Giáo án môn Sinh học 6 - Cấu tạo miền hút của rễ

CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Trình bày được cấu tạo của rễ:

 + Phân biệt các thành phần cấu tạo của miền hút.

 + Phân biệt được tế bào thực vật và lông hút.

- Vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh, nhận biết kiến thức.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật.

II. NỘI DUNG HỌC TẬP:

- Cấu tạo, chức năng của các bộ phận trong miền hút của rễ.

III. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng SGK/tr32

2. Học sinh:

- Nghiên cứu bào 10, trả lời các câu hỏi sau:

- Miền hút có cấu tạo gồm mấy phần, chức năng của từng phần?

IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:

1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sỉ số HS:

2. Kiểm tra miệng:

Câu 1: Nêu đặc điểm của rễ cọc? Miền hút có chức năng gì? (10đ)

Đáp án: Rễ cọc: gồm rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và các rễ con mọc xiên. ( 5đ)

Rễ có 4 miền:

 + Miền hút: hút nước và muối khoáng. (5đ)

 

doc 5 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 655Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Sinh học 6 - Cấu tạo miền hút của rễ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: 10 - Tiết: 9 	
Tuần: 5 
CẤU TẠO MIỀN HÚT CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Trình bày được cấu tạo của rễ:
 + Phân biệt các thành phần cấu tạo của miền hút.
 + Phân biệt được tế bào thực vật và lông hút.
- Vẽ sơ đồ cấu tạo miền hút.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng quan sát tranh, nhận biết kiến thức.
3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ thực vật.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Cấu tạo, chức năng của các bộ phận trong miền hút của rễ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Bảng phụ kẻ bảng SGK/tr32
2. Học sinh:
- Nghiên cứu bào 10, trả lời các câu hỏi sau:
- Miền hút có cấu tạo gồm mấy phần, chức năng của từng phần?
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sỉ số HS: 	
2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Nêu đặc điểm của rễ cọc? Miền hút có chức năng gì? (10đ)
Đáp án: Rễ cọc: gồm rễ cái to khỏe, đâm sâu xuống đất và các rễ con mọc xiên. ( 5đ)
Rễ có 4 miền:
 + Miền hút: hút nước và muối khoáng. (5đ)
3. Tiến trình học tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo và chức năng các miền của rễ. Sau đó hỏi : tại sao miền hút lại quan trọng nhất? Để trả lời câu hỏi này ta học bài 10: cấu tạo miền hút của rễ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo miền hút của rễ.
* Mục tiêu: HS hiểu được cấu tạo miền hút của rễ.
- GV treo tranh H.10.1, 2 yêu cầu HS quan sát và cho biết:
+ Miền hút có cấu tạo gồm những phần nào?
- HS quan sát hình, trả lời được: gồm vỏ và trụ giữa.
- GV treo bảng phụ có nội dung như bảng SGK/tr32, yêu cầu HS nghiên cứu phần cấu tạo và hỏi: cấu tạo tế bào ở từng bộ phận của lông hút như thế nào?
- HS nghiên cứu bảng, trả lời.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 10.2: tế bào lông hút, và hỏi: 
Vì sao nói mỗi lông hút là 1 tế bào, nó có tồn tại mãi không?
- HS quan sát hình, trả lời.
- GV: Hướng dẫn HS phân biệt được tế bào thực vật và lông hút.
- Hs: vẽ tế bào lông hút
Hoạt động 3: Tìm hiểu chức năng của miền hút
* Mục tiêu: HS hiểu chức năng từng bộ phận trong miền hút của rễ.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu tiếp thông tin cột 3, thảo luận các câu hỏi:
+ Cấu tạo của miền hút phù hợp với chức năng thể hiện như thế nào?
+ Tìm điểm giống nhau và khác nhau giữa tế bào thực vật với tế bào lông hút.
- HS nghiên cứu tiếp thông tin, thảo luận nhóm, trả lời. Đại diện nhóm lần lượt trả lời, các nhóm khác nhận xét bổ sung cho hoàn chỉnh, sau đó rút ra kết luận.
- GV nhận xét, chuẩn kiến thức.
I/ Cấu tạo miền hút của rễ.
- Miền hút của rễ gồm vỏ và trụ giữa.
+ Vỏ gồm biểu bì và thịt vỏ
+ Trụ giữa gồm ruột và bó mạch (mạch rây và mạch gỗ).
II/ Chức năng của miền hút:
- Lông hút: hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Thịt vỏ: vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa.
- Mạch gỗ và mạch rây: vận chuyển các chất.
- Ruột: chưa các chất dự trữ.
4. Tổng kết:
- GV: miền hút là miền quan trọng nhất của rễ vì:
a/ Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa. b/ Có mạch gỗ và mạch rây vận chuyển các chất.
c/ Có nhiều lông hút giữ chức năng hút nước và muối khoáng hoà tan. d/ Có ruột chứa chất dự trữ.
- HS: c
- GV: Miền hút của rễ gồm: 
a/ Biểu bì và thịt vỏ. b/ Mạch gỗ, mạch rây, ruột. c/ Biểu bì, mạch gỗ, mạch rây
d/ Cả a, b, c đều sai. - HS: a 
5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài theo nội dung ghi.
 + Trả lời câu hỏi 1, 3 SGK/tr33.
 + Đọc phần: “em có biết”.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Chuẩn bị bài 11 “Sự hút nước và muối khoáng của rễ”: Làm bài tập trang 33
 Cân mỗi loại 100g : cải bắp, hạt đậu phọng, củ mì, quả dưa leo (còn tươi), thái mỏng, phơi khô, đạm cân lại và ghi kết quả vào bảng sau: 
TT
Tên mẫu TN
KL nước trước khi phơi
KL nước sau khi phơi
Lương nước (%)
1
Cải bắp
2
Hạt đậu
3
Quả dưa
4
Củ mì
Bài: 11 - Tiết: 10 
Tuần: 5 
 SỰ HÚT NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG CỦA RỄ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS biết quan sát kết quả thí nghiệm để tự xác định được vai trò của nước và một số loại muối khoáng chính đối với cây.
- Xác định được con đường rễ cây hút nước và muối khoáng hoà tan.
- Hiểu được nhu cầu của nước và muối khoáng của cây phụ thuộc vào những điều kiện nào?
- Tập thiết kế thí nghiệm đơn giản nhằm chứng minh mục đích nghiên cứu của SGK đề ra.
2. Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về nhu cầu nước, muối khoáng của cây, sự hút nước và muối khoáng của rễ cũng như các điều kiện ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của rễ.
- Kỹ năng trình bày suy nghĩ/ ý tưởng trong thảo luận nhóm.
- Kỹ năng quản lí thời gian trong khi chia sẻ thông tin, trình bày báo cáo.
3. Thái độ:Yêu thích bộ môn.
II. NỘI DUNG HỌC TẬP:
- Nhu cầu nước, muối khoáng của cây và sự hút nước, muối khoáng của rễ.
III. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: -Tranh vẽ hình 11.1 SGK/tr36
2. Học sinh:.Nghiên cứu baì 11, làm phần bài tập tr33.
IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP:
1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: kiểm tra sỉ số HS: 	
2. Kiểm tra miệng:
Câu 1: Miền hút của rễ gồm? Chức năng của miền hút? (10đ)
a/ Biểu bì và thịt vỏ. b/ Mạch gỗ, mạch rây, ruột.
c/ Biểu bì, mạch gỗ, mạch rây d/ Cả a, b, c đều sai. 
Đáp án: - HS: a (4đ)
 - Lông hút: hút nước và muối khoáng hoà tan. (1.5đ)
- Thịt vỏ: vận chuyển các chất từ lông hút vào trụ giữa. (1.5đ)
- Mạch gỗ và mạch rây: vận chuyển các chất. (1.5đ) - Ruột: chưa các chất dự trữ. (1.5đ)
3. Tiến trình học tập:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
Hoạt động 1: Rễ không những giúp cây bám chặt vào đất mà còn giúp cây hút nước và muối khoáng hoà tan từ đất, vậy cây cần nước và muối khoáng như thế nào?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nhu cầu nước của cây.
* Mục tiêu: HS thấy được nước rất cần cho cây nhưng tuỳ từng giai đoạn và từng loại cây.
- GV yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 SGK, trả lời câu hỏi:
+ Bạn Minh làm thí nghiệm trên nhằm mục đích gì?
+ Hãy dự đoán kết quả thí nghiệm và giải thích.
- HS đọc thông tin, trả lời được: 
+ Mục đích: xem cây cần nước như thế nào.
+ Dự đoán chậu B sẽ héo vì thiếu nước.
- GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm từ bài tâp ở nhà.
- HS báo cáo, đưa ra nhận xét chung về khối lượng rau quả sau khi phơi khô là bị giảm.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin thảo luận các câu hỏi:
+ Dựa vào kết quả thí nghiệm 1 và 2 em có nhận xét gì về nhu cầu nước của cây?
+ Hãy kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước.
+ Vì sao cung cấp đủ nước, đúng lúc cây sẽ sinh tưởng tốt cho năng xuất cao?
- HS đọc thông tin, thảo luận nhóm trả lời , đại diện nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét, bổ sung rồi rút ra kết luận.
Hoạt động 3: Tìm hiểu nhu cầu muối khoáng của cây.
* Mục tiêu: HS thấy được cây cần 3 loại muối khoáng chính: đạm, lân, kali.
- GV treo tranh hình 11.1, yêu cầu HS đọc thí nghiệm 3, quan sát hình trả lời câu hỏi: Theo em bạn Tuấn làm thí nghiệm trên để làm gì?
- HS: quan sát hình, đọc thí nghệm, trả lời được: để xem nhu cầu muối đạm của cây.
- GV hướng dẫn HS thiết kế thí nghiệm theo yêu cầu SGK, gồm các bước: 
+ Mục đích thí nghiệm. + Đối tượng thí nghiệm.
+ Tiến hành thí nghiệm: điều kiện, kết quả.
- HS lắng nghe và tiến hành thiết kế thí nghiệm, 1-2 HS trình bày, cả lớp nghe và nhận xét.
- GV yêu cầu HS đọc thông tin và nghiên cứu bảng SGK, lần lượt trả lời các câu hỏi:
+ Em hiểu thế nào là vai trò của muối khoáng đối với cây?
+ Qua kết quả thí nghiệm cùng với bảng số liệu trên em khẳng định điều gì?
+ Hãy lấy ví dụ chứng minh nhu cầu muối khoáng của các loại cây, các giai đoạn khác nhau trong chu kì sống của cây không giống nhau.
- HS đọc thông tin, nghiên cứu bảng, lần lượt trả lời các câu hỏi, rút ra lết luận.
I/ Cây cần nước và các loại muối khoáng.
1/ Nhu cầu nước của cây.
- Nước rất cần cho cây.
- Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận 
khác nhau của cây.
2/ Nhu cầu muối khoáng của cây.
- Rễ cây chỉ hấp thụ muối khoáng hoà tan trong đất.
- Cây cần 3 loại muối khoáng chính là: muối đạm, muối lân, muối kali.
4. Tổng kết:
- GV: Cây cần nước như thế nào?
- HS: - Nước rất cần cho cây.
- Nước cần nhiều hay ít còn phụ thuộc vào từng loại cây, các giai đoạn sống, các bộ phận khác nhau của cây.
- GV: Cây cần những loại muối khoáng nào?
a/ Đạm b/ Lân c/ Kali d/ Cả a, b, c đều đúng - HS: d 
5. Hướng dẫn học tập:
- Đối với bài học ở tiết học này:
- Học bài theo nội dung ghi.
+ Trả lời các câu hỏi SGK/ tr37.
+ Đọc phần “Em có biết”.
- Đối với bài học ở tiết học tiếp theo:
- Đọc bài 11 tiếp theo và trả lời các câu hỏi: 
 + Bộ phận nào của rễ làm nhiệm vụ chủ yếu hút nước và muối khoáng hoà tan.
 + Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự hút nước và muối khoáng của cây?

Tài liệu đính kèm:

  • docBai 5 Kinh lup kinh hien vi va cach su dung_12235549.doc