Giáo án môn Lịch sử 7 - Tiết 39 đến tiết 72

Tiết: 39 Ngày dạy: 02/01/2018

 Bài 19. CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)

I. MỤC TIÊU.

1. Kiến thức.

- Biết được nét chính về Lê Lợi và Nguyễn Trãi là những người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn

- Lập niên biểu và tường thuật được diễn biến của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên lược đồ

2. Kĩ năng: Trình bày các sự kiện lịch sử, đánh giá đúng các nhân vật lịch sử.

3. Thái độ:

- Giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí bất khuất anh hùng của nhân dân ta.

- Tích hợp môi trường qua các điểm: địa bàn hoạt động của nghĩa quân, những nơi chiến thắng.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.

1. Chuẩn bị của giáo viên: lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn

2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.

III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, gợi mở, trình bày.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 1. Ổn định lớp. (1 phút)

 2. Kiểm tra bài cũ. Không

 3. Bài mới.

Quân Minh đã đánh bại nhà Hồ đặt ách thống trị trên đất nước ta. Nhân dân khắp nơi đứng lên chống giặc Minh. Ngay sau khi cuộc khởi nghĩa của Trần Quý Khoáng bị dập tắt, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã bùng lên mạnh mẽ trước hết ở vùng miền Tây Thanh Hoá.

 

doc 117 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 815Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử 7 - Tiết 39 đến tiết 72", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y Sơn bắt giết được chúa Nguyễn chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát
GV đính niên hiệu 1783 vào Gia Định trên bản đồ.
CH: Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi? (Học sinh trung bình)
HS: Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng khởi nghĩa thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc.
Tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào 
2. Hoạt động 2: (17 phút) Diễn biến chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút (1785) đánh tan quân xâm lược Xiêm
CH: Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta? (Học sinh trung bình)
HS: Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. Vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âm mưu chiếm đất Gia Định.
GV sử dụng lược đồ H57 chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo hai hướng mũi tên: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ trên Rạch Giá (Kiên Giang) 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
CH: Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi tiến vào nước ta? (Học sinh trung bình)
HS: Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân căm ghét.
GV chỉ bản đồ địa danh Mĩ Tho (Đại bản danh của nghĩa quân) chọn khoảng sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
CH: Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này? (Học sinh khá)
HS: Trả lời theo SGK.
GV nói thêm: Các cù lao Thời Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiểu và 2 bên bờ cây cỏ rậm rạp
GV giới thiệu các kí hiệu chỉ thuỷ quân, Bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút. 
GV trình bày diễn biến.
GV đánh niên hiệu 1785 vào lược đồ H57 phóng to.
CH : Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào? (Học sinh trung bình) 
HS: Là một trong những cuộc thuỷ chiến lớn nhất. Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự của của Nguyễn Huệ. Đập tan âm mưu xâm lược của phong kiến nhà Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường.
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn.
- Tháng 9/1773 quân Tây Sơn chiếm được phủ Quy Nhơn.
=> Địa bàn hoạt động của nghĩa quân rộng suốt từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận.
- Chúa Trịnh cử tướng Hoàng Ngũ Phúc chỉ huy 3 vạn quân tiến công chiếm Phú Xuân, chúa Nguyễn phải vượt biển vào Gia Định.
- Quân tây Sơn ở thế bất lợi: mạn Bắc có quân trịnh, mạn Nam có quân Nguyễn. Trước tình hình đó, Nguyễn Nhạc tạm hòa hoãn với quân Trịnh để dồn sức đánh chúa Nguyễn
- Trong lần tiến quân năm 1777, Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn, chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát. Chính quyền họ Nguyễn đến đây bị lật đổ
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút ( (1785)
a. Nguyên nhân: Nguyễn Ánh sang cầu cứu vua Xiêm, năm 1784, hơn 5 vạn quân thủy, bộ Xiêm đã kéo vào đánh chiếm miền Tây Gia Định (các tỉnh miền Tây Nam Bộ) và gây nhiều tội ác đối với nhân dân
b. Diễn biến:
- Tháng 1/1785 Nguyễn Huệ kéo quân vào Gia Định, và bố trí trận địa ở khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút (Châu Thành – Tiền Giang) để nhử quân địch..
- Quân Xiêm bị tấn công bất ngờ nên bị tiêu diệt gần hết, chỉ còn vài nghìn tên sống sót theo đường bộ chạy về nước. Nguyễn Ánh thoát chết, sang Xiêm lưu vong
* Ý nghĩa:
- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lậy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta
- Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
 	3. Củng cố. (3 phút)
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Các mối niên đại đính trên lược đồ gắn với các sự kiện quan trọng nào ?
- Ý nghĩa của từng sự kiện ?
- Trình bày diễn biến chiến thằng Rạch Gầm – Xoài Mút bằng lược đồ ?
	4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Về nhà học thuộc bài 
- Chuẩn bị trước bài "III - Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Trịnh".
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
Tuần: 28	 	Ngày soạn: 06/03/2017
Tiết: 56	 	Ngày dạy: 08/03/2017
BÀI 25. PHONG TRÀO TÂY SƠN
III- TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH
I. MỤC TIÊU. 
 	1. Kiến thức: Biết lập niên biểu và trình bày tiến trình của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn lật đổ chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Đàng Ngoài và chống ngoại xâm.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, nhận xét, đánh giá.
3. Thái độ:
- Kể tên một số nhân vật lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghịa nông dân Tây Sơn
- Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
- Sử dụng lược đồ kết hợp với trình bày sự kiện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Bản đồ Việt Nam.
- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, gợi mở, trình bày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) 
CH : Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào? 
Trả lời:
- Đây là một trong những trận thủy chiến lớn nhất và lừng lậy nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta
- Chiến thắng quân xâm lược Xiêm đã đưa phong trào Tây Sơn phát triển lên một trình độ mới. Từ đây, phong trào Tây Sơn trở thành phong trào quật khởi của cả dân tộc.
3. Bài mới. 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (21 phút) Trình bày diễn biến quân Tây Sơn hạ thành Phú Xuân và tiến ra Bắc hà tiêu diệt chính quyền họ Trịnh
CH: Tình hình Đàng Ngoài như thế nào? (Học sinh trung bình)
HS: Quân Trịnh đóng ở Phú Xuân kiêu căng sách nhiễu dân chúng. 
GV: Dùng lược đồ trình bày diễn biến của nghĩa quân Tây sơn đánh chiếm Phú Xuân bằng thuỷ quân vào tháng 6/1786.
(Giảng): Thuỷ quân Tây Sơn đã lợi dụng lúc nước thuỷ triều lên cao về đêm rồi cho chiến thuyền tiến sát vào thành, đại bác ở các chiến thuyền bắn phá kịch liệt vào thành, bộ binh xông lên giáp chiến với quân Trịnh.
GV: Tháng 6/1786 hạ thành Phú Xuân (GV: Đính niên đại vào địa danh Phú Xuân trên lược đồ và nhấn mạnh) toàn bộ Đàng Trong thuộc về Tây Sơn.
- Nhân cơ hội nầy Nguyễn Huệ tiến thẳng ra Bắc.
CH: Vì sao Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa “Phù Lê diệt Trịnh”? (Học sinh khá)
GV: Chỉ bản đồ: Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ cho quân từ Phú Xuân đánh ra Thăng Long. Chúa Trịnh bị bắt. Chính quyền phong kiến tồn tại hơn 200 năm đã bị sụp đổ. Nguyễn Huệ giao quyền cho nhà Lê rút về Nam. 
CH Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy? (Học sinh trung bình)
HS: Nhân dân chán ghét nhà Trịnh, ủng hộ Tây Sơn.
 Thế lực nghĩa quân Tây Sơn đang mạnh.
GV: Đính niên đại 1786 vào địa danh Thăng Long trên lược đồ.
2. Hoạt động 2: (15 phút) Tìm hiểu nguyên nhân vì sao Nguyễn Huệ phải 3 lần tiến quân ra Bắc
GV: Gọi học sinh đọc mục 2 SGK. 
CH: Tình hình Bắc Hà sau khi quân Tây Sơn rút về Nam như thế nào? (Học sinh trung bình)
HS: Con cháu họ Trịnh nổi loạn, Lê Chiêu Thống bạc nhược.
GV chỉ lược đồ: Nguyễn Nhạc (Trung ương hoàng đế) đóng đô ở Quy Nhơn.
 - Nguyễn Huệ (Bắc Bình Vương) - Phú Xuân.
 - Nguyễn Lữ (Đông Định Vương - Gia Định.
GV (Giảng): Tình hình Bắc Hà bị con cháu họ Trịnh nổi loạn Nguyễn Huệ cử Nguyễn Hữu Chỉnh ra dẹp loạn, dẹp loạn xong thì Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống lại Tây Sơn.
CH: Trước tình hình đó Nguyễn Huệ có biện pháp gì? (Học sinh trung bình)
HS: Cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc dẹp Nguyễn Hữu Chỉnh.
 - Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc lần thứ hai tiêu diệt Nhậm vì sau này Nhậm cũng lộng quyền như Chỉnh.
GV (Nhấn mạnh): Khi Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc lần thứ hai ông được nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đở. 
GV đính niên đại 1788 vào địa danh Thăng Long trên lược đồ. 
CH: Vì sao nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà? (Học sinh trung bình)
HS: - Được nhân và nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ. 
 - Lực lượng Tây Sơn hùng mạnh. 
 - Chính quyền phong kiến Trịnh - Lê quá thối nát. 
CH: Việc lật đổ các tập đoàn phong kiến họ Lê, họ Trịnh có ý nghĩa như thế nào? (Học sinh trung bình)
HS: - Xoá bỏ sự chia cắt đất nước ra Đàng Trong, Đàng Ngoài. 
 - Đặt cơ sở cho việc thống nhất lãnh thổ.
1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà. 
- Tháng 6 năm 1786 được sự giúp sức của Nguyễn Hữu Chỉnh, nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng hạ thành Phú Xuân rồi tiến ra nam sông Gianh, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.
- Với khẩu hiệu “phù Lê diệt Trịnh”, Tây Sơn tiến quân ra Bắc. Giữa năm 1786, Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, chúa Trịnh bị dân bắt đem nộp cho Tây Sơn. Chính quyền họ Trịnh sụp đồ. Nguyễn Huệ vào thành, giao chính quyền cho vua Lê rồi trở về Nam
2. Nguyễn Hữu Chỉnh mưu phản - Nguyễn Huệ thu phục Bắc Hà.
- Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà lại rối loạn, Lê Chiêu Thống không dẹp nổi nên mời Nguyễn Hữu Chỉnh ra giúp và đánh tan tàn dư họ Trịnh. Nguyễn Hữu Chỉnh từ đó lộng quyền và ra mặt chống lại Tây Sơn
- Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc trị tội Chỉnh. Vũ Văn Nhậm lại kiệu căng, có mưu đồ riêng. Giữa năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Nhậm
- Các sĩ phu nổi tiếng ở Bắc hà hết lòng giúp Nguyễn Huệ xây dựng chính quyền ở Bắc Hà
3. Củng cố. (3 phút) 
- Sử dụng các mốc niên đại trên lược đồ theo trình tự thời gian để nêu diển biến của phong trào Tây sơn.
- Nêu vai trò của Nguyễn Huệ trong phong trào Tây Sơn ?
4. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Xem trước phần IV - Tây Sơn đánh tan quân Thanh.
5. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
 Tuần: 29	 	 Ngày soạn: 13/03/2017
Tiết: 57	 	 Ngày dạy: 14/03/2017
BÀI 25. PHONG TRÀO TÂY SƠN
IV - TÂY SƠN ĐÁNH TAN QUÂN THANH
I. MỤC TIÊU. 
 	1. Kiến thức: Biết lập niên biểu và trình bày tiến trình của cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đánh tan quân xâm lược Thanh.
2. Kĩ năng: Tổng hợp, nhận xét, đánh giá.
3. Thái độ:
- Sức mạnh quật khởi, ý chí kiên cường của nhân dân chống lại ách áp bức bóc lột.
- Sử dụng lược đồ kết hợp với trình bày sự kiện.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Bản đồ Việt Nam.
- Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài.
- Lược đồ diễn biến trận đánh Ngọc Hà - Đống Đa
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, gợi mở, trình bày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút) 
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH Vì sao quân Tây Sơn tiêu diệt họ Trịnh nhanh chóng như vậy? 
Trả lời:
- Nhân dân chán ghét nhà Trịnh, ủng hộ Tây Sơn.
 	- Thế lực nghĩa quân Tây Sơn đang mạnh.
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (12 phút) Biết nguyên nhân quân Thanh xâm lược nước ta.
GV: Gọi HS đọc mục 1 sách giáo khoa.
CH: Sau khi Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà vua Lê Chiêu Thống có hành động gì? (Học sinh trung bình)
HS: Sai người sang cầu cứu nhà Thanh.
CH: Trong điều kiện đó nhà Thanh đã làm gì? (Học sinh trung bình)
HS: Nhà Thanh cử Tôn Sĩ Nghị đem 29 vạn quân tiến vào nước ta chia thành 4 đạo.
GV giảng theo nội dung SGK.
CH: Em có suy nghĩ gì về bè lũ Chiêu Thống? (Học sinh khá)
HS: Một ông vua bán nước, hèn hạ, nhục nhã. Chỉ vì quyền lợi cá nhân mà bán rẻ tổ quốc gây đau khổ cho nhân dân.
CH: Trước tình thế quân Thanh xâm lược nước ta, nghĩa quân Tây Sơn đã làm gì? (Học sinh trung bình)
CH: Sau khi vào nước Thăng Long, thái độ của quân Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống như thế nào ? (Học sinh trung bình)
2. Hoạt động 2: (12 phút) Trình bày diễn biến cuộc chiến đấu Quang trung đại phá quân Thanh
CH: Trước thế giặc mạnh quân Tây Sơn đã hành động như thế nào? (Học sinh trung bình)
HS: - Rút khỏi Thăng Long.
 - Lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn.
GV Chỉ bản đồ H57 giới thiệu phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn
CH: Nhìn trên bản đồ tại sao nghĩa quân lập phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn? (Học sinh trung bình)
HS: Phòng tuyến có chiều sâu, liên kết thuỷ bộ vững chắc là bàn đạp cho quân Tây Sơn.
CH: Trước tình hình quân Thanh xâm lược nước ta, Nguyễn Huệ đã làm gì? (Học sinh trung bình)
GV Giảng: Tháng 11-1788 Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế lấy hiệu là Quang Trung.
GV (H): Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế có ý nghĩa gì? (Học sinh trung bình)
HS: Tập hợp được lòng dân, tạo sức mạnh đoàn kết dân tộc. Khẳng định chủ quyền của dân tộc.
GV (H): Vua Quang Trung chuẩn bị cho việc đại phá quân Thanh như thế nào? (Học sinh trung bình)
HS: Trả lời theo SGK
CH : Tường thuật diễn biến trận chiến đại phá quân xâm lược Thanh của vua Quang Trung? (Học sinh trung bình)
H : Chiến thắng Ngọc Hồi có ý nghĩa như thế nào? 
HS: Đây là vị trí quan trọng nhất của địch ở phía Nam Thăng Long.
GV (giảng): Quân Tây Sơn giáp chiến, đốt cháy trại giặc ở gò Đống Đa, Sầm Nghi Đống không còn lối thoát phải thắt cổ tự tử.
Tôn Sĩ Nghị làm cầu phao trốn sang Gia Lâm. Trong vòng 5 ngày đêm (30 Tết đến mùng 5 Tết Kỉ Dậu) Quang Trung quét sạch 29 vạn quân Thanh. 
CH: Suốt 17 năm (1771-1789) chiến đấu, phong trào Tây Sơn đã thu được những kết quả to lớn nào? 
HS: Lật đổ các tập đoàn phong kiến Nguyễn, Trịnh, Lê - Xoá bỏ sự chia cắt đất nước - lập lại thống nhất đánh tan quân xâm lược Xiêm, Thanh thống nhất đất nước bảo vệ tổ quốc.
3. Hoạt động 3: (12 phút) Biết được những nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn
CH: Vì sao quân Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy? (Học sinh khá)
HS: - Sự ủng hộ hưởng ứng của nhân dân.
 - Sự lãnh đạo tài tình của vua Quang Trung.
CH: Thắng lợi của quân Tây Sơn đã đem lại ý nghĩa lịch sử như thế nào? (Học sinh trung bình)
GV (giảng): Quang Trung đã đập tan cuồng vọng xâm lược của các đế chế quân chủ phương Bắc.
1. Quân Thanh xâm lược nước ta.
- Lê Chiêu Thống sai người sang cầu cứu nhà Thanh. Vua Càn Long nhân cơ hội này thực hiện âm mưu xâm lược nước ta để mở rộng lãnh thổ xuống phía Nam
- Cuối năm 1788, nhà Thanh tiến hành xâm lược nước ta. Tôn Sĩ Nghị chỉ huy 29 vạn quân, chia thành 4 đạo tiến vào nước ta
- Trước thế mạnh lúc đầu của giặc, Ngô Văn Sở và Ngô Thì Nhậm một mặt cho quân rút khỏi Thăng Long về xây dựng phòng tuyến ở Tam Điệp – Biện Sơn; một mặt cho người về Phú Xuân cấp báo với Nguyễn Huệ.
- Tại Thăng Long, quân Thanh và bè lũ Lê Chiêu Thống ra sức cướp bóc, đốt nhà, cướp của, giết người rất tàn bạo khiến cho lòng căm thù của nhân dân ta lên đến cao độ
2. Quang Trung đại phá quân Thanh.
- Trước tình thế đó, Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế (1788), lấy niên hiệu là Quang trung và lập tức tiến quân ra Bắc
- Trên đường đi, đến Nghệ An, Thanh Hóa, Quang Trung đều tuyển thêm quân
- Từ Tam Điệp, Quang trung chia quân làm 5 đạo (SGK)
- Đêm 30 tết, quân ta vượt sông Gián Khẩu, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở đồn tiền tiêu.
- Mờ sáng mùng 5 tết, quân ta đánh đồn Ngọc Hồi, quân Thanh chống cự không nổi, bỏ chạy toán loạn. Cùng lúc đó, đạo quân của đô đốc Long đánh đồn Đống Đa, tướng giặc là Sầm Nghi Đống thắt cổ tự tử. Tôn Sĩ Nghị cùng một số võ quan vội vượt sông Nhị sang Gia Lâm
- Trưa mồng 5 tết, Quang Trung cùng đoàn quân tây Sơn chiến thắng kéo vào Thăng Long
3. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử.
* Nguyên nhân thắng lợi: 
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang trung là anh hùng dân tộc vĩ đại
* Ý nghĩa lịch sử:
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc lật đổ chính quyền phong kiến thối nát Nguyễn – Trịnh – Lê đã xóa bỏ ranh giới chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.
- Thắng lợi của phong trào Tây Sơn trong việc chống quân xâm lược Xiêm và Thanh có ý nghĩa lịch sử to lớn: giải phóng đất nước, giữ vững nền độc lập của Tổ Quốc, một lần nữa đập tan tham vọng xâm lược nước ta của các đế chế quân chủ phương Bắc.
 	 4. Củng cố. (3 phút)
- GV khái quát lại nội dung bài học
- Trình bày lược đồ chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa?
- Ý nghĩa lịch sử và sự kiện xuân Kỉ Dậu (1789)?
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) Học bài cũ, đọc trước bài mới. 
- Về nhà học bài mục 2.
- Chuẩn bị bài sau: "Quang Trung xây dựng đất nước".
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
Tuần: 29	 	 Ngày soạn: 13/03/2017
Tiết: 58	 	Ngày dạy: 15/03/2017
BÀI 26.	QUANG TRUNG XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC.
I/ MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Trình bày được những việc làm chính của vua Quang Trung về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa
- Trình bày được chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung	
2. Kĩ năng: Tổng hợp, nhận xét, đánh giá.
3. Thái độ: Biết ơn anh hùng áo vải Quang Trung.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn.
- Ảnh tượng đài Quang Trung. 
- Chuyện kể về anh hùng Quang Trung. 
2. Chuẩn bị của học sinh: Đọc trước Sgk, sưu tầm các tư liệu lịch sử liên quan.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, gợi mở, trình bày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút) 
CH: Vì sao quân Tây Sơn giành được nhiều thắng lợi như vậy? 
Trả lời:
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bóc lột, tinh thần yêu nước, đoàn kết và hi sinh cao cả của nhân dân ta.
- Sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang trung và bộ chỉ huy nghĩa quân. Quang trung là anh hùng dân tộc vĩ đại
3. Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS 
NỘI DUNG GHI BẢNG
1. Hoạt động 1: (19 phút) trình bày được những việc làm chính của Quang Trung về kinh tế, chính trị, văn hóa
CH : Sau khi đánh tan quân xâm lược, Quang trung đã làm gì? (Học sinh trung bình)
CH: Vì sao sau khi đánh đuổi giặc ngoại xâm lật đổ chính quyền phong kiến trong nước, Quang Trung lại chăm lo xây dựng kinh tế, văn hoá? (Học sinh khá)
HS: Do chiến tranh liên miên đất nước bị tàn phá. Nhân dân đói khổ -> Cần xây dựng kinh tế để nhân dân no ấm, đất nước giàu mạnh. 
CH: Vì sao Quang Trung chú ý đến phát triển nông nghiệp? (Học sinh khá)
HS: Nông nghiệp là bộ phận chủ và quan trọng nhất của nền kinh tế nước ta lúc đó. 
CH : Để phát triển nông nghiệp Quang Trung đã có những biện pháp gì? Đạt kết quả ra sao? (Học sinh trung bình)
HS: - Ban hành chiếu khuyến nông 
 - Bãi bỏ và giảm nhẹ tô thuế 
 - Mùa màng bội thu đất nước thái bình.
CH : Quang Trung còn làm gì để phát triển kinh tế? (Học sinh trung bình)
HS: Buôn bán trao đổi với nước Ngoài. Lưu Thông hàng hoá trong nước đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.
CH: Quang Trung đã thi hành các biện pháp gì để phát triển văn hoá giáo dục? (Học sinh trung bình)
HS: - Ban chiếu lập học 
 - Chữ Nôm được đề cao, là chữ chính thức của nhà nước 
CH: Chiếu lập học nói lên hoài bão gì của vua Quang Trung? (Học sinh trung bình)
HS: Bồi dưỡng nhân lực, đào tạo nhân tài đóng góp xây dựng đất nước. 
2. Hoạt động 2: (17 phút) Trình bày được chính sách quốc phòng và ngoại giao của Quang Trung
GV Gọi HS đọc mục lục 2 SGK
CH: Nước nhà thống nhất sang vua Quang Trung còn gặp những khó khăn gì? (Học sinh trung bình)
HS: - Phía Bắc Lê Duy chỉ lén lút hoạt động ở biên giới Việt – Trung.
 - Phía Nam: Nguyễn Ánh cầu viện Pháp chiểm lại Gia Định. 
CH : Trước âm mưu của kẻ thù, Quang Trung đã có những chính sách gì? (Học sinh trung bình)
HS: - Thi hành chế độ quân dịch 
 - Củng cố quân địch về mọi mặt, tạo chiếm thuyền lớn.
 - Về ngoại giao: Quan hệ mềm dẻo nhưng cương quyết với nhà Thanh. 
GV Giảng: Trong khi công việc quốc gia còn giang dở thì ngày 16.9.1792 Quang Trung đột ngột qua đời. Đây là tổn thất lớn cho triều đại Tây Sơn. 
GV Hướng dẫn HS quan sát hình 60 tượng đài Quang Trung nằm trên khu đồ Đống Đa, đường Tây Sơn Hà Nội. 
1. Phục hồi kinh tế, xây dựng văn hóa dân tộc.
- Bắt tay xây dựng chính quyền mới, đóng đô ở Phú Xuân
* Nông nghiệp:
- Ra “chiếu khuyến nông” để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ hoang và nạn lưu vong, nhờ đó sản xuất nông nghiệp được phục hồi nhanh chóng.
- Bãi bỏ hoặc giảm nhệ nhiều loại thuế, nhờ đó nghề thủ công và buôn bán được phục hồi dần.
* Văn hóa:
- Ban bố “chiếu lập học”, các huyện, xã đều được nhà nước khuyến khích mở trường học; 
- Dùng chữ Nôm làm chữ viết chính thức của nhà nước.
2. Chính sách quốc phòng, ngoại giao. 
- Sau chiến thắng Đống Đa, nền an ninh và toàn vẹn lãnh thổ vẫn bị đe dọa:
+ Phía Bắc, lê Duy Chỉ vẫn lén lút hoạt động ở biên giới.
+ Phía Nam, Nguyễn Ánh cầu viện Pháp và chiếm lại Gia Định
- Tiếp tục thi hành chế độ quân dịch. Tổ chức quân đội bao gồm bộ - thủy – kị - tượng binh, có nhiều chiến thuyền lớn
- Chính sách ngoại giao:
+ Đối với nhà Thanh: mềm dẻo nhưng kiên quyết bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc.
+ Đối với Nguyễn Ánh: quyết định mở cuộc tấn công lớn để tiêu diệt, kế hoạch đang tiến hành thì Quang Trung đột ngột từ trần (16/9/1792). Quang Toản lên kế nghiệp, như từ đó nội bộ triều đình Phú Xuân suy yếu dần.
 	4. Củng cố. (3 phút)
- Tóm tắt cuộc đời của vua Quang Trung? 
- Nêu cảm nghĩ của em về vua Quang Trung?
5. Dặn dò, hướng dẫn về nhà (1 phút) 
- Về nhà học bài. 
- Xem lại nôi dung toàn bộ chương V.
6. Rút kinh nghiệm sau tiết dạy 
Tuần: 30	 	Ngày soạn: 20/03/2017
Tiết: 59	 	 Ngày dạy: 21/03/2017
LÀM BÀI TẬP LỊCH SỬ 
I/ MỤC TIÊU.
1. Kiến thức:
- Thông qua bài tập lịch sử, học sinh được củng cố kiến thức lịch sử đã học của thời kì từ thế kỉ XVI - XVIII.
- Thực hành các dạng bài tập. Rèn luyện kiến thức qua trò chơi.
2. Kĩ năng: Phân tích, tổng hợp để rút ra nhận xét.
3. Thái độ: Giáo dục tinh thần yêu quê hương đất nước, tự hào dân tộc
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS.
1. Chuẩn bị của giáo viên: Bài tập chuẩn bị trên phiếu. Bảng phụ để chơi trò chơi ô chữ.
2. Chuẩn bị của học sinh: Ôn lại các kiến thức đã học.
III. PHƯƠNG PHÁP. Vấn đáp, gợi mở, trình bày.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC. 
 1. Ổn định lớp. (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ. (4 phút)
CH: Để phát triển nông nghiệp Quang Trung đã có những biện pháp gì? Đạt kết quả ra sao? 
Trả lời: 
- Ban hành chiếu khuyến nông 
 	- Bãi bỏ và giảm nhẹ tô thuế 
 	- Mùa màng bội thu đất nước thái bình.
3. Bài mới.
 1. Hoạt động 1. (18 phút) Học sinh trả lời các câu hỏi sau:
 a. Vì sao nhà nước thời Lê đầu thế kỉ thứ XV rất thịnh trị mà sang thế kỉ XVI lại bị suy thoái nhanh chóng như vậy?
A. Vua quan ăn chơi xa xỉ. 
B. Nội bộ chia bè kết cánh tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau.
C. Quan lại địa phương cậy quyền ức hiếp dân", "dùng của như bùn đất", "coi dân như cỏ rác 
D. Các câu trên đều là câu đúng.
b. Hai cuộc chiến tranh Nam - Bắc triều và Trịnh - Nguyễn phân tranh kéo dài đã gây ra những hậu quả gì cho đất nước?
A. Gây bao đau thương cho dân tộc. 
B. Làm tổn hại cho dân tộc trong việc thống nhất lãnh thổ. 
C. Cản trở sự phát triển của cả nước về các m

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12260925.doc