Giáo án môn Ngữ văn 8, kì II năm 2013

Tiết 73

NHỚ RỪNG

 

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Kiến thức :

- Sơ giản về phong trào thơ mới .

- Chiều sâu tư tưởng yêu nước thầm kín của lớp thế hệ trí thức Tây học chán ghét thực tại, vươn tới cuộc sống tự do .

- Hình tượng nghệ thuật độc đáo , có nhiều ý nghĩa của bài thơ Nhớ rừng .

2. Kĩ năng :

- Nhận biết được tác phẩm thơ lãng mạn .

- Đọc diễn cảm tác phẩm thơ hiện đại viết theo bút pháp lãng mạn .

- Phân tích những chi tiết nghệ thuật tiêu biểu trong tác phẩm .

3. Thái độ : Giáo dục HS tình yêu thiên nhiên, yêu đất nước.

4. Tích hợp : Giáo dục HS bảo vệ các loài thú rừng

B. CHUẨN BỊ

GV - Phương pháp : đặt câu hỏi, thuyết trình, nêu vấn đề

- Phương tiện dạy học tranh chân dung tác giả Thế Lữ .

- HS : Đọc và soạn bài theo câu hỏi SGK

 

doc 177 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 810Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 8, kì II năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
m với vấn đề
? HS trả lời câu hỏi b
? Từ đó có thể rút ra kết luận gì về yêu cầu của luận điểm trong mối quan hệ với vấn đề của bài văn nghị luận
- HS rút ra kết luận nội dung ghi nhớ
HĐ 3: Hướng dẫn ôn tập về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận 
G/v treo bảng hệ thống câu hỏi 1, 2 (sgk) cho h/s lựa chọn và phân tích
*Hệ thống 2 ( 4 luận điểm )
- Nhược điểm : Luận điểm chưa chính xác , chưa phù hợp với vấn đề cần giải quyết , trình bày lộn xộn , trùng lặp , vừa thiếu , vừa thừa , các luận điểm liên kết với nhau một cách lỏng lẻo ..
+ Luận điểm a chưa cính xác , vì đổi mới phương pháp học tập mới chỉ là một trong những điều kiện để nâng cao kết quả học tập . Thậm chí ngược lại nếu chỉ đổi mới đơn thuần thì chẳng có tác dụng gì
+ Luận điểm b vừa chưa chính xác , vừa thiếu thực tế lại trùng lặp với luận điểm a
+ Luận điểm c lạc ra ngoài phạm vi vấn đề cần giải quyết .
+ Luận điểm d mang tính kết luận nhưng vì dựa trên 3 luận chưa chuẩn và lộn xộn nên kết luận thiếu cơ sở vững chắc , vì thế không có tính thuyết phục
? Từ sự tìm hiểu trên em rút ra kết luận gì về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận?
- HS trả lời 
- GV kết luận
H/s đọc to ghi nhớ
Hoạt động 5 : Hướng dẫn luyện tập 
HS : thảo luận theo nhóm -> Trình bày kết quả
GV nhận xét chung
I. Ôn tập khái niệm luận điểm
Bài tập 1 : Luận điểm là gì ? 
- ý chính : Luận điểm là những tư tưởng, quan điểm, chủ trương cơ bản mà người viết (nói) nêu ra trong bài văn nghị luận
- Câu b, a : người trả lời đã không phân biệt được vấn đề và luận điểm 
Bài tập 2 : : bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” gồm các luận điểm sau : 
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước nồng nàn (luận điểm cơ sở, xuất phát)
- Sức mạnh to lớn của tư tưởng yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ lịch sử chống giặc ngoại xâm .
- Những biểu hiện của truyền thống yêu nước trong cuộc kháng chiến của đồng bào ta ngày nay 
- Khơi gợi và kích thích sức mạnh của tư tưởng yêu nước để thực hành vào công cuộc kháng chiến chống Pháp mạnh mẽ hơn đó là nhiệm vụ của đảng, của người dân Việt Nam (luận điểm chính dùng để kết luận)
- " Chiếu dời đô " là một bài văn nghị luận vì nó có nêu ra vấn đề nghị luận " cần phải dời đô đến Đại La. ". Trong văn bản tác giả đã sử dụng một hệ thống luận điểm để làm sáng tỏ được vấn đề trên 
- Cách xác định luận điểm như vậy là chưa chính xác , vì nó mới chỉ là những bộ phận, khía cạnh khác nhau của vấn đề. Nó không thể hiện rõ ý kiến, tư tưởng, quan điểm.
* Bài tập 1 ( sgk )
-Không phải luận điểm " NT ,,, dân tộc " vì cả đoạn văn không giải thích , chứng minh hoặc làm rõ ý đó 
- Cũng không phải luận điểm " NT ... ngọc " vì tác giả bác bỏ ý đó ngay trong đoạn văn .
-> Luận điểm của đoạn văn : NT là tinh hao của đất nước , dân tộc và thời đại lúc bấy giờ 
II. Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết trong bài văn nghị luận 
* Phân tích ví dụ mẫu : 
a, Vấn đề nêu ra trong bài : Tinh thần yêu nước của nhân ta là : chính là " tinh thần yêu nước của nhân dân ta 
- Không. Vì nếu chỉ có luận điểm này thì chưa đủ chứng minh 1 cách toàn diện truyền thống yêu nước của đồng bào ta . Vì người nghe sẽ không biết xưa tình cảm yêu nước của đồng bào ta ntn
-*Luận điểm có liên quan chặt chẽ đến vấn đề, luận điểm thể hiện, giải quyết từng của khía cạnh của vấn đề. Luận điểm phải thành một hệ thống mới có thể giải quyết vấn đề 1 cách toàn diện
b, Tương tự như mục a : Luận điểm trên chưa đủ để làm sáng tỏ vấn đề cần giải quyết . Bởi vì người nghe sẽ không hiểu tại sao phải dời đô một cách cụ thể và thuyết phục
=> Luận điểm cần phải phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề . Luận điểm phải đủ để làm sáng tỏ nội dung vấn đề
* Ghi nhớ : sgk
III. Ôn tập về mối quan hệ giữa các luận điểm với nhau trong bài văn nghị luận 
* Hệ thống 1 có những ưu điểm :
- Chính xác, vừa đủ, phù hợp với yêu cầu giải quyết vấn đề, trình bày mạch lạc. Từng luận điểm có vị trí riêng nhưng lại liên kết chặt chẽ với nhau, hô ứng với nhau, cùng đi tới làm sáng tỏ vấn đề một cách tập trung, toàn diện và đủ sức thuyết phục 
- Luận điểm a làm sáng tỏ vấn đề và tác dụng của phương pháp học tập đến kết quả học tập 
- Luận điểm b trả lời câu hỏi. Vì sao lại cần phải thay đổi phương pháp học tập cũ. Luận điểm này kế thừa và phát triển ý của luận điểm a
- Luận điểm c giải quyết khía cạnh vấn đề quan trọng nhất : Cần theo phương pháp học tập mới vì những ưu điểm và hiệu quả nổi bật 
- Nên lựa chọn hệ thống 1 
* Hệ thống 2 không có được ưu điểm 
trên à không lựa chọn
* Luận điểm trong bài văn nghị luận cần đảm bảo các yêu cầu sau :
- Hệ thống, mach lạc, không trùng lặp, không chồng chéo
- Có luận điểm chính (kết luận của bài) và có luận điểm phụ(điểm xuất phát hay mở rộng)
- Các luận điểm phân biệt nhau 
- Liên kết tương hỗ và phát triển hợp lí chặt chẽ : Luận điểm trước là cơ sở cho luận điểm sau, luận điểm sau kế thừa và phát triển từ luận điểm trước. Tất cả đi đến luận điểm chủ chốt ở kết bài 
II. Luyện tập : 
Bài tập 2 : 
a, Lựa chọn các luận điểm trong sgk trừ luận điểm : Nước ta là một nước có nền văn hiến lâu đời vì không phù hợp
b, Sắp xếp các luận điểm : 
- Giáo dục với sự nghiệp giải phóng con người  tiến bộ 
- Giáo dục có tác dụng dân số,  môi trường sống tăng trưởng kinh tế 
- Giáo dục đào tạo tương lai, trẻ em hôm nay mai
- Bởi vậy, giáo dục là chìa khoá của tương lai, mở ra thế giới tương lai cho 
* Hướng dẫn học ở nhà 
H/s làm bài tập 1, 2, 3 trong sách tham khảo trang 48 – 50 
Soạn bài tiếp theo : Viết đoạn văn trình bày luận điểm 
D. Đánh giá điều chỉnh kế hoạch
............
 ********************************************* 
Ngày soạn: 02 / 03/ 2013	 
Ngày dạy: 07/03/2013 – Lớp 8A
 07/ 03/2013 – Lớp 8B
Tiết 100
Viết đoạn văn trình bày luận điểm 
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức : - Nhận biết, phân tích được cấu trúc của đoạn văn nghị luận . 
	 - Biết cách viết đoạn văn trình bày luận điểm theo hai phương pháp diễn dịch và quy nạp .
2 . Kĩ năng : - Viết đoạn văn diễn dịch, quy nạp. 
 - Lựa chọn ngôn ngữ diễn đạt trong đoạn văn nghị luận .
- Viết một đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm có độ dài 90 chữ về một vấn đề chính trị hoặc xã hội .
3. Thái độ : giáo dục học sinh lòng tự hào về TV.
4. Tích hợp : Không
b. Chuẩn bị 
- GV : - Phương pháp : đặt câu hỏi, thuyết trình, nêu vấn đề
Phương tiện dạy học :Bảng phụ
- HS : đọc và soạn bài
- HS : đọc và soạn bài
C . Tổ chức hoạt động dạy học :
	* Kiểm tra bài cũ : ? ? Luận điểm là gì ? Mối quan hệ giữa luận điểm với vấn đề cần giải quyết . Luận điểm với luận điểm trong bài văn nghị luận .
	* Bài mới :
Hoạt động 1 : 
Hướng dẫn trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 
G/v hướng dẫn HS tìm hiểu các đoạn văn( H/s đọc và quan sát đoạn văn)
? Xác định câu chủ đề ( câu nêu luận điểm ở mỗi đoạn văn ) 
? Vì sao em biết đó là 2 câu chủ đề ?
( Khái quát ý chính cả đoạn văn )
? Theo em mỗi câu chủ đề này nêu lên luận điểm gì của từng đoạn văn ?
? Vậy theo em mỗi câu chủ đề này đã thể hiện rõ ràng , chính xác nội dung của luận điểm trong từng đoạn văn hay chưa ?
? Câu chủ đề trong từng đoạn được đặt ở vị trí nào ( Đầu hay cuối đoạn )
? Vị trí của câu chủ đề như vậy cho ta biết được mỗi đoạn văn trên được trình bày theo cách nào ?
? Hãy phân tích và chỉ ra cách diễn dịch và qui nạp thể hiện trong mỗi đoạn văn ?
? Từ việc tìm hiểu hai đoạn văn trên theo em khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận ta cần chú ý điều gì 
- Gv yêu cầu HS đọc Vd 2 ( sgk ) ?
? Trong quá trình tìm hiểu về văn nghị luận trong sgk NV 7 , ngoài khái niệm luận điểm , các em còn biết khái niệm lập luận . Em cho biết lập luận là gì ?
? Theo em luận điểm của đoạn văn trên là gì?
? Để làm nổi bật luận điẻm trên tác giả đã đưa ra một loạt luận cứ 
- Vợ chồng địa chủ ( Nghị Quế ...súc 
- Thằng chồng...... hắn sung sướng 
- Vợ hắn .... chuyện chó con 
- (Nghị Quế ) đùng đùng .... đứng đấy 
-> " cho thằng ... nó ra " 
? Nhìn vào hệ thống luận cứ trên , em có nhận xét gì về cách lập luận trong đoạn văn trên ?
Gợi ý : Thái độ của vợ chồng Nghị Quế với lũ chó con và với mẹ con chị Dậu ntn ? Hai thái độ đó có tương ứng với nhau không ?Vậy tác giả đã lập luận bằng cách nào ?
? Cách lập luận như vậy có làm nổi bật bản chất chó má của giai cấp địa chủ không ? ( Có làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ , chính xác và có sức thuyết mạnh mẽ không )? 
GV Chốt ý : Luận điểm sở dĩ có sức thuyết phục là nhờ vào luận cứ . Nhưng sức thuyết phục của luận điểm sẽ mất đi , hoặc giảm đi nếu luận cứ của nó không chính xác , chân thực , đầy đủ . nếu Nghị Quế không thích chó hoặc không " giở giọng ... chị Dậu " thì sẽ không lấy gì làm căn cứ để chứng tỏ rằng " Cho ... ra " 
? Em có nhận xét gì về cách sắp xếp các ý trong đoạn văn vừa dẫn ( đã hợp lí chưa ) 
? Nếu tác giả xếp nhận xét Nghị Quế" đùng đùng ... Dậu " lên trên và đưa nhận xét " vợ chồng ... gia súc :xuống đươi thì hiệu quả của đoạn văn sẽ bị ảnh hưởng ntn ( có làm nổi bật luận điểm không ) 
? Trong đoạn văn những cụm từ " chuyện chó con , giọng chó má ..." được sắp xếp cạnh nhau . Cách viết ấy có làm cho sự trình bày luận điểm thêm chặt chẽ và hấp dẫn không ? vì sao ? 
( Cách viết như vậy có góp phần tập trung làm nổi bật bản chất thú vật của bọn địa chủ được hay không )
? Qua phân tích ví dụ ta cần chú ý điều gì khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận 
( Gv khái quát nội dung bài học -> HS đọc ghi nhớ )
I. Trình bày luận điểm thành một đoạn văn nghị luận 
1, Phân tích ví dụ mẫu : 
Bài tập 1 : 
- Câu chủ đề : 
a , “Thật là chốn muôn đời”
b , " Đồng bào ta ....ngày trước "
a, Nêu luận điểm : " Thành Đại La thật là .....muôn đời "
b, Đồng bào ...cũng( nồng nàn yêu nước )rất ...ngày trước 
- Nội dung của luận điểm được thể hiện rõ ràng chính xác trong câu chủ đề 
-Vị trí của câu chủ đề : 
a, Đứng ở cuối đoạn -> Đoạn quy nạp
b, Đứng ở đầu đoạn ->Diễn dịch
 ( a, Câu chủ đề nằm ở cuối đoạn , tóm lại ý toàn đoạn . Các câu trước là những luận cứ được nêu ra nhằm làm sáng tỏ luận điểm 
b, Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn , các câu sau triển khai tiếp ý của câu chủ đề )
ú KL : Khi trình bày luận điểm trong đoạn văn nghị luận , cần chú ý 
- Thể hiện rõ ràng chính xác nội dung của luận điểm trong từng câu chủ đề 
- Trong đoạn văn trình bày luận điểm , câu chủ đề thường được đặt ở vị trí đầu tiên ( đối với đoạn diễn dịch ) hoặc cuối cùng ( đối với đoạn qui nạp
* VD 2 :
- Lập luận : là cách nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm ( Lập luận phải chặt chẽ hợp lí thì bài văn mới có sức thuyết phục )
- Cách lập luận : tác giả dùng phép tương phản ( đặt chó bên người , đặt cảnh xem chó , quý chó , vồ vập mua chó , sung sướng bù khú về chó bên cạnh giọng chó má với người bán chó ( chị Dậu )
- Cách lập luận này có tác dụng rất lớn đến việc chứng minh và làm rõ luận điểm : bản chất chó má của giai cấp địa chủ => Làm cho luận điểm trở nên sáng tỏ , chính xác và có sức thuyết phục mạnh mẽ 
- Các ý được sắp xếp theo một trật tự hợp lí ( thích chó -> giở giọng chó má ->hiện ra bản chất chó đểu ) 
- Sắp xếp như vậy sẽ làm cho luận điểm mờ nhạt đi , lỏng lẻo hơn
-> Cách sắp xếp của tác giả rất chặt chẽ , không thể đảo , đổi tuỳ tiện .
- Những cụm từ trên đặt bên cạnh nhau làm cho đoạn văn vừa xoáy vào luận điểm , vào vấn đề , vừa làm cho bản chất thú vật của bọn địa chủ hiện ra bằng hình ảnh với cái nhìn khách quan và khinh bỉ của người phê bình 
-> Tác dụng : Diễn đạt trong sáng , hấp dẫn , góp phần tăng sức thuyết phục cho việc trình bày luận điểm 
ú KL 2 : 
+ Tìm đủ các luận cứ cần thiết , tổ chức lập luận theo một trật tự hợp lí để làm nổi bật luận điểm 
+ Diễn đạt trong sáng , hấp dẫn , để sựu trình bày luận điểm có sức thuyết phục 
Hoạt động2 : 
 Hướng dẫn luyện tập 
* Bài tập 1: Yêu cầu : Diễn đạt mỗi câu thành một luận điểm ngắn , gọn , rõ 
a, Cần tránh lối viết dài dòng khiến người đọc khó hiểu ( Hoặc : cần viết gọn , dễ hiểu )
b , Nguyên Hồng thích truyền nghề cho bạn trẻ 
Bài tập 2 : 
	- Câu chủ đề : Tôi thấy tinh lắm (câu đầu của đoạn)
	- Luận điểm : Tế Hanh là một nhà thơ tinh tế
	- Nhận xét : Các luận cứ được sắp xếp theo trình tự tăng tiến, càng sâu, cao, càng tinh tế dần. Nhờ vậy mà người đọc càng thấy hứng thú tăng dần khi đọc phê bình thơ của Hoài Thanh
Bài tập 3 :
	Nhóm 1 : Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm a
	Nhóm 2 : Luận điểm b 
	Nhóm 3 : Luận điểm c
Bài tập 4 : (GV hướng dẫn HS về nhà làm)
	* Gợi ý : Để triển khai cho luận điểm : Học phải kết hợp với làm bài tập thì mới hiểu bài, cần có các luận cứ sau : 
	- Làm bài tập chính là thực hành bài học lý thuyết, làm cho kiến thức lý thuyết được nhận thức sâu hơn, bản chất hơn
	- Làm bài tập làm cho việc nhớ kiến thức dễ dàng hơn
	- Làm bài tập và rèn luyện các kỷ năng tư duy, đặc biệt là tư duy phân tích, tổng hợp, so sánh
	- Vì vậy nhất thiết học phải kết hợp với làm bài tập thì sự học mới đầy đủ và vững chắc
	* Nhóm 2 : Gồm các luận cứ 
	- Học vẹt và học thuộc lòng, có khi không cần hiểu, hoặc hiểu lơ mơ
	- Học vẹt rất chóng quên, khó có thể tận dụng thành công những điều đã học trong thực tế 
	- Học vẹt mất thời gian, chẳng đem lại hiệu quả thiết thực
	- Học còn làm mòn năng lực tư duy, suy nghĩ 
	- Bởi vậy không nên theo cách học vẹt, mà học phải trên cơ sở hiểu, gắn với nhận thức đúng về sự vật, vấn đề 
	* Nhóm 3 : Gồm các luận cứ 
	- Luận cứ 1 : Mục đích của văn giải thích, viết ra để người đọc hiểu rõ hơn một vấn đề một luận điểm nào đó
	- Luận cứ 2 : Giải thích càng khó hiểu thì viết càng xa mục đích đã đề ra, người đọc cũng như chẳng thấy lối ra 
	- Luận cứ 3 : Giải thíc càng dễ hiểu thì người đọc càng dễ hiểu, dễ nhớ dễ làm theo
	- Luận cứ 4 : Văn giải thích nhất thiết phải viết cho dễ hiểu
	- Luận cứ 5 : Nghĩa là viết ngắn gọn, giải thích rõ ràng, cụ thể, kèm theo ví dụ, chứng minh
* Hướng dẫn học ở nhà 
Các nhóm viết đoạn văn theo gợi ý trên 
Học thuộc bài, soạn bài tiếp theo : Bàn luận về phép học
D- đánh giá điều chỉnh
................
 *****************************************
Ngày soạn: 02 / 03/ 2013	 
Ngày dạy: /03/2013 – Lớp 8A
 / 03/2013 – Lớp 8B
	Tiết 101 
Bàn luận về phép học 
A. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức : - Những hiểu biết bước đầu về tấu . 
	 - Quan điểm, tư tưởng tiến bộ của tác giả về mục đích, phương pháp học và mối quan hệ của việc học với sự phát triển của đất nước.
- Đặc điểm, hình thức lập luận của văn bản .
2 . Kĩ năng : - Đọc – hiểu một văn bản theo thể tấu . 
 - Nhận biết, phân tích cách trình bày luận điểm trong đoạn văn diễn dịch và quy nạp, cách sắp xếp và trình bày luận điểm trong văn bản .
3. Thái độ : giáo dục học sinh lòng tự hào về truyền thống lịch sử của đất nước.
4. Tích hợp : Không
b. Chuẩn bị 
- GV : - Phương pháp : đặt câu hỏi, thuyết trình, nêu vấn đề
Phương tiện dạy học :Tranh chân dung tác giả 
- HS : đọc và soạn bài
C . Tổ chức hoạt động dạy học :
	* Kiểm tra bài cũ :- Đọc thuộc lòng đoạn trích " nước Đại Việt ta " . Nêu khái quát nội dung của đoạn trích .
	* Bài mới :
HĐ1 : Hướng dẫn tìm hiểu chung 
GV gọi HS đọc chú thích *
? Dựa vào chú thích nêu những nét chính về tác giả ?
H/s phát biểu, g/v bổ sung 
? Tác phẩm được viết theo thể văn gì? Thể văn này có đặc điểm hình thức chức năng gì 
( HS dựa vào chú thích tự nêu )
GV :
Tháng 8 – 1791 ông làm bài tấu bàn về 3 việc mà bậc quân vương nên biết 
+ Bàn về “quân đức” : Một lòng tu đức, lấy học vấn mà tăng thêm tài, bởi sự học mà có đức
+ Bàn về “dân tâm” : Khẳng định dân là gốc, gốc vững nước mới yên.
+ Bàn về “phép học” : Nội dung như đoạn trích
GV : nêu yêu cầu đọc -> gọi HS đọc -> Nhận xét và sửa chửa đọc -> lưu ý HS một số chú thích 
? Văn bản có thể chia thành mấy đoạn ? Nội dung chính của từng đoạn?
? Từ đó hãy xác định phương thức biểu đạt của văn bản ?
Hoạt động 2: Hướng dẫn phân tích 
H/s đọc đoạn 1 
? Câu văn mở đầu của bài , tác giả muốn bày tỏ suy nghĩ gì về việc học?
( Em hiêủ đạo ở đây nghĩa là gì ? ) 
? Em hiểu ý nghĩa của câu nói đó như thế nào? 
? Em có nhận xét gì về NT của câu văn này ?
? Như vậy mục đích chân chính của việc học là gì ?
? Theo tác giả đạo học của kẻ đi học là gì ?
? Theo em, quan niệm về đạo học có điểm nào tích cực cần được việc học hôm nay phát huy ? Có điểm nào cần bổ sung
GV : Sau khi xác định mục đích của việc học , tác giả soi vào thực tế đương thời để phê phán những lệch lạc , sai trái ? Biểu hiện lệch lạc , sai trái trong học tập đó là gì ? 
? Em hiểu quan niệm " lối học hình thức chuộng danh lợi " của Nguyễn Thiếp là ntn ?
? Vì sao Nguyến Thiếp phê phán hai lối học trên ? 
 ( ? tác hại của lối học lệch lạc , sai trái đó như thế nào?)
? Nhận xét về đặc điểm lời văn trong đoạn này
? Qua đoạn văn em biết được thái độ gì của tác giả về việc học ? 
H/s theo dõi đoạn văn tiếp theo
? Khi bàn về cách học tác giả đã đề xuất những ý kiến nào?
( Gợi ý : + Về quan điểm 
 + Về phương pháp học )
GV Cho HS nắm vững chú thích 5 , 6, 7, 8
? Tại sao tác giả lại tin rằng phép học
do mình đề xuất có thể tạo được nhân tài vững yên được nước nhà ? 
? Trong khi đề suất với vua về việc học tác giả đã dùng các từ ngữ cầu khiến : Cúi xin, xin, chớ bỏ qua. Qua đó em hiểu gì về thái độ của tác giả với việc học, với vua?
 ( HS đọc đoạn cuối )
? Theo tác giả đạo học thành sẽ có tác dụng như thế nào? 
?Theo em tại sao đạo học thành lại sinh ra nhiều người tốt ?
? Tại sao có thể nói " triều đình ngay ngắn " liên quan đến " đạo học thành" ?
? Tại sao đạo học thành lại khiến thiên hạ thịnh trị 
Hoạt động 3 : Hướng dẫn tổng kết 
? Qua văn bản em thu được những điều sâu sa nào về đạo học của ông cha ta ngày trước
? Hãy đọc đoạn cuối văn bản (3 câu cuối) cho biết em cảm nhận được những gì về Nguyễn Thiếp qua bài tấu
I. Tìm hiểu chung 
1, Tác giả : 
* Nguyễn Thiếp (1723 – 1804) thường được gọi một cách kính trọng là La Sơn Phu Tử
- Quê : Đức Thọ Hà Tỉnh, “Thiên tư sáng suốt học rộng , hiểu sâu”. Ông là trung thần của nhà Lê. Ông từng được vua Quang Trung mấy lần viết thư mời ra giúp nước. Sau cảm kích tấm lòng nhà vua, Nguyễn Thiếp ra giúp triều Tây Sơn, góp phần xây dựng đất nước 
2 , Tác phẩm :
* Thể loại : Thể tấu
- Tấu là một loại văn thư của bề tôi thần dân gửi cho vua chúa để trình bày sự việc, ý kiến, đề nghị, được viết bằng văn xuôi hay văn vần, văn biến ngẫu 
- Là phần trích từ bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung vào tháng 8 / 1791
* Đọc , tìm hiểu chú thích :
* Bố cục : 3 phần 
- Từ đầu  tệ hại ấy( Bàn về mục đích của việc học ) 
- Tiếp  bỏ qua ( Bàn về cách học )
- Còn lại ( tác dụng của việc học )
* Phương thức biểu đạt : Văn bản nghị luận 
II. Phân tích 
1, Mục đích chân chính của việc học:
*" Ngọc không mài, không thành đồ vật .Người không học, không biết rõ đạo "
- > Đạo là lễ đối sử hàng ngày giữa mọi người)
=> Chỉ có học tập con người mới trở nên tốt đẹp 
- NT : + Dùng câu châm ngôn 
+ Hình ảnh so sánh -> làm cho khái niệm học trở nên dễ hiểu , cụ thể và tăng sức thuyết phục 
-> Mục đích chân chính của việc học là học để làm người 
- Đó là đạo tam cương, ngũ thường
- Tích cực : coi trọng mục tiêu đạo đức của việc học . Khảu hiệu " tiên học lễ ..." trong nhà trường hiện nay là phát huy đạo học ngày trước 
- Bổ sung : Bên cạnh rèn luyện đạo đức còn cần rèn luyện trí tuệ mai sau cho con người để có sức mạnh cải tạo , xây dựng XH trên mọi lĩnh vực : đạo đức , VH , KT , KHKT ....
* Phê phán những biểu hiện lệch lạc, sai trái trong việc học :
- Lối học lệch lạc : là " đua nhau lối học hình thức , không chú ý đến nội dung "
+ Lối học chuộng hình thức : Học thuộc câu chữ mà không hiểu nội dung, chỉ có cái danh mà không có thực chất
+ Lối học cầu danh lợi : Học để có danh tiếng, được trọng vọng, nhàn nhã, nhiều lợi lộc
* Chỉ ra tác hại của lối học lệch lạc, sai trái đó làm cho : “Chúa tầm thường, thần nịnh hót” "nước mất nhà tan" -> Đảo lộn giá trị con người, không có người tài đức -> Từ đó dẫn đất nước đến thảm hoạ .
-Đoạn văn được cấu tạo bằng các câu ngắn, liên kết chặt chẽ khiến ý văn mạch lạc, rõ ràng , dể hiểu
=> Xem thường lối hoạ chuộng hình thức , chuộng danh lợi . Đề cao việc học lấy mục đích thành người tốt đẹp làm cho đất nước vững bền . 
2, Quan điểm và phương pháp đúng đắn trong học tập :
* Việc học phải được phổ biến rộng khắp : 
- Mở thêm trường , mở rộng thnàh phần người học , tạo điều kiện thuận lợi cho người đi học 
- Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản , có tính chất nền tảng 
* Phương pháp học phải 
+ Tuần tự từ thấp đến cao
+ Học rộng, hiểu sâu, biết tóm lược điều cơ bản, cốt yếu nhất
+ Học phải kết hợp với hành
+ Học không phải chỉ biết mà còn để làm 
* Học như thế sẽ : 
- Tạo được nhiều người giỏi
- Giữ vững đạo đức
- Biết gắn học với hành
- Tránh được lối học hình thức
* Tác giả : 
+ Chân thành với sự học
+ Tin ở điều mình tấu trình là đúng đắn
+ Tin ở sự chấp thuận của vua, giữ đạo vua tôi
3, Tác dụng của phép học :
- Tạo được nhiều người tốt
- Từ đó “triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị”
- Mục đích chân chính được đạt tới bằng cách học tích cực sẽ là cơ sở để tạo ra người tài đức 
- Đạo học thành thì không còn lối học hình thưc , vì danh lợi cá nhân , không còn hiện tượng " chúa tầm thường , thần nịnh hót " -> nhiều người tài đức làm quan sẽ khiến triều đình ngay ngắn 
- Vì sẽ tạo ra nhiều người biết tôn trọng lẽ phải , biết ứng dụng điều học vào công việc , không còn thói cầu danh lợi 
=> Việc cai trị quốc gia sẽ dễ dàng , nước nhà sẽ vững vàng , bình ổn
III. Tổng kết – Luyện tập 
1, ý nghĩa văn bản :
H/s đọc to ghi nhớ 
2, Nghệ thuật : 
- Bài tấu được viết ra bằng tâm huyết, tấm lòng vì dân, vì nước của tác giả. Ông đúng là người “thiên tư sáng suốt, học rộng hiểu sâu”, trọng chữ, trọng tài (vì lúc đó nước ta cần thiết phải thay đổi việc học) à tăng sức thuyết phục (bằng yếu tố biểu cảm)
*Hướng dẫn hoc ở nhà 
Học thuộc bài
Soạn bài tiếp theo : Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm 
D- đánh giá điều chỉnh
................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 2_12249359.doc