Giáo án môn Ngữ văn 7 - Từ đồng âm

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.

- Việc sử dụng từ đồng âm.

2. Kĩ năng:

- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản.

- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.

- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các từ đồng âm đúng nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.

- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẽ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm.

3. Thái độ:

- Giáo dục thái độ cẩn trọng khi sử dụng từ đồng âm, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.

II. CHUẨN BỊ:

1. GV: SGK, giáo án, máy chiếu.

2. HS: SGK, vở ghi, xem bài trước.

III. PHƯƠNG PHÁP:

- Gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 684Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 7 - Từ đồng âm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
 Họ và tên: Nguyễn Thị Nga
 Tổ: KHXH
TUẦN 11: 
Ngày soạn: 15 / 11 / 2017
Ngày dạy: 16 / 11 / 2017
Lớp dạy: 7.2
Tiết 43: (TV) TỪ ĐỒNG ÂM.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Hiểu được thế nào là từ đồng âm.
- Việc sử dụng từ đồng âm.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết từ đồng âm trong văn bản.
- Đặt câu phân biệt từ đồng âm.
- Ra quyết định: Lựa chọn cách sử dụng các từ đồng âm đúng nghĩa, phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân.
- Trình bày suy nghĩ, ý tưởng, thảo luận và chia sẽ những ý kiến cá nhân về cách sử dụng từ đồng âm.
3. Thái độ:
- Giáo dục thái độ cẩn trọng khi sử dụng từ đồng âm, tránh gây nhầm lẫn hoặc khó hiểu do hiện tượng đồng âm.
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: SGK, giáo án, máy chiếu.
2. HS: SGK, vở ghi, xem bài trước.
III. PHƯƠNG PHÁP:
- Gợi mở, phương pháp nêu vấn đề.
IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là từ trái nghĩa? Nếu một từ nhiều nghĩa thì sẽ như thế nào? Cho ví dụ.
* ĐÁP ÁN:
- Là những từ có nghĩa trái ngược nhau. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau.
3. Giảng bài mới:
	Giới thiệu bài.
 Các em đã hiểu, biết từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Hôm nay, các em sẽ biết thêm một loại từ có nghĩa khác nhau nhưng phát âm lại giống nhau. Vậy loại từ đó là loại từ gì? Nhờ đâu xác định được nghĩa của nó. Đó là vấn đề chúng ta sẽ tìm hiểu qua tiết học hôm nay.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
HĐ 1: Thế nào là từ đồng âm
- GV chiếu slides 1 VD SGK.
* Giải thích nghĩa của từ “lồng” trong các câu ở VD trên?	
Gv nhận xét.	
* Nghĩa của các từ “lồng” trên có liên quan gì với nhau không?
Từ ví dụ đã phân tích em hiểu thế nào là Từ đồng âm?	
HĐ2: Sử dụng từ đồng âm.
GV yêu cầu HS đọc lại ví dụ mục I và trả lời câu hỏi 1. II
* Nhờ đâu mà em phân biệt nghĩa của các từ “lồng” trong 2 câu trên?
GV nhận xét.	
 ? Câu “Đem cá về kho” nếu tách ra khỏi ngữ cảnh có thể hiểu thành mấy nghĩa ?
? Em hãy thêm vào câu 1 vài từ để câu trở thành đơn nghĩa?
? Để tránh những hiểu lầm do hiện tượng đồng âm gây ra cần phải chú ý điều gì? 
HĐ3: Hd luyện tập
GV chiếu bài tập 1, 3 lên màng hình. Hướng dẫn HS thực hiện.
- GV nhận xét
HS chú ý
- lồng (1): phi, nhảy.
- lồng (2): chuồng, rọ.
- HS trả lời.
- Nghĩa của các từ “lồng” trên khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- HS trả lời.
à Phát âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhauà từ đồng âm.
Gọi HS trả lời ghi nhớ SGK/135 
HS đọc
HS trả lời
- Có thể hiểu theo 2 nghĩa:
+ Chỉ hoạt động, cách chế biến thức ăn( nấu ăn).
+ Cái kho (chỗ để chứa đựng).
- mà kho
- nhập kho
HS thực hiện theo hướng dẫn của GV
I. Thế nào là từ đồng âm?
1. Ví dụ: SGK / 135
- Lồng (1): phi, nhảy.
- Lồng (2): đồ đan bằng tre, nứa, gỗ thường dùng để nhốt chim, gà.
Þ Từ đồng âm: Giống nhau về âm thanh, nghĩa khác xa về nghĩa.
2. Kết luận: SGK/135
II. Sử dụng từ đồng âm:
 * Ví dụ: 1. mục I / 135
1. Dựa vào ngữ cảnh giao tiếp để hiểu nghĩa của từ. 
2. Có thể hiểu theo 2 nghĩa:
+ Chỉ hoạt động, cách chế biến thức ăn( nấu ăn).
+ Cái kho (chỗ để chứa đựng).
- mà kho
- nhập kho
3. Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của các từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm.
III. Luyện tập:
BT1/136: 
- cao: cao thấp, tự cao.
- ba: ba mẹ, ba ngườ.i
- tranh: tranh thủ, bức tranh.
- sang: sang sông, sang giàu.
- nam: miền Nam, nam nhi.
- sức: sức mạnh, trang sức.
- nhè: khóc nhè, nhè nhẹ.
- tuốt: đi tuốt, tuốt lúa.
- môi: môi trường, đôi môi 
BT3/136: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm sau: 
- Họ ngồi vào bàn để bàn kế hoạch.
- Con sâu nằm sâu trong cuốn lá.
- Năm nay nó được năm tuổi.
4. Củng cố:
- Trò chơi nhanh mắt, nhanh tay 
- Hệ thống kiến thức bằng sơ đồ tư duy. 
5. Hướng dẫn tự học ở nhà:
- Học bài cũ, làm bài tập 2, 4 Sgk / 136
- Chuẩn bị bài: Yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản biểu cảm
 * Rút kinh nghiệm:
.....

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 11 Tu dong am_12216144.doc