Giáo án môn ngữ văn 8 - Tuần 13 năm 2017

PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH

I/ Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được vai trò, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.

 - Tích hợp với các VB thuyết minh đã học.

 2. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng xây dựng kiểu VB thuyết minh.

II/ Chuẩn bị:

 1. Giáo viên:

 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.

 2. Học sinh:

 Đọc các ví dụ

 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.

III/ Các hoạt động dạy – học

 1. Ổn định lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Thế nào là VB thuyết minh? Đặc điểm chung của VB thuyết minh?

 3. Bài mới:

 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:

 Các em đã biết, văn bản thuyết minh là kiểu văn bản rất thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nó cung cấp những kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân.của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên XH. Nhưng để đạt được mục đích đó, người viết VB thuyết minh cũng phải có phương pháp phù hợp. Vậy những phương pháp đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.

 

doc 14 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 875Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn ngữ văn 8 - Tuần 13 năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:././ 2017 Tuần: 13
Tiết 49:
PHƯƠNG PHÁP THUYẾT MINH
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Hiểu được vai trò, tác dụng của các phương pháp thuyết minh.
 - Tích hợp với các VB thuyết minh đã học.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng xây dựng kiểu VB thuyết minh.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy. 
 2. Học sinh:
 Đọc các ví dụ 
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn. 
III/ Các hoạt động dạy – học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Thế nào là VB thuyết minh? Đặc điểm chung của VB thuyết minh?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 Các em đã biết, văn bản thuyết minh là kiểu văn bản rất thông dụng trong mọi lĩnh vực đời sống, nó cung cấp những kiến thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân...của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên XH. Nhưng để đạt được mục đích đó, người viết VB thuyết minh cũng phải có phương pháp phù hợp. Vậy những phương pháp đó là gì? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động2:
- Gọi HS đọc các VB thuyết minh trong sgk.
H: Các văn bản ấy đã sử dụng các loại tri thức nào?
H: Vậy yêu cầu đối với 1 bài văn TM là gì?
GV: Thuyết minh thực chất là cung cấp tri thức cho người đọc về 1 đối tượng nào đó.
H: Vậy làm thế nào để có được các tri thức ấy?
GV: Muốn viết 1 VB thuyết minh đạt yêu cầu người viết cần chuẩn bị:
+ Quan sát, tìm hiểu đối tượng vè màu sắc, hình dáng, kích thước, đặc điểm, tính chất...Quan sát ở đây không đơn giản là nhìn, xem mà phải phát hiện ra đặc điểm, phải phân biệt được sự vật này với sự vật khác.
+ Học tập: Tìm hiểu đối tượng trong sách báo, tra từ điển... và phải biết phân tích ( đối tượng ấy chia làm mấy bộ phận? Mối quan hệ của các bộ phận ấy? Chúng có vai trò như thế nào?)
+ Thăm quan: Trực tiếp ghi nhớ thông qua các giác quan và ghi chép những số liệu cần thiết.
VD: Các VB đã học như: Hoa đào, Chùa một cột, Sa pa...ta không thể tự suy luận mà viết được. 
H: Tóm lại, muốn làm 1 bài văn thuyết minh ta cần chuẩn bị những gì?
- HS nêu. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ. GV chuyển ý.
 H: Để nêu bật đặc điểm, bản chất tiêu biẻu của sự vật hiện tượng, người ta thường sử dụng những phương pháp thuyết minh nào?
-> HS nêu.
- Gọi HS đọc các câu văn trong sgk.
H: Trong các câu văn trên, ta thường gặp từ gì? 
H: Các câu văn này có vị trí như thế nào trong VB chứa nó?
H: Ở đằng sau từ “là”, người ta thường cung cấp những kiến thức như thế nào?
- HS đọc các câu văn, đoạn văn
H: Phương pháp liệt kê có tác dụng như thế nào đối với việc trình bày tính chất của sự vật?
H: Đoạn liệt kê ở VB “Cây dừa Bình Định”giúp em hiểu và nắm bắt được điều gì?
-> Tác dụng của cây dừa ở từng bộ phận.
H: Còn VB “Thông tin về ngày trái đất năm 2000” giúp em nắm bắt được diều gì?
-> Tác hại của loại rác thải bằng nilông
- Gọi HS đọc đoạn văn.
H: Em hãy chỉ ra ví dụ ở đoạn văn trên?
-> ở Bỉ...
H: Tác dụng của nó đối với việc trình bày cách xử phạt những người hút thuốc lá nơi công cộng?
-> Giúp người hút thuốc liên hệ với thực tế để cảm nhận vấn đề sâu sắc hơn.
H: Vai trò của phương pháp nêu ví dụ trong VB thuyết minh?
- Gọi HS đọc đoạn văn.
H: Đoạn văn vừa đọc cung cấp cho em những số liệu nào?
-> Trong không khí, dưỡng khí chỉ chiếm 20% thể tích, thán khí chiếm 3%. Nếu không bổ sung thì 500 năm nữa con người và động vật sẽ dùng hết số dưỡng khí ấy.
H: Nếu không có các số liệu như thên thì có làm sáng tỏ được vai trò của cỏ trong thành phố không?
H: Vậy phương pháp dùng số liệu có tác dụng gì?
- HS đọc đoạn văn.
H: Em hãy cho biết câu văn so sánh trên có tác dụng gì khi thuyết minh về biển Thái Bình Dương?
-> Làm nổi bật đặc điểm: Biển TBD rất lớn.
H: Trong khi làm văn TM, sử dụng phương pháp so sánh có tác dụng gì?
GV: Đối với những loại sự vật đa dạng, người ta chia ra từng loại để trình bày. Đối với sự vật có nhiều bộ phận cấu tạo, có hiều mặt người ta chia ra từng bộ phận, từng mặt để TM. 
H: Em hãy cho biết,VB “Huế” đã trình bày những đặc điểm của thành phố Huế qua những mặt nào? 
->HS trả lời.
H: Làm như vậy có tác dụng gì?
H: Qua tìm hiểu, em hãy cho biết có mấy phương pháp thuyết minh? 
-> HS trả lời. GV chốt lại.
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu trong sgk
- HS chia nhóm thảo luận.
- đại diện nêu KQ. GV nhận xét.
- Gọi 1 HS nêu yêu cầu trong sgk
H: Trong văn bản “Ôn dịch thuốc lá” tác giả đã sử dụng những phương pháp thuyết minh nào dể nêu bật tác hại của thuốc lá?
I/ Tìm hiểu các phương pháp thuyết minh.
1.Quan sát, học tập, tích luỹ tri thức để làm bài văn thuyết minh
a) Ví dụ.
b) Nhận xét:
- VB “Cây dừa Bình Định”: 
 -> Sử dụng tri thức khoa học địa lí về sự vật.
- VB “Huế”: 
 -> Tri thức văn hóa
- VB “Con giun đất”
 -> Tri thức khoa học về sự vật.
=> Viết VB thuyết minh nhất thiết phải có tri thức.
- Muốn có tri thức phải:
+ Quan sát 
+ Học tập
+ Tích luỹ tri thức
+ Thăm quan.
* Ghi nhớ1: (SGK- 128)
2. Phương pháp thuyết minh
a. Phương pháp nêu định nghĩa-giải thích
- Có từ “là”
- Đứng đầu đoạn, có vai trò giới thiệu
-> Cung cấp tri thức, quy sự vật được định nghĩa vào loại của nó và chỉ ra được đặc điểm, công dụng của riêng nó.
b. Phương pháp liệt kê
- Kể ra các thuộc tính, các biểu hiện cùng loại để giúp người đọc người nghe dễ hiểu, dễ nắm bắt sự vật, sự việc.
c. Phương pháp nêu ví dụ
- Tăng thêm sức thuyết phục, tạo sự cảm nhận vấn đề sâu sắc.
d. Phương pháp dùng số liệu
- Làm cơ sở thực tế, khẳng định độ tin cậy của các tri thức được cung cấp.
e. Phương pháp so sánh
- Làm nổi bật đặc điểm, tính chất của đối tượng.
g. Phương pháp phân loại phân tích
- Là chia đối tượng ra từng mặt, từng khía cạnh để thuyết minh.
-> Giúp người đọc dễ nắm bắt.
* Ghi nhớ 2: (SGK – 128).
II/ Luyện tập:
1. Bài tập 1:
- Kiến thức về khoa học: Tác hại của khói thuốc lá đối với con người.
- Kiến thức xã hội: Tâm lí lệch lạc của 1 số người coi hút thuốc lá lá lịch sự.
2. Bài tập 2:
- Phương pháp so sánh: 
 + So sánh với AIDS.
 + So sánh với giặc ngoại xâm
- Phương pháp liệt kê: Liệt kê tác hại của khói thuốc lá.
- Phương pháp dùng số liệu: Số % bệnh nhân, số tiền mua thuốc lá, số tiền phạt...
4. Củng cố: GV hệ thống nội dung bài:
 Có 6 phương pháp thuyết minh:
 + Nêu định nghĩa-giải thích
 + Liệt kê
 + Nêu ví dụ
 + Dùng số liệu
 + So sánh
 + Phân loại-phân tích.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học bài theo quá trình tìm hiểu
 - Học thuộc ghi nhớ, làm BT3, 4.
 - Ôn lại kiến thức để tiết sau trả bài.
IV/ Rút kinh nghiệm
Ngày soạn: ././ 2017
Tiết 50:
TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 2
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Củng cố lại toàn bộ kiến thức về tập làm văn thông qua chữa bài kiểm tra.
 - Thấy được ưu điểm và nhược điểm của bài làm từ đó có ý thức học tập và sửa chữa
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu chính xác.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Chấm, chữa bài, phân loại bài kiểm tra. 
 2. Học sinh:
 Ôn lại lí thuyết
 Xây dựng dàn ý chi tiết cho đề bài TLV
III/ Các hoạt động dạy – học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
- Gọi HS nhắc lại đề bài.
- GV ghi bảng.
H: Thể loại của bài viết?
H: Với yêu cầu như vậy, phương thức biểu đạt của VB sẽ là gì?
H: Với đề bài này, phần mở bài em sẽ viết như thế nào?
H: Phần thân bài sẽ có những ý nào? Cách triển khai các ý đó?
H: Kết luận em sẽ viết như thế nào?
GV:
+ Một số em trình bày rất sạch đẹp.
+ Bố cục rõ ràng
+ Không sai chính tả
GV: 
+ Đúng thể loại
+ Diễn đạt trôi chảy
+ Kỉ niệm được kể khá sâu sắc.
GV: 
+ Nhiều bài trình bày bẩn, gạch xoá nhiều.
+ Chữ viết xấu, khó đọc.
+ Bố cục chưa rõ ràng.
GV: 
+ Diễn đạt còn lủng củng.
+ Dùng từ chưa chính xác
+ Câu dài, chưa sử dụng dấu câu
+ Viết lan man, dài dòng 
+ Lỗi chính tả, dùng từ sai, viết tắt nhiều.
+ Chưa đi đúng trọng tâm(vẫn còn kể 1 loạt sự việc chứ chưa đi vào 1 kỉ niệm cụ thể).
- GV: Nêu các từ viết sai:
- Gọi HS nêu cách viết đúng.
- GV trả bài cho HS 
- Gọi điểm, ghi điểm vào sổ.
1. Xác định yêu cầu của đề.
Đề bài: Hãy kể về một lần em mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn.
- Thể loại: Văn tự sự
- Phương thức biểu đạt: Tự sự kết hợp miêu tả và biểu cảm.
2. Lập dàn ý:(đã nêu ở tiết 41-42)
( Bảng phụ)
3. Nhận xét:
a. Ưu điểm:
- Về hình thức: 
+ Một số em trình bày rất sạch đẹp.
+ Bố cục rõ ràng
+ Không sai chính tả
- Về nội dung:
+ Đúng thể loại
+ Diễn đạt trôi chảy
+ Kỉ niệm được kể khá sâu sắc.
b. Hạn chế:
- Về hình thức
+ Nhiều bài trình bày bẩn, gạch xoá nhiều.
+ Chữ viết xấu, khó đọc.
+ Bố cục chưa rõ ràng
- Về nội dung
+ Diễn đạt còn lủng củng.
+ Dùng từ chưa chính xác
+ Câu dài, chưa sử dụng dấu câu
+ Viết lan man, dài dòng 
+ Lỗi chính tả, dùng từ sai, viết tắt nhiều.
+ Chưa đi đúng trọng tâm(vẫn còn kể 1 loạt sự việc chứ chưa đi vào 1 kỉ niệm cụ thể).
3. Chữa lỗi
a. Lỗi diễn đạt
b. Không dùng dấu câu
c. Dùng từ không chính xác
d. Lỗi chính tả.
4. Trả bài, gọi điểm:
4. Củng cố: 
 GV nhắc lại các yêu cầu và các lỗi cần tránh đối với việc tạo lập VB.
5. Hướng dẫn học bài:
- Căn cứ vào dàn ý, phần nhận xét và chữa lỗi của GV, Các em về nhà viết lại bài văn vào vở bài tập.
- Soạn bài: “Bài toán dân số”.
IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ././ 2017
Tiết 51:
VĂN BẢN: BÀI TOÁN VĂN SỐ
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Nắm được mục đích và nội dung chính mà tác giả đặt ra qua Vb là: Cần phải hạn chế sự gia tăng dân số. Đó chính là con đường “Tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người.
 - Thấy được cách viết hẹ nhàng, kết hợp với kể chuyện và lập luận trong việc thể hiện nội dung bài viết.
 2. Kĩ năng:
 Đọc - hiểu một văn bản nhật dụng.
 3.Thái độ:
 - GD học sinh ý thức góp phần hạn chế gia tăng dân số.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Đọc kĩ VB
 Tham khảo tài liệu, thiết kế bài dạy.
 2. Học sinh:
 Đọc trước văn bản, đọc chú thích
 Trả lời các câu hỏi vào vở soạn.
III/ Các hoạt động dạy – học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra: 
 Em hãy nêu tác hại của thuốc lá đối với người trực tiếp hút cùng như đối với những người xung quanh?
 3. Bài mới:
 Hoạt động 1: Giới thiệu bài:
 GV: yêu cầu HS đọc những câu tục ngữ, thành ngữ của cha ông ta nói về vấn đề sinh đẻ.
GV bổ sung: 
 + Một con, một của. ai từ!
 + Trời sinh voi, trời sinh cỏ!
 + Có nếp có tẻ.
 + Con đàn cháu đống...
 Đó là những câu tục ngữ, thành ngữ, những câu nói cửa miệng của người xưa, phản ánh quan niệm quý người, cần người, mong đẻ nhiều con trong gđ và xh nông nghiệp cổ truyền. Nhưng cũng từ quan niệm ấy dẫn đến tập quán sinh đẻ tự do, vô kế hoạch, dẫn đến dân số nước ta tăng nhanh vào loại đầu bảng trong khu vực và trên TG; dẫn đến đói nghèo và bệnh tật, lạc hậu. Chính sách dân số- kế hoạch hoá gđtừ lâu đã trở thành 1 trong những quốc sách hết sức quan trọng của đảng và nhà nước ta. Bởi vì đã từ lâu, chúng ta đang cố tìm mọi cách để giửi bài toán hóc búa- bài toán dân số. Vậy bài toán ấy thực chất như thế nào?
 Hoạt động của GV và HS
 Nội dung
 Hoạt động 2:
GV: Hướng dẫn cách đọc:
Đoc rõ ràng, mạch lạc, chậm rãi.
GV đọc mẫu, gọi HS đọc nối tiếp.
Nhận xét cách đọc của HS
Giải thích từ khó: 
+ Chàng A-đam và nàng Ê-va: Theo kinh thánh của đạo thiên chúa, đó là cặp vợ chồng đầu tiên trên trái đất được chúa tạo ra và sai xuống trần gian để hình thành và phát triển loài người.
+ Tồn tại hay không tồn tại: câu nói nổi tiếng của nv Hăm-lét trong vở kịch “Hăm-lét” của Sếch-xpia (Anh).
 Hoạt động 3:
H: VB này được viết theo thể loại nào? 
-> VB nhật dụng – nghị luận CM, giải thích 1 vấn đề XH: dân số gia tăng và hậu quả của nó.
H: Văn bản này có thể chia làm mấy phần? nội dung từng phần là gì?
 -> 3 phần:
+ P1: Từ đầu...->Sáng mắt ra.
( Bài toán DS và KHHG được đặt ra từ thời cổ đại)
+ P2: Đó...-> Bàn cờ
( Tốc độ gia tăng DS là hết sức nhanh )
+ P3: Còn lại
( Lời kêu gọi toàn dân hạn chế tốc độ gia tăng dân số )
H: Em có nhận xét gì về bố cụa của Vb?
-> Mạch lạc, chặt chẽ, theo vấn đề luận điểm của VB nghị luận. Tất cả tập trung làm rõ vấn đề chủ chốt: Bài toán DS là gì và giải quyết nó như thế nào?
* HS chú ý P1
H: Bài toán DS theo tác giả thực chất là vấn đề gì?
H: Vấn đề vày được đặt ra từ bao giờ?
GV: Tác giả tỏ ra nghi ngờ, phân vân và không tin lại có sự vênh lệch (Vì tác giả thấy vấn đề DS và KHHGĐ mới chỉ được đặt ra vài chục năm gần đây) Cuối cùng tác giả đã “sáng mắt ra” khi nghe xong câu chuyện.
H: Đoạn mở bài có cách diễn đạt như thế nào?
-> Nhẹ nhàng, giản dị, thân mật, tình cảm.
H: Cách diễn đạt này có tác dụng n.thế nào?
 -> Gần gũi, tự nhiên, dễ thuyết phục, lôi cuốn sự chú ý theo dõi của người đọc. Đọc đến đó, ai cũng muốn đọc tiếp để xem câu chuyện như thế nào mà lại làm cho người viết tỉnh ngộ?
* HS chú ý đoạn tiếp theo.
H: Đến đây, điều gì đã làm cho người viết tỉnh ngộ?
H: Em hãy tóm tắt câu chuyện kén rể của nhà thông thái?
-> HS trả lời.
GV: Đó là một bài toán nổi tiếng, sử dụng cấp số nhân với công bội là 2.(ô 1: 1hạt, ô2: 2 hạt, ô3: 4hạt, ô4: 8 hạt, ô5: 16 hạt, ô6: 32 hạt, ô7: 64 hạt, ô8: 128, ô9: 256, ô10: 512...
 Cứ như thế, tính lên con số sẽ lên đến chóng mặt, khủng khiếp. đến ô 64, số thóc sẽ tăng lên ngoài sức tưởng tượng và phủ khắp hành tinh.
H: Vậy có người nào có đủ số thóc để xếp đủ 64 ô không? Nhà thông thái đặt ra bài toán cực kì khó đó để làm gì?
-> Để các chàng trai khó lòng mà trở thành con rể của ông.-> Muốn các chàng trai thất vọng.
H: Người viết dẫn chứng câu chuyện xưa để nhằm mục đích gì?
GV: Chủ ý của người viết đưa ra bài toán cổ như 1 câu chuyện ngụ ngôn đầy thông minh và trí tuệ để liên hệ đến vấn đề gia tăng DS. Từ câu chuyện này, người viết đã sử dụng phương pháp nào để làm rõ vấn đề DS?
GV: Lúc đầu, TG chỉ có 2 người: A-đam và Ê-va. đến năm 1995: 5,63 tỉ người-> So với bài toán cổ, thì đã đến ô thứ 30 của bàn cờ.
H: Tiếp theo, tác giả còn sử dụng phương pháp nào?
H: Theo thống kê của Hội nghị Cai-rô (Ai Cập) tỉ lệ sinh con của người phụ nữ ở 1 số nơi là bao nhiêu?
-> HS. 
H: Em có nhận xét gì về sự gia tăng DS ở châu Phi, châu Á nói riêng và TG nói chung?
H: Nếu DS cứ tăng như vậy thì tình hình kinh tế, văn hóa của các nước trên TG sẽ như thế nào?
H: Vậy giữa vấn đề DS và sự phát triển của XH có mối quan hệ ra sao?
-> Tăng DS sẽ kìm hãm sự phát triển -> Là nguyên nhân gây ra sự đói nghèo, lạc hậu-> Và chính sự đói nghèo lạc hậu lại là nguyên nhân gây ra sự tăng dân số.
H: Việc tác giả nêu ra một vài con số dự báo tình hình gia tăng DS hiện nay và đến năm 2015, dân số TG tăng lên 7 tỉ người nói lên điều gì?
-> Nói lên con số cụ thể, đó là hậu quả khôn lường đang thách thức nhân loại, cảnh báo nguy cơ bùng nổ dân số luôn có thể xảy ra.
H: Việc cảnh báo đó có tác dụng như thế nào?
-> Giúp con người hiểu được cái gốc của vấn đề, hạn chế DS chính là việc sinh đẻ có kế hoạch.
GV: Trở lại với bài toán cổ...Tuy mới bước thêm 1 ô(Từ 30 sang 31) nhưng thực chất nhân loại đã bình phương số lượng của mình mặc dù đã cố gắng rất nhiều để giảm từ 1,73% xuống còn 1,57% trong những năm gần đây.
H: Em thấy phần lập luận của tác giả trong phần thân bài như thế nào?
-> Lí lẽ đơn giản mà chứng cứ đầy đủ. Sử dụng các phương pháp thuyết minh như: thống kê, so sánh, phân tích kết hợp với dấu câu.
GV: Tóm lại, trong phần thân bài, tác giả không lí luận dài dòng, chung chung mà chứng minh vấn đề bằng những con số cụ thể, chính xác, tin cậy-> người đọc sửng sốt, giật mình trước thực trạng bài toán DS cứ tăng đều đặn -> Thật đáng lo ngại.
* HS chú ý vào ND đoạn cuối.
H: Đoạn kết VB là câu nói: “Đừng để...tốt”.Em hiểu như thế nào về lời nói ấy?
H: Tại sao tác giả cho rằng : đó là con đường “Tồn tại hay không tồn tại” của chính loài người?
-> Con người muốn sống phải có đất-> con người phải biết điều chỉnh, hạn chế tăng dân số-> đây là vấn đề nghiêm túc và sống còn của nhân loại.
H: Tác giả đã bộc lộ quan điểm và thái độ như thế nào về vấn đề đời sống và KHHGĐ?
-> Nhận thức được vấn đề và hiểm hoạ của nó, trân trọng cuộc sống tốt đẹp của con người.
H: Con đường hạn chế tốt nhất của GD dân số là gì?
-> Đẩy mạnh GD phụ nữ thoát khỏi áp bức, ngu dốt, không còn phụ thuộc vào quyền lực của kẻ khác.
-> Đề cao vai trò của người GV và các bậc cha mẹ.
H: Sau khi học xong VB, em đúc rút được điều gì cần ghi nhớ? 
- HS trả lời. GV đưa ra ghi nhớ.
- Gọi HS đọc
GV: Hướng dẫn HS liên hệ với phần đọc thêm để tìm câu trả lời: Con đường nào là con đường ngắn nhất để hạn chế sự gia tăng dân số?
H: Vì sao sự gia tăng DS có tầm quan trọng hết sức to lớn đối với tương lai nhân loại, nhất là những DT nghèo nàn, lạc hậu?
I/ Đọc và tìm hiểu chú thích.
II/ Tìm hiểu văn bản:
1 Nêu vấn đề DS và KHHGĐ
- Vấn đề DS và KHHGĐ 
-> Được đặt ra từ thời cổ đại
2. Làm rõ vấn đề DS và KHHGĐ
- Đưa ra bài toán cổ
-> Nhằm nhìn nhận, đánh giá về sự phát triển của DS
- Lập luận:
+ Dùng sách kinh thánh
+ Tư liệu , số liệu
+ Bài toán DS.
- So sánh: Tỉ lệ sinh tự nhiên của người phụ nữ.
-> Nhịp độ gia tăng quá cao.
=> Nghèo nàn, lạc hậu, kin tế kém phát triển, văn hoá và đời sống không được nâng cao.
3. Lời kêu gọi việc hạn chế tốc độ gia tăng dân số
- Câu nói: “Đừng ...càng tốt”
- > Phải sinh đẻ có kế hoạch để hạn chế gia tăng DS.
* Ghi nhớ: (SGK-112)
III. Luyện tập:
Bài tập 1:
- Đẩy mạnh GD
-> Sinh đẻ là quyền của phụ nữ, không thể cấm đoán bằng mệnh lệnh và các biện pháp thô bạo mà phải GD -> họ hiểu vấn đề-> tự nguyện thực hiện.
Bài tập 2:
- Dân số phát triển-> ảnh hưởng đến cuộc sống con người ở nhiều phương diện: chỗ ở, môi trường, việc làm, XH...
- Cuộc sống bị DS làm cho đói nghèo, vì nghèo đói mà trở nên lạc hậu, hạn chế GD và hiểu biết, từ đó lại là nguyên nhân dẫn đến tăng DS( tác động qua lại vói nhau).
4. Củng cố: 
 + Những năm gần đây VN ta có những hình thức nào để góp phần hạn chế gia tăng DS? (Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát tờ rơi, triển khai ở khu xóm...)
 + Em có nhận xét gì về DS và tốc độ tăng DS ở địa phương ta?
5. Hướng dẫn học bài:
 - Học bài theo nội dung tìm hiểu.
 - Học thuộc ghi nhớ. Làm thêm BT 3.
 - Tiết sau học bài: “Trả bài kiểm tra văn”
IV/ Rút kinh nghiệm:
Ngày soạn: ..../..../ 2017
Tiết 52:
TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN
I/ Mục tiêu bài học:
 1. Kiến thức:
 - Củng cố lại toàn bộ kiến thức về văn và lí thuyết Tập làm văn thông qua chữa bài kiểm tra.
 - Thấy được ưu điểm và nhược điểm của bài làm từ đó có ý thức học tập và sửa chữa.
 2. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng diễn đạt, dùng từ đặt câu chính xác.
II/ Chuẩn bị:
 1. Giáo viên:
 Chấm, chữa bài, phân loại bài kiểm tra. 
 2. Học sinh:
 Ôn lại lí thuyết.
 Xây dựng ý chính cho phần tự luận.
III/ Các hoạt động dạy – học
 1. Ổn định lớp.
 2. Kiểm tra bài cũ:
 3. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: 
* GV yêu cầu HS đọc đề bài và các câu hỏi phần trắc nghiệm
- Gọi HS trả lời từng câu
- GV thống nhất đáp án
*GV gọi HS đọc yêu cầu phần tự luận.
H: Hãy cho biết tinh cảm của Lão Hạc với con cho ? Tâm trạng của lão sau khi bán cậu vàng.
-> HS trả lời.
- GV nhận xét bổ sung, thống nhất đáp án.
H : Nêu chủ đề của văn bản”Tôi đi học” của Thanh Tịnh?
-> HS trả lời.
- GV nhận xét bổ sung, thống nhất đáp án.
H: Nói về tình thế gia đình chị Dâu và niềm hạnh phúc của bé Hồng khi gặp mẹ.
-> HS trả lời.
- GV nhận xét bổ sung, thống nhất đáp án.
Hoạt động 2
GV:
+ Nhiều em làm chính xác, đầy đủ phần trắc nghiệm
+ Phần tự luận: có những cảm nhận sâu sắc, diễn đạt tốt.
GV: 
+ Vẫn còn một số em làm sai phần trắc nghiệm( Sai 1,2 câu)
+ Phần tự luận: Niềm hạnh phúc của bé Hồng còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Một số em còn lịêt kê các tình tiết của câu chuyện. Một vài em còn chưa hề bộc lộ cảm xúc. Diễn đạt còn lủng củng, vụng về, khô khan, không toát ý.
Hoạt động 3:
- GV trả bài cho HS
- Gọi điểm, ghi điểm vào sổ.
1. Xác định đáp án
 a. Trắc nghiệm:
 Câu 1. C Câu 2. B Câu 3. C
 Câu 4. A Câu 5. D.
 b. Tự luận: (như đáp án tiết 45)
 (Bảng phụ)
2. Nhận xét:
* Ưu điểm:
+ Nhiều em làm chính xác, đầy đủ phần trắc nghiệm
+ Phần tự luận: có những cảm nhận sâu sắc, diễn đạt tốt.
* Hạn chế:
+ Vẫn còn một số em làm sai phần trắc nghiệm( Sai 1,2 câu)
+ Phần tự luận: Niềm hạnh phúc của bé Hồng còn chưa đầy đủ, chưa toàn diện. Một số em còn lịêt kê các tình tiết của câu chuyện. Một vài em còn chưa hề bộc lộ cảm xúc. Diễn đạt còn lủng củng, vụng về, khô khan, không toát ý.
3. Trả bài, gọi điểm.
4. Củng cố: 
 GV nhắc lại các yêu cầu và các lỗi cần tránh đối với việc tạo lập VB.
5. Hướng dẫn học bài:
 - Căn cứ vào dàn ý, phần nhận xét và chữa lỗi của GV, Các em về nhà viết lại bài văn phát biểu cảm nghĩ vào vở bài tập.
 - Soạn bài: “Dấu ngoặc đơn và dấu hai chấm”.
IV/ Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tân Thạnh, Ngày....tháng....năm 2017
Ký, duyệt của tổ trưởng:
VŨ THỊ ÁNH HỒNG

Tài liệu đính kèm:

  • docGA van 8 tuan 13 nam 2017.doc