Giáo án môn Lịch sử lớp 6

A. Mục tiêu bài học:

- Giúp H hiểu lịch sử à một KH có ý nghĩa qt đv mỗi người, học LS là cần thiết

- Bước đầu bồi dưỡng cho H ý thức về tính chính xác và sự ham thích HT bộ môn

- Bước đầu giúp H có kỹ năng liên hệ thực tế và quan sát.

B. Phương tiện DH:

- G: SGV - SGK

- H: SGK - tranh ảnh

C. Tiến trìnhDH

1/ KTCB:

2/ Học bài mới:

 - Bậc tiểu học, các em đã làm quen với môn lịch sử dưới hình thức các câu chuyện LS. Từ THCS trở lên học LS nghĩa là tím hiểu nó dưới hình thức là 1 KH. Vậy để học tốt và chủ động, các em phải hiểu LS là gì?

1/ Lịch sử là gì:

 

doc 84 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 1431Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tan rã.
Câu 2:
- Nêu 2 giai cấp: 1 điểm
- Nêu đặc điểm của mỗi giai cấp: 3 điểm
Câu 3: Mỗi ý 0,5 điểm x 4
- Phương án đúng: b
Câu 4:
Quá trình chuyển biến diễn ra rất chậm chạp, diễn ra trong thời gian dài.
Ngày soạn: 1/ 12 07 Ngày giảng 6a: 3/ 12/ 07
 6b: 28/ 11/ 07
 6 c: 30/ 11/ 07
 6 d,e: 15/ 11/ 07
Tiết 13 - Bài 11.
Những chuyển biến về xã hội
A. Chuẩn bị
 I. Mục iêu bài học
1. Kiến thức: - Giúp H hiểu dõ tác dụng của sự phát triển kinh tế - XHNT có những biến chuyển trong quan hệ người với người ở nhiều lĩnh vực, sự nảy sinh những vùng văn hoá lớn trên 3 miền đất nước chuẩn bị thời dựng nước.
2. Thái độ: - Bồi dưỡng ý thức về cội nguồn dân tộc.
3. Kỹ năng: - Bồi dưỡng kỹ năng so sánh sự vật, nhận xét sự việc, bước đầu sử dụng biểu đồ.
 II.Chuẩn bị. 
1.Giáo viên: - SGK, SGV, nghiên cứu tài liệu, soạn bài.
 - Hiên vật phục chế hoặc tranh ảnh mũi giáo, dao găm, lưỡi cày đồng.
 - Bản đồ trống VN
2. Học sinh: - Học bài cũ, đọc bài mới
B. Thể hiện trên lớp.
* ổn định tổ chức: 6a: .........................................6b: .......................................
6c: ......................................6d:...........................................6a:.....................................
I. Kiểm tra bài cũ (1 phút) Kiểm tra vở bài tập của HS
 II. Bài mới
* Giới thiệu (1 phút): ở tiết trướoc các em đã được tìm hiểu về những chuyển biến trong đời sống kinh tế nước ta thời kì dựng nước và từ sự chuyển biến về kinh tế dẫn đến sự chuyển biến về xã hội. vậy để thấy được xã hội thời kỳ này có những chuyển biến gì. Cô trò chúng ta cùng tìm hiểu bài hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Phần ghi của học sinh
HS
GV
Kh
Tb
Tb
Kh
G
Kh
Kh
Tb
Tb
Kh
Kh
G
- Đọc mục 1 SGK/ 33.
GV - Thời Phùng Nguyên - Hoa Lộc con người đã phát minh ra thuật luyện kim và nghề trồng lúa nước.
? Em có nhận xét gì về việc làm một đồ dùng bằng kim loại, 1 bình bằng đất nung so với làm 1 công cụ bằng đá?
- Đúc một công cụ bằng đồng phức tạp hơn, cần kỹ thuật cao hơn nhưng nhanh chóng hơn, sắc bén hơn, năng suất cao hơn.
? Việc đúc một công cụ bằng đồng có phải ai cũng làm được không?
- Không - chỉ có một số người biết làm luyện kim đúc đồng, không có chuyên môn thì không thể làm được như vậy yêu cầu phải chuyên môn hoá cao.
GV - Sản xuất nông nghiệp lúa nước ngày càng phát triển yêu cầu con người phải chuyên tâm hơn.
? Em hãy cho biết sản xuất lúa nước gồm những bước như thế nào? Y/c sức lực mỗi bước có giống nhau không?
- Trước hết con người phải cuốc cày, làm đất, gieo hạt, chăm bón...Yêu cầu sức lực ở mỗi khâu cũng khác nhau, vì vậy mỗi người phải đảm nhận một khâu như việc việc cuốc cày làm đất phải do những người đàn ông có sức khoẻ đảm nhiệm còn những người khác gieo hạt, chăm bón... Như vậy lúc này số người làm nông nghiệp tăng lên.
g Xã hội lúc này đã có sự phân công lao động phù hợp với tay nghề của từng người.
? Sản xuất phát triển, số người lao động ngày càng tăng, tất cả mọi người lao động vừa lo sản xuất ngoài đồng vừa lo rèn đúc công cụ và lo việc nhà có được không?
- Không được phải có sự phân công lao động
+ Phụ nữ lo việc nhà và tham gia sản xuất nông nghiệp và làm đồ gốm, dệt vải vì những công việc này nhẹ nhàng phù hợp với sức lực của người phụ nữ hơn.
+ Nam giói, một phần làm nông nghiệp, đi săn bắt, đánh cá; một phần chuyên hơn, thì phụ trách việc chế tác công cụ, bao gồm cả đúc đồng, làm đồ trang sức sau gọi là các nghề thủ công. Vì những công việc này nặng nhọc hơn và đòi hỏi sự tỉ mỉ...
GV - Như vậy trong xã hội có sự phân công lao động giữa đàn ông với đàn bà có nghĩa là phân công lao động theo giới tính.
? Theo em thời kì này có những nghề gì? Sự xuất hiện đó có ý nghĩa ntn?
- Thời kì này TCN tách khỏi nông nghiệp có 2 nghề: nông nghiệp , thủ công nghiệp g đây là một bước tiến của xã hội.
* Tiểu kết: khi sản xuất phát triển, dân số tăng lên nên cần thiết phaie có sự phân công lao động theo giới tình và nghề nghiệp. Sự phân công lao động xã hội phức tạp hơn nhưng đó là một sự chuyển biến của xã hội.
* Chuyển ý: Sự phân công lao động, làm chpo kinh tế phát triển thêm một bước dẫn đến sự thay đổi trong quan hệ xã hội. vậy xã hội có gì đổi mới?
- Đọc ý 1 - SGK/ 33.
? Trước kia XH xã hội phân chia theo tổ chức xã hội nào?
- Phân chia theo thị tộc
? Vậy khi có sự phân công lao động xã hội, sản xuất phát triển hơn thì cuộc sống của cư dân ở lưu vực các con sông lớn sẽ ra sao? 
- Cuộc sống ngày càng ổn định hơn... từ đó hình thành các chiềng, chạ. 
? Bộ lạc ra đời ntn?
- Các làng bản ở vùng cao cũng nhiều hơn trước, do con người đã đinh cư lâu dài. Dần dần thành các cum chiềng, chạ hay làng bản có quan hệ chặt chẽ với nhau được gọi là bộ lạc.
? Trong những công việc lao động nặng nhọc như: luyên kim, cày bừa thì ai làm là chính?
- Những công việc đó do người đàn ông làm là chính, bởi những công việc nặng nhọc người phụ nữ không thể đảm trách được, những người phụ nừ họ lui về làm những công việc nhẹ nhàng hơn phù hợp với sức lực của họ hơn. Chính vì lẽ đó mà trong thời kỳ này người đàn ông có vị trí ngày càng cao sản xuất cũng như trong gia đình, làng bản. Chế độ mẫu hệ có nghiã là người phụ nữ có quyền quyết định trong mọi việc đã dần được thay thế bằng chế độ phụ hệ đó là quyền quyết định mọi việc thuộc về người đàn ông.
? Vậy đứng đầu làng, bản, bộ lạc là những ai? Họ có vai trò gì trong xã hội?
- Đứng đầu làng bản là những người già, những người có nhiều kinh nghiêm, có sức khoẻ.
- Đứng đầu bộ lạc là một tù trưởng
- Mặc dù mọi người đều có quyền bình đẳng nhưng khi có việc cần thì người quản lí có quyền sai bảo và chia phần thu hoạch lớn hơn.
GV - Ngoài ra, khi lương thực, của cải dư thừa, các gia đình cũng thu nhập khác nhau. ở các di chỉ thơid này, người ta phát hiện nhiều ngôi mộ không có của cải chôn theo, song lại có những ngôi mộ được chôn theo công cụ, đồ trang sức.
? Em có suy nghĩ gì về sự khác nhau giữa các ngôi mộ này?
- Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo: những người có chức, quyền được chia nhiều của cải hơn, họ chiểm hét số của cải dư thừa trong chiềng chạ, ngày càng giàu lên...xã hội phân biệt giàu nghèo, xuất hiện tư hữu.
* Tiểu kết: Sản xuất phát triển, cuộc sống ổn định, con người sống tập chung ở các chiềng, chạ, xã hội có sự phân biẹt giàu nghèo.
* Chuyển ý: Sản xuất phát triển xã hội có những bước chuyển mới. Vậy bước phát triển mới cảu xã hội được nảy sinh ntn? 
- Đọc ý 1 phần 3 - SGK/ 34.
? Những nền văn hoá được náy sinh ở đâu? vào lúc nào?
- Chỉ lược đồ: Từ thế kỉ thế kỉ VIII - TK I TCN, trên đất nước ta hình thành những nền văn hoá phát triển như: óc Eo (An Giang) ở Tây nam Bộ - cơ sở của nướơc Phù Tang sau này, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi) ở Nam Trung Bộ - cơ sở của nước Cham Pa và tập chung hơn là văn hoá Đông Sơn ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ.
GV - Đông Sơn là một vùng đất ven sông Mã thuộc Thanh Hoá, nơi phát hiện hàng loạt đồ đồng tiêu biểu cho một giai đoạn phát triển cao của người nguyên thuỷ thời đó, do đó đựoc gọi chung nền văn hoà đồng thau ở Bắc Việt Nam chúng ta.
? Tại sao trên đất nước ta từ TK VII - TK I TCN lại hình thành những trung tâm văn hoá lớn?
- Nhờ công cụ bằng đồng ra đời, có sự phân công trong lao động dẫn đến sản xuất phát triển.
* Nếu còn thời gian cho HS thảo luận nhóm (3 phút) hoặc nêu câu hỏi phát vấn.
? Em hãy quan sát những hiện vật phục chế và cho biết mỗi hiện vật làm ra được dùng vào việc gì?
+ Đây là mũi giáo đồng Đông Sơn: dùng để săn bắt thú, chống lại kẻ thù.
+ Lưỡi dao găm: dùng để cắt thức ăn và thể hiện sức mạnh của người đàn ông khi mang theo bên người.
+ Lười cày: để rẽ đất, lật đất một cách liên tục trong làm ruộng ...
+ Lưỡi liềm: dùng để gặt lúa, thu hoạch sản phẩm nông nghiệp.
? Theo em những công cụ nào góp phần tạo nên bước chuyển biến trong xã hội? (công cụ nào giúp cho sản xuất phát triển)
- Vào thời Đông Sơn công cụ sản xuất, đồ dựng, đồ trang sức đều phát triển hơn trước. Đồ đồng gần thay thế đồ đá. Công cụ như: lưỡi cày, lưỡi liềm... góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là nghề lúa nước... làm cho cuộc sống thêm ổn định.
? Những công cụ trên được các nhà khảo cổ học tìm thấy ở những địa phương nào trên đất nước ta?
- Tìm thấy ở nhiều nơi trên đất Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ nhất là vùng đồng bằng sông Cả, sông Mã, sông Hồng.
? Chủ nhân của nền văn hoá trên là những ai?
- Đó là những cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn là người Lạc Việt, nhờ có công cụ sản xuất mới mà cuộc sống của con người đã có phần ổn định.
* Tiểu kết: Như vậy qua đây các em có thể thấy rằng sản xuất phát triển làm nảy sinh những nền văn hoá lớn trên đất nước ta: óc Eo, Sa Huỳnh, Đông Sơn.
* Sơ kết: Trên cơ sở những phát minh lớn trong nền kinh tế, quan hệ xã hội có những chuyển biến, tào điều kiện hình thành những khu vức văn hoá lớn: óc Eo, Sa huỳnh và đặc biệt là văn hoá Đông Sơn ở vùng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mà cư dân được gọi chung là Lạc Việt.
1. Sự phân công lao động đã được hình thành như thế nào? (13 phút)
- Xã hội có sự phân công lao động theogiới tính, nghề nghiệp.
- Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp g hai nghề riêng biệt g là một bước tiến của xã hội.
2. Xã hội có gì đổi mới? (12 phút)
- Nhiều chiềng, chạ hợp nhau lại thành bộ lạc, có quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Vị trí người đàn ông ngày càng cao, chế độ phụ hệ dần thay thế chế dộ mẫu hệ.
+ Đứng đầu làng bản là những người già, những người có nhiều kinh nghiêm, có sức khoẻ.
+ Đứng đầu bộ lạc là tù trưởng.
- Xã hội có sự phân biệt giàu nghèo.
3. Bước phát triển mới về xã hội được nảy sinh như thế nào? (11 phút)
- Từ thế kỉ thế kỉ VIII - TK I TCN, trên đất nước ta hình thành những nền văn hoá phát triển như: óc Eo (An Giang), Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), tiêu biểu là văn hoá Đông Sơn (ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ) 
- Đồ đồng dần thay thế đồ đá như: lưỡi cày, lười liềm, lười gíáo, mũi tên đồng...
- Cư dân thuộc văn hoá Đông Sơn là người Lạc Việt.
* Bài tập:
- - Quan sát H31 - 34 em có nhận xét gì về chủng loại, hình dáng, hoa văn các dụng cụ, công cụ đồng thời kỳ này?
* KL: Hàng loạt công cụ vũ khí đồng (hình dáng, hoa văn, chủng loại) giống nhau ở nhiều nơi trên BB. BB là chuyển biến quá trình chuẩn bị thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
Quan sát hình xác định vị trí 3 nền VH
Nghe G giới thiệu
Thảo luận nhóm
- Thế kỷ VIII: TN hình thành 3 nền văn hoá lớn.
+ ốc eo (An Giang): Tây NBộ.
+ Sa Huỳnh (Quảng Ngãi): NTBộ.
+ Đông Sơn (Thanh Hoá): BB + BTBộ phát triển hơn hẳn (đồ đồng gần như thay thế đồ đá, nhất là ở đồng bằng Sông Hồng, Mã, Cả) ị gọi là người Lạc Việt.
3. Tổng kết bài: Những chuyển biến quan trọng về mặt XH , những tiến bộ trong sản xuất chuẩn bị thời đại dựng nước Văn Lang - Âu Lạc.
4. Củng cố BT (sách BT)
5. Hướng dẫn học sinh làm bài 3 (35)
Tiết 14:
Bài 14: Nước văn lang
A. Mục tiêu bài học:
- Học sinh nắm những nét cơ bẩn về điều kiện hình thành nhà nước Văn Lang sơ khai là một tổ chức quản lý đất nước bền vững đánh dấu giai đoạn mở đầu của thời kỳ dựng nước.
- Bồi dưỡng cho Học sinh lòng tự hào dân tộc - tình cảm cộng đồng.
- Bồi dưỡng học sinh kỹ năng vẽ sơ đồ một tổ chức quản lý: Bộ máy Nhà nước Văn Lang.
B. Phương tiện DH
- Lược đồ trống Bắc Việt, hợp phục chế hiện vật cổ.
C. Tiến trình DH
1. KTBC:
2. Bài mới:
Những chuyển biến về sản xuất - xã hội đã dẫn đến sự kiện có YN hết sức to lớn, gt đv người dân Việt cổ - sự ra đời của Nhà nước Văn Lang mở đầu thời đại mới của dân tộc.
1. Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào?
* G. giải thích
Thế kỷ VIII - VII TCN, theo truyền thuyết sử cũ ở lưu vực sông Hồng - Cả - Mã cư dân đã biết làm nông nghiệp dùng sức kéo trâu, bòĐủ ăn, dư thừa, hình thành những bộ lạc lớn gần gũi nhau về tiếng nói, hoạt động kinh tế, xã hội, phân hoá giàu - nghèo, chuồng chạ.
- Vì sao có sự phân hoá giàu - nghèo?
- Theo em truyện Sơn Tinh - Thủy Tinh phản ánh hoạt động gì của ND thời đó?
Địa bàn sinh sống của người Việt cổ nằm trong khu vực khí hậu như thế nào? ảnh hưởng gì đến nghề nông? phải làm gì để sản xuất phát triển?
- Muốn làm thắng lợi chống ngoại xâm, từng chuồng, chạ có làm được gì? vì sao? phải đặt ra yêu cầu gì?
* Y/c H quan sát H31 - 34, em có nhận xét gì về vũ khí ở các hình đó? Liên hệ chúng với truyện Thánh Gióng.
Nghe G giới thiệu
Thảo luận nhóm
Thảo luận nhóm
Quan sát hình, nhận xét
- sản xuất phát triển, cuộc sống định cư chuồng chạ mở rộng.
- Sự phân hoá giàu nghèo.
- Nhu cầu trị thuỷ và bảo vệ mùa màng.
- Nhu cầu trị tộc, giải quyết xung đột.
2. Nước Văn Lang thành lập
* G giới thiệu địa bàn sinh sống của bộ lạc Văn Lang:
Sông Cả (Nghệ An), Sông Mã (Thanh Hoá), sông Hồng (Ba Vì - Việt Trì).
* Y/c H đọc mục 2:
- Thủ lĩnh Văn Lang là người như thế nào? Theo em các thủ lĩnh ủng hộ thủ lĩnh Văn Lang vì lý do gì?
- Sự tích con Rồng cháu Tiên phản ánh khía cạnh lịch sử nào?
(Vị trí VL ở trên cao - sự ủng hộ của mọi người).
quan sát trên lược đồ
Trả lời theo SGK
Thảo luận
- Bộ Lạc Văn Lang giàu có, hùng mạnh hơn cả.
- Thủ lĩnh Văn Lang hợp nhiều các bộ lạc thành nước Văn Lang (TK VII TCN)
- xưng Hùng Vương
- Đóng đô ở Bạch Hạc (Việt trì - Phú Thọ).
3. Nhà nước Văn Lang được tổ chức như thế nào?
Bồ chính
Bồ chính
Bồ chính 
(chuồng chạ)
Lạc Tướng
(bộ)
Lạc Tướng
(bộ)
Hùng Vương
Lạc Hầu - Lạc Tướng
(TW)
* G hướng dẫn H tìm hiểu sơ đồ bộ máy Nhà nước Văn Lang.
- Em có nhận xét gì về tổ chức bộ máy Nhà nước Văn Lang? Đ.giản: liên minh giữa các bộ lạc.
- Vua: Thường chủ trì các nghi lễ tôn giáo, chỉ huy QS.
- Các bộ lạc theo phong tục riêng của mình, chưa có biện pháp chung cho cả nước.
- Quân đội thường trực chưa có.
* Y/c H làm BT:
1. Ngày giỗ tổ Hùng Vương hàng năm là ngày nào?
2. Các Vua Hùng đã có công lao gì với nước ta?
Quan sát sơ đồ và nghe G giải thích rồi nhận xét.
NX:
- Chưa cố quân đội - luật pháp
- Tổ chức bộ máy nhà nước đơn giản.
3. Sơ kết bài:
Do yêu cầu của sản xuất - sinh hoạt, tự vệ nhà nước Văn Lang đã ra đời (TK VII TCN). Mặc dù bộ máy Nhà nước rất đơn giản nhưng đã tổ chức quản lý đất nước rất hiệu quả.
4. Củng cố:
 Nêu những lý do ra đời của Nhà nước thời Hùng Vương.
5. Hướng dẫn làm bài tập 2 (37)
Tiết 15:
Bài 13: Đời sống vật chất và tinh thần 
của cư dân văn lang
A. Mục tiêu bài học
- Giúp H hiểu thời VL, người Việt Nam xưa đã xây dựng một đời sống vật chất tinh thần riêng đầy đủ, phương pháp tuy sơ khai.
- Bước đầu giáo dục lòng yêu nước, ý thức về VHDT.
- Rèn luyện thêm kỹ năng quan sát - nhận xét ảnh - hiện vật.
B. Các phương tiện DH:
Hiện vật cổ phục chế, tranh ảnh về đời sống của cư dân Văn Lang.
C. Tiến trình DH:
1. KTBC: 
Nhà nước Văn Lang ra đời trong hoàn cảnh nào? ở đâu? Vào thời gian nào?
2. Bài mới:
Các em đã được biết Nhà nước Văn Lang hình thành trên cơ sở kinh tế - xã hội phát triển ở một địa bàn rộng lớn 15 bộ. Tiết học này sẽ giúp các em hiểu về đời sống vật chất - tinh thần của cư dân Văn Lang để hiểu hơn về cội nguồn dân tộc.
1. Nông nghiệp và các nghề thủ công
* Y/c H xác định vị trí nước Văn Lang trên biểu đồ, nêu những điều kiện tự nhiên thuận lợi cho định cư, phát triển kinh tế? (đất đai, khí hậu, sông ngòi)
- Nghề nông trồng lúa nước ra đời ở đâu? trong điều kiện nào?
- Qua các hình ở BT, hãy cho biết cư dân VL xới đất để gieo cấy bằng những công cụ gì?
ị GVKL: VL là nước nông nghiệp gieo cấy lúa trên đồng ruộng
- Hãy cho biết vai trò của cây lúa đối với đời sống của cư dân VL?
- Khi cây lúa, rau màu trở thành nguồn sống chính ị cuộc sống của cư dân VL có gì khác so với thời kỳ săn bắn hái lượm?
- Qua quan sát H36 - 37 SGK, nghề nào phát triển thời kỳ bấy giờ?
- Việc tìm thấy trống đồng nhiều nơi trên đất nước ta, cả ở nước ngoài nói lên điều gì?
* BT thực hành: 0-1
- Quan sát tranh (như H38) những hoa văn trên trống đồng thể hiện những hành động gì?
- G giới thiệu thêm về hình dáng, hoa văn, m.đ dùng.
* ý nghĩa của trống đồng
Hướng dẫn học, xác định vị trí VL trên lược đồ.
Nhắc lại KT cũ
Quan sát hình.
thảo luận nhóm
thảo luận nhóm
Quan sát trống đồng và nghe G giới thiệu.
Ghi bảng
- Cây lương thực chính: lúa, cây rau màu, khoai, cà, đậu, bí
- Đánh cá, chăn nuôi phát triển.
- Các nghề tổ chức được chuyên môn hoá cao đặc biệt là nghề luyện kim.
Tiêu biểu: Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam)
2. Đời sống vật chất của cư dân Văn Lang ra sao?
* G giải thích: Vật chất và những mặt cơ bản của đời sống vật chất.
- Thức ăn chính của người Việt Cổ là gì? có gì giống, khác nhau?
- VH ăn của người Việt có gì độc đáo. Đã học trong tác phẩm nào?
* G giới thiệu về trang phục
- Theo em người Việt cổ săm mình nhằm mục đích?
- Hãy lý giải vì sao người Việt thường ở nhà sàn?
- Qua tìm hiểu về cách ăn, mặc, ở, đi lạiem có nhận xét gì về cuộc sống vật chất của cư dân VL?
* KL: Đời sống vật chất của cư dân VL giản dị gắn bó với nông nghiệp, bắt nguồn từ ĐKTN của vùng đồng bằng lúa nước. Bữa ăn khá phong phú, bổ dưỡng. Tuy nhiên kỹ thuật canh tác còn lạc hậu. Nhìn chung vất vả vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt để duy trì cuộc sống.
ị Lý giải tại sao cư dân VL có tinh thần cộng đồng cao.
Nêu theo SGK
Thảo luận nhóm
giải thích lý do
- Về ăn: cơm, cá, thịtđộc đáo: bánh trưng, dày, ăn trầu
- Về mặc:
+ Đặc sắc: săm mình
- Về ở: nhà sàn.
- Đi lại: chủ yếu dùng thuyền.
3. Đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang có gì mới?
* Giải thích đời sống tinh thần
- Qua hình dáng hoa văn trên trống đồng em có nhận xét gì về thẩm mỹ nghệ thuật của người Việt Cổ?
KĐ: Đỉnh cao của nghệ thuật đúc đồng, trình độ thẩm mĩ nghệ thuật tạo hình của cư dân VL gắn với mọi sinh hoạt..
ị Nay không thể phục chế như cổ (độ vang)
* Giải thích "đồ tuỳ táng"
- Tiến thêm một bước thờ cúng tổ tiên, các anh hùng.
- Nêu tên truyện phản ánh nhận định trên? (Thánh Gióng)
- Đọc những câu tục ngữ, ca dao về t/c làng xóm, láng giềng gần gũi?
Nhận xét vè thẩm mỹ trình độ của người Việt.
Nghe G giảng
Liên hệ thực tế
- Văn hoá: thích ca hát, nhảy múa.
- Tín ngưỡng
+ thờ các l2 thiên nhiên: núi, sông
+ chôn người chết cùng đồ tuỳ táng.
ị Đ/s vật chất tinh thần hoà quện với nhau ị tình cảm cộng đồng sâu sắc.
3. Sơ kết bài
Cư dân VL có một cuộc sống vật chất, tinh thần phong phú nhờ sự phát triển của sản xuất tạo nên những truyền thống tốt đẹp, tình cảm cộng đồng gắn bó.
4. Củng cố
5. Hướng dẫn H làm bài tập: 2,3 (40) chuẩn bị bài "Nước Âu Lạc"
Tiết 16:
Bài 14: nước âu lạc
A. Mục tiêu bài học:
- H/s nắm được địa bàn sinh sống của người Âu Lạc, Lạc Việt ịthấy nguồn gốc thống nhất của dân tộc ta. Qua cuộc kháng chiến chống Tần. Tinh thần bảo vệ đất nước của DT ngay từ đầu. Nước Âu Lạc là kết quả AV + LV ị Bước tiến mới trong buổi đầu xây dựng đất nước.
- AV - LV đều là người Việt ị giáo dục tinh thần đoàn kết miền ngược - xuôi, lòng căm thù PK, PBắc xâm lược, ý thức cảnh giác với kẻ thù.
- H làm quen phương pháp phân tích, tường thuật LS.
B. Các phương tiện DH:
- Lược đồ một số di chỉ KC, biểu đồ trống Bắc Việt, một số hiện vật phục chế.
C. Tiến trình DH
1. KTBC: Đ/s vật chất - tinh thần của cư dân VL có gì nổi bật.
2. Bài mới:
Chúng ta đã được tìm hiểu, biết những nét nổi bật trong đời sống vật chất tinh thần của cư dân VL. Hôm nay sẽ tìm hiểu nước AL ra đời trong hoàn cảnh nào, có gì mới. Đó chính là nối tiếp của Nhà nước VL.
1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tần diễn ra như thế nào?
Hoạt động dạy
H.đ học
Ghi bảng
* Gọi 1 H đọc SGK: "đầu.lâu đời"
* G dùng lược đồ một số di tích KC: giới thiệu địa bàn sinh sống của người Âu Việt, Lạc Việt, một số truyền thuyết về nguồn gốc các DT.
* Cho H tìm hiểu KN: Chiến
- Qua các phương tiệntrình bày những hiểu biết về nước Tần.
- Tại sao Tần muốn xâm lược nước ta?
G khái quát tình hình nước VL TK III TCN.
- Tình hình đó khiến em có nhận xét gì về nước VL lúc này?
ĐK đó có ảnh hưởng gì đến mưu đồ của nhà Tần?
* G trình bày diễn biến trên lược đồ.
- Nhận xét về thế lực của Tần lúc này?
- Em có suy nghĩ gì về cách đánh giặc của cha ông ta.
* Cho Hs làm BTTN: KC của ta thắng lợi do: chọn phương án đúng.
1. Sử dụng chiến thuật đánh du kích
2. Lấy yếu chống mạnh, lấy ít đánh nhiều.
3. Lấy lâu dài tại chỗ đi chống lại quân giặc ở xa.
4. Thể hiện tất cả các ý trên.
- Thắng lợi của KC chống Tần có ý nghĩa như thế nào?
đọc SGK quan sát lược đồ
Trình bày về nước Tần
Thảo luận
a. Hoàn cảnh
- Ngoài nước: quân Tần bành trướng lãnh thổ xuống phía Nam.
- Trong nước: TK III TCN triều đại Hùng Vương suy yếu.
b. Diễn biễn - kết quả
- 214 TCN , KC bùng nổ Thục Phán lãnh đạo.
- Cách đánh: ban đêm ị giặc suy yếu ị phản công liên tục.
- 208 TCN KC thắng lợi.
c. ý nghĩa:
ý thức tự chủ tinh thần đấu tranh giữ độc lập của nhân dân ta.
2. Nước Âu Lạc ra đời:
- Tìm hiểu ND SGK ị nước Âu Lạc ra đời trong hoàn cảnh nào?
- Trong cuộc kháng chiến chống Tần ai là người có công lớn? giữa lúc đó vua Hùng Vương 18 như thế nào?
KĐ: Vua Hùng phải nhường ngôi cho Thục Phán là tất yếu.
- Việc hợp nước Âu Lạc - LV có ý nghĩa gì?
(ý chí thống nhất quyết tâm bảo vệ đất đai của người Việt)
- Vì sao ADV chọn Cổ Loa làm kinh đô? việc dời đô thể hiện điều gì?
* Y/c H vẽ sơ đồ bộ máy Nhà nước Âu Lạc, so sánh với nhà nước Văn Lang?
 Vua nắm quyền cao hơn chứng tỏ điều gì?
ị KĐ: Nước Âu Lạc ra đời là sự kế tục phong trào cao hơn của nhà nước Văn Lang.
Thảo luận nhóm
Nêu ý nghĩa thảo luận
Làm BT thực hành
- 207 TCN, Thục Phán lên ngôi vua xưng An Dương Vương.
- Hợp nước Âu Việt - Lạc Việt ị Âu Lạc.
Kinh đô: Cổ Loa (Phong Khê - Hà Nội)
- Bộ máy nhà nước: giống thời Âu Lạc nhưng vua có quyền thế hơn.
3. Đất nước Âu Lạc có gì thay đổi
* Y/c H quan sát H39 - 40: Hiện vật phục chế: tên, lưỡi cày.
- Việc vận dụng công cụ, vũ khí sắt đem lại sự khác nhau như thế nào so với đồ đồng?
- Vì sao nền kinh tế thời kỳ này có sự phát triển? các ngành kinh tế có tác động như thế nào đến xã hội?
Quan sát hiện vật phục chế.
* Nhận xét
a. Kinh tế:
- Nông nghiệp: trồng trọt, chăn nuôi phát triển.
- Thủ CN: nghề luyện kim (đồng, sắt) xây dựng đặc biệt phát triển.
b. Xã hội: phân hoá sâu sắc hơn.
3. Sơ kết: 
Sau khi chiến thắng quân Tần AV - LV sáp nhập thành Âu Lạc, dời đô về Phong Khê mở ra một giai đoạn phát triển cao hơn của đất nước ta.
4. Củng cố: Câ

Tài liệu đính kèm:

  • docLịch Sử 6.doc