Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 24: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Võ Thị Hoa - Trường THCS Đạ Long

I. Mục tiêu

1. Kiến thức Học sinh nắm được:

- Nhà nước Cham pa độc lập được thành lập: địa bàn, quá trình xây dựng và mở rộng.

- Tình hình kinh tế, văn hóa của cư dân Cham – pa: biết sử dụng công cụ sắt, trồng lúa nước, các loại cây ăn quả và khai thác lâm, thổ, sản, chữ viết, tôn giáo, phong tục tập quán.

2. Tư tưởng

Champa là thành viên trong đại gia đình Việt Nam.

3. Kĩ năng

Biết sử dụng lược đồ LS.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tranh ảnh Thánh địa Mĩ Sơn.

2. Học sinh: SGK, soạn và học bài theo yêu cầu của GV.

II. Tiến trình Dạy và Học

1. Kiểm tra bài cũ:

 Em hãy trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng?

 2. Giới thiệu bài mới:

 Chăm Pa là một thành viên trong đại gia đình Việt Nam, Chăm Pa ra đời như thế nào, kinh tế xã hội phát triển ra sao chúng ta tìm hiểu nội dung bài học.

 3. Nội dung bài mới:

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 3223Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 24: Nước Cham-Pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Võ Thị Hoa - Trường THCS Đạ Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 27	Ngày soạn: 02/ 03/ 2014
BÀI 24: NƯỚC CHAM PA THẾ KỈ II – X
Tiết : 26	Ngày dạy: 07/ 03/ 2014
I. Mục tiêu
1. Kiến thức Học sinh nắm được:
- Nhà nước Cham pa độc lập được thành lập: địa bàn, quá trình xây dựng và mở rộng.
- Tình hình kinh tế, văn hóa của cư dân Cham – pa: biết sử dụng công cụ sắt, trồng lúa nước, các loại cây ăn quả và khai thác lâm, thổ, sản, chữ viết, tôn giáo, phong tục tập quán.
2. Tư tưởng
Champa là thành viên trong đại gia đình Việt Nam. 
3. Kĩ năng
Biết sử dụng lược đồ LS. 
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Giáo án, máy chiếu, tranh ảnh Thánh địa Mĩ Sơn.
2. Học sinh: SGK, soạn và học bài theo yêu cầu của GV.
II. Tiến trình Dạy và Học
1. Kiểm tra bài cũ:
 	Em hãy trình bày những nét chính về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan và Phùng Hưng?
	2. Giới thiệu bài mới:
	Chăm Pa là một thành viên trong đại gia đình Việt Nam, Chăm Pa ra đời như thế nào, kinh tế xã hội phát triển ra sao chúng ta tìm hiểu nội dung bài học.
	3. Nội dung bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
GHI BẢNG
Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình thành lập nước Cham – pa độc lâp
GV: Chiếu lược đồ và giới thiệu về lãnh địa của Champa cổ
HS: quan sát xác định lãnh thổ
? : khi nhà Hán đô hộ nhân dân Tượng Lâm đã đấu tranh như thế nào?
HS: dựa vào sgk trả lời
GV: Em hãy trình bày quá trình phát triển của Champa?
HS: trình bày
GV: Tiếp tục chiếu lược đồ thể hiện sự phát triển.
Hoạt động 2: Tình hình kinh tế, văn hóa Cham – pa từ thế kỉ II – X 
GV: Chiếu hình ảnh miêu tả về kinh tế, văn hóa
GV: chia lớp thành 3 nhóm thảo luận trong 3’ 
HS: trình bày kết quả thảo luận, bổ sung và nhận xét cho nhau
* Nhóm 1: nền kinh tế chính của Champa là gì? phát triển ra sao?
* Nhóm 2: Thủ công nghiệp phát triển như thế nào? 
*Nhóm 3: Champa có mối quan hệ buôn bán với những nước nào?
GV: nhận xét và kết luận: kinh tế tương tự giống với nước ta
GV: Chiếu hình ảnh về chữ viết, văn hóa, kiến trúc.
? Em có nhận xét gì về nền văn hoá kiến trúc của Cham pa?
HS: suy nghĩ trình bày
GV: tranh ảnh về Thánh địa Mĩ Sơn – là một trong những kì quan của thế giới được UNESSCO công nhận.
GV: Mở rộng kiến thức mối quan hệ Cham – pa, Kinh .
1. Quá trình thành lập nước Cham – pa độc lâp
- Cuối thế kỉ II, nhân dân Tượng Lâm dưới sự lãnh đạo của Khu Liên đã nổi dậy giành được độc lập.
- Khu Liên lên làm vua, đặt tên nước là Lâm Ấp
- Về sau, lãnh thổ được mở rộng:
+ Phía Bắc : Hoàng Sơn
+ Phía Nam: Phang Rang
- Đổi tên nước là Cham Pa – thủ đô: Shin–ha –pu-ra
2 Tình hình kinh tế, văn hóa Cham – pa từ thế kỉ II – X 
a. Kinh tế:
* Nông nghiệp: 
- Chủ yếu trồng lúa nước
- Biết làm ruộng bậc thang.
- Biết trồng cây ăn quả
- Biết khai thác lâm thổ sản, đánh cá.
* Thủ công nghiệp: Làm đồ gốm
* Thương nghiệp: Buôn bán với nhân dân các quân ở Giao Chỉ, Trung Quốc, Ấn Độ.
b.Văn hoá: 
- Phát triển rực rỡ: đạo Balamôn, chữ viết, tục hỏa táng người chết
- Nghệ thuật kiến trúc đặc sắc, độc đáo tiêu biểu: Thánh địa Mĩ Sơn, tháp Chăm
4. Củng cố
 	 - GV cho HS trả lời 1 số câu hỏi
+ Nước Champa được hình thành và phát triển như thế nào?
+ Nước Champa và người Việt có mối quan hệ như thế nào?
+ Ngày nay Nước Champa còn không? Vì sao?
5. Hướng dẫn học tập ở nhà
 	- Học và trả lời theo câu hỏi cuối bài
	 - Chuẩn bị bài mới: làm bài tập LS
IV. Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 24. Nước Cham-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X - Võ Thị Hoa - Trường THCS Đạ Long.doc