Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Tân Hiệp

PHONG CÁCH HỒ CHÍ MINH (Tiết 1)

 Lê Anh Trà

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:

1. Kiến thức: Thấy được vẻ đẹp trong phong cách Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại, thanh cao và giản dị.

2. Kĩ năng: Nắm bắt nội dung văn bản nhật dụng thuộc chủ đề hội nhập với thế giới và bảo vệ bản sắc dân tộc.

3. Thái độ: Từ lòng kính yêu, tự hào về Bác, học sinh có ý thức tu dưỡng học tập, rèn luyện theo gương Bác.

II. PHƯƠNG PHÁP: Vấn đáp, gợi tìm.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Tranh ảnh, bài viết, mẩu chuyện về cuộc đời của Hồ Chí Minh, soạn bài.

2. Học sinh: Sưu tầm tranh ảnh, bài viết về Bác Hồ, đọc, soạn câu hỏi Sgk.

IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ: - Sự chuẩn bị sách vở của HS.

 - Qui định nề nếp học bộ môn.

 

doc 207 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 833Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Ngữ văn 9 - Trường THCS Tân Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ộng 1 (15phút)
 - Yêu cầu học sinh đọc các đoạn trích SGK – 137 và nhận xét
? Hãy xác định những câu, chữ thể hiện rõ tính chất nghị luận trong 2 đoạn trích trên?
- thảo luận.
- Nhận xét – Kết luận
- Chỉ ra cách lập luận của Kiều và Hoạn Thư
- Kết quả: Nhờ tài lập luận mà Kiều bị Hoạn Thư đẩy vào thế khó xử:
“Tha ra thì cũngmay đời
Làm ra thì cũng ra người nhỏ nhen”
? Thế nào là nghị luận?
vai trò của yếu tố nghị luận trong văn bản tự sự?
- Nhận xét – Kết luận
 * Bước 2: rút ra nội dung bài học..
- Chỉ định 2 học sinh đọc phần ghi nhớ.
Hoạt động 2 (21phút):
 - Yêu cầu học sinh làm bài tập 1
? Lời văn là của ai? Thuyết phục ai? Về điều gì?
- Nhận xét – Kết luận
- Đọc đoạn trích a, b
- Thảo luận nhóm:
+ Nhóm 1, 2 ý a
+ Nhóm 3, 4 ý b
- Đại diện trình bày kết quả.
- Tiếp nhận
- Nêu nhận xét
- Đọc ghi nhớ SGK (138)
- HĐ cá nhân
- Tiếp nhận
I. BÀI HỌC: Tìm hiểu yêú tố nghị luận trong văn bản tự sự:
 1. Ngữ liệu:
a. Câu a:
- Nêu vấn đề: Nếu ta không cố tìm hiểu những người xung quanh thì ta luôn có cớ để tàn nhẫn độc ác với họ.
- Phát triển vấn đề : Nêu các lý do khiến con người trở nên ích kỷ, tàn nhẫn.
- Kết thúc: tôi biết vậy  nỡ giận
=> Mang tính chất nghị luận: nếu  thì, vì thế cho nên, sở dĩ là vì, khi A  thì B: là những câu khẳng định ngắn gọn, khúc chiết.
b. Đoạn b:
- Kiều: mỉa mai, đay ngiến “càng  càng”
- Hoạn Thư: biện minh cho mình = 4 điểm.
+ đàn bà ghen  thường tình.
+ Khi cô chốn tôi chẳng đuổi theo
+ Chồng chung: ai chiều cho ai
+ Đã trót gây tội -> chỉ chờ sự rộng lượng.
2. Kết luận:
- Nghị luận: nêu ý kiến, nhận xét, lý lẽ, dẫn chứng.
- Phương thức: lập luận (dùng câu khẳng định, phụ định, cấu có mệnh đề hô ứng: nếu  thì, vì nên..)
* Ghi nhớ (SGK)
II. LUYỆN TẬP: 
Bài 1:
- Lời ông giáo (nội tâm)
- Đối thoại, thuyết phục với chính mình.
4. Củng cố (2phút): Hãy tóm tắt nội dung, lí lẽ trong lời lập luận của Hoạn Thư để làm sáng tỏ lời khen của nàng Kiều.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1phút): 
 - Học thuộc nội dung bài. Làm bài tập (2) ở nhà.
 - Chuẩn bị: Luyện tập viết đoạn văn tự sự có sử dụng yếu tố nghị luận.
V. RÚT KINH NGHIỆM: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết 55: 
ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (tiết 1)
	 Huy Cận
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Thấy và hiểu được sự thống nhất của cảm hứng về thiên nhiên, vũ trụ và cảm hứng về lao động của tác giả đã tạo nên những hình ảnh đẹp, tráng lệ giữa màu sắc lãng mạn trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.
3. Thái độ: yêu thiên nhiên , yêu lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp gợi tìm.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn GA, đọc TLTK về tác phẩm, sưu tầm ảnh chân dung về tác giả.
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ( 6phút): Đọc thuộc lòng và diễn cảm bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ? Hình ảnh những người lính lái xe được tác giả miêu tả như thế nào trong bài thơ?
..........................................................................................................................................
3. Bài mới ( 35phút):
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 (15phút)
- Hướng dẫn học sinh đọc: Thay đổi giọng đọc phù hợp với mạch cảm xúc của bài thơ. - Đọc mẫu, gọi 1,2 HS đọc 
- Nhận xét 
- Em hãy nêu vài nét chính về tác giả, tác phẩm?
- Cho Hs quan sát chân dung nhà thơ.
- Yêu cầu HS đọc từ ngữ khó.
- Xác định thể thơ của bài thơ?
- Bài thơ được chia làm mấy phần? ý của từng phần?
Hoạt động 2 (20phút):
 -Yêu cầu học sinh đọc 2 khổ thơ đầu.
- Gv: bài thơ đã tạo nên một khung cảnh thời gian và không gian đáng chú ý: một không gian rộng lớn, bao la, thời gian theo nhịp tuần hoàn của vũ trụ. 2 cảm hứng bao trùm và thống nhất chặt chẽ: đó là cảm hứng về thiên nhiên và vũ trụ, về lao động và người lao động.
? Tác giả giới thiệu cảnh đoàn thuyền ra khơi như thế nào?
? Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? Tác dụng?
 - Hình ảnh liên tưởng, so sánh thú vị: vũ trụ như một ngôi nhà lớn, với màn đêm buông xuống là tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa.
- H/ảnh " Mặt trời xuống biển" được nhìn từ trên con thuyền đang ra khơi lúc hoàng hôn.
? Giữa khung cảnh ấy con người đã làm gì?
? Khí thế của người lao động như thế nào? Câu hát diễn tả điều gì?
- Nghe.
- Đọc
- Trả lời
- Quan sát ảnh chân dung nhà thơ.
- Đọc bài.
- Suy nghĩ – Phát biểu
- Phát biểu.
- Đọc 2 khổ đầu.
- Chỉ ra những chi tiết miêu tả
- Chỉ ra những thư pháp nghệ thuật.
- Chỉ ra hoạt động của con người
 - Xác định các chi tiết nêu rõ điều ấy.
I. TIẾP XÚC VĂN BẢN:
 1. Đọc:
2. Tìm hiểu chú thích:
 a. Tác giả :
- Huy Cận (1919 -2005), tên đầy đủ là Cù Huy Cận, quê Hà Tĩnh.
- Nổi tiếng trong phong trào Thơ mới với tập Lửa thiêng.
- Giải thưởng Hồ Chí Minh (1996)
 b. Tác phẩm:
- Sáng tác năm 1958
- In trong tập: Trời mỗi ngày một sáng.
c. Từ ngữ khó: SGK 
3. Thể thơ: Tự do
4. Bố cục: 
 - Khổ 1, 2: cảnh ra khơi
- Khổ 3, 6 cảnh đoàn thuyền đánh cá
- Khổ 7: cảnh trở về.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
1. Cảnh ra khơi
* Cảnh hoàng hôn:
"Mặt trời xuống biển như hòn lửa
 Sóng đã cài then, đêm sập cửa"
-> NT: nhân hoá, so sánh, hai vần trắc "lửa - cửa" liền nhau 
=> Cảnh kì vĩ, tráng lệ, gần gũi với con người (Vũ trụ như là một ngôi nhà lớn, màn đêm buông xuống như một tấm cửa khổng lồ với những lượn sóng là then cửa)
*Cảnh đoàn thuyền đánh cá khởi hành:
"Đoàn thuyền...lại ra khơi
 Câu hát căng buồm..."
-> Từ lại -> Công việc thường xuyên, hàng ngày của người dân biển
-> Sử dụng biện pháp nói quá "Câu hát căng buồm" -> Hình ảnh khoẻ, lạ mà thật từ sự gắn kết 3 sự vật, hiện tượng: cánh buồm, gió khơi và câu hát của người đánh cá
=> Tiếng hát chan chứa niềm vui, sự phấn chấn của người lao động được làm chủ thiên nhiên, đất nước, công việc mà mình yêu thích
- Nội dung lời hát: Cá bạc...
 Đến dệt lưới ta...
=> Ước mơ đánh bắt được nhiều hải sản trong hình thức diễn đạt lãng mạn
4. Củng cố (2phút): - Cảnh đoàn thuyền đánh cá ra khơi được tác giả miêu tả như thế nào qua hai khổ thơ đầu ?
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1phút): 
- Học Thuộc lòng bài thơ và nội dung bài. Soạn tiếp phần bài còn lại.
 V. RÚT KINH NGHIỆM: 
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Duyệt, ngày tháng năm 2017
 P. Hiệu trưởng
 Quách Trang Hồng Hạ
 Tuần 12. Ngày soạn: 29/10/2017
Tiết 56: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ (tiết 2)
	 Huy Cận
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
-Thấy được những nét nghệ thuật nổi bật về hình ảnh, bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ trong một sáng tác của nhà thơ thuộc thế hệ trưởng thành trong phong trào Thơ mới .
2. Kỹ năng: 
- Rèn luyện kỹ năng cảm thụ và phân tích các yếu tố nghệ thuật (hình ảnh, ngôn ngữ, âm điệu) vừa cổ điển, vừa hiện đại trong bài thơ.
3. Thái độ: 
-yêu thiên nhiên , yêu lao động.
II. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, vấn đáp gợi tìm, thảo luận.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn GA, đọc TLTK về tác phẩm .
2. Học sinh: Đọc bài, trả lời câu hỏi SGK
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ( 5phút): - Đọc thuộc lòng đoạn thơ mà em đã chọn ? cảnh ra khơi của những người dân chài đã được tác giả miêu tả như thế nào trong bài thơ?
..........................................................................................................................................
3. Bài mới ( 36phút):
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HĐ CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
Hoạt động 1 (20phút)
? Cảnh biển đêm được tác giả miêu tả qua những chi tiết hình ảnh nào?
 ? Hình ảnh “đêm thở sao lùa nước Hạ Long” cho ta thấy điều gì?
? Bức tranh lao động trong khung cảnh biển đêm đó được tác giả miêu tả như thế nào?
 ? Tiếng hát ở khổ thứ 5 diễn tả cảm xúc gì của người đánh cá
? Qua đó em cảm nhận được gì về khung cảnh lao động của những người dân vùng biển?
- Một hình ảnh lãng mạn, giàu chất thơ: con người đánh cá yêu đời, yêu biển. Họ tự hào biết ơn mẹ biển đã ban tặng: Biển cho ta cá như...
- Tư thế động tác kéo lưới vừa khoẻ khoắn, vừa khéo léo. Câu thơ đã gợi tả chân dung người dân chài khoẻ mạnh đang trong tư thế nghiêng mình dồn tất cả sức lực vào đôi tay cuồn cuộn để kéo mẻ lưới đầy ắp cá.
? Cho HS đọc khổ thơ cuối.
? Cảnh trở về được miêu tả bằng những chi tiết nào?
 - Bài thơ có nhiều từ " hát". Cả bài thơ cũng như một khúc hát.
H? Đây là khúc ca gì ? Tác giả đã nói thay lời ai ?
H? Em có nhận xét gì về âm hưởng, nhịp điệu bài thơ ?
? Thảo luận: Qua bài thơ, em có nhận xét gì về cảm xúc, nghệ thuật của tác giả trước t/n đất nước và con người lao động?
 Hoạt động 2 (6phút):
 - Nét đặc sắc trong nghệ thuật và nội dung của bài thơ?
- Gọi HS đọc ghi nhớ.
Hoạt động 3 (10phút)
 Phát biểu Cảm nghĩ về bài thơ?
- Xác định những chi tiết trong khổ thơ.
- ý kiến cá nhân.
- Công việc đánh cá được tiến hành thật khoa học, được sắp xếp như chuẩn bị bước vào trận đánh.
- Phát biểu
- Đọc
- Chỉ ra ý cụ thể
- Phát biểu
- Tìm hiểu, trả lời.
 - Thảo luận nhóm
- Đại diện các nhóm trình bày ý kiến
 - Đọc ghi nhớ
 - HS phát biểu.
II. TÌM HIỂU VĂN BẢN:
 2. Cảnh đánh cá
- Khung cảnh: trăng, mây cao, biển bằng.
+ Cá: cá nhụ, cá chim, cá đé; Màu: đen hồng, vàng choé, vảy bạc, đuôi vàng.
- Đêm thở: sáng tạo nghệ thuật
=> Cảnh biển đẹp rực rỡ màu sắc.
- Con người:
+ Thuyền lái gió, lướt, đò bụng biển, dàn đan thế trận, kéo xoăn tay chùm cá nặng.
+ Tiếng hát thể hiện sự hào hứng khí thế sôi nổi.
- Nghệ thuật: Bút pháp lãng mạn, sức tưởng tượng => con thuyền nhỏ bé trở nên kì vĩ, khổng lồ. Con người ung dung, lạc quan, yêu lao động.
3.Cảnh trở về:
- Con người
+ Câu hát
+ Thuyền đang chạy đua
- Cảnh:
+ Mặt trời đội biển
+ Mắt cá huy hoàng
- Nghệ thuật: liên tưởng phong phú => một cảnh tượng huy hoàngcủa thiên nhiên và lao động trong buổi bình minh.
III. TỔNG KẾT:
* Ghi nhớ : sgk
IV. LUYỆN TẬP:
- Làm bài tập: Cảm nghĩ về bài thơ.
4. Củng cố (2phút): GV khái quát nội dung bài học.
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1phút): 
- Học Thuộc lòng bài thơ và nội dung bài. Soạn: Tập làm thơ tám chữ.
V. RÚT KINH NGHIỆM: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Tiết 57: TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
 ( Từ tượng thanh, ... một số tu từ từ vựng)
I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC:
1. Kiến thức: 
-Hệ thống hoá các kiến thức về từ vựng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 ( Từ tượng thanh, từ tượng hình;
-Một số biện pháp tu từ từ vựng: So sánh, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hóa, nói quá, nói giảm - nói tránh, chơi chữ, điệp ngữ.)
2. Kỹ năng: 
-Rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ trong viết văn bản và trong giao tiếp.
3. Thái độ: Nghiêm túc xây dựng bài học, có ý thức vận dụng vào thực hành 
II. PHƯƠNG PHÁP: Nêu vấn đề, hệ thống hóa.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Soạn GA, bảng phụ.
2. Học sinh: Ôn tập theo kiến thức trong SGK.
IV. TIẾN TRÌNH TIẾT DẠY:
1. Ổn định tổ chức (1phút):
2. Kiểm tra bài cũ : Kết hợp trong quá trình ôn tập..
3. Bài mới ( 40phút):
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
 Hoạt Động 1(10phút): 
- Yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm về từ tượng thanh, từ tượng hình.
? Em hãy kể tên 1 số loài vật là từ tượng thanh?
- Nhận xét – Kết luận
 ? Xác định từ tượng tượng hình và giá trị sử dụng của chúng trong bài tập 3.
Hoạt Động 2(30phút): 
- Yêu cầu học sinh nêu các khái niệm: so sánh, ẩn dụ, nhân hoá, hoán dụ, nói quá, nói giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ.
? Vận dụng kiến thức đã học về phép tu từ, hãy phân tích nét nghệ thuật độc đáo của các câu thơ.
- Nhận xét – Kết luận
- Yêu cầu học sinh làm bài tập 3.
- Yêu cầu học sinh nhận xét bài tập trên bảng.
- Nhận xét – Kết luận
? Em hãy nêu 2 ví dụ có sử dụng biện pháp tu từ nói quá và từnhiều nghĩa. 
 - HS nhắc lại khái niệm 
- Từ tượng hình là từ gợi tả hình ảnh, hoạt động, trạng thái của sự vật.
- Từ tượng thanh là mô phỏng âm thanh của tự nhiên và của con người .
- Kể tên
- Xác định
- Nhắc lại các khái niệm.
- Nhận xét 
- Phân tích nét nghệ thuật của các câu thơ.
- Nhận xét – Bổ sung 
- Tiếp nhận
- 2 học sinh lên bảng làm bài tập ý a, b.
- còn lại làm tại chỗ.
- Nhận xét 
- Tiếp nhận
 - Nêu ví dụ
- Nhận xét 
I. Từ tượng thanh và từ tượng hình:
1. Khái niệm: mô phỏng hình dáng, âm thanh.
2. Bài tập 2:
- Tắc kè, cuốc, mèo, tu hú, bò
3. Bài tập 3:
- Từ tượng hình: lốm đốm, lê thê, loáng thoáng, lồ lộ.
- Tác dụng: miêu tả đám mây 1 cách cụ thể, sinh động. 
II. Một số phép tu từ từ vựng:
1. Khái niệm :
- Cách sử dụng từ ngữ một cách gọt giũa, bóng bảy, gợi cảm.
2. Bài tập 2:
a. ẩn dụ:
- Hoa, cánh: Thuý Kiều
- Lá, cây: Gia đình Kiều
b. So sánh:
- Tiếng đàn: hạc, suối, gió, mưa.
c. Nói quá: Vẻ đẹp của Kiều.
d. Sự xa cách giữa thân phận, cảnh ngộ của Kiều và Thúc Sinh.
e. Phép chơi chữ: tài – tai.
Bài tập 3:
a. Điệp từ “còn”
- từ nhiều nghĩa: say sưa (say rượu, say tình)
b. Nói quá: sự lớn mạnh của nghĩa quân Tây Sơn.
4. Củng cố (3phút): - Thế nào là từ tượng thanh , tượng hình ? cho ví dụ ?
 - Nêu một số phép tu từ từ vựng ?
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1phút): 
- Học bài, làm bài tập còn lại. Chuẩn bị Tổng kết từ vựng: Luyện tập tổng hợp.
V. RÚT KINH NGHIỆM: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
 Tiết: 58 
TỔNG KẾT VỀ TỪ VỰNG
( Luyện tập tổng hợp)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức: Giúp HS biết vận dụng những kiến thức về từ vựng đã học để phân tích những hiện tượng ngôn ngữ trong thực tiễn giao tiếp, nhất là trong văn chương.
2. Kĩ năng: Nhận diện được các từ vựng, các phép tu từ vựng trong VB.
- Phân tích tác dụng của việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ và các biện pháp tu từ trong VB.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập của HS.
II. Chuẩn bị.
GV: SGV_ SGK_ Soạn giáo án.
HS: SGK_ Soạn bài.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
- Tổ chức thảo luận nhóm 
- Nhóm 1: BT1, BT 6.
- Nhóm 2: BT2, BT 4.
- Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả.
- Gọi nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Nhận xét, đánh giá.
Tổ chức thảo luận nhóm.
- đại diện nhóm trình bày kết quả.
- nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- chú ý lắng nghe, rút kiến thức bài tập.
I – Luyện tập
1- Bài tập 1: 
- Bài ca dao biểu thị thái độ vui vẻ khi cùng nhau thưởng thức món ăn đạm bạc của đôi vợ chồng nghèo.
- Gật gù: gật nhẹ và nhiều lần.
- Gật đầu: cúi đầu xuống rồi ngẩng lên ngay. 
-> Từ gật gù thể hiện thích hợp hơn.
2- Bài tập 2:
- Người vợ đã không hiểu nghĩa của cách nói “ chỉ có một chân sút” của người chồng (cả đội bóng chỉ có một người giỏi ghi bài).
-> nghĩa chuyển.
4- Bài tập 4:
- Trường từ vựng màu sắc: Áo đỏ, cây xanh, hồng (liên tưởng, so sánh).
- Trường từ vựng chỉ lửa và những sự việc hiện tượng liên quan tới lửa: Lửa, cháy, tro (tạo thành 2 trường từ vựng).
+ Trường từ vựng chỉ màu sắc: đỏ, xanh, hồng
+ Trường từ vựng chỉ lửa: ánh, lửa, cháy, tro.
=> Bài thơ đã xây dựng được những hình ảnh gây ấn tượng mạnh với người đọc, thể hiện độc đáo một tình yêu mãnh liệt và cháy bỏng.
6- Bài tập 6:
- Chi tiết gây cười: hai từ bác sĩ và đốc- tờ dùng như nhau, vậy mà trong cơn nguy kịch đến tính mạng, người chồng vẫn còn cố bắt người khác phải dùng từ như mình.
-> Phê phán tâm lý sính dùng từ nước ngoài, sính ngoại của một số người.
Hoạt động 2:
KIỂM TRA 15’
Đề bài: 
Câu 1: Bài tập 3/ 158.
Câu 2: Bài tập 5/ 159.
Đáp án.
Câu 1: (5đ)
- Các từ dùng theo nghĩa gốc: miệng, chân, tay (2đ)
- Từ dùng theo nghĩa chuyển: đầu (hoán dụ) vai (ẩn dụ) (3đ)
Câu 2: (5đ)
- Các sự vật hiện tượng đó được gọi tên theo cách dùng từ ngữ có sẵn với một số nội dung mới dựa vào đặc điểm, hiện tượng được gọi tên.(1đ)
- Trong TV có nhiều trường hợp tương tự: cà tím, cá kiếm, cá kim, cá kìm, chè móc câu,, mèo mun, ớt chỉ thiên, chim lợn....(4đ)
4. Củng cố: 
	- Thu bài kiểm tra, nhận xét giờ học.
5. Hướng dẫn về nhà.
	- Ôn tập để nắm chắc về từ vựng đã học.
- Chuẩn bị văn bản:Làng ( đọc kĩ văn bản,trả lời các câu hỏi, tóm tắt văn bản)
IV.Rút kinh nghiệm
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................... 
 Tiết 59-60 
BẾP LỬA 
 ( Bằng Việt)
I. Mục tiêu cần đạt.
1. Kiến thức : Hiểu được bài thơ gợi nhắc những kỉ niệm về tình bà cháu đồng thời thể hiện tình cảm chân thành của người cháu đối với bà.
- Thấy được sáng tạo của nhà thơ trong việc sử dụng hình ảnh khơi gợi liên tưởng, kết hợp giữa miêu tả, tự sự, bình luận với biểu cảm một cách nhuần nhuyễn.
2. Kĩ năng : Nhận diện, phân tích các yếu tố miêu tả, tự sự, bình luận và biểu cảm trong bài thơ.
- Liên hệ để thấy được nỗi nhớ về người bà trong hoàn cảnh t/ giả ở xa tổ quốc có mối liên hệ chặt chẽ với những T/C với quê hương đất nước.
3. Thái độ : Giáo dục tôn trọng tình cảm thiêng liêng bà cháu.
II. Chuẩn bị .
GV: SGV- SGK- Soạn giáo án.
HS: Soạn bài.
III. Các bước lên lớp
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc bài thơ “ Đoàn thuyền đánh cá” và nêu cảm nhận của em khổ thơ gợi trong em cảm xúc sâu sắc nhất ?
3.Bài mới: 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 Hoạt động 1: 
? Nêu những hiểu biết của em về nhà thơ Bằng Việt?
? Bài thơ ra đời trong hoàn cảnh nào?
- GV dựa vào SGV bổ sung thêm cho HS.
? Đọc bthơ: Giọng đọc t/c, chậm rãi và lắng đọng xúc động bồi hồi.
? 2 HS đọc nối – GV nhận xét
? Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Phương thức biểu đạt chính?
? Yêú tố nào khơi nguồn cảm xúc cho lời thơ của Bằng Việt?
? Bài thơ có bố cục gồm mấy phần?
? Bài thơ diễn tả điều gì?
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu HS đọc ba dòng thơ đầu.
? Hình ảnh nào đã trở thành nguồn cảm hứng của nhà thơ?
? Tác giả dùng yếu tố nghệ thuật nào để diễn tả nguồn cảm hứng có sức gợi mạnh mẽ ấy?
? Em cảm nhận được điều gì qua những hình ảnh thơ đó?
? Vì sao nỗi nhớ thương bà lại gợi lên từ bếp lửa?
? Nhận xét gì về cách dùng từ “nắng mưa” trong lời thơ để gợi cảm xúc ?
- GV yêu cầu HS đọc phần tiếp theo.
? Kí ức tuổi thơ của tác giả hiện về qua những hình ảnh thơ nào?
? Tác giả dùng Pthức biểu đạt nào để diễn tả những hồi tưởng về tuổi ấu thơ đó?
? P/thức tự sự đó giúp em hiểu gì về tuổi thơ của tác giả?
? Ấn tượng sâu đậm nhất của tuổi thơ tác giả hiện lên qua hình ảnh nào?
? Vì sao âm thanh tiếng tu hú lại ám ảnh tâm trí người cháu sâu đậm đến vậy?
 * Củng cố :
? Bếp lửa bà nhen gợi cho ta hiểu thêm gì về người bà?
Tiết :2
? Người bà đã nhóm lên trong lòng cháu bằng việc làm ntn?
GV bình:
H:Những lời dặn của bà ngời lên p/chất gì?
?Theo em Bằng Việt có dụng ý gì khi dùng câu cảm thán” Ôi kì lạ và thiếng liêng bếp lửa”?
- GV bình, liên hệ và chuyển ý.
- GV yêu cầu HS đọc khổ thơ cuối.
? Người cháu tự thấy mình được sống trong điều kiện ra sao?
? Trong điều kiện ấy, tác giả vẫn cảm thấy thiếu điều gì?
? Qua đó, em cảm nhận được gì về tấm lòng của tác giả? Tác giả nhắn nhủ người đọc những gì?
- GV cho HS liên hệ và tìm những câu thơ, bài thơ về tình yêu quê hương...
Hoạt động 3:
? Những biện pháp nghệ thuật đặc sắc đã làm nên thành công của bài thơ?
? Bằng Việt bày tỏ cảm xúc gì?
? Em cảm nhận gì về ý nghĩa sâu sắc mà tác giả gửi gắm qua những tứ thơ đa nghĩa ấy?
- GV cho HS đọc ghi nhớ SGK
- HS dựa vào phần chú thích SGK trả lời.
- Tên thật: Ng Việt Bằng.Sinh 1941
- Quê: Hà Tây
- Thuộc lớp nhà thơ trưởng thành trong k/c chống Mĩ.
- Đề tài thường viết về những kỉ niệm,ước mơ,gần gũi với bạn đọc trẻ tuổi.
- HS đọc 
- Thể thơ tự do
- Tự sự kết hợp miêu tả, biểu cảm và nghị luận.
- Hình ảnh bếp lửa gợi về những kỉ niệm tuổi thơ được sống bên bà...
- Hai phần:
+ Từ đầu -> “ niềm tin dai dẳng”: Hồi tưởng về bà và tình bà cháu.
+ Phần còn lại: Những suy ngẫm về bà, bếp lửa, nỗi nhớ bà.
- Những kỉ niệm về tình bà cháu và suy ngẫm về bà..
- HS đọc.
1bếp...chờn vờn....
1 bếp....ấp iu nồng...
- Hình ảnh bếp lửa.
- Dùng điệp ngữ, từ láy gợi tả, gợi cảm.
- HS tự bộc lộ.
- Vì tình cảm nỗi lo toan và sự chăm chút cháu đều gắn với bếp lửa.
- Cách nói ẩn dụ gợi...
- Thời gian kéo dài suốt những năm kháng chiến bà và cháu gắn bó vượt qua bao gian nan của cuộc chiến... 
HS đọc
- Lên 4 tuổi cháu đã quen mùi khói....
 ...còn cay.
- Thuở ấu thơ: Lên bốn tuổi...
- Qua tuổi niên thiếu: Tám năm ròng...
- Đến khi trưởng thành: Lận đận đời bà...
- Suốt quãng đời ấu thơ tác giả luôn gắn bó cùng bà và chứng kiến biết bao gian nan vất vả của bà.
- Mùi khói; bố đi đánh xe, tám năm ròng-> cuộc đời nghèo đói của những kiếp đời nô lệ lầm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an hoc ki 1_12193015.doc