Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Tiết 32: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938

I/ Mục tiêu:

1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:

 - Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2

 - Ngô Quyền và nhân dân đã chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động.

- Diễn biến trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng - là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta.

 - ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.

2. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, kĩ năng mô tả sự kiện

3. Thái độ:

Giáo dục học sinh lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc, lòng biết ơn anh hùng dân tộc Ngô Quyền.

II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:

- GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án điện tử, lược đồ câm: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, bảng phụ ghi phần trò chơi ô chữ.

- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK (từ trang 74 -> 77)

III/ Tiến trình bài dạy:

1. Kiểm tra: Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930-931) trên lược đồ ? (Trình chiếu lược đồ: Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930-931) )

 

doc 7 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2182Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 6 - Tiết 32: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lịch sử 6
Bài 27 - Tiết: 32
Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938
I/ Mục tiêu:
1. Kiến thức: Giúp học sinh nắm được:
	- Bối cảnh quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2
	- Ngô Quyền và nhân dân đã chuẩn bị chống giặc rất quyết tâm và chủ động.
- Diễn biến trận thuỷ chiến trên sông Bạch Đằng - là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc và thắng lợi cuối cùng thuộc về dân tộc ta.
	- ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938.
2. Kĩ năng:
	Rèn kĩ năng đọc bản đồ lịch sử, kĩ năng mô tả sự kiện
3. Thái độ:
Giáo dục học sinh lòng tự hào và ý chí quật cường của dân tộc, lòng biết ơn anh hùng dân tộc Ngô Quyền.
II/ Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
- GV: Sưu tầm tranh ảnh, thiết kế giáo án điện tử, lược đồ câm: Chiến thắng Bạch Đằng năm 938, bảng phụ ghi phần trò chơi ô chữ.
- HS: Đọc trước bài và tìm hướng trả lời câu hỏi trong SGK (từ trang 74 -> 77)
III/ Tiến trình bài dạy:
1. Kiểm tra: Tường thuật diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930-931) trên lược đồ ? (Trình chiếu lược đồ: Kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất (930-931) )
2. Bài mới:
* Giới thiệu bài: Sau cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất thắng lợi, Dương Đình Nghệ tiếp tục xây dựng nền tự chủ. Đất nước thái bình được 6 năm thì Dương Đình Nghệ bị mưu sát. Lợi dụng tình hình đó, nhà Hán kéo quân xâm lược nước ta lần thứ 2. Bấy giờ, Ngô Quyền đang làm Thứ sử vùng ái Châu (Thanh Hoá) đã cùng nhân dân kháng chiến chống quân Nam Hán. Quá trình chuẩn bị, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của cuộc kháng chiến như thế nào, giờ học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
HĐ1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu quá trình Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán.
GV gọi HS đọc thông tin SGK từ đầu đến "Ngô Quyền kéo quân ra Bắc."
- Dựa vào thông tin SGK và sự hiểu biết của mình, em hãy giới thiệu đôi nét về Ngô Quyền ?
HS dựa vào thông tin trong SGK trả lời
GV giới thiệu bổ sung: Đường Lâm (Hà Tây) là quê hương của nhiều bậc anh hùng yêu nước như Phùng Hưng, Phùng Hải các em đã được tìm hiểu ở những giờ học trước. Ngô Quyền sinh năm 897, con trai Thứ Sử Ngô Mân, một hào trưởng địa phương. Từ tấm bé Ngô Quyền đã tỏ ra có chí lớn. Thân thể cường tráng, trí tuệ sáng suốt, chăm rèn võ nghệ. Sử cũ miêu tả ông:"Vẻ người khôi ngô, mắt sáng như chớp, dáng đi như cọp, có chí dũng, sức có thể nhấc Vạc dơ cao". Ông là một tướng giỏi có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất và được Dương Đình Nghệ tin yêu gả con gái cho và phong làm Thứ sử ái Châu (Thanh Hoá).
GV giới thiệu bối cảnh dẫn đến quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ 2: 
Tháng 4 năm 937, một viên tướng dưới quyền của Dương Đình Nghệ là Kiều Công Tiễn đã mưu sát Dương Đình Nghệ để đoạt chức Tiết độ sứ. Nhân dân vô cùng bất bình, phẫn nộ. Ngô Quyền biết tin đã kéo quân ra Bắc trị tội Kiều Công Tiễn để bảo vệ nền tự chủ mà họ Khúc và Họ Dương đã kiến thiết từ đầu thế kỉ X. Nhà Nam Hán đại bại năm 931 song chúng chưa từ bỏ ý định xâm lược nước ta. Kiều Công Tiễn biết Ngô Quyền kéo quân ra Bắc, hắn vội cầu cứu nhà Nam Hán. Chớp thời cơ nhà Hán kéo quân xâm lược nước ta lần thứ 2.
- Em có nhận xét gì về hành động cầu cứu nhà Nam Hán của Kiều Công Tiễn ?
( Là hành động hèn mạt, bán nước, hại dân. Là hành động phản phúc "Cõng rắn cắn gà nhà", đặt lợi ích cá nhân lên trên vận mệnh dân tộc. Đáng bị trừng trị.)
- Kế hoạch của nhà Nam Hán xâm lược nước ta lần 2 như thế nào ?
(Vua Nam Hán sai con là Lưu Hoằng Tháo chỉ huy một đạo quân thuỷ xâm lược nước ta. Bản thân vua Nam Hán đóng quân ở Hải Môn (Bách Bạch- Quảng Tây) sẵn sàng tiếp ứng cho con trai. )
GV bình: Cuộc tấn công lần 2 của nhà Nam Hán có sự chuẩn bị chu đáo, có quy mô lớn, đích thân vua và tôn thất nhà vua chỉ huy cuộc kháng chiến -> kì vọng vào một chiến thắng và thống trị nước Nam.
- Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân xâm lược Nam Hán như thế nào ?
(Dự đoán hướng tấn công của quân giặc; Bàn với các tướng cách đánh giặc: chọn khúc sông Bạch Đằng làm trận địa cho cuộc chiến )
- Vì sao Ngô Quyền lại chọn khúc sông Bạch Đằng để làm trận địa bãi cọc ngầm ? 
GV giới thiệu, miêu tả vị trí sông Bạch Đằng (kết hợp chỉ trên lược đồ): Sông Bạch Đằng (sông Rừng) vì hai bờ sông toàn là rừng rậm. Sông Bạch Đằng thướng có sóng bạc đầu, nên còn có tên Bạch Đằng Giang. Xét về địa hình, địa vật sông Bạch Đằng có vị trí chiến lược quan trọng: Bạch Đằng là cửa ngõ phía Đông Bắc và là đường giao thông quan trọng từ biển đông vào nội địa Việt Nam. Cửa biển to rộng, rút nước từ vùng đồng bằng Bắc Bộ đổ ra Vịnh Hạ Long. Từ cửa biển ngược lên 20km là đến cửa sông Chanh. Phía hữu ngạn có dãy núi vôi Tràng Kênh với nhiều hang động. Sông có dòng hải lưu thấp, độ dốc không cao, ảnh hưởng thuỷ triều lên xuống rất mạnh, chênh nhau lúc thuỷ triều lên và xuống tới 3m. Khi triều lên lòng sông rộng đến hàng nghìn mét, sâu hơn chục mét. Hai bên bờ sông lại có những con sông nhỏ: sông Chanh ở tả ngạn, sông Giá, sông Nam Triệu (sông Cấm) ở hữu ngạn rất thuận lợi cho cách đánh phục kích cũng như cách tấn công và rút lui của quân ta. Ngô Quyền huy động quân lên rừng đẵn những cây gồ dài (Trình chiếu cảnh đẵn gỗ) về vót nhọn đầu, bịt sắt rồi cho đóng xuống lòng sông Bạch Đằng, gần cửa biển theo hình chữ chi (Trình chiếu khu cửa biến nơi đóng cọc ngầm, cảnh quân lính đóng cọc dưới sông), sau đó bố trí quân mai phục (Trình chiếu quân mai phục). Phía tả ngạn có đạo quân bộ do Dương Tam Kha (Con trai Dương Đình Nghệ) chỉ huy phục kích, phía hữu ngạn là đạo quân bộ do Ngô Xương Ngập (Con trai cả Ngô Quyền) và Đỗ Cảnh Thạc chỉ huy. Đích thân Ngô Quyền cùng chiến thuyền phục kích phía trên dòng sông.
 GV cho HS thảo luận nhóm: 
 GV chia nhóm: nhóm bàn
 Thời gian: 4'
GV nêu yêu cầu: Kế hoạch đánh giặc của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở chỗ nào ?
 HS thảo luận
 Đại diện nhóm trả lời
 Các nhóm nhận xét chéo
GV nhận xét, kết luận: Cuộc chiến chỉ diễn ra trong một ngày, phải dựa vào quy luật thiên nhiên khi nước thuỷ triều lên xuống, phải tư duy và tính toán khoa học nơi bày trận địa bãi cọc ngầm để nhử địch, chọn được vị trí có địa hình thích hợp, tận dụng được sức dân.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu chiến thắng Bạch Đằng năm 938
- Quân Nam Hán tiến vào nước ta lần thứ 2 năm nào ? theo hướng nào ?
Ngô Quyền đã đối phó như thế nào?
Giới thiệu các ký hiệu trên bản đồ cho hs theo dõi
 Trình chiếu các hình ảnh kết hợp tường thuật, miêu tả.
Thuyền nhỏ của ta nhử địch, bắn tên khiêu chiến, dụ địch vượt qua bãi cọc ngầm, vờ thua chạy
 Ngô Quyền cho Nguyễn Tất Tố là một người rất giỏi về sông nước và một toán quân dùng thuyền nhỏ ra khiêu chiến, nhử địch vào bãi cọc ngầm lúc thuỷ triều đang lên. Quân giặc tưởng ta thua cuộc nên hăm hở đốc quân đuổi theo vượt qua bãi cọc ngầm.
- Nhử được quân giặc vượt qua bãi cọc ngầm, tiếp theo Ngô Quyền đã có hành động gì ?
Trình chiếu các hình ảnh: Quân ta phản công, quân từ các điểm phục kích tấn công giặc, giặc đâm vào bãi cọc ngầm, giặc nhảy xuống nước, hình ảnh giặc bại trận ta thắng trậngiáo viên kết hợp tả và tường thuật:
 Xác định đúng thời gian nước triều rút, Ngô Quyền đốc quân đánh quật trở lại, bấy giờ đạo quân bộ của Dương Tam Kha phía tả ngạn và đạo quân Ngô Xương Ngập, Đỗ Cảnh Thạc phối hợp với quan thuỷ từ 3 phía đổ ra đánh. Giặc bị bất ngờ, chúng hò hét tháo chạy ra biển. Ngô Quyền cùng những chiến thuyền nhẹ lao vào đội hình quân giặc, thuyền chúng chèn nhau tháo chạy va vào bãi cọc khi nước đang rút, bãi cọc như các mũi tên khổng lồ đâm vỡ tan tành thuyền chiến của chúng. Từ phía sau và hai bên bờ quân ta vẫn tấn công mạnh lao vào đánh giáp lá cà rất quyết liệt. Giặc rơi vào thế "Tiến thoái lưỡng nan", bí thế, chúng bỏ thuyền nhảy xuống sông hòng thoát thân, phần bị chết đuối, phần bị giết, thiệt hại đến quá nửa. Cờ chiến thắng của quân ta tung bay khắp hai bên bờ sông.
-Cho hs theo dói lại trên màn hình sau đó hs tự ghi ý chính.
- Kết quả trận đánh như thế nào ?
- Vì sao quân ta có thể giành thắng lợi ?
(Ta dùng cả mưu lược lẫn chiến thuật, tận dụng được địa thế của thiên nhiên, tướng và quân một lòng quyết tâm)
- Trong các yếu tố trên, yếu tố nào là quan trọng làm nên chiến thắng ?
(dùng mưu lược)
- Em có nhận xét gì về khả năng quân sự của chủ tướng Ngô Quyền ?
(Thông minh, sáng suốt, không chỉ đánh giặc bằng sức và lòng yêu nước mà còn mưu cao, mẹo giỏi - đó là yếu tố cần thiết để đánh giặc trong mọi thời đại.)
- Ngoài trận đánh trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền, em còn biết có những trận đánh nào diễn ra trên sông Bạch Đằng nữa ?
GV giới thiệu thêm: Trận Bạch Đằng năm 938 là trận thuỷ chiến đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta giành thắng lợi, trận đánh đã tận dụng được cả 3 yếu tố:"thiên thời, địa lợi, nhân hoà". Trận Bạch Đằng phá quân Nguyên năm 1288 cũng đã dùng mưu kế như trận Bạch Đằng năm 938- Sử dụng cọc ngầm và nước thuỷ triều lên xuống để đánh giặc, điều đó được ghi trong "Bình Ngô đại cáo" của Nguyễn Trãi: 
 " Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã"
- Vì sao nói trận Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền là một chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta?
- Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2 ?
(Huy động được sức mạnh toàn dân, tận dụng được vị trí và địa thế sông Bạch Đằng, chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh độc đáolàm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc)
 GV cho HS quan sát tranh "Lăng Ngô Quyền"- SGK Tr 77
GV: Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xưng vương, định đô ở Cổ Loa (Hà Nội). Nhưng đáng tiếc thời gian tại ngôi của ông thật ngắn ngủi, chỉ được 6 năm (939-944). Ông mất ngày 18 tháng giêng năm Giáp thìn, thọ 47 tuổi. Nhớ công ơn Ngô Quyền, nhân dân ta xây lăng tưởng nhớ. Lăng được xây dựng chính xác năm nào thì chưa rõ, chỉ biết được tu sửa lớn năm 1858. Lăng xây kiểu có 4 mái ngói cong, có đường bao, giữa đặt một cỗ ngai rồng và tấm bia đá lớn ghi 4 chữ "Tiền Ngô Vương lăng", khắc năm 1821- ghi nhớ công lao của vị anh hùng dân tộc.
 HĐ3: Hướng dẫn học sinh luyện tập củng cố kiến thức.( GV cho hs làm bài tập trên màn hình)
1. Ngô Quyền đã chuẩn bị đánh quân Nam Hán như thế nào ?
- Giới thiệu về Ngô Quyền
+ Ngô Quyền là người tướng giỏi có nhiều công lao trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán lần thứ nhất.
- Bối cảnh lịch sử:
+ Ngô Quyền kéo quân ra bắc.
+ Kiều Công Tiễncầu cứu nhà Hán.
- Kế hoạch của vua Nam Hán
+ Lưu Hoàng Tháo chỉ huy đạo quân thuỷ -> nước ta. Vua Nam Hán chỉ huy cuuộc kháng chiến. 
-Chuẩn bị của Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền Chọn khúc sông
Bạch Đằng để làm trận địa bãi cọc ngầm. 
+ Lên rừng đẵn gỗđóng xuống lòng sông.
+ Cho quân mai phục, chủ động đón đánh quân xâm lược.
+ Bố trí trận địa bãi cọc ngầm trên cửa sông Bạch Đằng.
+ Chủ động: Đón đánh quân xâm lược.
+ Độc đáo: Bố trí trận địa cọc ngầm trên sông Bạch Đằng 
2. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
* Diễn biến:
- Cuối năm 938, Lưu Hoằng Tháo kéo quân vào cửa biển nước ta.
- Ngô Quyền cho quân ra khiêu chiến nhử địch vào cửa sông Bạch Đằng, vượt qua bãi cọc ngầm.
- Nước triều rút. Ngô Quyền dốc lực lượng đánh quật trở lại. Quân giặc tháo chạy đâm phải bãi cọc ngầm.
* Kết quả:
- Tướng giặc Lưu Hoằng Tháo bỏ mạng.
- Quân giặc chết quá nửa.
- Trận Bạch Đằng của Ngô Quyền thắng lợi.
* Nguyên nhân thắng lợi
- Sự thông minh, sáng suốt, long yêu nước của Ngô Quyền 
- Tinh thần đoàn kết.
* Ý nghĩa:
- Chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc.
- Mở ra thời kì độc lập dân tộc, thống nhất đất nước.
* Bài tập trắc nghiệm:
3. Củng cố:
- Quá trình Ngô Quyền chuẩn bị đánh quân Nam Hán xâm lược lần thứ 2 ?
- Diễn biến, kết quả, ý nghĩa trận Bạch Đằng năm 938 ?
4. Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn toàn bộ kiến thức bài học.
- Tường thuật diễn biến trận quyết chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 trên lược đồ SGK Tr 75.
- Làm đề cương trả lời các câu hỏi phần ôn tập SGK Tr 78.

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 27.Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938.doc