Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 3. Xã hội nguyên thủy - Hà Thị Giang - Trường THCS Minh Tân

 I/ Mục tiêu bài học:

 1. K.thức: HS nắm được .

- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ trở thành người hiện đại.

- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.

- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan dã .

2. Kỹ năng:

- Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh.

3.Thái độ:

- Bước đầu hình thành cho HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.

II/ Chuẩn bị:

 1. Thầy: Một số tranh ảnh, mẫu vật và bản đồ thế giới.

 2. Trò : Đọc trước bài 3 và sưu tầm tranh ảnh XH nguyên thuỷ.

III/Tiến trình các hoạt động.

 

doc 5 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 6942Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Bài 3. Xã hội nguyên thủy - Hà Thị Giang - Trường THCS Minh Tân", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3- Tiết 3
Ngày soạn: 19/08/2013 
PHẦN 1: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Bài 3. XÃ HỘI NGUYÊN THUỶ
 I/ Mục tiêu bài học:
 1. K.thức: HS nắm được .
- Nguồn gốc loài người và các mốc lớn của quá trình chuyển biến từ người tối cổ trở thành người hiện đại.
- Đời sống vật chất và tổ chức xã hội của người nguyên thuỷ.
- Vì sao xã hội nguyên thuỷ tan dã .
2. Kỹ năng: 
- Bước đầu rèn luyện kỹ năng quan sát tranh ảnh.
3.Thái độ:
- Bước đầu hình thành cho HS ý thức đúng đắn về vai trò của lao động sản xuất trong sự phát triển của xã hội loài người.
II/ Chuẩn bị:
 1. Thầy: Một số tranh ảnh, mẫu vật và bản đồ thế giới.
 2. Trò : Đọc trước bài 3 và sưu tầm tranh ảnh XH nguyên thuỷ.
III/Tiến trình các hoạt động.
 1.ổn định tổ chức 
 2. Kiểm tra bài cũ : ( 5’)
 ? Giải thích khái niệm âm lịch, dương lịch, công lịch ? Vì sao trên tờ lịch chúng ta ghi thêm ngày tháng âm lịch.
*Đáp án:
Âm lịch : là sự di chuyển của mặt trăng quanh trái đất
Dương lịch : sự di chuyển của trái đất quanh mặt trời
Công lịch: Là lịch chung cho các dân tộc trên thế giới
 - Vì: Tổ tiên chúng ta ngày xưa là dùng âm lịch. Do đó những ngày lễ tết cổ truyền, ngày giỗ tổ tiên đều dùng ngày âm lịch. Ghi như vậy để biết những ngày tháng Âm lịch đó ứng với ngày , tháng nào của dương lịch để làm cho đúng.
 3. Bài mới.
 Lịch sử loài người cho chúng ta biết những sự việc diễn ra trong đời sống con người từ khi xuất hiện với tổ chức nguyên thuỷ cho đến ngày nay. Nguồn gốc của con người từ đâu? Đời sống của họ trong buổi đầu sơ khai đó như thế nào? Vì sao tổ chức đó lại tan dã. Bài học hôm nay sẽ giúp các em hiểu điều này.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
*Hoạt động 1:(12’)
- Gv giảng theo SGK. "Cách đây..3- 4 triệu năm".
- GV giải thích: Vượn cổ: Vượn có dáng hình người (vượn nhân hình) sống cách đây 5 - 15 triệu năm. Vượn nhân hình là kết quả của sự tiến hoá từ động vật bậc cao.
- HS q.sát H 5a.
? Em có nhận xét gì về người tối cổ.
- GV giải thích: "Người tối cổ". Còn dấu tích của loài vượn ( trán thấp và bợt ra phía sau, mày nổi cao, xương hàm còn choài về phía trước, trên người có 1 lớp lông bao phủ) những người tối cổ đã hoàn toàn đi bằng 2 chân. hai chi trước đã biết cầm, nắm, hộp sọ đã p.triển, thể tích sọ lớn biết sử dụng và chế tạo công cụ.
? Căn cứ vào đâu chúng ta khẳng định người tối cổ sống ở nhiều nơi trên thế giới.
->Hài cốt của người tối cổ .
- GV chỉ bản đồ thế giới: Miền Đông Châu Phi, đảo Gia- Va (In đô nê xi a) gần Bắc Kinh (TQ).
- GV cho HS q.sát H3, H4.
? Nhìn vào hình 3, 4 em thấy người tối cổ sống như thế nào.
-> Sống thành từng bầy trong hang động, núi đá, chủ yếu là hái lượm săn bắn, có tổ chức, có người đứng đầu, bước đầu biết chế tạo công cụ lao động, biết sử dụng và lấy lửa bằng cách cọ sát đá. ( khác với động vật).
? Em có nhận xét gì về người cuộc sống của người tối cổ.
-> Cuộc sống bấp bênh .
Cách đây 3 - 4 triệu năm, do quá trình lao động sáng tạo tìm kiếm thức ăn, loài vượn cổ đã trở thành người tối cổ, bước đầu đời sống của họ có sự tiến bộ, sống có tổ chức. Tuy nhiên đó vẫn là 1 cuộc sống bấp bênh "ăn lông ở lỗ" kéo dài hàng triệu năm cho tới khi người tối cổ trở thành người tinh khôn. Vậy người tinh khôn sống như thế nào?
* Hoạt động 2: ( 11’)
- GV giảng theo SGK. " Trải qua.châu lục ".
- HS q.sát H5b.
? Em thấy người tinh khôn khác người tối cổ như thế nào.
-> Về hình dáng: có cấu tạo cơ thể giống người ngày nay, xương cốt nhỏ hơn người tối cổ, bàn tay khéo léo, các ngón tay linh hoạt, hộp sọ và thể tích não p.triển, trán cao, mặt phẳng, cơ thể linh hoạt
GV giảng: Nếu như người tối cổ sống theo bầy khoảng vài chục người ( bầy người nguyên thuỷ) thì Người tinh khôn sống theo từng nhóm nhỏ có quan hệ huyết thống, ăn chung, ở chung gọi là thị tộc.
? Tổ chức công xã thị tộc và bầy người nguyên thuỷ có gì khác nhau.
-> Nguyên thuỷ mang tính chất tự nhiên do nhu cầu của cuộc sống do khả năng chống đỡ của con người ban đầu còn yếu.
 -> Thị tộc mang tính chất huyết thống nên chặt chẽ quy củ hơn.)
- GV giảng: " Những người cùng thị tộcvui hơn--- GV cho HS quan.sát mẫu vật - nhận xét.
? Con người biết làm đồ trang sức chứng tỏ điều gì.
-> Đã chú ý đến thẩm mĩ, làm đẹp cho mình.
? Qua đây em thấy đời sống của người tinh khôn so với đời sống của người tối cổ như thế nào.
 -> Cao hơn. đầy đủ hơn, họ đã chú ý đến đời sống vật chất và đời sống tinh thần.
- chuyển ý: Đời sống của con người trong thị tộc đã tiến bộ hơn hẳn so với bầy người nguyên thuỷ, bước đầu đã dần thoát khỏi cảnh sống lệ thuộc vào thiên nhiên, mà đã biết tổ chức cuộc sống tôt hơn như chăn nuôi, trồng trọt, sản phẩm làm ra nhiều hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn và kéo dài khi kim loại ra đời đã làm cho xã hội nguyên thuỷ tan dã.
*Hoạt động 3:( 11’ )
- GV giảng: " Cuộc sống.công cụ."
- GV hướng dẫn HS quan.sát H7.
? Người tinh khôn dùng những loại công cụ gì? Tác dụng của nó.
-> Rìu, cuốc, thuổng, lao, mũi tên, trống đồng.
- GV: Năng xuất lao động tăng, sản phẩm nhiều, dư thừa => có kẻ giàu, người nghèo.
-KL:Công cụ bằng kim loại ra đời, làm cho XH nguyên thuỷ p.triển ở mức cao hơn, đ/s của cư dân đầy đủ hơn, bước đầu có sự phân hoá giàu nghèo. Đó chính là nguyên nhân làm cho xã hội nguyên thuỷ tan dã.
 Khoảng 3 - 4 triệu năm trước đây xuất hiện người tối cổ, trải qua hàng năm tiếp theo, họ dần dần trở thành người tinh khôn. Đ/sống của họ có những bước p.triển mới, đặc biệt là từ khi họ tìm ra kim loại và biết dùng kim loại chế tạo ra công cụ lao động, thì chế độ làm chung, hưởng chung trong công xã thị tộc không còn nữa. XH nguyên thuỷ tan dã nhường chỗ cho XH có giai cấp và nhà nước. Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài sau.
1/ Con người xuất hiện như thế nào.
- Cách đây khoảng 3 – 4 triệu năm, từ 1 loài vượn cổ trải qua quá trình tìm kiếm thức ăn đã tiến hoá thành người tối cổ.
- Người tối cổ sống ở nhiều nơi trên thế giới.
- Người tối cổ sống thành từng bày trong các hang động, núi đá, chủ yếu hái lượm, săn bắn, biết chế tạo công cụ, biết dùng lửa Sống có tổ chức, có người đứng đầu.
2/Người tinh khôn sống như thế nào.
- Người tinh khôn sống theo từng nhóm nhỏ có quan hệ huyết thống, ăn chung, ở chung gọi là thị tộc.
- Biết trồng trọt chăn nuôi.
- Làm gốm, dệt vải.
- Làm đồ trang sức.
3/ Vì sao xã hội nguyên thủy tan dã.
- Khoảng 4000 năm TCN công cụ kim loại ra đời.
* Nguyên nhân xã hội nguyên thuỷ tan dã .
- Công cụ kim loại ra đời.
- Năng xuất lao động tăng, của cải dư thừa.
- Xã hội đã có sự phân biệt giàu nghèo.
 IV/ Củng cố,dặn dò:
* Bài tập: (Bảng phụ).Hãy khoanh tròn vào trước câu trả lời mà em cho là đúng.
1/ Người tinh khôn sống như thế nào.
A- Theo bầy, phụ thuộc vào thiên nhiên.
B- Độc lập, phụ thuộc vào thiên nhiên.
C- Theo nhóm, ăn chung làm chung, trồng trọt, chăn nuôi. *
D- Cả 3 ý trên.
- Học bài cũ, nắm vững nội dung bài.
- Đọc trước bài 4 và trả lời câu hỏi SGK. Q.sát H8.
-Chuẩn bị: Bài 4:Các quốc gia cổ đại phương đông.
+Đọc nội dung bài.
+Trả lời các câu hỏi trong sgk.
E.Rút kinh nghiệm:
.................................Ký duyệt tuần 3
Ngày:

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 3. Xã hội nguyên thủy - Hà Thị Giang - Trường THCS Minh Tân.doc