Giáo án môn Số học 6 - Tiết 55: Phép trừ hai số nguyên

I/ MỤC TIÊU:

* Kiến thức:

 Học sinh biết tính toán đúng hiệu của hai số nguyên.

 Học sinh hiểu phép trừ trong Z luôn luôn thực hiện được.

* Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên.

* Thái độ: Cẩn thận trong tính toán. Ý thức liên hệ kiến thức với đời sống

II/ TRỌNG TÂM:

Vận dụng quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên.

III/CHUẨN BỊ:

 GV: Thước thẳng

 HS: Đọc kĩ quy tắc trừ hai số nguyên, ôn lại kiến thức về cộng hai số nguyên.

 

doc 3 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Số học 6 - Tiết 55: Phép trừ hai số nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 7 Tiết 55
PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
Tuần 17
I/ MỤC TIÊU:
* Kiến thức: 
Học sinh biết tính toán đúng hiệu của hai số nguyên.
Học sinh hiểu phép trừ trong Z luôn luôn thực hiện được.
* Kĩ năng: Vận dụng được quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên.
* Thái độ: Cẩn thận trong tính toán. Ý thức liên hệ kiến thức với đời sống
II/ TRỌNG TÂM:
Vận dụng quy tắc thực hiện phép trừ hai số nguyên.
III/CHUẨN BỊ:
GV: Thước thẳng
HS: Đọc kĩ quy tắc trừ hai số nguyên, ôn lại kiến thức về cộng hai số nguyên.
IV/ TIẾN TRÌNH:
1/ Ổn định tổ chức và kiểm diện:
 6A1: 6A5:
2/ Kiểm tra miệng:
Câu 1: Thực hiện phép tính. (8đ)
a/ ( - 55 ) + ( - 105 ) = ?
b/ 107 + ( - 47 ) = ?
c/ 8 – 25 = ?
Câu 2: Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào ? Còn phép trừ hai số nguyên thì sao? (2đ)
Đáp án:
Câu 1: a/ ( - 55 ) + ( - 105 ) =  - 160 
b/ 107 + ( - 47 ) =  60 
c/ 8 – 25 =  không thực hiện được ( trong tập hợp N )
Câu 2: Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn số trừ. Còn phép trừ hai số nguyên thì luôn luôn thực hiện được.
3/ Bài mới: 
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
* Hoạt động 1: Vào bài: Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào ? Còn phép trừ hai số nguyên thì sao? Để tìm hiểu điều này chúng ta cùng nhau nghiên cứu bài học mới: “Phép trừ hai số nguyên”
* Hoạt động 2: Hiệu của hai số nguyên 
GV: Treo bảng phụ ghi sẵn đề bài ?
SGK
- Em hãy quan sát 3 dòng đầu thực hiện các phép tính và rút ra nhận xét.
a) 3-1 và 3 + (-1)
b) 3-2 và 3 + (-2)
c) 3-3 và 3 + (-3)
HS: Nhận xét: Kết quả vế trái bằng kết quả vế phải.
3-1 = 3 + (-1) = 2
3-2 = 3 + (-2) = 1
3-3 = 3 + (-3) = 0
GV: Từ việc thực hiện phép tính và rút ra nhận xét trên. Em hãy dự đoán kết quả tương tự ở hai dòng cuối.
3 - 4 = ? ; 3 - 5 = ?
HS: 3 - 4 = 3 + (- 4) = -1
3 - 5 = 3 + (- 5) = -2
GV: Tương tự, gọi HS lên bảng làm câu b
HS: Lên bảng trình bày câu b.
GV: Từ bài ?
 em có nhận xét gì?.
HS: Nhận xét (dự đoán): Số thứ nhất trừ đi số thứ hai cũng bằng số thứ nhất cộng với số đối của số thứ hai.
GV: Vậy muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta làm như thế nào?
HS: Phát biểu qui tắc như SGK.
GV: Ghi: a – b = a + (- b)
* Củng cố: Tính:
a/ 5 - 7 ; b/ 5 - (- b) ; c/ (-5) - 7 ; d/ (-5) - (-7)
GV: Cho HS hoạt động nhóm.
GV: Nhận xét, ghi điểm cho các nhóm.
* Hoạt động 3: Ví dụ 
GV: Treo bảng phụ ghi đề bài ví dụ SGK/81
- Cho HS đọc đề.
Hỏi: Hôm qua nhiệt độ 30C, hôm nay nhiệt độ
 giảm 40C. Vậy để tính nhiệt độ hôm nay ta làm như thế nào?
HS: Ta lấy nhiệt độ hôm qua trừ nhiệt độ hôm nay. Tức là: 3 - 4 = 3 + (- 4) = - 1
Trả lời: Nhiệt độ hôm nay là: - 10C
GV: Từ phép trừ 3 - 4 = -1 có số bị trừ nhỏ hơn số trừ, ta có hiệu là - 1 Z
Hỏi: Em có nhận xét gì về phép trừ trong tập hợp Z các số nguyên và phép tính trừ trong tập N?
HS: Trong Z phép trừ luôn thực hiện được còn trong tập N chỉ thực hiện được khi số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
GV: Chính vì lý do đó mà ta phải mở rộng tập N thành tập Z để phép trừ luôn thực hiện được.
- Cho HS đọc nhận xét SGK.
HS: Đọc nhận xét SGK
1. Hiệu của hai số nguyên:
?
3-1 = 3 + (-1) = 2
3-2 = 3 + (-2) = 1
3-3 = 3 + (-3) = 0
3 - 4 = 3 + (- 4) = -1
3 - 5 = 3 + (- 5) = -2
+ Qui tắc: 
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của số nguyên b.
a – b = a + (- b)
Ví dụ:
a/ 5-7 = 5 + (-7) = -2
b/ 5 - (-7) = 5 + 7 = 12
c/ (-5) - 7 = (-5) + (-7) = -12
d/ (-5) - (-7) = (-5) + 7 = 2
2. Ví dụ:
(SGK)
Nhiệt độ ở SaPa hôm nay là:
3 – 4 = - 1 
+ Nhận xét: (SGK)
Phép trừ trong N không phải lúc nào cũng thực hiện được, còn phép trừ trong Z luôn thực hiện được.
4/ Câu hỏi và bài tập củng cố: 
 BT 47 : 2 – 7 = - 5 	1 – ( - 2 ) = 3 	( - 3 ) – 4 = - 7 	( - 3 ) – ( - 4 ) = 1
 BT 48: 0 – 7 = - 7	 7 – 0 = 7	 a – 0 = a	 0 – a = - a 
5/ Hướng dẫn học sinh tự học:
Đ/v bài học ở tiết này:
- Học thuộc quy tắc phép trừ hai số nguyên
- Làm các bài tập sau:
a) 1 - (- 9)	b) 8 - (7 - 15)	c) (-4) - (5 - 9)
d) (- 15) - (- 7)	e) 27 - (- 15) - 2	f) (-85) - (-71) + 15+ (-85)
Đ/v bài học ở tiết tiếp theo:
- Làm bài tập 49, 50, 51, 52, 53, 54, 56/82, 83 SGK.
- Hướng dẫn bài tập 51ª) 5 – ( 7 – 9 ) = ?
+ Tính 7 – 9 = ?
+ Lấy 5 trừ cho kết quả vừa tìm được
- Tiết tiếp theo luyện tập
V/ RÚT KINH NGHIỆM:
- Nội dung:	
- Phương pháp:	
- Sử dụng ĐDDH:	

Tài liệu đính kèm:

  • docTIET55.doc