Giáo án môn Lịch sử lớp 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- HS biết được những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, của buổi đầu độc lập thời Ngô- Đinh.

- Hiểu được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.

2. Tư tưởng: Giáo dục HS:

- Ý thức độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước của dân tộc.

- Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ, thống nhất đất nước và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.

3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết lập biểu đồ, sơ đồ và sử dụng bản đồ khi học bài.

II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước (thời Ngô Quyền); tranh ảnh và tư liệu về Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh và thời Ngô – Đinh.

 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.

III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu khái quát chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7.

2. Giới thiệu bài: Sau hơn 1000 năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, cuối cùng nhân dân ta đã giành lại được nền độc lập. Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, nước ta đã bước vào thời kì độc lập và tự chủ. Vậy Ngô Quyền đã dựng nền độc lập tự chủ như thế nào và Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước có ý nghĩa gì? (vào bài).

 

doc 3 trang Người đăng nguyenphuong Lượt xem 2793Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Lịch sử lớp 7 - Bài 8: Nước ta buổi đầu độc lập - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5 	 NS: 26 /09/2012	
Tiết 10 	 NG: 28/09/2012	
Phần hai: LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ THẾ KỈ X ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX
Chương I: BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP THỜI NGÔ – ĐINH - TIỀN LÊ (Thế kỉ X)
Bài 8: 
NƯỚC TA BUỔI ĐẦU ĐỘC LẬP
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- HS biết được những nét lớn về tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, của buổi đầu độc lập thời Ngô- Đinh.
- Hiểu được quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
2. Tư tưởng: Giáo dục HS:
- Ý thức độc lập, tự chủ và thống nhất đất nước của dân tộc.
- Ghi nhớ công ơn của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đã có công giành quyền tự chủ, thống nhất đất nước và mở ra thời kì độc lập lâu dài cho dân tộc.
3. Kỹ năng: Rèn cho HS biết lập biểu đồ, sơ đồ và sử dụng bản đồ khi học bài.
II. CHUẨN BỊ: 1. GV: Bảng phụ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước (thời Ngô Quyền); tranh ảnh và tư liệu về Ngô Quyền – Đinh Bộ Lĩnh và thời Ngô – Đinh.
 2. HS: Đọc và chuẩn bị bài theo nội dung câu hỏi SGK.
III. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: GV giới thiệu khái quát chương trình lịch sử Việt Nam lớp 7.
2. Giới thiệu bài: Sau hơn 1000 năm đấu tranh kiên cường và bền bỉ chống lại ách đô hộ của phong kiến phương Bắc, cuối cùng nhân dân ta đã giành lại được nền độc lập. Với chiến thắng Bạch Đằng lịch sử năm 938, nước ta đã bước vào thời kì độc lập và tự chủ. Vậy Ngô Quyền đã dựng nền độc lập tự chủ như thế nào và Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước có ý nghĩa gì? (vào bài).
3. Bài mới
Hoạt động của GV – HS
Nội dung kiến thức cần đạt
Hoạt động 1: Tìm hiểu việc dựng nền độc lập của Ngô Quyền.
GV yêu cầu HS nhắc lại tiểu sử Ngô Quyền.
H: Ngô Quyền có công như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược lần thứ hai?
HS suy nghĩ trả lời.
*GV yêu cầu HS dựa vào thông tin mục 1/25 cho biết:
H: Nhắc lại chiến thắng Bạch Đằng 938 có ý nghĩa gì?
HS trả lời.
H: Sau chiến thắng Bạch Đằng, Ngô Quyền làm gì?
HS: Lên ngôi vua và chọn nơi đóng đô.
GV mở rộng: Em có biết ông vua nào trước Ngô Quyền đã chọn Cổ Loa làm kinh đô?
HS: An Dương Vương (xã hội Âu Lạc – TK III TCN).
H: Vì sao Cổ Loa lại được hai triều vua chọn làm kinh đô?
HS suy nghĩ trả lời. GV nhận xét.
H: Sau khi lên ngôi, Ngô Quyền đã làm gì?
HS trả lời và bổ sung.
H: Tại sao Ngô Quyền lại bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để thiết lập một triều đình mới?
HS trả lời. GV chuẩn kiến thức và nhấn mạnh: Bãi bỏ bộ máy cai trị của họ Khúc để quyết tâm xây dựng quốc gia độc lập.
HS thảo luận nhóm 3 phút: Bộ máy nhà nước được tổ chức như thế nào? Vẽ sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước? Nhận xét?
=> Đại diện nhóm trả lời và bổ sung.
=>HS trả lời và bổ sung, GV chuẩn kiến thức và chốt lại: Tuy còn đơn giản nhưng bước đầu đã thể hiện ý thức độc lập và tự chủ dân tộc
H: Với những chính sách của Ngô Quyền, tình hình đất nước dưới thời Ngô ra sao?
HS: đất nước được yên bình.
GV chốt, chuyển ý.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu tình hình chính trị cuối thời Ngô:
H: Sau khi trị vì đất nước được 5 năm, Ngô Quyền qua đời, lúc đó tình hình nước ta như thế nào?
HS trả lời.
H: Ai đã cướp ngôi nhà Ngô?
HS trả lời. GV mở rộng về Dương Tam Kha.
GV giảng: Năm 950, NXV giành lại được ngôi vua, song uy tín của nhà Ngô đã giảm sút.
H: Sau khi NXV chết, tình hình đất nước như thế nào?
HS trả lời. GV chuẩn xác.
HS thảo luận nhóm 3’: “Sứ quân” là gì? Tại sao xảy ra “Loạn 12 sứ quân”? Hậu quả của tình trạng này?
=> Đại diện nhóm trả lời và bổ sung. 
GV nhận xét, liên hệ thời chống Mĩ – đất nước bị chia cắt làm 2 miền - và liên hệ thực tế trong gia đình, lớp học để giáo dục HS. 
Hoạt động 3: Tìm hiểu quá trình thống nhất đất nước của Đinh Bộ Lĩnh.
*GV yêu cầu HS dựa vào mục 3/27 – 28 đàm thoại:
H: Cho biết tình hình đất nước ta lúc này?
HS: Thù trong giặc ngoài.
=>GV giảng: Lúc này, tại đất Hoa Lư (Ninh Bình) xuất hiện anh hùng Đinh Bộ Lĩnh.
H: Vậy, Đinh Bộ Lĩnh là ai?
HS đọc và rút ra từ đoạn in nghiêng /27.
H: Ông đã làm gì để chuẩn bị dẹp yên 12 sứ quân?
HS: Tổ chức lực lượng, rèn vũ khí, dựng căn cứ.
GV trình bày quá trình thống nhất đất nước của ông trên lược đồ.
H: Vì sao Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên được 12 sứ quân?
HS: Nhân dân ủng hộ và có tài đánh đâu thắng đó.
=> GV chuẩn xác.
*HS trao đổi bàn (2’): Việc Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên 12 sứ quân có ý nghĩa gì?
=>HS trả lời và bổ sung, GV nhận xét.
H: Nêu công lao của Ngô Quyền và Đinh Bộ Lĩnh đối với nước ta buổi đầu độc lập?
HS khá, giỏi trả lời. GV nhận xét, chốt lại và giáo dục HS ghi nhớ công lao của họ.
1. Ngô Quyền dựng nền độc lập
- Năm 939, Ngô Quyền lên ngôi vua. - Đóng đô ở Cổ Loa.
- Xây dựng chính quyền mới:
+ Vua đứng đầu triều đình.
+ Đặt các chức quan: văn, võ.
+ Cử các tướng coi giữ các châu.
- Sơ đồ:
 Vua
 Quan văn 
Quan võ
Thứ sử các châu
2/ Tình hình chính trị cuối thời Ngô
- Năm 944: Ngô Quyền mất, Dương Tam Kha tiếm quyền -> đất nước không ổn định.
- Năm 950, Ngô Xương Văn lật đổ Dương Tam Kha.
- Năm 965, Ngô Xương Văn chết 
=> “ Loạn 12 sứ quân”.
3. Đinh Bộ Lĩnh thống nhất đất nước:
a. Hoàn cảnh:
- Đất nước chia cắt, loạn lạc.
- Nhà Tống có âm mưu xâm lược.
b. Quá trình thống nhất:
- Đinh Bộ Lĩnh lập căn cứ ở Hoa Lư (Ninh Bình).
- Liên kết với các sứ quân.
=> Năm 967, đất nước thống nhất.
4. Củng cố: *HS trả lời các câu hỏi:
Câu 1: Ý thức tự chủ của Ngô Quyền trong xây dựng đất nước biểu hiện như thế nào?
Câu 2: Loạn 12 sứ quân gây ra nguy cơ lớn nhất nào cho đất nước?
A. Kinh tế suy sụp. B. Ngoại xâm đe dọa.
C. Nhân dân đói khổ. C. Đất nước bất ổn.
*GV kết luận: Ngô Quyền là người đặt nền móng cho độc lập tự chủ và Đinh Bộ Lĩnh có công thống nhất đất nước. Sau khi thống nhất đất nước, Đinh Bộ Lĩnh làm gì? (bài sau).
 5. Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo các nội dung.
- Tìm hiểu về tình hình chính trị và quân sự thời Đinh - Tiền Lê.
- Chuẩn bị giờ sau học bài 9 (mục I).
* Rút kinh nghiệm: 

Tài liệu đính kèm:

  • docBài 8. Nước ta buổi đầu độc lập - Dương Thị Oanh - Trường THCS Lê Hồng Phong.doc