Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập để xây dựng đất nước

- Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.

2. Tư tưởng:

- Tinh thần đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.

- Công lao của Hai Bà Trưng đối với nhân dân ta.

3. Kĩ năng:

- Rèn luyện kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ để trình bày diễn biến một sự kiện.

- Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá một sự kiện, một vấn đề đặt ra.

II. Phương tiện dạy học

- SGK lớp 6,sách giáo viên, sách tham khảo

- Bản đồ, lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.

- Tranh ảnh, sự kiện liên quan đến bài học: đền thờ Hai Bà Trưng, tranh minh họa.

 

docx 6 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3506Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: .. Ngày soạn: ../../2013.
Tiết : Ngày dạy :../../2013.
Bài 18: TRƯNG VƯƠNG VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC HÁN.
Mục tiêu:
Kiến thức:
Những việc làm của Hai Bà Trưng sau khi giành được độc lập để xây dựng đất nước
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.
Tư tưởng:
Tinh thần đấu tranh vì độc lập, tự do của nhân dân ta.
 Công lao của Hai Bà Trưng đối với nhân dân ta.
Kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát bản đồ, lược đồ để trình bày diễn biến một sự kiện.
Rèn luyện kĩ năng phân tích, đánh giá một sự kiện, một vấn đề đặt ra.
Phương tiện dạy học
SGK lớp 6,sách giáo viên, sách tham khảo
Bản đồ, lược đồ cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
 Tranh ảnh, sự kiện liên quan đến bài học: đền thờ Hai Bà Trưng, tranh minh họa.
Tiến trình dạy học
ổn định lớp_ kiểm tra bài cũ.
Câu 1: Chính sách bóc lột của nhà Hán đối với nhân dân ta?
Câu 2: Trình bày những nguyên nhân dẫn đến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng và ý nghĩa lịch sử của cuộc khởi nghĩa? 
Giới thiệu bài mới.
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu về cuộc khởi nghĩa đánh dấu một móc quan trọng trong lịch sử nước ta giai đoạn Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Cuộc khởi nghĩa giành thắng lợi, đánh đuổi quân đô hộ ra khỏi đất nước, Hai Bà Trưng đã cùng nhân dân ta tiến hành xây dựng đất nước cùng với kháng chiến để giữ nền tự chủ trước cuộc xâm lược của quân Hán( 42- 43). Để hiểu rõ về những việc này chúng ta cùng đi vào bài học hôm nay.
Dạy và học bài mới:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung kiến thức học sinh cần đạt được
Hoạt động 1: CẢ LỚP, CÁ NHÂN
Trước hết GV cho học sinh đọc SGK.
Sau đó GV nêu câu hỏi cho học sinh trả lời: Hai Bà Trưng đã làm gì để xây dựng đất nước và giữ nền độc lập dân tộc? 
 Học sinh dựa vào SGK và việc chuẩn bị bài trước ở nhà để trả lời.
GV nhận xét, bổ sung và kết luận:
+ Sau khi lãnh đạo nhân dân đánh đuổi được quân Hán, giành lại độc lập cho đất nước thì Trưng Trắc được nhân dân suy tôn làm vua và đóng đô ở Mê Linh, xây dựng chính quyền tự chủ.
+ Trưng Vương phong chức tước, cắt cử các chức vụ quan trọng cho những người tài giỏi, có công trong cuộc khởi nghĩa nắm giữ. 
Thực hiện miễn thuế 2 năm liền, bãi bỏ những luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ Đông Hán.
 Hoạt động 2: NHÓM.
GV đặt câu hỏi cho học sinh thảo luận nhóm: được tin cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi thì vua Hán đã làm gì?
 Học sinh dựa vào sách giáo khoa và kiến thức đã học để thảo luận và cử đại diện nhóm lên trả lời.
Các nhóm khác nhận xét và bổ sung.
GV kết luận và giảng: vua Hán đã vô cùng tức giận, ra lệnh cho các quận miền nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe ngựa, tàu thuyền, làm đường xá, tích lũy lương thực. để chuẩn bị sang Âu Lạc đàn áp nghĩa quân, tiếp tục đặt ách cai trị.
 GV cung cấp, bổ sung thêm thông tin cho học sinh: sỡ dĩ vua Hán dù rất tức giận nhưng chưa ra lệnh cho quân sang đàn áp ngay bởi vì lúc này nhà Hán đang lo đối phó với cuộc chiến đấu tranh của nhân dân Trung Quốc ở phía Tây và phía Bắc do tham vọng bành trướng lãnh thổ của nhà Hán.
GV dẫn dắt sang phần mới: nhân dân Âu Lạc được sống trong đất nước tự chủ khoảng 2 năm thì vua Hán lại cho quân sang xâm lược nước ta. Sau bao năm chịu sự đô hộ, phải chịu sự bóc lột, đàn áp của bọn thống trị.Nhân dân vừa được hưởng thái bình, tự do nên họ hết sức vui mừng, phấn khởi, được tin quân Hán kéo quân xâm lược, nhân dân đã cùng Hai Bà Trưng chống trả hết sức quyết liệt, anh dũng. Chúng ta cùng tìm hiểu qua phần 2 của bài học hôm nay.
Hoạt động 3: NHÓM
 GV cho học sinh đọc SGK phần diễn biến của cuộc kháng chiến và quan sát lược đồ kháng chiến chống quân xâm lược Hán.
 Sau đó, GV đặt câu hỏi: trình bày tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Hán của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.
Học sinh thảo luận theo nhóm hai người.
GV gọi một vài học sinh trình bày diễn biến cuộc kháng chiến dựa vào SGK và lược đồ treo tường.
GV nhận xét và bổ sung.
GV đặt câu hỏi: tại sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân sang xâm lược nước ta?
Học sinh tiếp tục dựa vào SGK và kiến thức vốn có để thảo luận theo nhóm hai người và trả lời câu hỏi.
GV nhận xét, bổ sung và cung cấp kiến thức:
+ Năm 42, Mã Viện chỉ huy đạo quân xâm lược gồm 2 vạn quân tinh nhuệ, 2000 xe, thuyền sang tấn công ta ở Hợp Phố, quân ta đã chống trả hết sức quyết liệt nhưng do sự chênh lệch lực lượng giữa ta và địch quá lớn nên ta phải rút lui. 
+ Sau khi chiếm được Hợp Phố, Mã Viện chia quân thành 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Chỉ.
+ Khi được tin giặc đến Lãng Bạc, Hai Bà Trưng đã kéo quân đến để ngênh chiến. Trước thế giặc mạnh, quân ta lui về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cẩm Khê.
+ Cuối tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh anh dũng trên đất Cẩm Khê.
Cuộc kháng chiến thất bại.
Trong lúc trình bày diễn biến cuộc kháng chiến, GV cũng giải thích vì sao Mã Viện lại được chọn làm chỉ huy đạo quân sang xâm lược nước ta: Mã Viện là một viên tướng lão luyện,nổi tiếng gian ác,giảo hoạt, và có nhiều kinh nghiêm chinh chiến.
Hoạt động 4: CẢ LỚP, CÁ NHÂN
GV đặt câu hỏi cho học sinh suy nghĩ trả lời: nhân dân ta đã chiến đấu hết sức quyết liệt và anh dũng để bảo vệ nền độc lập vừa mới xây dựng nhưng tại sao vẫn thất bại?
 Học sinh dựa vào kiến thức đã học và tìm hiểu bài ở nhà để trả lời câu hỏi.
GV nhận xét và bổ sung để hoàn thiện.
Hoạt động 5: CẢ LỚP, CÁ NHÂN
GV đặt câu hỏi: nêu ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến?
Học sinh trả lời câu hỏi, GV nhận xét và bổ sung.
Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại được độc lập?
Trưng Trắc được tôn làm vua.
Xây dựng nền tự chủ:
+ Phong chức tước cho những người có công, tài giỏi.
+ Miễn thuế, bãi bỏ các pháp luật hà khắc và lao dịch nặng nề.
Nhà nước độc lập, tự chủ của nhân dân ta.
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán( 42-43) đã diễn ra như thế nào?
Diễn biến:
Năm 42, Mã Viện chỉ huy 2 vạn quân cùng tàu thuyền,xe sang tấn công và chiếm Hợp Phố.
Sau đó Mã Viên cho quân tiến vào Giao Chỉ, Hai Bà Trưng đưa quân ngênh chiến ở Lãng Bạc.
Trước thế giặc mạnh, quân ta lùi về Cổ Loa,Mê Linhà Cẩm Khê.
Cuối tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hi sinh.
Cuộc kháng chiến thất bại.
Nguyên nhân thất bại:
Địch mạnh và đông, trang bị đầy đủ, nhiều kinh nghiệm chiến đấu.
Ta thiếu vũ khí, thiếu kinh nghiệm trên chiến trường.
Ý nghĩa:
Để lại nhiều bài học kinh nghiệm
Lòng yêu nước và ý chí đấu tranh chống áp bức của nhân dân ta.
Sơ kết bài học.
Củng cố: 
sau khi giành được độc lập, Trưng Trắc đã xưng vương và thực hiện nhiều chính sách để xây dựng chính quyền.
nắm được diễn biến, kết quả, nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán của nhân dân ta.
Dặn dò: Học sinh trả lời câu hỏi và bài tập trong sách giáo khoa trang 52 và chuẩn bị bài mới cho tiết học sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxBài 18. Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán.docx