Giáo án môn Tin học khối 7 - Bài 5: Thao tác với bảng tính

 1. MỤC TIÊU.

 1.1. Kiến thức.

 - Biết cách điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hang.

 - Biết chèn thêm hoặc xoá cột, hang.

 - Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.

 - Biết sao chép công thức.

 - Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô khi sao chép công thức.

 1.2. Kĩ năng.

 - Thực hành thành thạo hai thao tác điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng, chèn thêm hoặc xoá cột, hàng.

 - Thực hành được hai thao tác: sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.

 1.3. Thái độ.

 - Tích cực học tập.

 - Say mê với môn học, thao tác cẩn thận, chính xác.

 

doc 6 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 685Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 7 - Bài 5: Thao tác với bảng tính", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài: – Tiết: .
Tuần dạy:.
BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH 
 1. MỤC TIÊU. 
	1.1. Kiến thức.
	- Biết cách điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hang.
	- Biết chèn thêm hoặc xoá cột, hang.
	- Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.
	- Biết sao chép công thức.
	- Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô khi sao chép công thức.
 	1.2. Kĩ năng.
	- Thực hành thành thạo hai thao tác điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng, chèn 	thêm hoặc xoá cột, hàng.
	- Thực hành được hai thao tác: sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
 	1.3. Thái độ.
	 - Tích cực học tập.
 	- Say mê với môn học, thao tác cẩn thận, chính xác. 
 2. NỘI DUNG HỌC TẬP.
	- Điều chỉnh độ rộng và độ cao hàng. 
	- Chèn thêm hoặc xóa cột và hàng.
 3. CHUẨN BỊ. 
	3.1. Giáo viên: - phòng máy.
	3.2. Học sinh: - SGK, đồ dùng học tập.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. (1 phút)
- Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
	4.2. Kiểm tra miệng:(7 phút)
 Câu 1: Nêu cú pháp của hàm tính tổng, tính trung bình cộng, tìm giá trị lớn nhất, 	giá trị nhỏ nhất?
Đáp án: - Hàm tính tổng: Tên hàm: SUM. Cú pháp : =SUM(a,b,c...) Trong đó 	các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính. 	Số lượng các biến là không hạn chế.
 	- Hàm tính trung bình cộng: Tên hàm : AVERAGE. 
	Cách nhập =AVERAGE(a,b,c...) trong đó các biến a,b,c,... đặt cách nhau bởi dấu 	phẩy là các số hay địa chỉ của các ô tính.
 	- Hàm xác định giá trị lớn nhất: Tên hàm: MAX. 
	Cách nhập =MAX(a,b,c...) trong đó các biến a, b, c,...là các số hay địa chỉ của các 	ô tính. 
	- Hàm xác định giá trị nhỏ nhất: Tên hàm: MIN. Cách nhập =MIN(a,b,c...) trong 	đó các biến a, b, c,...là các số hay địa chỉ của các ô tính. 
	4.3. Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động: (1 phút) giới thiệu.
GV: 1’ Trong một vài TH, độ rộng của cột và độ cao của hàng quá nhỏ so với dữ liệu trong ô đó. Hay ta muốn chèn thêm một hàng hoặc cột vào giữa các hàng và các cột. Trong TH đó ta sẽ làm ntn?
Hoạt động 1: (14 phút) Điều chỉnh độ rộng và độ cao hàng.
GV: Khi mở một trang tính mới, trang tính trống xuất hiện với các cột và có độ rộng và các hàng có độ cao bằng nhau.
HS: quan sát các hình và hiểu tại sao cần điều chỉnh độ rộng cột hoặc độ cao hàng.
GV: hướng dẫn học sinh quan sát các hình 35, 36, 37, 38, 39, 40 trong SGK/Tr32, 33 trực tiếp trên máy chiếu.
HS: quan sát và nghe GV hướng dẩn các hình trong SGK. 
GV: Để hiển thị hết nội dung ta thường phải tăng độ rộng của các cột/ độ cao của hàng hoặc để trình bày hợp lí cần giảm độ rộng của các cột/ các hàng khác.
HS: lắng nghe.
GV: minh hoạ cho học sinh cách điều chỉnh độ rộng cột hoặc độ cao hàng trên máy chiếu.
HS: thực hành điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng.
GV: Lưu ý
HS: nghe giảng và ghi bài. 
1. Điều chỉnh độ rộng và độ cao hàng.
- Để điều chỉnh độ rộng cột ta thực hiện:
 + Đưa con trỏ vào vạch ngăn cách hai cột.
 + Kéo thả sang phải để mở rộng hay 
 sang trái để thu hẹp độ rộng của cột.
- Để thay đổi độ cao hàng:
 + đưa con trỏ vào vạch ngăn cách 2 hàng.
 + Kéo thả chuột để thay đổi độ cao hàng.
Lưu ý: Nháy đúp chuột trên vạch phân cách cột hoặc hàng để điều chỉnh độ rộng cột, độ cao hàng vừa khít với dữ liệu có trong cột và hàng đó.
Hoạt động 2: (15 phút) Chèn thêm hoặc xóa cột và hàng.
GV: Em hãy quan sát hai trang tính được minh hoạ trên hình 41a, 41b SGK/Tr34.
HS: quan sát hình 41a, 41b và làm theo hướng dẫn của GV.
GV: hướng dẫn và minh họa thao tác chèn thêm cột hoặc hàng.
HS: quan sát hình 42,43 SGK/Tr34,35 để thấy kết quả khi chèn.
GV: Lưu ý nếu em chọn trước nhiều cột hay nhiều hàng, số cột hoặc số hàng mới được chèn thêm sẽ đúng bằng số cột hay số hàng em đã chọn.
HS: lắng nghe và ghi bài.
GV: Nếu ta chọn cột hoặc hàng và nhấn phím Delete thì chỉ xoá được nội dung còn bản thân cột và hàng thì không bị xoá.
HS: lắng nghe.
GV: thực hành trên máy chiếu cho học sinh quan sát hình 44 SGK/Tr35.
GV: hướng dẫn và minh họa thao tác xoá cột hoặc hàng.
HS quan sát hình 44 SGK/Tr35 và thực hiện.
HS: thực hành chèn xóa cột hoặc hàng.
GV: Khi xoá các cột hay hàng, các cột bên phải được đẩy sang trái, các hàng phía dưới được đẩy lên trên. 
HS: lắng nghe và ghi bài.
2. Chèn thêm hoặc xóa cột và hàng.
a. Chèn thêm cột hoặc hàng.
- Chèn thêm cột:
 + Nháy chọn một cột.
 +Mở bảng chọn Insert à chọn Columns
 một cột trống sẽ được chèn vào bên
 trái cột được chọn.
- Chèn thêm hàng:
 + Nháy chọn một hàng
 + Mở bảng chọn Insert à chọn Rows.
 Một hàng trống sẽ được chèn vào 
 bên trên hàng được chọn.
b. Xóa cột hoặc hàng.
- Các bước để xoá cột hoặc hàng:
 + Chọn các cột hoặc hàng cần xoá.
 + Mở bảng chọn Edit àlệnh Delete.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
	5.1. Tổng kết. (4 phút)
	- Qua tiết học em đã nắm được những kiến thức cơ bản gì?
HS : Đứng tại chỗ trả lời.
GV : Gọi học sinh khác nhận xét.
	5.2. Hướng dẫn học tập. (3 phút)
	Đối với bài học ở tiết này:
	- Muốn xóa hẳn một hàng ra khỏi trang tính, ta đánh dấu hàng và thực hiện:
	A. Nhấn phím Dlete	B. Edit => Deete
	C. Table => Delete Rows	D. Tools => Delete.
 	Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
	- Về nhà làm các bài tập còn lại SGK/Tr40.
	- Chuẩn bị nội dung còn lại của bài giờ sau học tiếp.
6. PHỤ LỤC.
Bài: – Tiết: .
Tuần dạy:.
BÀI 5: THAO TÁC VỚI BẢNG TÍNH (TT)
 1. MỤC TIÊU. 
	1.1. Kiến thức.
	- Biết cách điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hang.
	- Biết chèn thêm hoặc xoá cột, hang.
	- Biết sao chép và di chuyển dữ liệu.
	- Biết sao chép công thức.
	- Hiểu được sự thay đổi của địa chỉ ô khi sao chép công thức.
 	1.2. Kĩ năng.
	- Thực hành thành thạo hai thao tác điều chỉnh độ rộng cột và độ cao hàng, chèn 	thêm hoặc xoá cột, hàng.
	- Thực hành được hai thao tác: sao chép và di chuyển dữ liệu, sao chép công thức.
 	1.3. Thái độ.
	 - Tích cực học tập.
 	- Say mê với môn học, thao tác cẩn thận, chính xác. 
2. NỘI DUNG HỌC TẬP.
	- Sao chép và di chuyển dữ liệu.
 	- Sao chép công thức.
3. CHUẨN BỊ. 
	3.1. Giáo viên: - phòng máy.
	3.2. Học sinh: - SGK, đồ dùng học tập.
4. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP.
	4.1. Ổn định tổ chức và kiểm diện. (1 phút).
- Giáo viên ổn định tổ chức và kiểm diện học sinh.
	4.2. Kiểm tra miệng:(7 phút).
 Câu 1: Để chèn thêm một cột, một hàng vào trang tính ta thực hiện lệnh nào? 
	 Để xóa một cột, một hàng trong trang tính ta thực hiện lệnh nào?.
 	Đáp án: 
	- Chèn thêm cột:
 	 + Nháy chọn một cột.
 	 + Mở bảng chọn Insert và chọn Columns một cột trống sẽ được chèn vào bên 	 	 trái cột được chọn.
	- Chèn thêm hàng:
	 + Nháy chọn một hàng
 	 + Mở bảng chọn Insert và chọn Rows Một hàng trống sẽ được chèn vào bên trên 	 	 hàng được chọn.
	- Các bước để xoá cột hoặc hàng:
 	 + Chọn các cột hoặc hàng cần xoá.
 	 + Mở bảng chọn Edit và chọn lệnh Delete.
	4.3. Tiến trình bài học.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động: (1 phút) giới thiệu.
GV: Ở tiết trước chúng ta đã biết cách điều chỉnh độ rộng của cột, độ cao của hàng cũng như việc chèn hoặc xóa đi cột và hàng. Tiết học hôm nay chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu các thao tác khác trên trang tính. 
Hoạt động 1: (14 phút) sao chép và di chuyển dữ liệu. 
GV: Cho Học Sinh quan sát hình 45, 46, 47 SGK/ Tr36, 37 và hướng dẫn HS thực hiện.
HS: quan sát các hình minh hoạ trong SGK
GV: khi sao chép các em cần chú ý những điều sau: khi chọn một ô đích ô trong khối đích.
HS: lắng nghe và ghi bài.
GV: Nêu khái niệm di chuyển nội dung ô tính. 
HS: nhắc lại khái niệm.
GV: yêu cầu HS quan sát hình 48, 49 SGK/ Tr37, 38.
HS: quan sát các hình 48, 49 SGK.
GV: Nêu các bước thực hiện di chuyển dữ liệu ?.
HS: Trả lời và ghi bài. 
3. Sao chép và di chuyển dữ liệu.
a. Sao chép nội dung ô tính.
(Sử dụng các nút lệnh: Copy, Cut, Paste).
- Các bước để sao chép dữ liệu:
 + Chọn ô hoặc các ô có thông tin em muốn sao chép.
 + Nháy nút copy trên thanh công cụ
 + Chọn ô em muốn đưa thông tin được sao chép vào.
 + Nháy nút paste trên thanh công cụ.
Lưu ý: SGK/37.
b. Di chuyển nội dung ô tính.
- Di chuyển nội dung ô tính sẽ sao chép nội dung ô tính vào ô tính khác và xoá nội dung ở ô ban đầu.
- Các bước để di chuyển dữ liệu:
 + Chọn ô hoặc các ô có thông tin em muốn di chuyển.
 + Nháy nút cut trên thanh công cụ.
 + Chọn ô em muốn đưa thông tin được di chuyển vào.
 + Nháy nút paste trên thanh công cụ. 
Hoạt động 2:(15 phút) các bước sao chép di chuyển nội dung các ô công thức.
GV: Ngoài dữ liệu em còn có thể sao chép công thức. Khi đó các địa chỉ ô và khối có trong công thức được điều chỉnh thích hợp một cách tự động để cho các kết quả tính toán đúng. Minh họa hình 50a, 50b SGK/ Tr38.
HS: lắng nghe và xem minh họa hình 50a, 50b.
GV: cho học sinh xét ví dụ minh hoạ hình 51a, 51b SGK/ Tr39.
GV: minh hoạ cho HS thấy lợi ích của việc sao chép công thức.
HS: theo dõi bài.
GV: nêu lưu ý của sao chép công thức.
HS: lắng nghe và ghi bài.
GV: hướng dẫn học sinh di chuyển nội dung các ô có công thức: làm tương tự như sao chép.
HS: lắng nghe.
GV: cho học sinh xét ví dụ minh hoạ hình 52a, 52b SGK/ Tr40.
GV: minh hoạ cho HS thấy lợi ích của việc sao chép công thức.
HS: thực hiện cách di chuyển dữ liệu.
GV: nêu lưu ý của di chuyển công thức.
HS: lắng nghe và ghi bài.
4. Sao chép công thức.
a. Sao chép nội dung các ô có công thức.
- khi sao chép một ô có nội dung là công thức chứa địa chỉ, các địa chỉ đucợ điều chỉnh để giữ nguyên quan hệ tương đối giữa ô chứa công thức và ô có địa chỉ trong công thức.
Ví dụ: SGK/ Tr40.
Lưu ý: SGK/ Tr40.
b. di chuyển nội dung các ô có công thức.
- Ta có thể di chuyển bằng các nút lệnh Cut và Paste và các địa chỉ trong công thức không bị điều chỉnh (công thức được sao chép y nguyên).
Lưu ý: Khi thực hiện các thao tác trên trang tính, nếu thực hiện nhầm, hãy sử dụng nút lệnh Undo trên thanh công cụ để khôi phục lại trại thái trước đó một cách nhanh chóng.
5. TỔNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP.
	5.1. Tổng kết. (4 phút)
	- Qua tiết học em đã nắm được những kiến thức cơ bản gì?
HS : Đứng tại chỗ trả lời.
GV : Gọi học sinh khác nhận xét.
	5.2. Hướng dẫn học tập. (3 phút)
	Đối với bài học ở tiết này:
	Câu 1: Muốn sửa dữ liệu trong một ô tính mà không cần nhập lại phải thực hiện 	thao tác gì?.
a/ Nháy chuột trên ô tính và sửa dữ liệu;
b/ Nháy chuột trên thanh công thức;
c/ Nháy đúp chuột trên ô tính và sửa dữ liệu;
 	Đối với bài học ở tiết tiếp theo:
	- Làm bài tập 2 và 3 SGK/44. Bài tập trong SBT (Bài 5 Các thao tác với bảng tính)
	- Xem trước nội dung bài thực hành. Giờ sau thực hành tại phòng máy tính.
 6. PHỤ LỤC.

Tài liệu đính kèm:

  • docBai_5_Thao_tac_voi_bang_tinh.doc