Giáo án môn Ngữ văn 7 - Bánh trôi nước

TUẦN 7 – TIẾT 26

BÁNH TRÔI NƯỚC

~ Hồ Xuân Hương ~

I. Mục tiêu bài học

1) Kiến thức

- Cho học sinh biết và hiểu thêm về bánh trôi nước và cách làm bánh.

- Qua hình ảnh bánh trôi nước giúp học sinh thấy được vè đẹp, bản lĩnh son sắc, thân phận chìm nổi của người phụ nữ phong kiến.

- Giuap học sinh hiểu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt

2) Kĩ năng

- Rén kỹ năng đọc hiểu, cảm thụ nét độc đáo của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.

- Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu và phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.

3) Thái độ

- Giáo dục tình cảm, làm cho các em biết tôn trọng, yêu thương phụ nữ và con người.

II. Phương tiện thực hiện

1) Đối với giáo viên

- Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo,.

2) Đối với học sinh

- Sách, vở soạn, dụng cụ học tập, sách tham khảo (nếu có),.

 

docx 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1007Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Bánh trôi nước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người soạn: Nguyễn Thị Tuyết
TUẦN 7 – TIẾT 26
BÁNH TRÔI NƯỚC
~ Hồ Xuân Hương ~
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Cho học sinh biết và hiểu thêm về bánh trôi nước và cách làm bánh.
Qua hình ảnh bánh trôi nước giúp học sinh thấy được vè đẹp, bản lĩnh son sắc, thân phận chìm nổi của người phụ nữ phong kiến.
Giuap học sinh hiểu về thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
Kĩ năng
Rén kỹ năng đọc hiểu, cảm thụ nét độc đáo của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Rèn luyện kỹ năng đọc – hiểu và phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình.
Thái độ
Giáo dục tình cảm, làm cho các em biết tôn trọng, yêu thương phụ nữ và con người.
Phương tiện thực hiện
Đối với giáo viên
Sách giáo khoa, giáo án, tài liệu tham khảo,..
Đối với học sinh
Sách, vở soạn, dụng cụ học tập, sách tham khảo (nếu có),..
Cách thức tiến hành
Phân tích + giảng bình + pháp vấn
Tiến trình bài dạy
Ổn định lớp ( 1 phút)
Kiểm tra sĩ số
Kiểm tra bài cũ (5 phút)
?1- Em hãy đọc thuộc lòng bài thơ “ Sau phút chia li” được trích trong “ Trinh phụ ngâm khúc”.
?2 – Em hãy cho biết nội dung chính của bài thơ “Sau phút chia li”.
Bài mới
Lời giới thiệu (2 phút)
Tiết trước chúng ta đã tìm hiểu bài “Sau phút chia li” của tác giả Đoàn Thị Điểm rồi, bài thơ trược trích trong “Trinh phụ ngân khúc” một tác phẩm thơ Nôm. Trước khi vào bài mới hôm nay cô muốn hỏi các em một số câu hỏi như sau: “ Lớp mình có bạn nào biết về bánh trôi nước khong? Các em từng thấy, từng ăn bánh trôi chưa? Bạn nào biết và từng ăn qua rồi thì có bạn nào biết làm bánh trôi nước không?” Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng tình hiểu đó là bài “ Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương. Chúng ta cùng tìm hiểu xem thông qua bánh trôi nước tác giả muốn nói đến ai nhé.
Bài mới
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
13 phút. Trong đó:
 -tác giả 7 phút
Hoạt động 1: Đọc , tìm hiểu chung
GV: Mời học sinh đọc chú thích SGK
? Qua bài soạn ở nhà và chú thích sách giáo khoa, em hãy trình bày sự hiểu biết của em về tác giả? 
GV:Nói thêm cho học sinh
Họ Hồ vốn là dòng họ lớn, từng có nhiều người đỗ đạt, làm quan nhưng đến Hồ Phi Diễm thì sa sút. Nhà nghèo không có tiền học thêm, ông phải vào Bắc dậy thêm kiếm sống
Bà lấy 2 lần chồng: một lần lấy lẽ Tri phủ Vĩnh Tường; một lần làm vơn vẽ Tổng Cóc
Đọc – tìm hiểu chung
Tác giả - Hồ Xuân Hương
Năm sinh năm mất chưa rõ.
Quê quán: Bà là người làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An.
Hoàn cảnh gia đình: Tương truyền Hồ Phi Diễm sinh năm 1704 là phụ thân của nữ sĩ. Mẹ là người Bắc Ninh họ Hà
Cuộc đời: có nhiều éo le, ngang trái. Bà 2 lần lấy chồng nhưng đều là vợ lẽ, song cả 2 lần đều góa bụa. Bà đi nhiều nơi từng đặt chân đến nhiều miền quê đất nước. Bà giao du với nhiều văn nhân thời bấy giờ. Bà là 1 nhà thơ nổi tiếng của nền văn học Việt Nam giai đoạn cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX
Bà để lại khoảng 50 bài thơ nôm
e. Nội dung thơ của Hồ Xuân Hương
- Thơ của bà chủ yếu ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam, bênh vực, cảm thông, đấu tranh cho cuộc đời và số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
-Tác phẩm 5 phút
20 phút
GV: Em hiểu thế nào về nhan đề bài thơ?
GV: Bài thơ thuốc thể loại thơ gì? Thể thơ của bài thơ là thể thơ gì?
-GV mời học sinh đọc bài thơ
-GV mời học sinh đọc chú thích
Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản.
GV yêu cầu HS đọc lại bài thơ. GV đọc mẫu lại.
GV: qua đọc bài em hiểu “Bánh trôi nước” là loại bánh như thế nào? 
GV: dựa vào những từ ngữ như: “ thân em”, “ trắng”, “tấm lòng son” em hãy cho biết nghĩa ẩn dụ của bài thơ?
GV: Với nghĩa tả thực bánh trôi nước được miêu tả như thế nào?
GV: Qua hình ảnh tả bánh trôi nước ta thấy được hình ảnh người phụ nữ như thế nào?
GV giảng: Câu thơ không chỉ ca ngợi nhan sắc bên ngoài mà còn trân trọng, tự hào về tâm hồn, đức hạnh kín đáo, khiêm nhường, duyên dáng của người phụ nữ VN.
 Tác phẩm 
Ý nghĩa nhan đề miêu tả về việc làm bánh trôi nước
Thể loại: Thơ nôm
Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt đường luật. Bài thơ có 4 câu, mỗi cau có 7 chữ
Phương thức biểu đạt: miêu tả cộng biểu cảm
Đọc hiểu chú thích
Đọc: câu 1 giọng tự hào, câu 2 giọng xót sa tâm tình, câu 3-4 giọng khẳng định rắn giỏi 
Chú thích: SGK( trang 95 )
 Đọc hiểu văn bản
Đọc 
Phân tích
Nghĩa thứ nhất: Bánh được làm từ gạo nếp, hình tròn bên trong có nhân đường phên, sau khi nặn xong cho vào nước sôi luộc chín. 
Nghĩa thứ hai: Dựa vào những hình ảnh trên ta thấy được hình ảnh ẩn dụ chính là người phụ nữ.
Câu thơ nhứ nhất:
Bánh màu trắng hình tròn
- Hai vế tiểu đối (trắng-tròn) vẻ đẹp tạo hóa đáng trân trọng, vẻ đẹp duyên dáng 
Làm nên cái nữ tính đáng yêu của người phụ nữ. Đây là vẻ đẹp đáng được nâng niu. 
- Câu thơ (câu 1) ánh lên niềm tự hào muôn thủa của phái đẹp qua cách sử dụng cặp quan hệ từ: Vừa- vừa.
- Thân em: cách nói quen thuộc trong ca dao, đậm đà màu sắc dân gian.
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
GV: Theo nghĩa tả thực em hiểu như thế nào về câu thơ thứ hai?
GV: Ở đây tác giả đã sử dụng nghệ thuật đảo thành ngữ “ba chìm bảy nổi” thành “bảy nổi ba chìm” + “ nước non”. Theo em việc dùng từ như vậy nó gợi lên cái gì?
GV: Theo nghĩa tả thực em hiểu như thế nào về câu thơ thứ 3 này?
GV: Em hiểu những từ “ rắn – nát” và hình ảnh ẩn dụ “ tay kẻ nặn” như thế nào?
GV mở rộng: Người phụ nữ thời xưa thường gắn với “tại gia tòng phụ, xuất gia tòng phu, phu tử tòng tử.”, nhỏ sống với cha mẹ thì phải theo cha mẹ, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy lấy chồng theo chồng, mọi việc đều do chồng quyết định, chồng chết theo con.
GV: Theo nghĩa tả thực em hiểu câu thơ thư thế nào?
GV: Em có suy nghĩ thư thế nào về hình ảnh “tấm lòng son”?
Câu thơ thứ hai
Câu thơ này miêu tả việc luộc bánh. Khi bánh chín sẽ nổi lên, nổi lên 7 phần còn 3 phần chìm.
“Ba chìm bảy nổi”, “Nước non” à Thân phận chìm nổi, bấp bênh giữa cuộc đời.
Từ “với” làm nổi bật hình ảnh 1 cuộc đời xả thân, vị tha vì mọi người 
Đáng cảm phục và trân trọng.
Câu thơ thứ ba
Bánh rắn hay nát điều phụ thuộc vào tay của người nặn bánh.
Ngôn ngữ tương phản “rắn-nát” và hình ảnh ẩn dụ “tay kẻ nặn” ta thấy được người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải lệ thuộc vào lễ giáo phong kiến, phụ thuộc vào người đàn ông.
Câu thơ thứ tư
Theo nghĩa tả thực thì hình ảnh “tấm lòng son” là nói về nhân bánh. Dù rắn hay nát thì nhân bánh vẫn giữ màu sắc như vậy.
Hình ảnh ánh lên vẻ đẹp của người phụ nữ xưa: “chung thủy sắt son”.
Với quan hệ từ “mặc dầumà” ð tạo 2 nghĩa đối lập. Khẳng định một tâm thế người phụ nữ vượt lên trên hoàn cảnh số phận để giữ vững phẩm chất, đức hạnh
Thời gian
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cần đạt
3 phút
GV: Trong 2 tầng nghĩa của bài thơ, nghĩa nào là nghĩa chính? Vì sao?
Hoạt động 3: Tổng kết
GV: Nêu giá trị nội dung của bài thơ?
Gv: em hãy nêu giá trị nghệ thuật của bài thơ?
Nghĩa 2 là nghĩa chính. Vì nghĩa 1 chỉ là phượng tiện để chuyển tải nghĩa sau. Có nghĩa thứ 2 bài thơ mới có giá trị tư tưởng lớn.
Với cách nói ẩn dụ, tác giả ca ngợi người phụ nữ đẹp, trong trắng; có tấm lòng son sắt thủy chung muốn vượt lên số phận.
 Tổng kết
Giá trị nội dung
- Bài thơ là tiếng cảm thông xót xa cho thân phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Là tiếng nói trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp, phẩm chất trong sáng, tình nghĩa sắt son của người phụ nữ Việt Nam ngày xưa.
2) giá trị nghệ thuật
- Ngôn ngữ thơ bình dị, hầu hết là từ Hán Việt.
- Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt đã được việt hóa.
- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng lớp ý nghĩa.
4. Củng cố, dặn dò ( 1 phút)
- Bài thơ có nhiều tầng nghĩa; Thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Học bài lòng bài thơ. Nêu giá trị nội dung – nghệ thuật.
- Chuẩn bị bài: “ Quan hệ từ”

Tài liệu đính kèm:

  • docxBai 7 Banh troi nuoc_12234034.docx