Giáo án môn Mĩ thuật 8 - Bài 12: Vẽ tranh đề tài gia đình

BÀI 12: VẼ TRANH

ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (tiết 1)

I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC;

1/ Kiến thức:

- Học sinh hiểu nội dung đề tài và cách vẽ tranh đề tài gia đình.

- Học sinh biết cách tìm, lựa chọn hình ảnh thể hiện nội dung đề tài

2/ Kĩ năng:

- Học sinh vẽ được hình theo đúng nội dung đề tài gia đình.

3/ Thái độ:

- Thể hiện tình cảm của mình với người thân trong gia đình.

II/ CHUẨN BỊ:

1/ Tài liệu.

- Kí họa I, bố cục 1, 2, 3.

2/ Đồ dùng dạy- học:

a/ Giáo viên:

- Một số bức tranh của học sinh vẽ về đề tài gia đình.

- Tranh, ảnh về gia đình.

- Bộ ĐDDH8

b/ Học sinh:

- SGK, vở ghi, giấy vẽ, bút chì, tẩy.

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 2043Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Mĩ thuật 8 - Bài 12: Vẽ tranh đề tài gia đình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 15	 Ngày soạn: 
Tiết: 15	 Ngày dạy:
BÀI 12: VẼ TRANH
ĐỀ TÀI GIA ĐÌNH (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC;
1/ Kiến thức:
Học sinh hiểu nội dung đề tài và cách vẽ tranh đề tài gia đình.
Học sinh biết cách tìm, lựa chọn hình ảnh thể hiện nội dung đề tài
2/ Kĩ năng:
Học sinh vẽ được hình theo đúng nội dung đề tài gia đình.
3/ Thái độ:
- Thể hiện tình cảm của mình với người thân trong gia đình.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Tài liệu.
Kí họa I, bố cục 1, 2, 3.
2/ Đồ dùng dạy- học:
a/ Giáo viên:
Một số bức tranh của học sinh vẽ về đề tài gia đình.
Tranh, ảnh về gia đình.
Bộ ĐDDH8
b/ Học sinh:
SGK, vở ghi, giấy vẽ, bút chì, tẩy.
3/ Phương pháp dạy- học
Phương pháp vấn đáp - trực quan - gợi mở
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp: Lớp trưởng báo cáo si số.
Kiểm tra: Đồ dùng học tập của học sinh.
Tiến trình bài học
Giới thiệu:
Gia đình là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên, là tổ ấm nươi lớn chúng ta khôn lớn trưởng thành, mỗi con người ai cũng phải có gia đính, ở đó có những người thân yêu nhất. Để thể hiện tình cảm của mình đối với những người thân trong gia đình qua tranh vẽ. Bài hôm nay giúp các em làm được điều đó.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung ghi bảng
HOẠT ĐỘNG 1 khoảng 7’
Hướng dẫn học sinh tìm chọn nội dung đề tài.
Trong gia đình em thường diễn ra hoạt động tập thể gì?
Gv: Vẽ tranh gia đình là phản ánh hoạt động sinh hoạt đời thường của một gia đình.
Gv: + Đề tài này rất phong phú , cùng một nội dung học sinh có thể vẽ nhiều hoạt động khác nhau.
+ Hãy nhớ lại các hoạt động liên quan tới gia đình mà mình đã tham gia , đã chứng kiến.
+ Tìm nội dung chủ đề nào, chọn các hoạt động nào phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Lựa chọn hoạt động nào tiêu biểu, thể hiện rõ nội dung về gia đình để có thể đưa vào tranh của mình.
+ Lựa chọn khung cảnh nào thì phù hợp với nội dung của tranh.
+ Lựa chọn hoạt động nào gần gũi mà mình thích.
Gv yêu cầu học sinh giới thiệu một số tranh đã sưu tầm được.
Gv cho học sinh xem thêm một số bức tranh vẽ của học sinh và họa sĩ về đề tài gia đình.
? Hình ảnh nào là hình ảnh chính? Các nhân vật đang làm gì? Màu sắc trong bức tranh như thế nào?
Gv nhận xét bổ sung cho học sinh thấy được vẻ đẹp của các bức tranh.
? Với nội dung vẽ tranh đề tài gia đình em thể hiện hình ảnh trong tranh của mình là gì?
HOẠT ĐỘNG 2 khoảng 8’
Hướng dẫn học sinh cách vẽ.
GV yêu cầu HS tìm chọn nội dung đề tài gần gũi, có những hình ảnh quen thuộc như: bữa cơm gia đình, một ngày vui trong nhà, đến thăm ông bà nội-ngoại, dọn dẹp nhà cửa, vẽ chân dung người thân,
không nên chọn hoạt động khó, không phù hợp với khả năng.
Yêu cầu học sinh nhắc lại các bước vẽ tranh đề tài.
Sau khi học sinh trả lời giáo viên bổ sung nhắc lại nhanhcacs bước để học sinh nhớ lại:
Bước 1: Tìm bố cục phác mảng chính, phụ.
Tìm vị các mảng chính , mảng phụ các hình chữ nhật, vuông tròn, tam giác, ô van..chú ý độ to nhỏ khác nhau của các mảng chính, phụ sao cho cân đối, nhịp nhàng.
Bước 2: Phác hình bằng các nét thẳng lên các mảng đã phác.
 Vẽ phác đè lên các mảng chính, phụ hình người, cảnh vật nhưng cần giữ được các mảng đã phác lúc đầu, không phá vỡ các mảng đã chia.
+ Hình vẽ phác đơn sơ nhưng đồ bộ và nằm trong phạm vi các mảng đã chia.
Bước 3: Vẽ chi tiết 
+ Từng bước chỉnh sửa hoàn thiện hình vẽ và cách sắp xếp vị trí cho cân đối phù hợp với nội dung.
Bước 4: Vẽ màu
- Vẽ màu các mảng hình chính trước,hình phụ sau.
- Mảng hình chính cần vẽ màu tươi sáng hơn so với mảng phụ.
Tùy vào khả năng của học sinh mà hướng dẫn học sinh lựa chọn chất liệu cho phù hợp với khả năng như màu bột, màu nước, màu sáng
+ Nếu HS lựa chọn vẽ màu bột thì cần:
- Pha nước với keo loãng, vẽ từ nhạt tới đậm, nước để pha màu và rửa bút cần phải luôn sạch sẽ.
+ Nếu học sinh chọn màu nước thì cần:
Pha màu với nước, vẽ từ nhạt tới đậm, không chống nhiều màu.
+ Nếu vẽ màu sáp thì cần:
Vẽ nhẹ tay từ nhạt tới đậm, có thể chồng màu hoặc vẽ kết hợp với màu nước. Có thể dùng nét bút để tạo ra hiệu quả khác nhau của màu.
Gv nhấn mạnh: Dù vẽ bằng chất liệu gì cũng cần phải vẽ màu cho trong và hài hòa, nên tập chung màu sắc mạnh mẽ , tươi sáng vào mảng chính, không nhất thiết lệ thuộc vào màu sắc của tự nhiên nhưng cần dựa vào nó để vẽ tranh của mình. Vẽ màu cần vẽ kín mặt tranh và điều chỉnh đậm nhạt của màu.
Trong những bài vẽ tranh , cách vẽ cơ bản là giống nhau, chỉ khác ở cách thể hiện các hoạt động gắn với nội dung cụ thể.
HOẠT ĐỘNG 3( khoảng 20 phút)
Hướng dẫn học sinh làm bài.
Giáo viên nêu yêu cầu bài tập để học sinh làm.
Giáo viên đi từng bàn để góp ý nhắc nhở học sinh về :
+ Cách xác định bố cục 
+ Cách tìm hình 
+ Cách phác hình và hoàn thiện hình
Trên thực tế bài vẽ của học sinh.
Giáo viên động viên nhắc nhở học sinh hoàn thành bài vẽ hình sau tiết học
HOẠT ĐỘNG 4( khoảng 5 phút)
Đánh giá kết quả học tập
Giáo viên lựa chọn một số bài tốt và có khuyết điểm của học sinh để nhận xét.
? Chỉ ra ưu điểm và nhược điểm ở bài vẽ của bạn?hướng khắc phục?
+ Bố cục 
+ Vẽ hình chính, hình phụ
Giáo viên nhận xét về bài vẽ của học sinh.
Giáo viên nhận xét giờ học, tuyên dương các em có bài vẽ tốt, động viên khuyến khích các em có bài vẽ chưa tốt.
Dặn dò: 30 giây
Về nhà đọc bài và chuẩn bị màu tiết sau vẽ tiếp
I. Tìm chọn nội dung đề tài.
Bữa cơm gia đình, một ngày vui trong nhà, đến thăm ông bà nội-ngoại, dọn dẹp nhà cửa, vẽ chân dung người thân,
II / Cách vẽ
Bước 1: Tìm bố cục phác mảng chính, phụ.
Bước 2: Phác hình bằng các nét thẳng lên các mảng đã phác.
Bươ]
III/ Thực hành
Bài tập: Vẽ một bức tranh về đề tài gia đình
Rút kinh nghiệm:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 12 De tai Gia dinh_12198570.doc