Giáo án môn Tin học khối 8 - Bài tập sử dụng câu lệnh điều kiện

I. Mục tiêu:

 1. Kiến thức: Qua giờ học, học sinh cần:

 - Củng cố và vận dụng được kiến thức về câu lệnh điều kiện trong NNLT Pascal của môn Tin học để giải quyết một số bài tập là các tình huống thực tế.

 - Biết vận dụng kiến thức của môn Toán về phép chia hết, thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, toán về tỉ số phần trăm.

 - Biết thêm các kiến thức Địa lý thông qua việc tìm hiểu hoạt động quay xung quanh Mặt trời của Trái đất và việc sắp xếp, tính lịch trong năm Dương lịch.

 - Giới thiệu một số tri thức là kiến thức môn Lịch sử thông qua việc giới thiệu và tìm hiểu sự ra đời và cách tính lịch của năm nhuận trong Dương lịch, lịch sử của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga.

 

doc 9 trang Người đăng phammen30 Lượt xem 1798Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Tin học khối 8 - Bài tập sử dụng câu lệnh điều kiện", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Người thực hiện: Nguyễn Việt Phương 
Đơn vị: Trường THCS Cát Linh.
Tiết 7: 
BÀI TẬP 
SỬ DỤNG CÂU LỆNH ĐIỀU KIỆN
I. Mục tiêu:
	1. Kiến thức: Qua giờ học, học sinh cần:
	- Củng cố và vận dụng được kiến thức về câu lệnh điều kiện trong NNLT Pascal của môn Tin học để giải quyết một số bài tập là các tình huống thực tế.
	- Biết vận dụng kiến thức của môn Toán về phép chia hết, thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức, toán về tỉ số phần trăm.
	- Biết thêm các kiến thức Địa lý thông qua việc tìm hiểu hoạt động quay xung quanh Mặt trời của Trái đất và việc sắp xếp, tính lịch trong năm Dương lịch.
	- Giới thiệu một số tri thức là kiến thức môn Lịch sử thông qua việc giới thiệu và tìm hiểu sự ra đời và cách tính lịch của năm nhuận trong Dương lịch, lịch sử của cuộc Cách mạng tháng 10 Nga.
	- Môn Giáo dục công dân: giáo dục tính tiết kiệm, tránh lãng phí trong đời sống hằng ngày cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm trong việc sử dụng và bảo vệ các nguồn tài nguyên, năng lượng,
	- Được khám phá, tìm hiểu và làm quen một số khái niệm và hiện tượng của các môn khoa học khác như Thiên văn học, Kinh tế học, Logic học,... 
	2. Kĩ năng:
	- Rèn kỹ năng quan sát, phân tích và tổng hợp kiến thức; kỹ năng tổ chức và phối kết hợp trong các hoạt động tập thể.
	- Môn Tin học:
	+ Rèn kỹ năng sử dụng câu lệnh điều kiện IF .. THEN .. và IF .. THEN .. ELSE .. 
	+ Rèn kỹ năng xây dựng thuật giải và lập trình đơn giản bằng NNLT Pascal.
	+ Rèn kỹ năng sử dụng và phối kết hợp các phương tiện học tập, CNTT.
	- Môn Toán học: 
	+ Rèn kỹ năng phân tích đề bài; kỹ năng giải và trình bày lời giải bài toán.
	+ Vận dụng thành thạo các kiến thức Toán học như tỉ số phần trăm, phép chia hết, đồng dư, thứ tự thực hiện phép tính,..
	- Môn Địa lý: Mô tả được sự vận động của Trái đất quanh Măt trời; xác định được năm nhuận trong Dương lịch.
	- Môn Giáo dục công dân: 
	+ Hình thành cho HS ý thức sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn điện cũng như các nguồn tài nguyên khác.
3. Thái độ- Tư duy:
- Thấy được mối quan hệ cũng như ứng dụng của Tin học, Toán học và các môn khoa học khác trong việc phân tích và giải quyết các vấn đề, tình huống trong cuộc sống thực tế.
- Khơi gợi được niềm say mê, khám phá các môn khoa học tự nhiên và xã hội. Qua đó, xây dựng thái độ nghiêm túc, hào hứng trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Xây dựng ý thức giữ gìn của công, ý thức sống có trách nhiệm với cộng đồng.
- Giáo dục thái độ biết trân trọng giá trị của lịch sử và văn minh nhân loại; giáo dục tinh thần và thực hành tiết kiệm trong đời sống, sinh hoạt.
- Thông qua các hoạt động học tập tập thể, hoạt động nhóm giúp tăng cường tình đoàn kết, sự sẻ chia và giao lưu, phối kết hợp để hoàn thành các nhiệm vụ học tập chung.
II. Phương tiện dạy –học:
1/ Sự chuẩn bị của GV:
- Các tư liệu, tài liệu về:
	+ Lịch Gregory (Dương lịch) và giới thiệu đôi nét về Giáo hoàng Gregory XIII; một số tư liệu lịch sử về cuộc Cách mạng tháng 10 Nga.
	+ Các hình ảnh, tư liệu về phong trào vận động tiết kiệm điện, nước và các nguồn tài nguyên khác.
- Tranh, video minh họa sự chuyển động của Trái đất quanh Mặt trời.
- Hệ thống thiết bị trình chiếu, âm thanh.
- Hệ thống máy tính có cài đặt phần mềm TP 7.0 trở lên, có kết nối mạng LAN thông qua phần mềm kết nối nội bộ như Netop school, Teamviewer,  hoặc có kết nối trực tiếp với hệ thống trình chiếu qua thiết bị VGA rời.
2/ Sự chuẩn bị của HS:
- Tài liệu, dụng cụ học tập.
- Ôn tập, chuẩn bị kiến thức liên quan đến bài học.
- Thiết lập các nhóm học tập; phân công sự chuẩn bị của các thành viên trong nhóm (chuẩn bị và kiểm tra các thiết bị học tập của nhóm; chuẩn bị tư liệu liên quan đến nội dung bài học,). 
III. Phương pháp dạy – học:
- Nêu và giải quyết vấn đề thông qua các hoạt động của nhóm học tập.
- Gợi mở, khai thác năng lực sáng tạo, tích cực và tự chủ của HS.
IV. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
Hoạt động 1: (1p) Ổn định tổ chức
GV giới thiệu giờ học.
Kiểm tra sĩ số, ổn định tổ chức
Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
Các nhóm trưởng nhận trang thiết bị, phân công nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm học tập.
Hoạt động 2: (5p) Nhắc lại một số kiến thức cần lưu ý - Kiểm tra bài cũ
- GV sử dụng bài trình chiếu và nêu vấn đề: Thông qua lưu đồ thể hiện cấu trúc rẽ nhánh, hãy viết câu lệnh điều kiện trong NNLT Pascal?
? Hãy phân tích hoạt động của chương trình thông qua lưu đồ cấu trúc rẽ nhánh.
- GV yêu cầu các HS khác nhận xét phần trả lời của bạn, sau đó chốt kiến thức, bổ khuyết và đánh giá.
- HS theo dõi tình huống học tập qua bài trình chiếu.
- 1 HS lên bảng viết cấu trúc câu lệnh điều kiện và phân tích sự hoạt động của đoạn chương trình có chứa cấu trúc đó.
Dạng thiếu: 
IF THEN ;
Dạng đủ: 
IF THEN 
 ELSE ;
Các HS khác nhận xét phần trình bày của bạn.
Hoạt động 3: (18p) Tổ chức làm Bài tập 1.
GV giới thiệu đoạn video và nêu tình huống học tập. 
-GV tổ chức phân tích, tìm giải thuật:
-GV tổ chức HS thực hiện lập trình trên PC.
-GV kiểm tra kết quả lập trình, cho nhận xét, rút kinh nghiệm.
Khai thác bài toán: GV sử dụng phiếu học tập.
-GV liên hệ các vấn đề, kiến thức liên quan như: giới thiệu về lịch Gregory, Cách mạng tháng 10 Nga,
HS theo dõi đoạn video.
Bài tập 1: Nhập vào 1 số tự nhiên là giá trị của 1 năm Dương lịch rồi kiểm tra xem năm đó có là năm nhuận hay không?
HS phân tích tìm giải thuật.
B1: 	Nhập năm n.
READLN (n);
B2: 	Nếu n 4 thì n không là năm nhuận 
-> Chuyển B4. 
 Ngược lại: chuyển B3.
IF n mod 4 0 THEN ..
ELSE 
B3: 	Nếu n ⋮ 100 nhưng 
n 400 thì n không là năm nhuận -> Chuyển B4. 	
Ngược lại: n là năm nhuận -> Chuyển B4. 
 IF ( n mod 100 = 0 ) and (n mod 400 0) THEN..
 ELSE ..
B4: 	Kết thúc.
END.
-Các nhóm học tập tổ chức thực hiện lập trình trên PC.
-Chạy chương trình, sửa lỗi (nếu có) và kiểm tra với giá trị n lần lượt như: 1900, 2000, 2015, 2016
HS ghi chép bài lập trình và các hướng mở, các nhiệm vụ thông qua bài toán.
HS lắng nghe, tìm hiểu một số kiến thức liên môn liên quan.
Hoạt động 4: (18p) Tổ chức làm Bài tập 2.
GV giới thiệu đoạn video và nêu tình huống học tập.
-GV tổ chức phân tích, tìm giải thuật:
GV lưu ý HS khi khai báo kiểu dữ liệu của các biến. 
+ n: số nguyên.
+ a, b, c, T: số thực.
-GV tổ chức HS thực hiện lập trình trên PC.
-GV kiểm tra kết quả lập trình, cho nhận xét, rút kinh nghiệm.
-Khai thác bài toán: GV sử dụng phiếu học tập.
-GV liên hệ các vấn đề, kiến thức liên quan như: 1 số biện pháp, hoạt động tiết kiệm điện, nước, các nguồn tài nguyên  ở Việt Nam và trên thế giới. 
HS quan sát, tìm hiểu vấn đề học tập.
Bài tập 2: Lập trình tính số tiền điện sinh hoạt T phải trả hằng tháng của một hộ gia đình, biết số kwh điện (“số” điện) sử dụng trong tháng là n, phụ thu thêm thuế giá trị gia tăng VAT là 10% và giả sử có biểu giá bán điện được tính như sau:
Từ “số” 1 đến 50 (mức 1): a đồng/kwh.
Từ “số” 51 đến 100 (mức 2): b đồng/kwh.
Từ “số” 101 trở lên (mức 3): c đồng/kwh.
HS phân tích tìm giải thuật.
B1: Nhập: số kwh điện n; giá tiền các mức a, b, c.
READLN (n);
READLN (a); 
READLN (b); 
B2: Tính tiền phải trả (chưa thuế) ứng với từng trường hợp về số kwh điện tiêu thụ.
Nếu n 50 thì:
 T = n . a
Nếu 51 n 100 thì: 
 T = 100 .a + ( n – 100 ) .b
Nếu n 101 thì: 
 T = 50 . (a + b) + ( n – 100 ) .c
IF n 50 THEN ..
IF (n 51) and (n 100) THEN ..
IF n 101 THEN ..
B3: Tính tổng tiền phải trả sau khi đã tính thêm thuế.
	T = T + T . 10% = T . 1,1
T := T * 1.1
B 4: Kết thúc.
END.
-Các nhóm học tập tổ chức thực hiện lập trình trên PC.
-Biên dịch chương trình, sửa lỗi (nếu có) và kiểm tra với các bộ giá trị như: 
a = 1000, b = 2000, c = 3000
HS ghi chép bài lập trình và các hướng mở, các nhiệm vụ thông qua bài toán.
HS lắng nghe, tìm hiểu một số kiến thức liên môn và một số vấn đề xã hội liên quan.
Hoạt động 5: Củng cố - Hướng dẫn học ở nhà (3p)
Ôn tập lý thuyết, nội dung học tập trong bài học.
Làm các bài tập theo Phiếu học tập.
Bằng các kiến thức và kỹ năng học tập của mình và của nhóm học tập, tìm hiểu về một số vấn đề như: cách tính lịch, năm nhuận trong Âm lịch; cách tính tiền gas, tiền nước sinh hoạt, thuế VAT... Qua đó, đề xuất các bài toán với các tình huống tương tự có trong thực tiễn đời sống.
Phần lập trình Bài tập 1:
Program CT_kiem_tra_nam_nhuan;
Uses crt;
Var n : Integer;
Begin
Clrscr;
Write (‘ Nhap vao 1 STN la gia tri cua 1 nam: ‘); readln (n);
If n mod 4 0 then Writeln (n, ‘ khong la nam nhuan’)
Else 	
Begin
	If ((n mod 100 = 0) and (n mod 400 0)) then Writeln (n, ‘ khong la nam nhuan’)
	Else Writeln (n, ‘ la nam nhuan’);
	End;
Readln; 
End.
Phần lập trình Bài tập 2:
Program CT_tinh_tien_dien;
Uses crt;
Var 	n: Integer;
a , b, c, T: Real;
Begin
Clrscr;
Write (‘ Cho so kwh da su dung la n = ‘); Readln (n);
Write (‘ Gia moi kwh cua muc 1 la a = ‘); Readln (a);
Write (‘ Gia moi kwh cua muc 2 la b = ‘); Readln (b);
Write (‘ Gia moi kwh cua muc 3 la c = ‘); Readln (c);
	If ( n 50 ) then T := n*a;
	If (( n 51 and ( n 100 )) then T := 50*a + (n – 50) * b;
	If n 101 then T := 50*(a + b) + (n -100) * c;
	T := T *1.1;
	End;
Writeln (‘ Tong so tien phai tra la T = ‘, T:5:2 );
Readln; 
End.
PHIẾU HỌC TẬP
(Hướng dẫn học va làm bài tập ở nhà)
A/ Lý thuyết: 
Ôn tập các kiến thức lý thuyết đã học trong bài học và một số kiến thức liên quan.
B/ Bài tập:
1/ Giải và trình bày lại lời giải các Bài tập đã học trong giờ.
2/ Trong Bài tập 1:
	? Có thể viết chương trình này mà chỉ cần dùng câu lệnh điều kiện dạng thiếu không? Nếu có thì chương trình được sửa như thế nào?
	? Hãy tìm hiểu về năm nhuận trong Âm lịch, sau đó thử đề xuất và lập trình bài toán kiểm tra năm nhuận trong Âm lịch.
3/ Trong Bài tập 2: 
? Nếu trong các biến N hoặc a, b có giá trị khi nhập là số 0, hãy sửa lại chương trình để có kết quả hợp lý. 
	? Hãy lập trình bài toán với yêu cầu sau:
-Thay đổi việc tính tiền điện bằng tính tiền nước (m3 nước) hoặc gas (kg gas).
-Biểu giá tính tiền với nhiều mức giá hơn.
-Thuế VAT là số thực dương bất kỳ được nhập vào từ bàn phím.
------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án Word.doc
  • pptxGiáo án PP.pptx