Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí, nước Vạn Xuân (542 - 602) (tiếp theo)

I/ Mục tiêu bài học

 1/ Kiến thức:.

 -Trình bày được diễn biến chính của hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống quân Lương: Thời Lý Bí lãnh dạo và thời Triệu Quang Phục lãnh đạo.

 - Năm 603 nhà Tuỳ huy động 1 lực lượng lớn tấn công nước ta, nước Vạn Xuân lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

 2/ Kỹ năng:

 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích và đọc bản đồ lịch sử, tường thuật diễn biến khởi nghĩa.

 3/ Thái độ:

 - Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm , bảo vệ tổ quốc của ông cha ta. Giáo dục ý chí kiên cường bất khuất chống quân xâm lược của dân tộc.

II/ Chuẩn bị :

 1. Thầy: Bản đồ khởi nghĩa Lý Bí.

 2. Trò: Đọc, soạn trước bài 22.Tìm hiểu bài qua câu hỏi SGK

III/ Phần thể hiện trên lớp:

 1. Ổn định tổ chức.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 11591Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 22: Khởi nghĩa Lý Bí, nước Vạn Xuân (542 - 602) (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 09/2/2012 
Tiết 24
Bài 22
KHỞI NGHĨA LÍ BÍ. NƯỚC VẠN XUÂN (542- 602) 
 (Tiếp theo)
I/ Mục tiêu bài học
 1/ Kiến thức:.
 -Trình bày được diễn biến chính của hai giai đoạn của cuộc kháng chiến chống quân Lương: Thời Lý Bí lãnh dạo và thời Triệu Quang Phục lãnh đạo.
 - Năm 603 nhà Tuỳ huy động 1 lực lượng lớn tấn công nước ta, nước Vạn Xuân lại rơi vào ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.
 2/ Kỹ năng: 
 - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng phân tích và đọc bản đồ lịch sử, tường thuật diễn biến khởi nghĩa.
 3/ Thái độ:
 - Học tập tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm , bảo vệ tổ quốc của ông cha ta. Giáo dục ý chí kiên cường bất khuất chống quân xâm lược của dân tộc.
II/ Chuẩn bị :
 1. Thầy: Bản đồ khởi nghĩa Lý Bí.
 2. Trò: Đọc, soạn trước bài 22.Tìm hiểu bài qua câu hỏi SGK
III/ Phần thể hiện trên lớp:
 1. Ổn định tổ chức.
 2. Kiểm tra bài củ:
 ? Trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Lý Bí? Lý Bí đặt tên nước là Vạn Xuân có ý nghĩa gì?.
3.Bài mới.
 Giới thiệu bài: Mùa xuân năm 544 cuộc khởi nghĩa Lý Bí thành công, Lý Bí lên ngôi hoàng đế và đặt tên nước là Vạn Xuân với hi vọng đất nước, dân tộc sẽ được trường tồn. Nhưng nhà Lương không cam chịu thất bại chúng quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược lần thứ 3 diễn ra như thế nào? Nước Vạn Xuân có được trường tồn mãi mài không ? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay. 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cần đạt
GV
?
HS
?
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
?
HS
?
HS
?
HS
GV
?
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
Giới thiệu hình Lý Bí.
Sau khi Lý Bí lên ngôi thái độ của nhà Lương như thế nào?
Quân Lương rất căm dận đem quân xâm lược nước ta một lần nữa.
Trước tình hình đó Lý Nam Đế đã làm gì?
Treo lược đồ và giới thiệu và hướng dẫn học sinh tìm hiểu các kí hiệu trong lược đồ.
Cho lược đồ động chạy
Dựa vào sự chuyển động của lược đồ và sự chuẩn bị bài ở nhà em hảy tóm tắt diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Lương của Lý Nam Đế
Tóm tắt dễn biến.
 Tường thuật sinh động diễn biến cuộc kháng chiến: Tháng 5/ 545 nhà Lương cử Dương Phiêu và Trần Bá Tiên, theo 2 đường thuỷ và bộ tiến xuống xâm lược nước ta. Nghe tin Lý Nam Đế kéo quân đến Lục Đầu nghênh chiến do lực lượng địch rất mạnh nên phải lui về giữa thành ở cửa sông Tô Lịch (HN).
 Tại đây nhiều cuộc khởi nghĩa đã diễn ra quyết liệt. Quân địch kéo đến ngày càng đông, thành bị vỡ, lão tướng Phạm Tu tử trận, Lí Bí thua to phải rút quân về Gia Ninh (Việt Trì- Phú Thọ), rồi về Hồ Điển Triệt.
Vì sao Lý Nam Đế chọn hồ Điển Triệt để đóng quân?
Điển Triệt ba mặt đông ,nam bắc là dải đồi cao, phía tây là những đồi thấp và cánh đồng trũng từ sông chỉ có một con đường đi vào .
 Lợi dụng trời mưa to tướng giặc huy động quân tấn công dồn dập, quân của Lý Bí thua to phải rút lui vào động Khuất Lão. Tại đây Lý Thiên Bảo và Lý Phất Tử đem 1 cánh quân lui về Thanh Hóa.
Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược của Lý Nam Đế lại thất bại?
Nước Vạn Xuân mới thành lập: Lực lượng còn yếu, Quân Lương lực lượng mạnh lại dồn sức tấn công liên tục. Tướng giặc rất lão luyện xảo quyệt.
Theo em, thất bại của Lý Nam Đế có phải là sự sụp đổ của nước Vạn Xuân không? Tại sao?
Không phải vì ta vẫn còn 2 cánh quân và dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục cuộc kháng chiến của nhân dân ta vẫn còn tiếp diễn.
 Do địch rất mạnh Ký Nam Đế chống cự nổi phải trao quyền cho Triệu Quang Phục. Dưới sự lãnh đạo của Triệu Quang Phục quân ta đã đánh bại quân Lương như thế nào.
Vì sao lý Bí lại trao quyền lại cho Triệu Quang Phục?
Là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Lương.
Việc đầu tiên Triệu Quang Phục làm sau khi được trao quyền lãnh đạo nghĩa quân là gì?
Ông chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến
Chiếu lược đồ đầm Dạ Trạch và hướng dẫn học sinh quan sát để nhận xét.
Theo em, vì sao Triệu Quang Phục lại chọn Dạ Trạch làm căn cứ kháng chiến?
Dạ Trạch 1 vùng đầm lầy mênh mông, lau sậy um tùm, ở giữa có 1 bãi đất khô ráo có thể ở được. Đường vào bãi rất kín đáo, khó khăn, chỉ có thể dùng thuyền nhỏ, chống sào lướt nhẹ trên đám cỏ nước, theo mấy con lạch nhỏ mới tới được, ở đây rất lợi hại cho chiến tranh du kích và phát triển lực lượng.
Căn cứ hiểm yếu dễ phòng thủ khó tấn công
Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Lương đã diễn ra như thế nào?
Ngày thì ở yên đêm ra tấn công
Trình bày sinh động những nét chính của cuộc kháng chiến và nói thêm: cách đánh của Triệu Quang Phục đã khiến cho Trần Bá Tiên phải thất vọng. Năm 550 nhà Lương có loạn, Trần Bá Tiên bỏ về nước, chớp thời cơ đó Triệu Quang Phục phản công chiếm Long Biên và thu được thắng lợi.
Triệu Quang Phục đã dùng cách đánh tiêu biểu nào để đánh bại quân Lương?
Sử dụng cách đánh du kích, ngày tắt hết lữa, đêm cho thuyền ra đánh, cướp vũ khí, lương thực
Em hãy nêu nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Lương xâm lược do Triệu Quang Phục lãnh đạo?
Thảo luân: Được nhân dân ủng hộ, tận dụng ưu thế của Dạ Trạch để phát triển chiến tranh du kích gây cho địch nhiều thiệt hại, chớp thời cơ để phản công.
Triệu Quang Phục một tướng trẻ có tài, biết lợi dụng ưu thế của vùng Dạ Trạch để tiến hành chiến tranh du kích phát triển lực lượng lãnh đạo nhân dân đánh tan quân Lương xâm lược.
Sau khi đánh bại quân Lương Triệu Quang phục đã làm gì ? số phận của nước Vạn Xuân như thế nào?
Sau khi đánh bại quân Lương đất nước có gì thay đổi?
Triệu Quang Phục lên ngôi vua, tổ chức lại chính quyền.
20 năm sau nước Vạn Xuân xảy ra sự kiện gì?
Lý Phật Tử kéo quân về cướp ngôi 
Vì sao sử củ gọi là Hậu Lý Nam Đế ?
Để phân biệt với Lý Nam Đế của Lý Bí
Lúc này ở Trung Quốc nhà Tùy đã thay thế nhà Lương, sau khi thay thế nhà Lương nhà Tùy yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu.
Vì sao nhà Tuỳ lại yêu cầu Lý Phật Tử sang chầu? Vì sao Lý Phật Tử không sang?
Dựa vào SGK trả lời.
Cũng như triều đại nhà Lương, nhà Tuỳ vẫn âm mưu thôn tính và đồng hoá dân tộc ta. Do vậy nhà Tuỳ đòi Lý Phật Tử sang chầu, để nhân đó có thể bắt ông rồi lập chính quyền cai trị ở nước ta như trước. Lý Phật Tử không chịu khuất phục nên thoái thác không đi.
Lý Phật Tử đã làm gì để chống lại nhà Tuỳ.
 Tăng thêm quân ở những thành trọng yếu.
Nhà nước Vạn Xuân đã kết thúc như thế nào?
Năm 630 quân Tuỳ tấn công nước ta, Lý Phật Tử bị bắt.
GVCC Dưới sự lãnh đạo của Lý Bí và Triệu Quang Phục nhân dân ta đã anh dũng chiến đấu đánh đuổi quân xâm lược Lương giành lại chủ quyền đất nước. Song với âm mưu thôn tính và đồng hoá dân tộc ta một lần nữa nhà Tuỳ lại đem quân xâm lược nước ta. Nhà nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc.
3/ Chống quân Lương xâm lược.
- Tháng 5/ 545 quân Lương tiến xuống xâm lược nước ta.
- Địch mạnh Lý Nam Đế lui:
 + Tô Lịch (HN)
 + Gia Ninh 
 + Hồ Điền Triệt -> động Khuất Lão.
- Năm 548 Lý Nam Đế mất và trao quyền lại cho Trệu Quang Phục
4/ Triệu Quang Phục đánh bại quân Lương như thế nào.
- Triệu Quang Phục chọn Dạ Trạch làm căn cứ.
- Diễn biến:
 + Quân Lương bao vây và tấn công.
 + Nghĩa quân nhiều lần anh dũng chống trả.
 + Cuộc kháng chiến giằng co kéo dài. 
- Kết quả: Năm 550, kháng chiến kết thúc thắng lợi.
5/ Nước Vạn Xuân độc lập đã kết thúc như thế nào?.
- Triệu Quang Phục lên ngôi vua (Triệu Việt Vương), tổ chức lại chính quyền.
- Năm 570 Lý Phật Tử kéo về cướp ngôi - Hậu Lý Nam Đế.
- Năm 603, 10 vạn quân Tuỳ tấn công Vạn Xuân, Lý Phật Tử bị bắt.
=> Nước Vạn Xuân độc lập kết thúc.
4/ Củng cố,dặn dò:
Khoanh tròn vào câu trả lời em cho là đúng ? 
Triệu Quang Phục là 
Một vị tướng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Lý Bí.
Người chỉ huy Cuộc kháng chiến tại hồ Điển Triệt.
Người được Lý Bí trao quyền chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương.
Người chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Lương tại Dạ Trạch.
2. Cách đánh của Triệu Quang Phục trong cuộc kháng chiến chống quân Lương là:
a) Chủ động mại phục tại những nơi hiểm yếu.
b) Ban ngày ẩn nấp ban đêm đánh úp trại giặc
c) Huy động quân ra nghênh địch.
d) Chờ thời cơ thuận lợi phản công đán tan quân địch
 - Dặn học sinh học bài, làm bài tập trong SGK
 - Chuẩn bị bài 23, đọc và trả lời câu hỏi SGK.
 - Vẽ lược đồ H 48, 49.
***********************************************

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 22. Khởi nghĩa Lý Bí. Nước Vạn Xuân (542-602) (tiếp theo).doc