Giáo án môn Ngữ văn 8 - Câu ghép

Bài 12

Tiết 46

Tuần :12

I . MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép

 - Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép .

2. Kĩ năng

 - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hòan cảnh giao tiếp.

 - Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp .

 3.Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong cách dùng câu ghép trong giao tiếp .

 4. Năng lực HS : cảm nhận, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ, phân tích, vận dụng.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Giúp HS nắm chắc quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép .

III. CHUẨN BỊ

 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , GGV , Bảng phụ ghi VD làm ngữ liệu ở các phần trong SGK

 - Học Sinh : Trả lời trước các câu hỏi ở phần tìm hiểu bài , SGK , vở bài tập .

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 1058Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8 - Câu ghép", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 12 
Tiết 46
Tuần :12
Tieáng Vieät:	 CAÂU GHEÙP (TT)
I . MỤC TIÊU
Kiến thức 
 - Mối quan hệ về ý nghĩa giữa các vế câu ghép 
 - Cách thể hiện quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu ghép .
Kĩ năng 
 - Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế của câu ghép dựa vào văn cảnh hoặc hòan cảnh giao tiếp.
 - Tạo lập tương đối thành thạo câu ghép phù hợp với yêu cầu giao tiếp .
 3.Thái độ : Có thái độ đúng đắn trong cách dùng câu ghép trong giao tiếp .
 4. Năng lực HS : cảm nhận, quan sát, tưởng tượng, suy nghĩ, phân tích, vận dụng.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP: Giúp HS nắm chắc quan hệ ý nghĩa giữa các vế câu của câu ghép .
III. CHUẨN BỊ
 - Giáo Viên : Giáo án , SGK , GGV , Bảng phụ ghi VD làm ngữ liệu ở các phần trong SGK 
 - Học Sinh : Trả lời trước các câu hỏi ở phần tìm hiểu bài , SGK , vở bài tập . 
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
 1.Ổn định tổ chức và kiểm diện : Kiểm diện HS (1 phút)
 2. Kiểm tra miệng: (4 phút)
 Câu 1: Hãy nêu các đặc điểm của câu ghép ? Cách nối các vế trong câu ghép ?(6đ)
 Câu 2: Dùng các câu đơn sau đây để tạo thành câu ghép ?(4đ)
 (1) Những cây mới trồng khó mà sống được . (2) Trời hôm nay mưa to.(3) Gió thổi mạnh .
 Đáp án 
 Câu 1: 
 - Câu ghép là những câu do hai hoặc nhiều cụm C - V không bao chứa nhau tạo thành. Mỗi cụm C-V này là một vế câu.
 - Cách nối các vế trong câu ghép : Dùng những từ có tác dụng nối ; Không dùng từ nối.
 Câu 2: Trời hôm nay mưa to , gió thổi mạnh nên những cây mới trồng khó mà sống được . 
 3. Tiến trình bài học (33 phút)
HỌAT ĐỘNG GIỮA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
Họat động 1 : Giới thiệu bài(1 phút)
Từ khái niệm câu ghép ở tiết trước , liên hệ đến các mối quan hệ trong câu ghép . GV đi vào bài mới 
Hoạt động 2 :Tìm hiểu: Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép. (17 phút)
Học sinh đọc vd / sgk/123.
? Câu trên có mấy vế? Các vế được nối với nhau bằng phương tiện gì ? mỗi vế biểu thị ý nghĩa gì?
tiếng Việt..// đẹp bởi vì tâm hồn của ng VN ta đẹp.
 Kết quả nguyên nhân
 ? Vậy các vế trong câu ghép trên có mối quan hệ ý nghĩa gì.
- Quan hệ nguyên nhân – kết quả
GV treo bảng phụ một số VD: Học sinh tiếp tục quan sát bảng phụ.
? Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
a. - Nếu anh //đi thì tôi //cũng đi.
 - Nếu trời không mưa thì tôi sẽ đến.
 ->QH điều kiện (giả thiết) .
b. - Nhà //thì nghèo,mà họ //vẫn thường giúp mọi người.
 - Tuy trời rét nhưng nó vẫn không lạnh .
 -> QH tương phản.
c. Càng cao danh vọng, càng dày gian nan.
 - > QH tăng tiến.
d. Anh // đi, hay là tôi// đi.
 -> QH lựa chọn .
e. Gió //cứ thổi và mây // cứ bay.
 - > QH bổ sung.
f.Hai người//giằng corồi ai nấy//đều buông gậy ra.
 - >QH tiếp nối.
g. Chồng//cày, vợ //cấy ,con trâu// đi bừa.
 -> QH đồng thời .
h. Tôi bật khóc :chỉ còn mình tôi ở lại.
 - >QH giải thích .
GV củng cố ghi nhớ
? Các vế trong câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào.
- Các vế trong câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ .
? Dựa vào tìm hiểu trên , em rút ra đặc điểm quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép .
- Các kieu3 quan hệ thường gặp : nguyên nhân, điều kiện( giả thiết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, tiếp nối, đồng thời , giải thích.
?Dựa vào đâu để xác định được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép .
- Dựa vào những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng.
- Để nhận biết chính xác , trong nhiều trường hợp, ta dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp .
GV gọi HS đọc lại ghi nhớ : SGK /123
Họat Động 3 : Luyện Tập (15 phút)
HS đọc yêu cầu BT1/sgk/ 124 .HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét - sữa chữa .
a) VÕ 1 - VÕ 2: nh©n qu¶ (v×)
 VÕ 2 - VÕ 3: gi¶i thÝch ( : )
HS đọc yêu cầu BT 2 /sgk/ 124 .
HS lên bảng trình bày.
GV nhận xét - sữa chữa 
HS đọc yêu cầu BT 3 /sgk/ 125 .
HS trao đổi nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét - sữa chữa. 
HS đọc yêu cầu BT 4 /sgk/ 125 .
HS trao đổi nhóm.
Đại diện nhóm trình bày.
GV nhận xét - sữa chữa. 
I . Quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
 1. Ví dụ ( sgk /123.)
 - tiếng Việt..// đẹp bởi vì tâm hồn của ng VN ta đẹp.
 Kết quả nguyên nhân
 - Nếu anh //đi thì tôi //cũng đi.
 ->QH điều kiện (giả thiết) .
 - Tuy trời rét nhưng nó vẫn không lạnh .-> QH tương phản.
 - Càng cao danh vọng, càng dày gian nan.- > QH tăng tiến.
 - Anh // đi, hay là tôi// đi. -> QH lựa chọn .
 - Gió //cứ thổi và mây // cứ bay.
 - > QH bổ sung.
 - Hai người//giằng corồi ai nấy//đều buông gậy ra. - >QH tiếp nối.
 - Chồng//cày, vợ //cấy ,con trâu// đi bừa. -> QH đồng thời .
 - Tôi bật khóc :chỉ còn mình tôi ở lại.
 - >QH giải thích .
2. Ghi nhớ : sgk / 123 
II. Luyện tập
 1. BT 1/sgk/ 124 : Xác định quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép.
 a. Cảnh vật// thay đổi, vìlòng tôi//có sự thay đổi : tôi đi học.
 Kết quả nguyên nhân giải thích
 b. QH điều kiện -kết quả.(Nếu – thì)
 c. QH tăng tiến.( chẳng những ..mà)
 d. QH tương phản.(Tuy)
 e. V1: QH thời gian nối tiếp (Từ nối : rồi )
 V2: QH nguyên nhân – kết quả.(yếu – lẳng)
 2. BT 2/sgk/124: Xác định quan hệ ý nghĩa – tác dụng. 
 a. Trời xanh thẳm biển cũng xanh thẳm như 
 điều kiện kết quả
& 3 câu còn lại đều là QH điều kiện (vế đầu )- kết quả (vế sau ).
 b. QH giữa các vế trong 2 câu ghép là QH nguyên nhân( vế đầu )- kết quả (vế sau ).
 àKhông nên tách mỗi vế câu trong câu ghép đã cho thành câu riêng vì chúng có quan hệ ý nghĩa khá chặt chẽ với nhau .
 3. BT 3/sgk/125 : Cách dùng câu nghép. 
- Về mặt lập lụân : mỗi câu ghép trình bày một sự việc mà Lão Hạc nhờ ông giáo. 
- Về giá trị biểu hiện: tg cố ý viết câu dài để tái hiện cách kể lể dài dòng của Lão Hạc.
4. BT 4 : SGK/125
 a. Câu ghép thứ 2 : Điều kiện – kết quả -> Không nên tách mỗi vế thành một câu đơn, vì nó sẽ không đảm bảo tính mạch lạc .
 b. Nếu tách mỗi vế thành câu đơn -> diễn tả cách nói ngập ngừng, nghẹn ngào.
 - Cách nói của tác giả : là muốn gợi tả cách kể lể, van nài thiết tha của chị Dậu.
 4 .Tổng kết(Củng cố , rút gọn kiến thức) (4 phút)
 ? Các vế trong câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau như thế nào.
 - Các vế trong câu ghép có quan hệ ý nghĩa với nhau khá chặt chẽ .
 ? Dựa vào tìm hiểu trên , em rút ra đặc điểm quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép .
 - Các kieu3 quan hệ thường gặp : nguyên nhân, điều kiện( giả thiết), tương phản, tăng tiến, lựa chọn, tiếp nối, đồng thời , giải thích.
 ? Dựa vào đâu để xác định được mối quan hệ ý nghĩa giữa các vế trong câu ghép .
 - Dựa vào những quan hệ từ, cặp quan hệ từ, cặp từ hô ứng.
 - Để nhận biết chính xác , trong nhiều trường hợp, ta dựa vào văn cảnh hoặc hoàn cảnh giao tiếp .
 5. Hướng dẫn học tập( Hướng dẫn HS tự học ở nhà) (3 phút)
 * Đối với bài học ở tiết học này
 - Về nhà học bài, tiếp tục làm bài tập còn lại chưa hoàn thành trên lớp .
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo
 - Chuẩn bị bài “ Phương pháp thuyết minh”
 + Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh: Dựa vào nội dung SGK
 + Luyện tập: Dựa vào lí thuyết để thực hành.
V. PHỤ LỤC : Tư liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docCau ghep tt_12179442.doc