Giáo án môn Vật lí 10 - Tiết 36: Kiểm tra học kì I

Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I

Thời gian: 45 phút

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.

- Rèn tính tư duy lô gic, thái độ nghiêm túc trong học tập, kiểm tra

- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng và vận dụng về động học chất điểm, động lực học chất điểm, cân bằng và chuyển động của vật rắn.

II.CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN KIỂM TRA

1.Kiến thức:

Chủ đề I. Động học chất điểm

-I.1. Chuyển động cơ

-I.2. Chuyển động thẳng đều

-I.3. Chuyển động thẳng biến đổi đều

-I.4. Sự rơi tự do

-I.5. Chuyển động tròn đều

-I.6. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc

-I.7. Sai số trong phép đo các đại lượng Vật lý

Chủ đề II. Động lực học chất điểm

-II.1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm

-II.2. Ba định luật Niu tơn

 

doc 4 trang Người đăng minhkhang45 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí 10 - Tiết 36: Kiểm tra học kì I", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15 /12/2012 
Ngày kiểm tra: 26 /12 /2012 
Tiết 36: KIỂM TRA HỌC KÌ I
Thời gian: 45 phút
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
- Đánh giá kết quả học tập của HS về kiến thức, kĩ năng và vận dụng.
- Rèn tính tư duy lô gic, thái độ nghiêm túc trong học tập, kiểm tra
- Kiểm tra, đánh giá kiến thức, kĩ năng và vận dụng về động học chất điểm, động lực học chất điểm, cân bằng và chuyển động của vật rắn.
II.CÁC KIẾN THỨC VÀ KỸ NĂNG CẦN KIỂM TRA 
1.Kiến thức:
Chủ đề I. Động học chất điểm
-I.1. Chuyển động cơ 
-I.2. Chuyển động thẳng đều
-I.3. Chuyển động thẳng biến đổi đều
-I.4. Sự rơi tự do
-I.5. Chuyển động tròn đều
-I.6. Tính tương đối của chuyển động. Công thức cộng vận tốc
-I.7. Sai số trong phép đo các đại lượng Vật lý
Chủ đề II. Động lực học chất điểm
-II.1. Tổng hợp và phân tích lực. Điều kiện cân bằng của chất điểm 
-II.2. Ba định luật Niu tơn
-II.3. Lực hấp dẫn. Định luật vạn vật hấp dẫn
-II.4. Lực đàn hồi. Định luật Húc
-II.5. Lực ma sát
-II.6. Lực hướng tâm
-II.7. Bài toán về chuyển động ném ngang
Chủ đề III. Động học chất điểm
-III.1. Cân bằng của một vật chịu tác dụng của hai lực và của ba lực không song song 
-III.2. Cân bằng của một vật có trục quay cố định. Monen lực
-III.3. Quy tắc hợp lực song song cùng chiều
2.Kỹ năng:
2.1. Nêu được những đặc điểm của chuyển động rơi tự do
2.2. Giải được bài toán viết phương trình chuyển động thẳng đều, chuyển động thẳng biến đổi đều
2.3. Nắm được điều kiện cân bằng của chất điểm và của vật rắn chịu tác dụng của ba lực
2.4. Vận dụng được ba định luật Niu tơn và các lực cơ học để giải bài toán động lực học
2.5. Vận dụng được quy tắc momoen lực và quy tắc hợp lực song song cùng chiều
II. HÌNH THỨC KIỂM TRA
- Tự luận
III. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA
Tên Chủ đề
(nội dung, chương)
Nhận biết
(cấp độ 1)
Thông hiểu
(cấp độ 2)
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
(cấp độ 3)
Cấp độ cao
(cấp độ 4)
Chủ đề I. 
Số tiết (Lý thuyết
 /TS tiết): 11/15
2.1
2.2
Số câu: 2
Số điểm: 4
 Tỉ lệ: 40%
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỉ lệ: 40% 
Chủ đề II. 
Số tiết (Lý thuyết
 /TS tiết): 8/12
2.3
2.4
Số câu: 1,5
Số điểm: 3
 Tỉ lệ: 30%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1,5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30% 
Chủ đề III. 
Số tiết (Lý thuyết
 /TS tiết): 4/4
2.3
2.5
Số câu: 1,5
Số điểm: 3
 Tỉ lệ: 30%
Số câu: 0,5
Số điểm: 1
Số câu: 1
Số điểm: 2
Số câu: 1,5
Số điểm: 3
Tỉ lệ: 30% 
Tổng số câu: 5
T số điểm: 10
Số câu: 2
Số điểm: 4
Tỷ lệ: 40%
Số câu: 3
Số điểm: 6
Tỷ lệ: 60%
Số câu: 5
Số điểm: 10
Tỉ lệ: 100%
IV.ĐỀ KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
1.Đề kiểm tra.
Câu 1(2 điểm). Nêu những đặc điểm của chuyển động rơi tự do
Câu 2(2 điểm). Hai ôtô cùng khởi hành một lúc từ hai điểm A và B cách nhau 60km, chuyển động cùng chiều nhau. Vận tốc của xe đi từ A là 40km/h, của xe đi từ B là 20km/h
a.Viết phương trình chuyển động của hai xe
b.Tìm vị trí hai xe gặp nhau
Câu 3(2 điểm). Cho vật rắn phẳng, mỏng chịu tác dụng của 3 lực không song song
Hãy nêu điều kiện cần và đủ của 3 lực ,, để vật rắn ở trạng thái cân bằng.
Câu 4(2 điểm). Một người đẩy một cái thùng có khối lượng 55kg theo phương ngang với lực 220N, làm thùng chuyển động trên mặt sàn. Biết hệ số ma sát trượt giữa thùng và sàn là 0,35, g = 9,8 m/s2. Tính gia tốc của thùng.
Câu 5(2 điểm). Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 50 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 60 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 30 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy 
a) Hãy tính lực giữ của tay. 
b) Hỏi vai người chịu một áp lực bằng bao nhiêu ?
2.Đáp án và hướng dẫn chấm.
Câu 1: Đặc điểm của chuyển động rơi tự do:
Phương thẳng đứng (0,5đ)
Chiều từ trên xuống (0,5đ)
Là chuyển động thẳng nhanh dần đều (1đ)
Câu 2: 
Chọn hệ quy chiếu: (0,5đ)
Gốc tọa độ tại A
Trục tọa độ trùng với AB
Chiểu AB là chiều dương
Gốc thời gian là lúc hai xe xuất phát
a.Phương trình chuyển động:
- Xe từ A: x01 = 0; v1 = 40km/h
PTCĐ: x1 = x01 + v1t = 40t (km) (0,5đ)
- Xe từ B: x02 = 60; v2 = 20km/h
PTCĐ: x2 = x02 + v2t = 60 + 20t (km) (0,5đ)
b.Hai xe gặp nhau khi
 x1 = x2 (0,25đ)
 40t = 60 + 20t
 t = 3 (h)
Vị trí hai xe gặp nhau: x1 = x2 = 40t = 40.3 = 120 km (0,25đ)
Câu 3:
Điều kiện cần: ,, có giá đồng phẳng, đồng quy (1đ)
Điều kiện đủ: (1đ)
Câu 4:
 x 
 O (0,5đ)
Chọn hệ quy chiếu là trục Ox gắn với mặt sàn và hướng theo chiều chuyển động (0,25đ)
Thùng chịu tác dụng của 4 lưc: Lực đẩy , lực ma sát trượt , trọng lực , phản lực 
 (0,25đ)
Theo định luật 2 Niu tơn: (0,25đ)
Chiếu lên trục Ox ta được:
 (0,25đ)
 (0,5đ)
Vậy thùng chuyển động với gia tốc 0,57m/s2 
Câu 5:
Gọi là lực giữ tay, là trọng lượng của chiếc bị, là áp lực lên vai, d1 là tay đòn của , d2 là tay đòn của (0,5đ) ( có thể biểu diễn bằng hình vẽ)
a.Lực giữ tay:
 Theo quy tắc momen: F.d1 = P1.d2 (0,25đ)
 (0,25đ)
b. Áp lực lên vai người:
Theo quy tắc hợp lực song song cùng chiều: P = F + P1 = 100 + 50 = 150 (N) (1đ) 
V. KẾT QUẢ KIẾM TRA VÀ RÚT KINH NGHIỆM 
1. Kết quả kiểm tra
Lớp
0-<3
3-<5
5-<6,5
6,5-<8,0
8-10
10B1
10B2
2. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docKiem tra hoc ki I_12172393.doc