Giáo án môn Tin học 6 - Trường THCS Trà Phú

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin của con người.

- Có được khái niệm ban đầu về tin học và máy tính điện tử.

2. Kỹ năng:

- Thấy được lợi ích của máy tính điện tử trong hoạt động thông tin của con người và nhiệm vụ chính của tin học.

3. Thái độ:

- Có ý thức học tập, rèn luyện tinh thần cần cù, ham thích tìm hiểu và tư duy khoa học.

II. CHUẨN BỊ:

1. Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, hình ảnh liên quan.

2. Học sinh: Sách giáo khoa, viết, vở, thước kẻ.

Xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp.

 

doc 62 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 740Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án môn Tin học 6 - Trường THCS Trà Phú", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV y/c HS quan sát, tìm hiểu thông tin trong SGK và cho biết: Trên phần mềm Solar System 3D Simulator có bao nhiêu nút lệnh điều khiển? 
- GV nhận xét và cho HS biết: các nút lệnh sẽ giúp em điều chỉnh vị trí quan sát, góc nhìn từ vị trí quan sát đến hệ Mặt trời và tốc độ chuyển động của các hành tinh.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu chức năng của từng nút lệnh, đồng thời giúp HS phân biệt được các nhóm nút lệnh: điều chỉnh vị trí, điều chỉnh tốc độ và các nút phóng to – thu nhỏ.
- Riêng nút thứ 7 GV thông báo: đây là nút lệnh giúp chúng ta xem chi tiết của các vì sao.
- GV y/c HS nhắc lại chức năng của từng nút lệnh điều khiển.
- GV nhận xét va nhấn mạnh ý nghĩa của từng nút lệnh.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, tìm hiểu thông tin để trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát, theo dõi thông tin trong SGK và đồng thời nghe GV hướng dẫn.
- HS quan sát và lắng nghe.
- HS nhắc lại chức năng của các nút lệnh.
- HS lắng nghe.
Hđ4: Thực hành (55’)
2. Thực hành:
- Khởi động phần mềm bằng cách nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
- Điều khiển khung nhìn cho thích hợp để quan sát hệ Mặt trời.
- GV y/c HS đọc mục  ‚ trong phần 2.
- GV hướng dẫn HS khởi động phần mềm bằng cách: nháy đúp chuột vào biểu tượng trên màn hình.
- GV treo bảng phụ (hoặc hình trong SGK), y/c HS quan sát và cho biết: vị trí của các vì sao.
- GV nhận xét.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát và trả lời.
- HS lắng nghe.
- GV y/c HS đọc mục ƒ trong phần 2 và lần lượt trả lời các câu hỏi sau :
- Em hãy cho biết chuyển động quay của Mặt trăng.
- Chuyển động quay của Trái đất như thế nào.
- Qua 2 câu hỏi trên em nào cho biết hiện tượng ngày và đêm.
- GV nhận xét và giải thích cho HS hiểu rõ.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- GV y/c HS đọc mục „ trong phần 2.
- Hiện tượng nhật thực là hiện tượng như thế nào?
- Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời như thế nào? Mặt trăng nằme ở vị trí nào.
- GV yêu cầu HS đọc mục … trong phần 2.
- Hiện tượng nguyệt thực là hiện tượng như thế nào?
- Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời như thế nào? Trái đất nằm ở vị trí nào.
- GV nhận xét và giải thích từng hiện tượng cụ thể.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- HS trả lời.
- HS trả lời:
 Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời thẳng hàng.
 Mặt trăng nằm giữa Mặt trời và Trái đất.
- HS đọc nội dung.
- HS trả lời.
- HS trả lời:
 Trái đất, Mặt trăng, Mặt trời thẳng hàng.
 Trái đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng.
Những thay đổi cần bổ sung (điều chỉnh):
Tuần: 10
Tiết : 19
NS: 30.9.2014
BÀI TẬP CHƯƠNG II
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu và vận dụng được khái niệm thông tin và hoạt động thông tin vào trong cuộc sống.
- Nêu được khái niệm biểu diễn thông tin, cách biểu diễn thông tin trong máy tính thành các dãy bit.
- Nêu được các khả năng ưu việt của máy tính cũng như các ứng dụng đa dạng của tin học trong các lĩnh vực khác nhau của xã hội.
- Nêu sơ lược cấu trúc chung của máy tính điện tử, khái niệm ban đầu về máy tính và vai trò của phần mềm máy tính.
2. Kỹ năng:	
Nhớ lại các thao tác chính của chuột, các chức năng cơ bản của một số phím. 
3. Thái độ: 
Học sinh nghiêm túc, chú ý tiếp thu bài, có tinh thần phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hđ1: Tìm hiểu về thông tin và tin học (7’)
Tìm hiểu về thông tin và tin học.
- Ổn định.
Nêu yêu cầu của tiết học.
- GV nêu trước lớp các câu hỏi của bài 1.
+ Em hiểu thế nào là thông tin.
+ Em hãy tìm thêm ví dụ về những công cụ và phương tiện giúp con người vượt qua hạn chế của các giác quan và bộ não.
+ Vẽ mô hình quá trình xử lý thông tin, dựa vào mô hình em hãy cho một số ví dụ.
- Y/c các cá nhận HS trả lời.
- GV nhận xét.
- Thông tin là tất cả những gì đem lại sự hiểu biết về thế giới xung quanh và về chính con người.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Hđ2: Thông tin và biểu diễn thông tin (8’)
Thông tin và biểu diễn thông tin.
- GV nêu trước lớp các câu hỏi của bài 1.
+ Hãy nêu các dạng thông tin cơ bản.
+ Thế nào là biểu diễn thông tin?Và cho biết vai trò của biểu diễn thông tin.
- Y/c cá nhân HS trả lời.
- GV nhận xét.
Ä Thảo luận 2': chia lớp học thành 4 nhóm.
+ Theo em, tại sao thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit.
- Y/c HS trong nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- Có 3 dạng thông tin cơ bản: văn bản, hình ảnh, âm thanh.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Hđ3: Em có thể làm được những gì nhờ máy tính (10’)
Em có thể làm được những gì nhờ máy tính
- GV y/c HS thảo luận nhóm các câu hỏi sau:
+Những khả năng to lớn nào đã làm cho máy tính trở thành một công cụ xử lý thông tin hữu hiệu.
+Em có thể dùng máy tính điện tử vào những việc gì.
- GV y/c HS trong nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- GV nêu tiếp các câu hỏi sau:
- Y/c cá nhân trả lời.
+ Em hãy kể thêm một vài ví dụ về những gì có thể thực hiện với sự trợ giúp của máy tính điện tử.
+ Đâu là hạn chế lớn nhất của máy tính hiện nay.
- GV y/c HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS trả lời:
 Các khả năng như:
 + Khả năng tính tóan nhanh.
 + Khả năng làm việc không mệt mỏi.
 Có thể dùng máy tính điện tử vào những việc như:
 + Thực hiện các tính toán.
 + Liên lạc, tra cứu và mua bán trực tuyến.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Hđ4: Máy tính và phần mềm máy tính (10’)
Máy tính và phần mềm máy tính
- GV y/c HS lên bảng hoàn thành câu hỏi sau:
+ Em hãy vẽ mô hình quá trình ba bước? Cho ví dụ minh họa.
- GV nêu tiếp hệ thống các câu hỏi sau:
Ä Thảo luận 2': chia lớp thành 4 nhóm.
+ Cấu trúc chung của máy tính điện tử theo Von Neumann gồm những bộ phận nào.
+ Tại sao CPU có thể được coi như bộ não của máy tính.
+ Hãy trình bày tóm tắt chức năng và phân loại bộ nhớ máy tính.
+ Hãy kể tên một vài thiết bị vào/ra mà em biết.
+ Em hiểu thế nào về phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng? Hãy kể tên một vài phần mềm mà em biết.
- GV cho các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS trả lời.
- Cấu trúc chung của mắy tính gồm 3 khối chức năng: CPU, bộ nhớ, thiết bị vào/ra.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Hđ5: Phần mềm học tập (10’)
Phần mềm học tập
* Luyện tập chuột:
- GV nêu trước lớp hệ thống các câu hỏi và y/c các cá nhân HS trả lời.
+ Em hãy cho biết các thao tác chính với chuột.
+ Khi luyện tập sử dụng chuột với phần mềm Mouse Skills có mấy mức.
- GV y/c HS khác nhận xét.
- GV nhận xét.
* Học gõ mười ngón:
- GV nêu trước lớp các câu hỏi và y/c cá nhân HS trả lời.
+ Khu vực chính của bàn phím gồm mấy hàng phím.
+ Em hãy cho biết ích lợi của việc gõ bàn phím bằng mười ngón? Khi luyện tập gõ bàn phím bằng mười ngón em cần chú ý những gì.
- GV y/c HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Sử dụng phần mềm Mario để luyện gõ phím:
- GV đưa ra hệ thống các câu hỏi và y/c HS trả lời.
+ Trên màn hình chính của phần mềm Mario có các hệ thống bảng chọn nào? Nêu chức năng của mỗi bảng chọn.
+ Có mấy bài luyện tập với phần mềm Mario? Kể ra.
+ Với mỗi bài học ta có mấy mức luyện tập.
- GV y/c HS nhận xét.
- GV nhận xét.
* Quan sát trái đất và các vì sao trong hệ Mặt trời.
- GV đưa ra hệ thống các cấu hỏi và y/c HS trả lời.
+ Em hãy giải thích hiện tượng ngày và đêm.
+ Hãy giải thích hiện tượng nhựt thực, nguyệt thực.
+ Sao kim và sao hỏa, sao nào ở gần Mặt trời hơn.
- GV y/c HS nhận xét.
- GV nhận xét.
- HS lắng nghe và trả lời.
 Có 5 thao tác chính với chuột:
 + Di chuyển chuột:...
 ...
 + Kéo thả chuột:...
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và trả lời.
 Khu vực chính của bàn phím gồm: 5 hàng phím.
 + Hàng phím số.
 + Hàng phím chứa phím cách.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe và trả lời.
 Màn hình chính của Mario có 3 bảng chọn:
 + File:
 + Student:
 + Lessons:
 Có 6 bài luyện tập với phần mềm Mario.
 Có 4 mức luyện tập.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Những thay đổi cần bổ sung (điều chỉnh):
Tuần: 9
Tiết: 18
KIỂM TRA 1 TIẾT
I. MỤC TIÊU:
- Đánh giá tổng kết chương 1 và chương 2.
- Kiểm tra sự nhận biết, thông hiểu và vận dụng các ứng dụng của máy tính điện tử trong cuộc sống và trong sản xuất.
- Kiểm tra sự nhận biết, thông hiểu về máy tính và phần mềm máy tính.
- Kiểm tra sự nhận biết, thông hiểu và vận dụng của các phần mềm học tập trong tin học.
II. TRỌNG SỐ VÀ MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
1. Thời gian và trọng số điểm làm bài: 	
Phần TNKQ: 	 10 (điểm) 	 →	45 (phút)
2. Trọng số điểm dành cho các mức độ đánh giá:
NB: 4 (điểm)	 TH:	3,25 (điểm)	VD: 2,75 (điểm)
3. Trọng số điểm dành cho từng chủ đề:
Chương 1. Làm quen với tin học và máy tính điện tử.	→	5,5 (điểm)
Chương 2. Phần mềm học tập.	→	4,5 (điểm)
Chủ đề
Các mức độ cần đánh giá
Tổng số
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Chương 1. Làm quen với tin học và mắy tính điện tử.
Số câu
C2, C4 
C6, C8
C11, C16
C1, C7 
C9, C12 
C13, C24
C3, C22 
C2.1(1đ) C2.2(1đ)
16
Điểm
1,5
1,5
2,5
5,5
Chương 2. Phần mềm học tập.
Số câu
C5, C10 
C14, C19 
C20, C21 
C3.2(1đ)
C15, C17 
C18 
C3.1(1đ)
C23
12
Điểm
2,5
1,75
0,25
4,5
Tổng số
Số câu
13
10
5
28
Điểm
4
3,25
2,75
10
III. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
 1. Hãy chọn phương án đúng nhất trong các câu hỏi sau bằng cách khoanh tròn: (4 điểm)
1) Một trong các nhiệm vụ chính của tin học là:
A. Nghiên cứu về máy tính điện tử.
B. Nghiên cứu việc thực hiện các hoạt động thông tin một cách tự động dựa vào máy tính điện tử.
C. Nghiên cứu việc tính toán của con người.
D. Nghiên cứu bộ não con người.
2) Trong hoạt động thông tin, xử lý thông tin có vai trò:
A. Đem lại sự hiểu biết cho con người.	B. Quan trọng đối với máy tính điện tử.
C. Hỗ trợ cho công việc tính toán.	D. Thực hiện việc lưu trữ và truyền thông tin.
3) Trong các phát biểu sau, phát biểu nào là sai.
A. Các con số ghi trong sách là thông tin dạng văn bản.
B. Chữ viết trong các tờ tạp chí là thông tin dạng văn bản.
C. Bộ phim hoạt hình trên tivi là thông tin dạng văn bản.
D. Ký hiệu ghi trong sách vở là thông tin dạng văn bản.
4) Thông tin lưu trữ trong máy tính được gọi là:
A. Lưu trữ thông tin.	B. Dữ liệu.
C. Văn bản.	D. Xử lý thông tin.
5) Phần mềm Mario giới thiệu cách gõ hàng phím nào?
A. Hàng phím số, hàng phím cơ sở, hàng phím trên, hàng phím dưới.
B. Hàng phím trên, hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím chứa phím cách.	
C. Hàng phím cơ sở, hàng phím dưới, hàng phím trên.	
D. Hàng phím dưới, hàng phím trên, hàng phím chứa phím cách.
6) Thông tin trong máy tính được biểu diễn thành dãy bit vì:
A. Nó đem lại sự đơn giản trong kỹ thuật tính toán.
B. Hai ký hiệu 1 và 0 dễ nhớ, dễ viết.
C. Dãy bit còn gọi là dãy nhị phân.
D. Dãy bit thể hiện hai trạng thái đóng hay ngắt mạch điện.
7) Máy tính có những khả năng nào sau đây:
A. Tính toán nhanh độ chính xác cao.	B. Không bao giờ hư hỏng.
C. Có thể chịu được nhiệt độ rất cao.	D. Làm việc liên tục, ít hao tốn điện.
8) Máy tính điện tử có thể:
A. Phục vụ nhu cầu học tập của em.
B.Tự động hóa một số công việc ở văn phòng.
C. Dùng để chơi trò chơi, nghe nhạc, vẽ tranh.
D. Cả a, b, c đều đúng.
2. Hãy chọn các cụm từ đã cho để điền vào chỗ trống (.....) thích hợp. (3 điểm)
1) Chọn các cụm từ: âm thanh, hình ảnh, văn bản, ba dạng để điền vào câu sau cho hoàn chỉnh.
 Thông tin có ba dạng cơ bản đó là dạng văn bản như những gì ghi lại bằng các con số, bằng chữ viết hoặc dạng hình ảnh như hình vẽ ở sách báo và dạng âm thanh như tiếng đàn Piano.
2) Chọn các cụm từ: thông tin vào, thông tin ra để điền vào câu sau cho hoàn chỉnh.
 Thông tin trước xử lý gọi là thông tin vào , thông tin nhận được sau khi xử lý gọi là thông tin ra Việc tiếp nhận thông tin chính là để tạo thông tin vào 
3. Hãy ghép cột A và cột B để được câu đúng trong các câu sau: (3 điểm)
Cột A
Cột B
A + B
 1. Orbits
A. Phóng to, thu nhỏ khung nhìn.
1 + b
 2. View
B. Ẩn/hiện quỹ đạo chuyển động của các hành tinh.
2 + d
 3. Zoom
C. Điều chỉnh tốc độ chuyển động các hành tinh.
3 + a
 4. Speed
D. Điều chỉnh vị trí quan sát chuyển động.
4 + c
5. Nháy đúp chuột
E. Nhấn nhanh nút trái chuột và thả tay.
1 + d
6. Kéo thả chuột
F. Nhấn nhanh nút phải chuột và thả tay.
2 + e
7. Nháy chuột
G. Giữ và di chuyển chuột trên mặt phẳng (không nhấn nút nào).
3 + a
8. Nháy nút phải chuột
H. Nhấn nhanh hai lần liên tiếp nút trái chuột.
4 + b
9. Di chuyển chuột
I. Nhấn và giữ nút trái chuột đồng thời di chuyển chuột đến vị trí khác.
5 + c
Nhận xét: Vẫn còn nhiều học sinh 4 học sinh kém (do không làm bài).
Nhiều học sinh còn tâm lý môn tin học không cần học bài, là môn tự chọn, không có tính điểm xếp loại, do đó có nhiều học sinh thường xuyên vắng học.
Hướng tới:
Kết hợp GVCN yêu cầu học sinh phải đi học và làm kiểm tra đầy đủ.
Tuần: 10 - Tiết: 19 
Chương 3. HỆ ĐIỀU HÀNH
§9 VÌ SAO CẦN CÓ HỆ ĐIỀU HÀNH?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Trả lời được câu hỏi: Vì sao máy tính cần có hệ điều hành dựa trên các ý tưởng đã đưa ra ở hai quan sát ở trong SGK.
- Nêu được vai trò rất quan trọng của hệ điều hành: Hệ điều hành điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm, tham gia vào quá trình xử lý thông tin.
2. Kỹ năng:	
- Đọc, tìm thông tin, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. 
3. Thái độ: 
- Học sinh nghiêm túc, chú ý tiếp thu bài, có tinh thần phát biểu xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, máy vi tính.
- HS: SGK, đọc trước bài ở nhà.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hđ1: Ổn định lớp, giới thiệu bài mới. (5')
* Ổn định lớp:
- Yêu cầu HS báo cáo sĩ số.
* Giới thiệu bài mới:
 Chúng ta đã biết các chương trình máy tính được gọi chung là phần mềm máy tính. Phần mềm được chia thành mấy loại? Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là gì? Cho ví dụ. 
- GV nhận xét và cho điểm.
 Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành. Vậy hệ điều hành là gì? Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài đầu tiên của chương 3, đó là “Bài 9. Vì sao cần có hệ điều hành?” 
- Báo cáo sĩ số.
- Phần mềm được chia thành 2 loại: phần mềm hệ thống và phần mềm ứng dụng. Phần mềm hệ thống quan trọng nhất là hệ điều hành. Ví dụ như: Dos, Windows 98, Windows XP,
- HS lắng nghe.
Hđ2: Tìm hiểu các quan sát. (15')
1. Các quan sát
* Quan sát 1:
 Đèn tín hiệu giao thông có vai trò rất quan trọng, điều khiển mọi hoạt động của các phương tiện lưu thông trên đường phố.
* Quan sát 2:
 Thời khóa biểu đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều khiển các hoạt động học tập trong nhà trường.
* Nhận xét:
 Các quan sát 1 và 2 đều có vai trò quan trọng điều khiển mọi hoạt động trong giao thông và trong nhà trường.	
* Quan sát 1:
- GV lần lượt cho HS trả lời các câu hỏi sau:
+ Khi đi trên đường phố các em thường quan sát điều gì.
+ Đèn tín hiệu giao thông cho ta biết được điều gì.
- GV y/c HS đọc nội dung quan sát 1 trong SGK.
- GV giải thích nội dung quan sát 1 cho HS hiểu.
 Tại ngã tư đường phố có nhiều phương tiện lưu thông khác nhau như: ô tô, xe buýt, xe máy, xe đạp, người đi bộ, Nếu không có tín hiệu đèn giao thông thì như thế nào? Vậy tín hiệu đèn giao thông có vai trò như thế nào?
- GV nhấn mạnh vai trò của tín hiệu đèn giao thông.
* Quan sát 2:
- GV y/c HS trả lời câu hỏi sau:
+Trong nhà trường, chúng ta thường tiếp nhận các nguồn thông tin từ đâu.
- GV y/c HS đọc nội dung quan sát 2 trong SGK.
- GV giải thích nội dung quan sát 2 cho HS hiểu.
 Trong môi trường học tập thời khóa biểu có vai trò rất quan trọng. Vậy các em hãy thử hình dung nếu mất thời khóa biểu (hoặc không có thời khóa biểu) thì sẽ xảy ra chuyện gì?
- GV nhấn mạnh vai trò của thời khóa biểu trong nhà trường.
- Qua hai quan sát trên em có nhận xét như thế nào? 
- HS trả lời: 
 Đèn giao thông, tấm biển chỉ đường,...
 Đèn tín hiệu giao thông cho ta biết khi nào được phép đi và khi nào nên dừng lại.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- Nếu không có tín hiệu đèn giao thông sẽ xảy ra cảnh ùn tắc giao thông hoặc tai nạn giao.
- Tín hiệu đèn giao thông có vai trò điều khiển hoạt động giao thông.
- HS lắng nghe.
- HS trả lời: tiếng trống trường, thời khóa biểu,
- HS đọc nội dung quan sát 2.
- GV không biết dạy lớp nào, 1 tuần dạy bao nhiêu tiết, HS không biết học những môn nào, có bao nhiêu tiết. Việc học tập của các lớp sẽ trở nên hỗn loạn.
- HS lắng nghe.
Hđ3: Tìm hiểu cái gì điều khiển máy tính. (15')
2. Cái gì điều khiển máy tính
 Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm, tham gia vào quá trình xử lý thông tin.	
- GV y/c HS báo cáo sỉ số.
- GV y/c HS đọc nội dung phần 2 trong SGK – trang 40.
- GV giải thích: Khi máy tính làm việc có nhiều đối tượng cùng hoạt động và tham gia vào quá trình xử lý thông tin. Vậy các đối này là những đối tượng nào?
? Hãy cho ví dụ cụ thể về phần cứng và phần mềm.
- GV nhận xét và cho HS biết: Hoạt động của các đối tượng (phần cứng và phần mềm) được điều khiển một cách tương tự như trong các quan sát trên. Công việc này do hệ điều hành đảm nhận.
? Vậy hệ điều hành có vai trò như thế nào.
- HS báo cáo sỉ số.
- HS đọc nội dung trong SGK.
- HS trả lời: phần cứng và phần mềm.
- HS trả lời:
 + Phần cứng: CPU, các thiết bị ngoại vi,
 + Phần mềm: phần mềm hệ thống như: Dos, Windows XP,; phần mềm ứng dụng như: phần mềm soạn thảo văn bản, phần mềm đồ họa,
- Hệ điều hành có vai trò rất quan trọng..quá trình xử lý thông tin.
Hđ4: Củng cố, dặn dò và hướng dẫn về nhà. (10')
* Củng cố:
- GV cho HS làm một số ví dụ thực tế mà các em thường gặp như:
+ Bản thân em nếu đi học mà mất thời khóa biểu (hoặc không có thời khóa biểu) thì như thế nào.
+ Trong một cuộc họp người ta có cần cử một người điều khiển cuộc họp không.
+ Theo em, điều gì sẽ xảy ra trong một trận đấu bóng đá (bóng truyền, bóng bàn,...) nếu không có trọng tài điều khiển.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- GV cho HS làm các bài tập ở trang 41.
- Bài tập số 5 GV cho HS thảo luận nhóm (2HS) trong vòng 2' để trả lời.
- GV nhận xét.
* Dặn dò và hướng dẫn về nhà:
 Về nhà các em học bài và xem tiếp “Bài 10. Hệ điều hành làm những việc gì?” để tiết sau học tốt hơn.
- HS lần lượt trả lời các câu hỏi trong SGK trang 41.
- HS thảo luận nhóm để trả lời.
- HS lắng nghe.
Những thay đổi cần bổ sung (điều chỉnh):
Tuần: 10 - Tiết: 20
§10 HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
Học sinh biết được: Hệ điều hành là phần mềm máy tính được cài đặt đầu tiên trong máy tính và được chạy đầu tiên khi khởi động máy tính.
2. Kỹ năng:	
Quan sát, nhận xét.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần phát biểu tham gia xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước kẻ
Chuẩn bị của học sinh:
Sách giáo khoa, viết, vở, thước kẻ. Xem trước nội dung bài mới trước khi đến lớp.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
Hđ1: Ổn định lớp, kiểm tra bài cũ, giới thiệu bài mới. (10')
Kiểm tra bài cũ: 
Cái gì điều khiển máy tính hoạt động?
Hệ điều hành là phần cứng hay phần mềm? Em hãy giới thiệu vài tên phần mềm mà em biết.
Qua bài trước ta đã biết được sự liên quan giữa hệ điều hành với các thiết bị cũng như các phần mềm của máy tính. Nhưng hệ điều hành là thiết bị hay phần mềm và nó được đặt ở chỗ nào trong máy tính và nó điều khiển máy tính như thế nào? Trong bài này ta sẽ giải quyết những vấn đề nêu trên.
* Đáp án : 
- Hệ điều hành điều khiển máy tính hoạt động. Nó điều khiển mọi hoạt động của phần cứng và phần mềm tham gia quá trình xử lí thông tin.
- Hệ điều hành là phần mềm máy tính. Một số phần mềm mà em biết: Word, nghe nhạc, games
Hđ2: Tìm hiểu HĐH là gì? (25')
1. Hệ điều hành là gì?
- Hệ điều hành không phải là một thiết bị được lắp ráp trong máy tính.
- Hệ điều hành là một phần mềm máy tính.
* Lưu ý: Hệ điều hành là phần mềm đầu tiên được cài đặt trong máy tính. Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính đã có hệ điều hành.
- GV y/c HS đọc nội dung câu hỏi đầu bài.
- Như chúng ta đã biết hệ điều hành có vai trò rất quan trọng. Vậy hệ điều hành là gì? Nó có phải là một thiết bị được lắp đặt trong máy tính không?
- GV nhận xét.
- GV thông báo: Tuy nhiên, hệ điều hành khác với các phần mềm khác vì nó được cài đặt đầu tiên trong máy tính.
 Tất cả các phần mềm khác chỉ có thể hoạt động được sau khi máy tính đã được cài đặt hệ điều hành.
 - GV cho HS quan sát hình minh họa giao diện hệ điều hành Windows.
? Trên thế giới hiện nay có mấy loại hệ điều hành.
- GV nhận xét và cho HS biết thêm là chức năng của hệ điều hành đều giống nhau.
? Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất là hệ điều hành nào.
- GV nhấn mạnh là Windows của hãng Microsoft.
- HS đọc nội dung câu hỏi.
- HS trả lời:
 Hệ điều hành là một phần mềm máy tính.
 Hệ điều hành không phải là một thiết bị được lắp đặt trong máy tính.
- HS lắng nghe.
- Trên thế giới có nhiều hệ điều hành khác nhau.
- Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất là Windows.
Hđ3: Củng cố - Dặn dò (10')
? Hệ điều hành là gì? Nó có phải là một thiết bị được lắp đặt trong máy tính không.
? Trên thế giới hiện nay có mấy loại hệ điều hành.
? Hệ điều hành được sử dụng phổ biến nhất là hệ điều hành nào.
- GV cho HS làm các bài tập 1, 2, 3 trong SGK – trang 43.
* Dặn dò và hướng dẫn về nhà:
 Về nhà các em học bài và xem tiếp nội dung phần 2 của Bài 10 để tiết sau học tốt hơn.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Những thay đổi cần bổ sung (điều chỉnh):
Tuần: 11 - Tiết: 21
§10 HỆ ĐIỀU HÀNH LÀM NHỮNG VIỆC GÌ?(tt)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:
- Nêu được nhiệm vụ của hệ điều hành:
+ Điều khiển phần cứng và tổ chức thực hiện các chương trình máy tính.
+ Cung cấp giao diện cho người dùng.
+ Tổ chức và quản lý thông tin trong máy tính.
2. Kỹ năng:	
Đọc, tìm hiểu thông tin, nhận xét.
3. Thái độ: 
Nghiêm túc trong giờ học, có tinh thần phát biểu tham gia xây dựng bài.
II. CHUẨN BỊ
Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án, sách giáo khoa. Phấn viết bảng, thước 

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TIN HOC 6 1415.doc