Giáo án môn Ngữ văn 9 - Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

 Hs biết được đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

2. Kỹ năng:

 Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.

3. Thái độ:

¬¬ Giáo dục học sinh tính cẩn thận, suy nghĩ kĩ trước khi làm bài.

 4. Phát triển năng lực HS:

 Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

 Lập dàn bài.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: soạn bài, bảng phụ

2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập.

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:

2/ Kiểm tra miệng:

? Nêu các bước thực hiện khi viết một bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? (2đ)

 - 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa.

? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? (6đ)

- MB: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.

- TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.

- KB: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 3854Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Luyện tập làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 23 -Tiết 120
Tuần 25 
LUYỆN TẬP LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM 
TRUYỆN (HOẶC ĐOẠTRÍCH)
(Viết bài tập làm văn số 6 ở nhà)
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
 Hs biết được đặc điểm, yêu cầu và cách làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
2. Kỹ năng:
 Xác định các bước làm bài, viết bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) cho đúng với các yêu cầu đã học.
3. Thái độ:
 Giáo dục học sinh tính cẩn thận, suy nghĩ kĩ trước khi làm bài.
 4. Phát triển năng lực HS:
 Năng lực sử dụng ngôn ngữ, giải quyết vấn đề, tự học, hợp tác... 
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
 Lập dàn bài.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: soạn bài, bảng phụ 
2. Học sinh: Vở bài soạn, soạn bài, dụng cụ học tập.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện: 
2/ Kiểm tra miệng: 
? Nêu các bước thực hiện khi viết một bài nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? (2đ)
 - 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa.
? Nêu dàn bài chung của bài văn nghị luận tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)? (6đ)
- MB: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
- TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- KB: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
=> Gv kiểm tra phần chuẩn bị của hs (2đ)
3/ Tiến trình bài học: 
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Vào bài: Để làm được một bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) người viết cần phải nắm rõ chủ đề, cốt truyện, nhân vật... để hướng người đọc đến những cảm hứng mới tích cực. Tiết học hôm nay sẽ giúp chúng ta thực hành về cách làm kiểu bài này.
* Hoạt động 2: Chuẩn bị ở nhà
- Giáo viên cho học sinh đọc sách giáo khoa trang 68.
- Giáo viên kiểm tra các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
- Nêu nội dung chính của tác phẩm “Chiếc lược ngà”.
* Hoạt động 3: Luyện tập trên lớp.
 - HS đọc kĩ đề bài và tìm hiểu yêu cầu của đề bài.
- GV hướng dẫn HS khai thác các luận điểm, luận cứ, lựa chọn dẫn chứng tiêu biểu.. 
- HS thảo luận trả lời.? Muốn làm bài nghị luận chúng ta cần thực hiện mấy bước?
 + Hs nêu.
 - Nhận diện (dạng đề, dạng mệnh lệnh) và phân tích đề (xác định được đúng yêu cầu về tính chất, nội dung, hình thức, giới hạn của đề ).
- Xác định các phép lập luận giải thích, chứng minh, phân tích, tổng hợp  được sử dụng trong văn bản.
-> GV tổ chức cho HS xây dựng dàn bài chi tiết.
? Đề yêu cầu nêu lên vấn đề gì ? Cần chú ý đến các từ nào để định hướng đúng hướng làm bài ?
? Em biết gì về hồn cảnh lịch sử của miền Nam nước ta trước đây khiến cho nhiều người như ông Sáu phải xa nhà đi chiến đấu và chịu nhiều mất mát về tình cảm gia đình như thế.
? Nêu những nhận xét về hai nhân vật bé Thu, ông Sáu trong đoạn trích : những mất mát, thiệt thòi, sự chịu đựng hy sinh và nghị lực, niềm tin...
? Những đặc điểm cụ thể về tình cha con trong từng nhân vật: tìm và phân tích các chi tiết đặc sắc về cử chỉ, hành động, lời nói, diễn biến tâm trạng ...., nhất là việc công phu tỉ mẩn làm chiếc lược cho con gái... hành động bất ngờ khi nhận cha ở phút chia ly cuối cùng... để chứng minh những nhận xét của mình ?
I/ Chuẩn bị ở nhà:
II/ Luyện tập trên lớp:
* Đề: Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
1.Tìm hiểu đề, tìm ý:
+ Thể loại: Nghị luận về đoạn trích truyện.
+ Nội dung: Tình cảm của cha con ông Sáu - bé Thu.
+ Phạm vi: Đoạn trích truyện ngắn Chiếc lược ngà.
2. Lập dàn bài:
 a.Mở bài: Giới thiệu tác phẩm - tác giả, nhân vật, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
 b.Thân bài:
* Nhân vật bé Thu
- Khi mới gặp ba
- Trong ba ngày ba ở nhà
- Lúc nhận ra ba
*Nhân vật ông Sáu
- Xa nhà tham gia kháng chiến, sau 8 năm mới được về thăm nhà trong 3 ngày.
- Khi mới gặp bé Thu
- Ba ngày phép ở nhà
- Lúc bé Thu nhận ba (lúc chia tay về chiến trường)
- Khi ở chiến trường, làm chiếc lược tặng con
- Hy sinh, trao chiếc lược lại cho ông ba...
* Những nhân vật khác:
 Ông Ba, người bạn, là người chứng kiến và kể lại câu chuyện để sự việc thêm tính khách quan.
* Nghệ thuật truyện
- Cách kể tự nhiên, giản dị kết hợp nhiều phương thức biểu đạt.
- Nhập vai nhân vật “tôi” phù hợp.
- Tạo tình huống bật ngờ.
c.Kết bài: Ý kiến đánh giá chung (về giá trị nội dung và nghệ thuật của truyện).
4/ Tổng kết: 
? Hs nhắc lại các bước làm bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
- Cần thực hiện 4 bước: tìm hiểu đề và tìm ý, lập dàn bài, viết bài, đọc và sửa chữa.
? Bố cục bài nghị luận về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích)?
- MB: Giới thiệu tác phẩm và nêu ý kiến đánh giá sơ bộ của mình.
- TB: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm; có phân tích, chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu và xác thực.
- KB: Nêu nhận định, đánh giá chung của mình về tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích).
5/ Hướng dẫn học tập: 
* Đối với bài học ở tiết này:
 - Học thuộc nội dung bài.
 - Hoàn thành bài văn nghị luận theo dàn bài trên.
* Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Chuẩn bị bài mới: 
 + Sang thu của Hữu Thỉnh.
 + Nói với con của Y Phương.
-> Đọc bài thơ, chú thích và trả lời câu hỏi trong phần đọc –hiểu chú thích.
VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 - NGHỊ LUẬN 
VĂN HỌC (LÀM Ở NHÀ)
 * Đề: Phân tích nhân vật bé Thu trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
V. PHỤ LỤC:

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 23 Luyen tap lam bai nghi luan ve tac pham truyen hoac doan trich_12295964.doc