. Giới thiệu bài mới: (1/)
 Giáo viên đặt câu hỏi: khu vực Đông Nam Á hiện nay gồm những nước nào ? Em hãy kể tên ?
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1. Tìm hiểu điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á. (5/)
Giáo viên: giới thiệu lại tên và vị trí ở trên bản đồ 11 quốc gia hiện nay ở Đông Nam Á.
(Tháng 5 – 2002 nước Đông Ti Mo ra đời)
? Điều kiện tự nhiên của các quốc gia Đông Nam Á có đặc điểm gì chung ?
? Theo em điều kiện tự nhiên như trên có những thuận lợi và những khó khăn gì ?
GV: Kết luận, bổ sung.
Hoạt động 2. Sự hình thành các vương quốc cổ ở Đông Nam Á. (6/)
? Các quốc gia cổ ở ĐNÁ được hình thành từ bao giờ ?
Học sinh: liên hệ kiến thức cũ ở lớp 6 về dấu vết xuất hiện của con người.
+ Trên đảo Giava ( Inđônêxia ).
+ Miền đông Châu Phi.
+ Ở Việt Nam: núi Đọ ( Thanh Hóa ), Xuân Lộc ( Đồng Nai ).
? Em hy kể tn một số vương quốc cổ ở Đông Nam Á ?
+ Champa ở Trung Bộ ( Việt Nam ).
+ Phù Nam ( hạ lưu sông Mêkông ) → Campuchia
Hoạt động 3. Tìm hiểu sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á. (6/)
GV giới thiệu khái quát: Vào khoảng giữa thiên niên kỷ I, các vương quốc cổ Đông Nam Á suy yếu dần tan rã → hình thành các vương quốc phong kiến Đông Nam Á.
? Em hãy giới thiệu thời gian hình thành một số quốc gia tiêu biểu ?
HS: đọc phần chữ in nghiêng Sgk trang 19.
+ Thế kỷ III, vua Giava. → thống nhất Inđônêxia.
+ Thế kỷ IX: Campuchia.
+ Thế kỷ XI: Mianma.
? Bên cạnh các quốc gia nỗi trội, còn có những quốc gia nào ra đời và hình thành ?
? Trải qua thời kỳ phát triển, các quốc gia phong kiến Đông Nam Á có nét gì chung về chính trị ?
Hoạt động 4. Tìm hiểu về Vương quốc Campuchia. (7/)
GV giới thiệu: Thời tiền sử trên đất CPC đã có một bộ phận cư dân cổ ĐNÁ.
? Người Khơme là ai ? họ sống ở đâu và thạo việc gì ?
HS: dựa vào SGK trả lời
? Người Khơme đã tiếp thu văn hoá Ấn Độ như thế nào ?
HS: Tiếp thu đạo Bàlamôn và đạo phật, chịu ảnh hưởng của văn học- nghệ thuật, sử dụng chữ Phạn
? Thời kỳ phát triển của CPC là thời kỳ nào ?
? Vì sao, gọi là giai đoạn Ăngco ?
HS: Kinh đô của vương quốc là Ăngco 
? Em hãy nêu những chính sách đối nội và đối ngoại của vua Ăngco ?
HS quan sát hình 14: Khu đền Ăngco Vát → em hãy miêu tả ?
HS: ( Gồm 5 ngọn tháp cao, được chạm khắc rất công phu, đỉnh cao nhất là 63m, xung quanh là hệ thống hào nước)
? Giai đoạn suy yếu của Ăngco ?
1. Điều kiện tự nhiên của các nước Đông Nam Á
- Gồm có 11 quốc gia.
- Điều kiện tự nhiên: Chịu ảnh hưởng của gió mùa
→ Tạo nên hai mùa rõ rệt: mưa và khô.
+ Thuận lợi: Phát triển nghề trồng lúa nước
+ Khó khăn: Thường xảy ra lũ lụt, hạn hán
2. Sự hình thành các vương quốc cổ Đông Nam Á
 → Những thế kỷ đầu công nguyên, các quốc gia cổ Đông Nam Á xuất hiện.
3. Sự hình thành và phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam Á
- Từ thế kỷ X đến thế kỷ XVIII là thời kỳ phát triển của các quốc gia phong kiến Đông Nam 
- Thế kỷ XIII, do sự tấn công của người Mông Cổ, người Thái phải di cư xuống phía nam, lập nên hai vương quốc Sukhôthay và Lạnxạng.
- Thế kỷ XVIII bị suy yếu → Thế kỷ XIX đều trở thành thuộc địa của chủ nghĩa thực dân.
4. Vương quốc Campuchia
- Thế kỉ VI vương quốc Chân Lạp ra đời.
- Thế kỷ IX – thế kỷ XV là thời kỳ phát triển: Gọi là giai đoạn Ăngco.
+ Đối nội: Phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Đối ngoại: Thực hiện bành trướng lnh thổ ra ngồi.
- Thế kỷ XV Campuchia bị suy yếu, đến thế kỷ XIX bị thực dân Pháp xâm lược.
 	4.Củng cố: (3/)
* Giáo viên cho học sinh lên bảng lập niên biểu các giai đoạn phát triển lịch sử của khu vực ĐNÁ
Các giai đoạn phát triển
Các quốc gia Đông Nam Á
( Tên gọi, địa điểm hình thành )
Mười thế kỷ đầu sau công nguyên
Thế kỷ Xđến thế kỷ XVIII
Thế kỷữVIII đến giữa thế kỷ XIX
	5. Hướng dẫn học tập ở nhà: (1/)
Hãy kể tên các nước trong khu vực Đông Nam Á.
Lập bảng niên biểu về các giai đoạn lịch sử lớn của khu vực Đông Nam Á.
Đọc SGK mục 4, bài 7 mục 2, 3.
IV.RÚT KINH NGHIỆM
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_6_Cac_quoc_gia_phong_kien_Dong_Nam_A.doc