Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Tiết 27 đến tiết 32

A/ Mục tiêu bài học:

 I/ Kiến thức:Hs nắm được:

-Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2

-Công cuộc chuẩn bị chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền & nhân dân ta.

-Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về dân tộc ta.Trong trận này tổ tiên đã tận dụng cả 3 yếu tố: “Thiên thời,địa lợi, nhân hoà” để tạo nên sức mạnh chiến thắng.Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước & giữ nước của dân tộc ta.

 II/ Tư tưởng:

- Giáo dục hs lòng tự hào & ý chí quật cường của dân tộc.

-Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt nam ”.

III/ Kĩ năng:

 -Rèn luyên phương pháp mô tả sự kiện, kĩ năng đọc bản đồ lịch sử,phân tích, nhận định, đánh giá 1 sự kiện lịch sử,rút ra bài học kinh nghiệm.

 

doc 12 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2355Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Tiết 27 đến tiết 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 32: Ngày soạn: 15/4.
 Ngô quyền & chiến thắng bạch đằng 
 Năm 938.
A/ Mục tiêu bài học:
 I/ Kiến thức:Hs nắm được:
-Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2
-Công cuộc chuẩn bị chống giặc ngoại xâm của Ngô Quyền & nhân dân ta.
-Đây là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta, thắng lợi cuối cùng đã thuộc về dân tộc ta.Trong trận này tổ tiên đã tận dụng cả 3 yếu tố: “Thiên thời,địa lợi, nhân hoà” để tạo nên sức mạnh chiến thắng.Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử vô cùng trọng đại đối với lịch sử dựng nước & giữ nước của dân tộc ta.
 II/ Tư tưởng:
- Giáo dục hs lòng tự hào & ý chí quật cường của dân tộc.
-Giáo dục cho HS lòng kính yêu Ngô Quyền, người anh hùng dân tộc có công lao to lớn đối với phong trào giải phóng dân tộc “Ông tổ phục hưng nền độc lập dân tộc Việt nam ”. 
III/ Kĩ năng: 
 -Rèn luyên phương pháp mô tả sự kiện, kĩ năng đọc bản đồ lịch sử,phân tích, nhận định, đánh giá 1 sự kiện lịch sử,rút ra bài học kinh nghiệm..
 B/ Phương pháp
-Kích thích tư duy, nêu vấn đề, thảo luận, đồ dùng trực quan, phân tích, tường thuật..
 C/ Chuẩn bị của Gv & HS:
 I/ Chuẩn bị của GV: 
-SGK,SBT,SGV,bài soạn.
-Bản đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
 -Đọc các tài liệu,những mẫu chuyện liên quan đến bài học.
-Bảng phụ, tranh ảnh.
 II/ Chuẩn bị của HS:
-Học bài cũ, tìm hiểu bài mới theo câu hỏi Sgk, đọc LSVN bằng tranh .
-Sưu tầm tranh ảnh , tài liệu có liên quan đến bài, tìm hiểu về Ngô Quyền.
- Quan sát bản đồ chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
 D/ Tiến trình lên lớp:
 I/ ổn định lớp:
 II/ Kiểm tra bài cũ;
-Khúc Thừa Dụ dành quyền tự chủ như thế nào?
-Trình bày diến biến của cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán?
 III/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài mới:
 Công cuộc dựng nền tự chủ của họ khúc, họ Dương đã lết thúc ách đô hộ nghìn năm của các thế lực phong kiến TQ đối với nước ta về mặt danh nghĩa.Việc dựng quyền tự chủ tạo cơ sở để nhân dân ta tiến lên giành độc lập hoàn toàn & Ngô Quyên đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử ấy bằng 1 trận quyết chiến, chiến lược, đánh tan âm mưu xâm lược của kẻ thù, mở ra thời kỳ độc lập lâu dài cho tổ quốc.Hôm nay chúng ta tìm hiểu nội dung bài học.
2.Triển khai các hoạt động:
Hoạt động của GV & HS:
Nội dung bài học:
Hoạt động 1:
-Gv:Gọi Hs đọc mục 1 SGK & hỏi:Em biết gì về Ngô Quyền?
-Hs:Dựa vào SGK& LSVN bằng tranh trả lời.
-Gv:Theo em Ngô Quyền kéo quân ra bắc làmgì?
-Hs:Ngô Quyền kéo quân ra Bắc để diệt Kiều Công Tiễn, trừ hậu hoạ.Bảo vệ nền tự chủ đang được xây dựng.
-Gv:Được tin Ngô Quyền kéo quân ra bắc,Kiều Công Tiễn đã làm gì?
-Hs:Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán,nhân cơ hội đó chúng đem quân xâm lược nước ta.
-Gv:Theo em, vì sao Kiều Công Tiễn cầu cứu quân Nam Hán, hành động đó cho thấy điều gì?
-Hs:Kiều Công Tiễn muốn dùng thế lực của Nam Hán để chống Ngô Quyền, đoạt chức Tiết độ sứ.Đây là hành động phản phúc “cõng rắn cắn gà nhà”.
-Gv:Kế hoạch của quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2 như thế nào?
-Hs: Năm 938,Vua Nam Hán sai con trai là Vạn Vương Lưu Hoàng Tháo chỉ huy đạo quân thuỷ sang xâm lược nước ta.
-Gv:Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào?
-Hs: Dựa vào SGKtrả lờì.
-Gv:Trích dẫn câu nói của Ngô Quyền:
“Nếu ta sai người đem cọc lớn, đẽo nhọn đầu & bịt sắt đóng ở cửa biển trước, nhân khi nước triều lên, thuyền của họ tiến vào trong hàng cọc, bấy giờ ta sẽ dễ bề chế ngự,không có kế gì hay hơn kế đó cả”& nói về sự chuẩn bị của ta.
-Gv:Treo lược đồ& hỏi:Vì sao Ngô Quyền quyết định tiêu diệt quân Nam Hán ở cửa sông Bạch Đằng?
-Hs:Dựa vào SGK trả lời.
-Gv:Giải thích thêm sự chủ động & độc đáo: Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên sông chỗ nào là hợp lý nhất.
-Gv:Em có nhận xét gì về kế hoạch của Ngô Quyền?
-Hs:Trả lời.
Hoạt động 2:
-Gv:Dùng bản đồ trình bày diễn biến của chiến thắng Bạch Đằng ( Hs chú ý quan sát bản đồ, Gv giải thích rõ các ký hiệu)
-Gv:Tường thuật.
-Gv:Kết quả trận đánh như thế nào?
-Gv:Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 có ý nghĩa như thế nào?
-Gv:Vì sao nói đây là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
-Hs:trả lời.
-Gv:Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc k/c chống quân xâm lược Nam Hán lần thứ 2?(HS thảo luận)
-Hs:Đã huy động sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí & địa thế của sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch & đánh giặc độc đáo:bố trí trận địa bãi cọc ngầm)
(Ngô Quyền đã tận dụng cả 3 yếu tố: “Thiên thời,địa lợi, nhân hoà” để tạo nên sức mạnh chiến thắng.)
-Gv:Cho Hs xem tranh lăng Ngô Quyền, hướng dẫn HS phân tích câu nói của Lê Văn Hưu trang 77.
-Gv:Hiện nay ở địa phương các em có công trình văn hoá gì mang tên Ngô
1.Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào?
-Năm 938 nghe tin quân Nam Hán vào nước ta, Ngô Quyền đã nhanh chóng tiến quân vào thành Đại La (Tống Bình-Hà Nội) bắt giết Kiều Công Tiễn, chuẩn bị đánh giặc.
-Dự đoán quân Nam Hán vào nước ta theo sông Bạch Đằng,Ngô Quyền quyết định kế hoạch tiêu diệt địch ở sông Bạch Đằng.
2.Chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
*Diễn biến:
-Cuối năm 938, đoàn thuyền xâm lược của Lưu Hoàng Tháo đã kéo vào cửa biển nước ta.
-Ngô Quyền cho Nguyến Tất Tố (người giỏi sông nước) & 1 toán nghĩa quân dùng thuyền ra khiêu chiến, nhữ địch tiến sâu vào bãi cọc lúc thuỷ triều đang lên.
-Khi nước triều bắt đầu rút, Ngô Quyền dốc toàn lực đánh quật trở lại.
-Kết quả:Quân Nam Hán bị thua to.
Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền kết thúc thắng lợi.
*ý nghĩa:
-Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 đã chấm dứt hơn 1000 năm bắc thuộc của dân tộc ta, mở ra 1 thời kỳ độc lập lâu dài cho đất nước.
Quyền?
-Hs:Trả lời.
IV.Củng cố bài học:
-Phát phiếu học tập có lược đồ câm HS điền các ký hiệu thích hợp.
-Gọi HS lên bảng tìm ô chữ ( GV chuẩn bị sẵn ở bẳng phụ).
V.Hướng dẫn,dặn dò:
-Học bài cũ theo câu hỏi SGK, làm bài tập.
-Đọc & soạn trước những câu hỏi trong bài ôn tập chuẩn bị ôn tập , kiểm tra học kỳ.
-Bài tập:Lập bảng thống kê những sự kiện lớn đáng ghi nhớ của lịch sử nước ta từ khi dựng nước đến năm 938 theo mẫu SGK.
Ngày soạn:...../....../200.....
Ngày dạy:....../....../200.....
Tiết 26: 	
 Bài 23 Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỷ VII-IX
 I/ Kiến thức:
Giúp hs hiểu được:
-Từ đầu thế kỷ VII (618) nước ta chịu sự thống trị của nhà Đường.Nhà Đường sắp đặt bộ máy cai trị, chia lại khu vực hành chính, chúng siết chặt hơn bộ máy cai trị để đô hộ, thực hiện chính sách đồng hoá, tăng cường bóc lột, đàn áp các cuộc khởi nghĩa.
-Trong suốt 3 thế kỷ thống trị của nhà Đường, nhân dân ta nhiều lần nổi dậy, tiêu biểu nhất cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan & Phùng Hưng.
II/ Tư tưởng: 
-Bồi dưỡng cho HS tinh thần chiến đấu vì độc lập dân tộc
-Biết ơn tổ tiên đã kiên trì chiến đấu chống giặc ngoại xâm để giành lại độc lập.
 III/ Kĩ năng:
-Qua bài học,HS biết phân tích, đánh giá công lao to lớn của các nhân vật lịch sử.
-Biết đánh giá sự kiện lịch sử.
-Tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng đọc &vẽ bản đồ lịch sử.
 B/ Phương pháp: Kích thích tư duy,nêu vấn đề,đồ dùng trực quan, phân tích, thảo luận...
 C/ Chuẩn bị của GV &HS:
 I/ Chuẩn bị của GV: 
-SGK,SGV,SBT, bài soạn.
-Lược đồ khởi nghĩa Mai Thúc Loan,Phùng Hưng ,tư liệu, có liên quan, bài soạn, LSVN bằng tranh T9.
-Bảng phụ, tranh ảnh đền thờ Phùng Hưng.
 II/ Chuẩn bị của HS: 
- Bài cũ:Học bài theo nội dung câu hỏi SGK.
-Hoàn thành các bài tập SBT, 1 số bài tập nâng cao GV hướng dẫn.
-Tìm hiểu bài mới: suy nghĩ trả lời những câu hỏi SGK:Chính sách đô hộ của nhà Đường có gì thay đổi? Nhận xét?Tìm hiểu về Mai Thúc Loan, Phùng Hưng.
-Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu liên quan đến bài học.
 D/ Tiến trình lên lớp:
 I/ Ôn định lớp:
 II/ Bài cũ: 
-Triệu Quang Phục đã đánh bại quân Lương như thế nào? Nhạn xét về cách đánh của ông?
 III/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài mới: Năm 618 Lý Uyên lật đổ nhà Tuỳ, lập ra nhà Đường.Từ đó nước ta bị nhà Đường thống trị.Nhà Đường siết chặt hơn chế độ cai trị tàn bạo, thẳng tay bóc lột & đàn áp nhân dân ta.Suốt 3 thế kỷ nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy đấu tranh chống bọn đô hộ.Đáng chú ý nhất là cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan,Phùng Hưng.Hôm nay chúng ta tìm hiểu.
2.Triển khai các hoạt động:
Hoạt động của GV & HS:
Nội dung bài học:
-GV:Gọi Hs đọc mục 1SGK & hỏi:Chính sách cai trị của nhà Đường đối với nước ta đầu thế kỷ VII có gì thay đổi?
-Hs:Trả lời,Gv giải thích thêm:Nhà Đường chia lại đơn vị hành chính & đặt tên mới, nắm quyền cai trị đến cấp huyện.
-Gv:Dùng lược đồ giới thiệu cho Hs rõ.
-Gv:Vì sao nhà Đường chú ý sữa sang các con đường từ TQ đến Tống Bình,từ Tống Bình đến các quận huyện?
-Hs:Dể dàng vơ vét, đàn áp nhân dân ta.
-Gv:Về kinh tế nhà Đường bóc lột nhân dân ta như thế nào?
-Hs:Thực hiện 3 thứ thuế:Tô,dung,điệu (Gv giải thích). 
-Gv:Ngoài các thứ thuế nặng nề , hàng năm nhân dân ta phải làm gì cho bọn đô hộ?
-Hs: Thảo luận Em có nhận xét gì về chính sách đô hộ của nhà Đường?Có gì khác so với các triều đại trước?
(Siết chặt hơn ách đô hộ, cai trị trực tiếp đến cấp huyện,tăng cường ách áp bức bóc lột, tham lam,tàn bạo hơn).
-Gv:Sơ kết chuyển mục.
Hoạt động2:
-Gv:Gọi Hs đọc mục 2SGK & hỏi:Em biết gì về Mai Thúc Loan?
-Hs:Dựa vào SGK trả lời.
-Gv:Cuộc khởi nghĩa nổ ra trong hoàn cảnh nào?
-Hs:Trả lời,gv dựa vào SGV trang 101 để trình bày thêm.
-Gv:Vì sao Mai Thúc loan kêu gọi mọi người khởi nghĩa?
-Gv:Dùng lược đồ trình bày.
-Gv:Cuộc khởi nghĩa có ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động 3:
-Gv:Hãy trình bày đôi nét về Phùng Hưng?
-Gv:Kể chuyện Phùng Hưng giết được hổ.
-Gv:Cuộc k/n diễn ra như thế nào?
-Gv: Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa của Phùng Hưng được mọi người hưởng ứng?
-Hs:Vì họ căm ghét nhà Đường, Phùng Hưng là người có uy tín.
-Gv:Dùng lược đồ tường thuật.
-Gv:Kết quả cuộc k/n như thế nào?
-Hs:Giành lại độc lập cho đất nước.
Nhân dân tôn ông là :Bố cái đại vương.
-Gv:H/d Hs xem tranh đền thờ Phùng Hưng.
-Gv:Những cuộc đấu tranh của nhân dân thời kỳ này có ý nghĩa gì?
-Hs:Tiêu biểu cho ý chí quyết tâm giành lại độc lập cho dân tộc.
1.Dưới ách đô hộ của nhà Đường nước ta có gì thay đổi?
-Năm 618 nhà Đường thống trị nước ta.
-Năm 679 nhà Đường đổi Giao châu thành An Nam đô hộ phủ & chia thành 12 châu, nắm quyền cai trị đến cấp huyện.
-Trụ sở đặt tại Tống Bình( Hà Nội).
-Chúng cho sữa các đường giao thông thuỷ, bộ từ TQ đếnTống Bình, từ Tống Bình đến các quận huyện,xây thành, đắp luỹ, tăng thêm quân.
-Ngoài thuế ruộng, chúng đặt ra nhiều loại thuế:muối, sắt, đay, gai...
-Hằng năm nhân dân ta phải cống nộp 
những sản vật quý hiếm.Đặc biệt vải quả.
2.Khởi nghĩa Mai Thúc Loan(722):
*Nguyên nhân:
-Do chính cách thống trị tàn bạo của nhà Đường.
*Diễn biến:
-Năm 722 khởi nghĩa bunhg nổ.Nghĩa quân chiếm Châu Hoan.
-Ông liên kết được với nhân dân khắp Giao Châu & Cham Pa , chiêm sthành Tống Bình.
->Nhà Đường đem quân sang đàn áp.
3.Khởi nghĩa Phùng Hưng (trong khoảng 776-791):
-Khoảng năm 776 Phùng Hưng & Phùng Hải đã phất cờ khởi nghĩa ở Đường Lâm.
-Nghĩa quân nhanh chóng chiếm thành Tống Bình, sắp đặt việc cai trị. 
-Năm 791 nhà Đường đem quân sang đàn áp.Nền tự chủ tồn tại được 9 năm.
IV.Củng cố bài học:
-Chính sách đô hộ của nhà Đường có gì khác trước?
-Vì sao nhân dân ta biết ơn Mai Thúc Loan& Phùng Hưng?
-Gọi HS lên bảng trình bày diễn biến K/n Mai Thúc Loan?
-Hướng dẫn HS làm bài tập ở nhà.
V.Hướng dẫn, dặn dò:
-Học bài cũ, hoàn thành các bài tâp (SBT), 1 số bài tập gv hướng dẫn.
-Tìm hiểu bài mới: Nước Cham Pa:
+Đọc suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK.
+Vẽ lược đồ Giao Châu & Cham Pa giữa thế kỷ 6-10 vào vở.
+Sưu tầm tranh ảnh đền tháp Cham Pa ,các lể hội của người Chăm.
Ngày soạn:...../....../200..
Ngày dạy:....../......./200....
Tiết 27: 
 Bài 24 Nước Cham pa từ thế kỷ II đến thế kỷ X
 I/ Kiến thức:
Giúp hs hiểu được:
-Quá trình thành lập & phat striển của nước Cham Pa, từ nước Lâm ấp ở huyện Tượng Lâm đến 1 quốc gia lớn mạnh sau này, có những lúc Cham Pa tấn công cả Đại Việt ( Cham Pa là 1 bộ phận của nước Viêt nam ngày nay).
-Những thành tựu nổi bật về kinh tế,văn hoá của Cham Pa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10.
II/ Tư tưởng: 
-Bồi dưỡng cho HS nhận thức sâu sắc rằng:Người Chăm là thành viên của đại gia đình các dân tộc Việt Nam.
 III/ Kĩ năng:
-Tiếp tục rèn luyện cho các em kĩ năng đọc &vẽ bản đồ lịch sử.
-Kĩ năng đánh giá, phân tích sự kiện lịch sử.
 B/ Phương pháp: 
 -Kích thích tư duy,nêu vấn đề, đồ dùng trực quan, phân tích, thảo luận...
 C/ Chuẩn bị của GV &HS:
 I/ Chuẩn bị của GV: 
-SGK,SGV,SBT, bài soạn.
-Lược đồ Giao Châu & Cham Pa giữa thế kỷ 6-10 . 
-Bảng phụ, tranh ảnh Khu thánh địa Mĩ Sơn, tháp Chàm Phan Rang..
 II/ Chuẩn bị của HS: 
-Học bài cũ, hoàn thành các bài tâp (SBT), 1 số bài tập gv hướng dẫn.
-Tìm hiểu bài mới: Nước Cham Pa.
+Đọc suy nghĩ trả lời các câu hỏi SGK.
+Vẽ lược đồ Giao Châu & Cham Pa giữa thế kỷ 6-10 vào vở.
+Sưu tầm tranh ảnh đền tháp Cham Pa ,các lể hội của người Chăm(lễ hội Ka tê)...
D/ Tiến trình lên lớp:
 I/ Ôn định lớp:
 II/ Bài cũ: 
Kiểm tra vở bài tập 1 số em.
 III/ Bài mới:
 1/ Giới thiệu bài mới: 
 Đến cuối thế kỷ 2 nhà Hán suy yếu,không thể kiểm soát các vùng đất phụ thuộc, nhất là các vùng xa xôi của Giao Châu.Nhân dân huyện Tượng Lâm, huyện xa nhất của quận Nhật Nam đã lợi dụng cơ hội đó nổi dậy đấu tranh lật đổ ách thống trị nhà Hán lập ra nước Lâm ấp, sau đổi thành Cham Pa.Nhân dân Cham Pa vốn cần cù, khéo tay, đã xây dựng quốc gia hùng mạnh.Họ đã để lại cho đời sau nhiều thành quách, đền tháp độc đáo.Để biết được điều đó hôm nay chúng ta tìm hiểu.
2.Triển khai các hoạt động:
Hoạt động của GV & HS:
Nội dung bài học:
Hoạt động 1:
-Gv:Dùng lược đồ:Giao Châu & Cham Pa giữa thế kỷ 6-10 giới thiệu cho HS rõ vị trí nước Cham Pa.
-Gv:Gọi Hs đọc mục 1 SGK & hỏi:Em biết gì về lảnh địa nước Cham Pa?
-Hs:Nằm ở quận Nhật nam từ Hoành Sơn (nam hà Tĩnh) đến Quãng nam.
-Gv:Giải thích thêm(STK trang 176).
-Gv:Sau khi bị nhà Hán đô hộ nhân dân Tượng Lâm đã đấu tranh giành độc lập trong hoàn cảnh nào?
-Hs:Dựa vào SGK trả lời.
-Gv:Vì Nhà Hán không kiểm soát được hay còn lý do nào khác?
-Hs:Sự căm phản đối với ách thống trị của nhà Hán.
-Gv:Sau khi thành lập nước Lâm ấp mở rộng lảnh thổ như thế nào?
-Hs: dựa vào SGK trả lời.
-Gv:Em có nhận xét gì về quá trình thành lập & mở rộng lảnh thổ của nước Cham Pa?( thảo luận)
-Hs:về quá trình thành lập & mở rộng lảnh thổ của nước Cham Pa diễn ra trên cơ sở hoạt động quân sự, ban đầu đánh bại quân nhà Han,sau đó đánh bại các thế lực láng giềng hoặc nhân đó liên kết với họ.
(Quốc hiệu lâm ấp đổi thành Cham Pa vào thế kỷ 6).
-Gv:Với quốc gia có 4-5 vạn người, Người Chăm có những thành tựu kinh tế, văn hoá như thế nào chúng ta tìm hiểu phần 2.
Hoạtđộng 2:
-Gv:Gọi Hs đọc đoạn đầu mục 2 & hỏi:Trong kinh tế cư dân Cham Pa đã biết làm gì để phục vụ cuộc sống của họ?
-Hs:Nông nghiệp là ngành SX chính...
-Gv:Nông nghiệp là SX chính, trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, thương nghiệp buôn bán với nước ngoài. Năm 1995 các nhà khảo cổ khai quật nhiều thuyền buôn của cư dân Chăm & nước ngoài.
-Gv:Nhận xét về trình độ phát triển kinh tế của người Chăm?
-Hs:Có nét tương đồng với cư dân các vùng, phát triển tương đương với cư dân các vùng lân cận.
-Gv:Chuyển tiếp văn hoá bao gồm tất cả những gì con người tạo ra trong cuộc sống.
-Gv:Những nét cơ bản trong văn hoá người Chăm là gì?
-Hs:Dựa vào SGK trả lời.
-Gv:H/dHs xem 2 bức tranh Khu thánh địa Mĩ Sơn, tháp Chàm Phan Rang & hỏi:Em có nhận xét gì về nghệ thuật kiến trúc của người Chăm?
-Hs:nghệ thuật kiến trúc của người Chăm phát triển độc đáo, cấu trúc tháp vừa đẹp, vừa hài hoà, tinh tế, họ biết xây thành những khu riêng biệt, các đền tháp bố trí cân đối , hấp dẫn.Nó mang đậm tính cách, tâm hồn của người Chăm.
-Gv:Nói về lễ hội Ka Tê của người Chăm.
-Gv:Văn hoá của người Chăm có nét gì gần gũi với văn hoá các vùng lân cận?
-Hs:Họ biết ăn trầu, ở nhà sàn, văn hoá Cham Pa làm phong phú thêm văn hoá Việt chúng ta.
-Gv:Quan hệ giữa người Việt & người Chăm như thế nào?
-Gv Kết luận:văn hoá Cham Pa đặc sắc nhất là kiến trúc.Thờ các vị thần, thờ các anh hùng, được xây bằng gạch,đá, đến nay vẫn tồn tại.Đất nước Cham Pa cổ là 1 bộ phận của đất nước Việt Nam ngày nay, cư dân Cham Pa là thành viên trong đại gia đình Việt nam, văn hoá Cham pa làm phong phú thêm cho nền văn hoá nước ta.
1.Nước Cham Pa độc lập ra đời:
*Hoàn cảnh:
-Tượng Lâm ở xa.
- ách đô hộ của nhà Hán. 
*Quá trình thành lập:
-Năm 192-193 nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập.->Khu Liên tự xưng làm vua đặt tên nước Lâm ấp.
-Nước lâm ấp có quân đội mạnh.(4-5 vạn người).
-Vua Lâm ấp hợp nhất 2 bộ lạc Dừa & Cau ( Phía Nam) rồi tấn công các nước láng giềng ở phía bắc mở rộng lảnh thổ đến Hoành Sơn (Q/Bình), phía nam đến Phan Rang ( Bình Thuận),đổi tên nước thành Cham Pa, đóng đô ở Sin-Ha-Pu-Ra (Trà Kiệu-Quảng Nam).
->Bằng hoạt động quân sự.
2.Tình hình kinh tê, văn hoá Cham Pa từ thế kỷ 2 đến thế kỷ 10:
a.Kinh tế:
-Trồng trọt, làm thuỷ lợi.
-Đánh cá.
-Khai thác rừng, làm gốm, dệt vải.
-Trao đổi buôn bán với nước ngoài.
->Phát triển tương đương với các vùng lân cận.
b.Văn hoá:
-Chữ viết:Chữ Phạn (ấn độ).
-Tôn giáo:Theo đạo Bà la môn& đạo phật.
-Tín ngưỡng:có tục hoả táng người chết.
-Kiến trúc, điêu khắc độc đáo ( Tháp Chàm..)
-Người Chăm có quan hệ gần gũi với người Việt.
->Văn hoá Cham pa làm phong phú thêm cho nền văn hoá nước ta.
IV.Củng cố bài học:
-Phát phiếu học tâp làm bài tập tại lớp( trắc nghiệm).
-Nêu những thành tựu kinh tế, văn hoá của người Chăm?Thành tựu nào là đặc sắc nhất?
V.Hướng dãn, dặn dò:
-Hướng dân HS làm bài tập, chuẩn bị bài ôn tập:trả lời những câu hỏi, lập bảng tóm tắt các cuộc khởi nghĩa.
-Sưu tầm tranh ảnh về văn hoá Cham Pa.
 Thảo lu ận nhóm
 Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
 Thảo luận nhóm
 Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì
 Thảo luận nhóm
 Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?
 Thảo luận nhóm
 Những việc làm của Khúc Hạo nhằm mục đích gì?

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 (8).doc