Giáo án môn Ngữ văn 9 - Nghệ thuật trong “truyện Kiều”

Tác giả

Nguyễn Du (1765- 1820)

Tên chữ là Tố Như, tên hiệu là Thanh Hiên

Quê ở làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Ông sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có nhiều truyền thống về văn học. Cha là Nguyễn Nghiễm, đỗ tiến sĩ, từng giữ chức Tể tướng. Anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Khản cũng từng làm quan to dưới thời Lê-Trịnh.

 

pptx 76 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 907Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Nghệ thuật trong “truyện Kiều”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đời, rất thực.Như vậy, có thể nói với bút pháp miêu tả bậc thầy, Nguyễn Du đã xây dựng lên chân dung Thuý Kiều không chỉ tuyệt thế giai nhân mà còn có thế giới nội tâm phong phú, sinh động, khiến nàng trở nên gần gũi với đời thực hơn - điều này chỉ có ở Nguyễn Du chứ không thể có trong Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân - Trung Quốc.III- Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ tự sự: IV- Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại:Ở đoạn trích "Kiều ở lầu Ngưng Bích" Nguyễn Du thành công khi sử dụng loại ngôn ngữ độc thoại nội tâm để khám phá chiều sâu tư tưởng, tình cảm con người, hiểu được tâm trạng nỗi niềm của Kiều khi ở lầu Ngưng Bích:"Tưởng người dưới Nguyệt chén đồng,Tin sương luống những rầy trông mai chờ".Người đầu tiên xuất hiện trong nỗi nhớ của Kiều là chàng Kim, nàng tưởng nhớ hình ảnh hai người uống rượu thề nguyện dưới đêm trăng mới hôm nào, trước đó:"Vầng trăng vằng vặc giữa trời,Đinh ninh hai miệng một lời song song".Và Kiều thấy thương Kim Trọng vẫn chưa biết Kiều đã không giữ trọn lời thề, vẫn đêm ngày trông chờ nàng một cách uổng công. Từ nhớ chàng Kim, nàng lại thấy thương mình:"Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai?".IV- Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại:Nàng thấm thía với tình cảnh bơ vơ, trơ trọi của mình nơi "bên trời góc bể" và nuối tiếc mối tình đầu trong trắng, "tấm son" ở đây là tấm lòng chung thuỷ sắc son của Thuý Kiều đối với Kim Trọng. Bao giờ có thể quên được mối tình đó. Cũng có thể hiểu tấm lòng trong trắng của Thuý Kiều bị dập vùi, hoen ố, biết bao giờ mới có thể gột rửa được? Như vậy, ta có thể thấy Kiều đã nhớ Kim Trọng với một tâm trạng đau đớn, xót xa, nàng quả là một người tình chung thuỷ.Trong dòng suy nghĩ miên man, nàng hết nhớ người yêu lại nhớ đến cha mẹ: "Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấm lạnh những ai đó giờ? Sân lai cánh mấy nắng mưa,Có khi gốc tử đã vừa người ôm".Kiều đã hình dung ra cảnh tượng sớm hôm cha mẹ tựa cửa ngóng trông tin tức của nàng. Nàng lại day dứt không nguôi là giờ đây ai là người phụng dưỡng cha mẹ đang ngày một già yếu.Chỉ bốn câu thơ độc thoại nội tâm, Nguyễn Du đã khắc hoạ được tấm lòng hiếu thảo của Thuý Kiều đối với cha mẹ.Suốt quãng đời mười lăm năm đoạn trường lưu lạc, Nguyễn Du đã nhiều lần để Kiều độc thoại để từ đó bộc lộ chính mình.	Có lúc, nàng đau đớn, dằn vặt, xót xa sau những đêm bướm lả ong lơi và cuộc say đầy tháng:"Khi tỉnh rượu, lúc tàn canh,Giật mình mình lại thương mình xót xa".	Có khi nàng băn khoăn, trăn trở, hãi hùng về cuộc sống, về tương lai, về thân phận luôn ám ảnh day dứt nàng:"Một mình lưỡng lự canh chày,Đường xa nghĩ nỗi sau này mà kinh".	Có thể nói với những yếu tố ngôn ngữ độc thoại như trên, nàng Kiều hiện lên như một người trần tục với tất cả những tình cảm, suy nghĩ, lo toan rất thực, rất đời thường, nàng trở nên gần gũi với người đọc hơn. Đạt được điều đó phải chăng đó chính là trình độ bậc thầy của Nguyễn Du trong việc khám phá thế giới nội tâm con người, đặc biệt là những người phụ nữ.IV- Miêu tả nội tâm nhân vật qua ngôn ngữ độc thoại:V- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.Để nhân vật của mình được hiện lên đầy đủ, toàn diện, Nguyễn Du đã miêu tả họ với cái nhìn nhiều chiều, có khi là miêu tả ngoại hình, có khi miêu tả nội tâm, có khi lại thông qua ngôn ngữ đối thoại của họ để thấy được tính cách sống động của mỗi nhân vật.Ở đoạn trích "Thuý Kiều báo ân, báo oán" ngôn ngữ đối thoại được thể hiện rõ ràng hơn cả. Có hai cuộc đối thoại: đối thoại giữa Kiều với Thúc Sinh và đối thoại giữa Kiều với Hoạn Thư và giữa Hoạn Thư với Kiều.Kiều được Từ Hải - người anh hùng cứu ra khỏi lầu xanh, giúp nàng báo ân, trả oán. Đưa nàng từ thân phận của một kỹ nữ chốn lầu xanh nhơ bẩn lên thân phận của một mệnh phụ phu nhân, bước lên địa vị một quan toà cầm cán cân công lý. Trong phiên toà nàng cho gọi những người đã từng có ân, có oán với nàng đến.Người đầu tiên được Kiều mời đến là Thúc Sinh, thấy hình ảnh tội nghiệp của Thúc Sinh nàng đã cất lên tiếng hàm ơn:	"Nàng rằng: Nghĩa nặng nghìn non,	Lâm Tri người cũ chàng còn nhớ không?	Sâm Thương chẳng vẹn chữ tòng,	Tại ai há dám phụ lòng cố nhân?".Rõ ràng là Kiều vẫn rất nhớ tấm lòng và sự giúp đỡ mà Thúc Sinh đã giành cho nàng trong cơn hoạn nạn. Nàng gọi đó là "nghĩa nặng nghìn non". Nghĩa là nàng vẫn nhớ tới công ơn của Thúc Sinh đã đưa Kiều ra khỏi lầu xanh, cứu nàng thoát khỏi cuộc đời ô nhục đem lại cuộc sống gia đình êm ấm.V- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.Đối thoại với Thúc Sinh, Kiều nói bằng một ngôn ngữ rất trang trọng: "nghĩa nặng nghìn non", "chẳng vẹn chữ tòng"...hầu hết là những từ Hán Việt, lại dùng cả điển cố... Cách nói đó phù hợp với chàng thư sinh họ Thúc và biểu lộ được tấm lòng biết ơn chân thành của Kiều.Thuý Kiều cũng nói với Thúc Sinh rằng: Kẻ gây ra sự chia cách giữa hai người không phải do chàng mà là do vợ chàng. Nói với Thúc Sinh về Hoạn Thư, Kiều không sao nguôi được sự oán giận với những khổ đau mà Hoạn Thư đã gây ra cho nàng, vết thương đó còn đang quá xót xa trong lòng nàng, cho nên nàng không thể không cả giận:"Vợ chàng quỷ quái tinh ma,Phen này kẻ cắp bà già gặp nhau.Kiến bò miệng chén chưa lâu,Mưu sâu cũng trả nghĩa sâu cho vừa".Nếu nói với Thúc Sinh, Kiều nói bằng một ngôn ngữ trang trọng, thì nói về Hoạn Thư, Kiều lại nói bằng một ngôn ngữ hết sức nôm na bình dị, Kiều sử dụng những thành ngữ quen thuộc, đó là lời ăn tiếng nói của nhân dân.V- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.Qua ngôn ngữ đối thoại của Kiều với Thúc Sinh, ta thấy tính cách của nàng đã bộc lộ khá rõ ràng, nàng xử đúng người đúng tội, báo nhân đối với người đáng báo ân, đồng thời thấy được nàng là một người sống có tình có nghĩa, có trước có sau.Sau khi trả ơn Thúc Sinh, bà quản gia nhà họ Hoạn và sư Giác Duyên, Thuý Kiều mới bước vào cuộc báo thù:"Dưới cờ gươm tuốt nắp ra,Chính danh thủ phạm tên là Hoạn Thư".Thuý Kiều thoắt trông thấy Hoạn Thư đã cất tiếng chào mỉa mai: "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đây!" Kiều dùng cách xưng hô như hồi còn làm hoa nô cho nhà họ Hoạn trong hoàn cảnh thứ bậc đã đổi ngôi.Tiếp theo lời chào mỉa mai là những lời mắng nhiếc, xỉ vả: "Đàn bà dễ có mấy tay,Đời xưa mấy mặt đời này mấy gan!Dễ dàng là thói hồng nhan,Càng cay nghiệt lắm càng oan trái nhiều".V- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.Với một kẻ như Hoạn Thư:"Bề ngoài thơn thớt nói cười,Bề trong nham hiểm giết người không dao".thì những lời mắng nhiếc xỉ vả ấy của Kiều là đích đáng lắm.Trước những lời nói mỉa mai, đay nghiến đó của Kiều, Hoạn Thư đã xử trí ra sao?Lúc đầu, "Hoạn Thư hồn lạc phách xiêu", nhưng sau đó "Hoạn Thư đã liệu điều kêu ca". Trước hết Hoạn Thư gỡ tội cho mình bằng cách dựa vào tâm lý thường tình của người phụ nữ:"Rằng: tôi chút phận đàn bà,Ghen tuông thì cũng người ta thường tình".Hoạn Thư nói rằng tội của tôi là tội ghen tuông, mà tội ấy thì ở người đàn bà nào mà chẳng có. Vậy là, đã đánh thức được ở Kiều lòng thông cảm với người cùng giới. Quả thực, ngay từ đầu Hoạn Thư đã tỏ ra thông minh giảo hoạt.Tiếp theo, Hoạn Thư lại gợi chút "ân tình" ngày xưa: một là, đã cho Kiều xuống Quan Âm các "giữ chùa chép kinh", không bắt làm thị tì nữa; hai là, khi Kiều bỏ trốn mang theo chuông vàng khánh bạc, Hoạn Thư cũng không cho người đuổi bắt. Cách nói rất khéo chỉ gợi sự thật và chuyện cũ ra, chỉ người trong cuộc mới biết.V- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại."Nghĩ cho" là nhớ lại cho, suy nghĩ lại cho:"Nghĩ cho khi gác viết kinh,Với khi khỏi cửa dứt tình chẳng theo".Đối với Kiều, Hoạn Thư đã từng nói với Thúc Sinh: "Rằng: tài lên trọng mà tình lên thương". Tuy "chồng chung chưa dễ ai chiều cho ai", nhưng trong thâm tâm, Hoạn Thư rất "kính yêu" Thuý Kiều. Cuối cùng Hoạn Thư tự nhận tội của mình và xin Kiều rộng lòng tha thứ:"Trót lòng gây việc chông gai,Còn nhờ lượng bể thương bài nào chăng?"Lời gỡ tội của Hoạn Thư vừa có lí, vừa có tình. Lời cầu xin đúng mực, chân thành, Kiều đã phải thừa nhận cái thông minh, giảo hoạt của Hoạn Thư và ban một lời khen:"Khen cho: thật đã nên rằng,Khôn ngoan đến mức nói năng phải lời".Không thể là người "nhỏ nhen" Kiều đã tha tội cho Hoạn Thư:"Đã lòng tri quá thì nên,Truyền quân lệnh xuống trướng tiền tha ngay".V- Khắc hoạ tính cách nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại.	Sự việc diễn ra quá bất ngờ, ngoài sức tưởng tượng của nhiều người. Vốn là một người phụ nữ trung hậu, đã từng nếm trải bao cay đắng và ngang trái trong cuộc đời, vả lại Kiều cũng tự biết rằng mình đã xâm phạm đến hạnh phúc của người khác. Tha tội cho Hoạn Thư, Kiều tỏ ra vô cùng cao thượng.	Như vậy, với màn báo ân báo oán ta thấy hết được những sáng tạo của ngòi bút thiên tài Nguyễn Du. Cảnh pháp trường thời trung cổ được miêu tả ước lệ mà không kém phần uy nghiêm. Lời thoại rất gọn mà sắc đã làm nổi bật tâm lý, tính cách nhân vật Thúc Sinh lành mà nhát sợ; Hoạn Thư thì khôn ngoan, sắc sảo; Kiều rất trung hậu, cao thượng, bao dung.	Nguyễn Du đã sáng tạo lên những lời thoại biến hoá đã nói lên chuyện ân oán, cái lẽ đời xưa nay, ca ngợi sự thuỷ chung tình nghĩa, lên án bọn bạc ác tinh ma. Cảnh báo ân, báo oán là một tình tiết rất đậm làm nổi bật tinh thần nhân đạo của "Truyện Kiều".Ước lệ tượng trưngƯớc lệ tượng trưng trong miêu tả cảnh Ước lệ trong cách miêu tả nhân vậtI. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc  	1. Về bút pháp tả cảnh tuyệt diệu của Nguyễn Du qua việc miêu tả cảnh ở bốn mùa của Nguyễn Du:	- Mùa xuân là mùa của tình yêu, mùa của lễ hội, nó là cái mốc quan trọng trong câu chuyện tình trai tài gái sắc. Kim, Kiều gặp nhau, Kim Trọng trở lại vườn Thuý, hai bức hoạ này có gì khác nhau trong những nét vẽ và sắc màu?	- Trước hết là bức hoạ mùa xuân khi hai chị em Thuý Kiều du xuân. Đây là bức hoạ với những gam màu mát, đường nét mềm mại, đúng theo qui ước của hội hoạ “màu lạnh -lam, xanh thường tạo cảm giác mát mẻđường lượn êm dịu tạo cảm giác yên bình ” [11,59]. Cảnh có sắc xanh của cỏ non trải dài như mở ra một không gian vô tận, có sắc trắng của bông hoa lê điểm xuyết, có sắc vàng dịu nhẹ của ánh nắng mặt trời vào độ tháng ba tiết thanh minh, có đường nét nhẹ nhàng êm ái của chim én, có sự vận động khẩn trương của thời gian, có không gian của chiều cao, chiều rộng và chiều ngang, có cái diện để rõ cái điểm. Bức tranh rất phương Đông thật thông thoáng, cân đối, hài hòa tươi mát, sống động như chính sự sống động của tâm hồn, của tuổi xuân hoà hợp với cảnh xuân về:“Ngày xuân con én đưa thoi , (39)Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. (40)Cỏ non xanh rợn chân trời, (41)Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.” (42) - Khác với bức tranh xuân dân dã trong thơ Nguyễn Trãi “Độ đầu xuân thảo lục như yên. Xuân vũ thiêm lai thuỷ phách thiên...”(Trại đầu xuân độ), rất nông thôn trong thơ Nguyễn Bính “Cỏ nằm trên mộ đợi thanh minh. Tôi đợi người yêu tới tự tình. Khỏi luỹ tre làng tôi nhận thấy. Bắt đầu là cái thắt lưng xanh....” (Muà xuân xanh), rất sống động trong thơ Hàn Mặc Tử “Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời”(Mùa xuân chín), bức tranh xuân trong thơ Nguyễn Du đài các, quí phái hơn, sang trọng và kiều lệ hơn rất nhiều. Bởi lẽ ngoài sắc cỏ, bức tranh còn được điểm xuyết bằng những nét vẽ về bông hoa trắng trên cành lê. Hai mảng màu xanh trắng tạo nên “sự tương phản thẩm mỹ rất táo bạo, màu trắng muốt của hoa lê nổi bật”[55, 111]. Không chỉ khác nhau về tính chất những bức vẽ còn khác nhau về đường nét. Nguyễn Bính nặng về nét tĩnh; Nguyễn Du, Hàn Mặc Tử nặng về nét động khẽ khàng êm ái hư thực; Nguyễn Trãi lại dùng nét động mạnh mẽ “thuỷ phách thiên’’. I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc Ngay cả cái sắc màu của cỏ cũng khác nhau: xanh nhạt chuyển sang đậm (thơ Nguyễn Trãi), xanh non mơn mởn trải rộng (thơ Nguyễn Du), xanh tươi sống động (thơ Hàn Mặc Tử), xanh lá cây im lìm (thơ Nguyễn Bính)- Cũng là cảnh xuân nhưng cảnh xuân khi Kim Trọng trở lại vườn Thuý được vẽ bằng những nét vẽ chi tiết hơn. Đó là một cảnh xuân buồn, trống vắng, hoang tàn, tiêu điều trong một không gian được thu nhỏ như chính cái sắt se trong con tim thổn thức của chàng:“Đầy vườn cỏ mọc, lau thưa, (2745)Song trăng quạnh quẽ, vách mưa rã rời; (2746)Trước sau nào thấy bóng người, (2747)Hoa đào năm ngoái còn cười gío đông, (2748)Xập xoè én liệng lầu không, (2749)Cỏ lan mắt đất, rêu phong dấu giày”(2750).- Nơi đây không còn sự sống của con người, mọi vật đều thay đổi, chỉ duy có hình ảnh sắc màu của hoa đào là không thay đổi. Hoa đào tượng trưng cho mùa xuân, mùa xuân lại tượng trưng cho tình yêu. Tình yêu dù chỉ còn là hoài niệm nhưng nó vẫn mãi mãi rực rỡ như cánh hoa đào lúc độ xuân về. Hình ảnh “hoa đào’’ I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc được Nguyễn Du mượn từ ý thơ của Thôi Hộ: ’Nhân diện bất tri hà xứ khứ, Đào hoa y cựu tiếu đông phong (Mặt người chẳng biết đi đâu mất, Hoa đào vẫn như cũ, vẫn cười với gió đông) và đặt thật đúng chỗ “Cái có đột đến giữa cái không như một cứu cánh, một điểm tựa của tâm linh. Nó như một an ủi, vỗ về làm dịu lại nỗi đau của con người cùng một lúc đã mất đi quá nhiều những gì vô giá’’[21,213]. Hình ảnh hoa đào đã trở thành dấu gạch nối trong hai mảng của một bức tranh- mảng bức tranh chỉ toàn là hình ảnh của sự vật và mảng bức tranh đã có dấu vết con người. Trong một bức tranh với nhiều loại sắc màu sắc màu- xanh, vàng, hồng, trong đó màu hồng của hoa đào đã trở thành màu nổi bật. Sắc màu hồng rực rỡ xuất hiện trong gam màu nhàn nhạt, trong khung cảnh hoang tàn còn là cái nghịch lý trớ trêu, một sự bơ vơ lạc lõng.- Ngoài việc tạo ra sự tương phản ngầm ẩn bức tranh hôm nay gợi nhớ bức tranh năm xưa, Nguyễn Du còn chủ đích bài trí những hình ảnh lộn xộn, chẳng có trình tự: “cỏ mọc, lau thưa, song trăng quạnh quẽ, vách rã rời, gió, mưa, én, lầu không, rêu phong’’ trong mọi không gian trước- sau, cao- thấp, trong- ngoài, trên- dưới. Tất cả nương tựa vào nhau bổ sung cho nhau về mặt ý nghĩa. Đó là sự xuống cấp của sự sống, sự phát triển tự do của thiên nhiên và tâm trạng đầy bi kịch của một con người.I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc Trong bức tranh này, Nguyễn Du đã dùng đến nhiều loại đường nét- đường nét xiêu vẹo, ngả nghiêng (vách mưa rã rời); đường nét thể hiện sự vươn lên một cách tự do, cao thấp không hài hoà (cỏ, lau, rêu); đường nét thể hiện sự vận động theo chiều ngang hoặc lên xuống (én liệng) và cả những đường nét mờ nhạt (rêu phong dấu giày). Nó như những mảnh vụn bày ra bừa bãi không ai chăm sóc tỉa tót.Mùa thu:- Không đi chệch với qui ước của người phương Đông, mùa thu trong thơ Nguyễn Du cũng buồn, gợi nhớ nhung thương cảm, tiễn biệt, chia ly. Những mô típ “cúc vàng, giậu thu, sen tàn, lá ngô đồng, rừng phong thu được sử dụng nhiều. Lê Thu Yến trong bài nghiên cứu về thơ thu Nguyễn Du có kết luận: “Trong Truyện Kiều, mùa thu được miêu tả với nhiều sắc màu tương hợp đa dạng. Có vui, có buồn, có xinh đẹp, có tàn phai,với trời mây cao vời vợi, đáy nước long lanh, lá ngô giếng vàng, sân ngô cành biếc, lá phong nhuộm hồng ...”[25, 214].I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc - Nguyễn Du hoạ tác nhiều những bức tranh mùa thu trong phần Thuý Kiều gặp gỡ Thúc Sinh, Sở Khanh, những mối tình mang tính tạm bợ.- Khảo sát toàn bộ tác phẩm, ta thấy mùa thu trong thơ ông mang nhiều ý nghĩa:- Trong thơ Nguyễn Du, mùa thu được dùng để định vị khoảng thời gian trôi chảy hoặc thời gian có sự xuất hiện của nhân vật - lúc xác định, lúc không xác định: Nửa năm hơi tiếng vừa quen, (1385)Sân ngô cành biếc đã chen lá vàng. (1386)Giậu thu vừa nảy giò sương, (1387)Gối yên đã thấy xuân đường đến nơi, (1388)- Thú quê thuần hức, bén mùi, (1593)Giếng vàng đã rụng một vài lá ngô . (1594)Sen tàn, cúc lại nở hoa, (1796)- Mùa thu không chỉ buồn, mùa thu còn góp phần tạo vẻ đẹp cho cảnh trời nước mênh mông hư ảo:Long lanh đáy nước in trời, (1603)Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng. (1604)I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc - Mùa thu mùa của sự chia ly và tiễn biệt:Người lên ngựa, kẻ chia bào, (1519)Rừng phong, thu đã nhuộm màu quan san. (1520)Cái không gian thực nơi chia tay và cái không gian nội tâm như hoà trộn trong một bức tranh thu đặc biệt. Bức tranh có gam màu đỏ trong vàng thê lương tê tái, có một sự chuyển màu rất kì diệu thần tình - xanh xuân, vàng hạ, vàng đậm, đỏ sẫm khi rừng phong vào thu. Trong đôi mắt dõi theo của nhà thơ, con người như nhạt nhoà nhỏ bé mờ ảo gần như mất hút trong khung cảnh rừng phong nhuộm sắc như đang mở rộng đến vô cùng. Không gian cách trở như ngày càng xa dần, từ cái khoảng cách –người lên ngựa và kẻ chia bào chuyển thành rừng phong tràn ngập lá đỏ và nhuốm sắc vàng của trăng, cái bạt ngàn của rừng dâu. Có chăng đây còn là sự chuyển biến trong tình cảm –vui đến buồn, chung đôi và xa cách lẻ loi? Hình ảnh rừng phong chuyển sắc cũng được Nguyễn Du nói nhiều trong thơ chữ Hán:“Bán tại giang đầu phong thụ lâm”(Thấy một nửa sắc thu ở tại rừng phong đầu sông). (Tạp ngâm III) hay “Phong thụ lâm trung diệp loạn phi” (Khí thu đầy rừng phong, sương nhuộm đỏ lá cây)(Tân thu ngẫu hứng) “Thu lai thuỳ nhiễm phong lâm thuý” (Trong rừng phong lá thu bay loạn xạ) (Tổ sơn đạo trung). Nhưng đó chỉ là những xúc cảm vô hạn của Nguyễn Du trước những nét gợi cảm của một loài cây tiêu biểu cho mùa thu.I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc Cái màu quan san là màu gì nhỉ? Phải chăng đó là màu chia ly xa xôi cách trở, buồn hiu hắt và tê tái, màu của nội tâm đầy âu lo trước một hiện thực mông lung, tương lai mờ mịt. Nói đúng hơn đây là cái màu không có thực nhưng tồn tại trong tâm linh nàng Kiều. Levitan cũng có một bức hoạ nổi tiếng về mùa thu vàng. Đó là bức tranh về màu thu đẹp buồn nhưng không gây ấn tượng cách trở chia ly. Nhận xét về chất hoạ trong bốn câu thơ tả cảnh Thúc Sinh từ biệt Thuý Kiều, Trần Đăng Xuyền có viết: “Cảnh chia tay được dựng lên bằng bút pháp hội hoạ: Không có âm thanh, chỉ có hình, có sắc. Không gian được sắp xếp theo thứ tự từ gần đến xa, mỗi lúc một thêm mênh mông rộng lớn gợi lên khoảng cách ngày càng xa dần của người đi kẻ ở. Ba câu thơ gợi lên ba sắc màu: Màu đỏ sẫm của rừng phong vào thu, màu hồng của các bụi đường trường, màu xanh ngăn ngắt của ngàn dâu’’[46,19] - Không gian vắng lặng thê lương khuya khoắt cũng là không gian nội tâm trống vắng buồn đến nao lòng khi một mình một bóng ngồi chép kinh: I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc Sân thu trăng đã vài phen đứng đầu. (1934)- Khung cảnh Kiều và Sở Khanh đi trốn càng rùng rợn và vắng lặng hơn. Sắc màu nhợt nhạt khói sương làm Kiều lo sợ và như linh cảm được nỗi đau thân phận, tai hoạ đang rình rập:Đêm thu khắc lậu canh tàn, (1119)Gió cây trút lá, trăng ngàn ngậm gương. (1120)Lối mòn cỏ nhợt màu sương, (1121)Lòng quê đi một bước đường một đau. (1122)Trong toàn bộ bức tranh thu sắc vàng là sắc màu chủ đạo – vàng ngô, vàng cúc, vàng sen, vàng rừng, vàng trăng, vàng đỏ của rừng phong. Những bức tranh có ngày có đêm, có sớm có khuya, có không gian mênh mông cách trở, có gió mùa thu dìu dịu, có trăng mùa thu lúc khuyết lúc tròn, lúc thẳng đứng, lúc chênh chếch, có nước mùa thu êm ả, sáng trong. Tất cả đều buồn mong manh như dự báo một sự rạn vỡ chia lìa, cách trở ”màu quan san, nửa vành trăng khuyết, thành xây khói biếc”. Trong những bức tranh thu đó có bức tranh trở thành tuyệt tác về mùa thu, rất gần với những bức tranh sơn thuỷ Đường Tống. Nếu nhìn ở góc độ hội hoạ có thể xếp bức tranh này vào nhóm tranh thuộc trường phái ấn tượng:Long lanh đáy nước in trời, (1603)Thành xây khói biếc, non phơi bóng vàng . (1604)I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc Bức tranh được thêu dệt bằng trí tưởng tượng tuyệt vời, mang nét đẹp vừa thực vừa hư. Khung trời rộng lớn lại ở trong khung nước, xanh trời hoà cùng sắc xanh của nước, xanh núi được rải sắc vàng của ánh nắng mặt trời. Giữa hai khoảng không cao thấp là những hình khối khác nhau được kiến thiết bằng chất liệu mong manh của khói. Có thể nói, ánh sáng, màu sắc, hình khối, hư và thực như hoà trộn vào nhau tạo nên một bức tranh thu vượt khỏi cái khuôn ước lệ vốn có trong văn học cổ điển. Ngôn từ đã hoá thân thành hình tượng, câu thơ trải ra thành bức tranh, thi phẩm đã thăng hoa thành hoạ phẩm.Thơ thu Nguyễn Du không đạt đến cái trong veo vô tâm, vô sự như ba bài thơ thu của Nguyễn Khuyến, cũng không ngơ ngác mơ màng như Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, càng không yên ả thanh bình, râm mát như chiều thu của Nguyễn Bính...mà đặc quánh những tủi buồn, vất vả, đắng cay của cuộc sống đời thường....”[25, 218]. Nhìn chung, mùa xuân và mùa thu là hai mùa được thi hào hoạ tác nhiều nhất, bởi lẽ nó là mùa tình yêu- mùa tiễn biệt. Đó là hai cái mốc về hai cuộc tình của nàng Kiều-cuộc tình thơ và cuộc tình hờ, cuộc tình say đắm và cuộc tình lẩn trốn khổ ải.I. Bút Pháp uớc lệ trong cảnh sắc Mùa hè:Cũng như mùa xuân và mùa thu, mùa hè cũng có những bức tranh đẹp gợi cảm: Dưới trăng, quyên đã gọi hè, (1307)Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông. (1308)Khác với các nhà thơ khác miêu tả mùa hè với những ánh nắng vàng rực rỡ, tiếng cuốc kêu khắc khoải, tiếng ve sầu tái tê, hoa phượng đỏ trời, gió nồm lồng lộng, bức hoạ mùa hè trong thơ Nguyễn Du hiện ra trong đêm dưới ánh trăng vàng, âm thanh réo rắc gọi mùa. Cái rực rỡ của ánh mặt trời được thay bằng gam màu đậm đặc rực rỡ của hoa lựu như đang phun ra từng luồng ánh sáng rõ mờ, biến hoá, sống động thần tiên. Sự sống và sắc màu như trổi dậy mạnh mẽ đơm hoa kết trái. Thiên nhiên như khêu gợi con người đi tìm cái đẹp vốn có của thiên nhiên và của chính con người “toà thiên nhiên”.- Mùa hè còn được ghi nhận trong sự vận chuyển màu sắc, sự vận hành của thời tiết chuyển mùa-xuân sang hè, hè sang thu:Đào đà phai thắm, sen vừa nảy xanh. (1474)Sen tàn, cúc lại nở hoa, (1795)Mùa đông:Có lẽ đây là mùa thi hào đề cập ít nhất, chỉ một lần duy nhất nhưng nó cũng trở thành“nhân vật” nhằm diễn tả nỗi sầu muộn khắc khoải chờ mong của chàng Thúc đang đếm từng thời gian trôi chày mong ngày gặp lại cố nhân:Sầu dài, ngày ngắn, đông đà sang xuân. (1796)Tìm đâu cho thấy cố nhân? (1797) Dưới ngòi bút của thi hào thời gian co giãn rất linh hoạt. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả các mùa trong thơ Nguyễn Du, Xuân Diệu có viết: “Bốn mùa chuyển rất thần tình Với một câu thơ , Nguyễn Du cho diễn ra cả một mùa; với hai câu thơ, Nguyễn Du cho diễn ra cả một năm” [92,136] và có khi là cả b

Tài liệu đính kèm:

  • pptxBai 6 Truyen Kieu cua Nguyen Du Nghe thuat trong Truyen Kieu_12224088.pptx